วันเสาร์ที่ 1 พฤศจิกายน พ.ศ. 2551

No15: Chống tham nhũng phải từ dân

0

Xem hình

Khi nói đến tệ nạn tham nhũng, ta thường quy tội cho những quan chức lạm quyền và quy trách nhiệm Nhà nước đã không xử lý nghiêm túc, đầy đủ việc quản lý của mình. Quy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?

Tham nhũng ở nước ta có phải là tất yếu?

Tham nhũng là hệ quả tất yếu khi có ba yếu tố cùng gặp nhau: nhiều tiền, nhiều quyền và một môi trường cơ cấu xã hội còn non kém. Khi con người có nhiều quyền, kể cả quyền quản lý nhiều tiền thì cái tham sân si tăng theo tỷ lệ thuận. Tham sân si cộng với một cơ cấu kinh tế chính trị - hành chính - xã hội còn thiếu minh bạch, thiếu sự phân quyền rạch ròi, thiếu sự kiểm soát để cân bằng (check and balance) thì có cả tham nhũng là chuyện tất nhiên. Ở xả hội nào cũng vậy, chỉ khác nhau ở mức độ và điều này tùy vào yếu tố cơ cấu mà thôi.

Trong tiếng Việt có hai chữ rất súc tích, gói ghém được không biết bao nhiêu kết quả công trình nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới: quyền lợi và quyền hạn. Đã có quyền thì đòi hỏi phải có lợi và khi giao quyền thì phải có hạn. Nhưng khi cơ cấu yếu kém thì quyền và lợi sẽ không có "hạn" nên khó có thể kiểm soát được. Các nhà quan sát quốc tế khi nhìn tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam đều không ngạc nhiên với những vụ việc như PMU 18, họ cho rằng điều ấy không xảy ra mới là lạ. Họ chỉ hơi ngạc nhiên là ông Giám đốc PMU 18 đã bị sân si, chơi ngông đến mức để bị phát hiện. Và họ cũng không ngạc nhiên nếu Việt Nam còn cả trăm, hay cả ngàn PMU 18 nữa chưa bị phát hiện. Lý do đơn giản là Nhà nước đang quản lý một số tiền viện trợ ODA quá lớn, quyền lực thì tập trung vào một tập thề nhỏ (mà tâm lý tập thể thì thường tự hành xử, bao che vì nhau), trong khi cơ cấu xã hội chưa có đủ độ hoàn chỉnh giúp lãnh đạo quản lý Nhà nước một cách hiệu quả các hoạt động kinh tế ở tầm vi mô. Vì vậy, sau hơn 15 năm thực sự đi vào đổi mới, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hạ tầng cơ sở xã hội khả dĩ hợp lý đề chuẩn bị cất cánh.

Trong chính trị - xã hội học có câu: "Dân nào thì tương ứng với lãnh đạo đó". Vấn đề tham nhũng không phải chỉ vì có một số ông quan tham tiền. Cũng không phải là do tầng lớp lánh đạo cấp cao không muốn chống nạn tham nhũng vì tham nhũng là con siêu vi đang làm xói mòn trầm trọng giá rị chính thống của tập thể lãnh đạo, làm cho công việc của họ khó khăn hơn và làm cho họ tuy có quyền nhưng không có thực lực. Khi có quyền mà không có lực thì “hành" không kết quả. Con siêu vi này không thể trị được chỉ bằng những liều thuốc chính sách chổng tham nhũng mang tính hình thức này, hay hình phạt pháp luật kia, và cũng không thể chỉ trông đợi vào một cá nhân lãnh đạo anh minh nào đó. Tham nhũng tự nó là một hiện tượng của một vấn đề có tính hệ thống. Cái gốc của nó có từ văn hóa xã hôi truyền thống. Tham nhũng còn sinh tồn là nhờ phần lớn vào sự chấp nhận, đồng lõa của xã hội.

Mọi cá nhân nếu nhìn lại mình trong mọi sinh hoạt hàng ngày sẽ thấy sự đồng lóa, dễ dàng chấp nhận tham nhũng của chính bản thân, từ chuyện chấp nhận cho con đi học thêm để lấy lòng thầy, đi họp phải có phong bì dù đó là trách nhiệm công việc của mình, đến chuyện mua bằng cấp chức danh, thành tích. Tình trạng "dễ người để được dễ ta",”ai cũng vậy" đã trở thành một cái nếp nghĩ trong dân gian. Tham nhũng còn được xem như là một "phương tiện" cần thiết đề khi cần còn có ngõ…

Các nhà kinh tế, xã hội học tin rằng thuốc sát trùng hữu hiệu nhất là ánh sáng (The best disinfectant is sunlight) để nói lên giá trị của một môi trường minh bạch. Tham nhũng là những ung nhọt, những con mối mọt được sinh sôi, nay nở trong bóng tối am ướt. Ai cũng biết là nếu mở toang các cửa số cho thông thoáng, rồi có thêm vài nguyên tắc vệ sinh căn bản thì ruồi muỗi, mối mọt sẽ không còn đất sống. Nhưng việc mớ các cửa sổ không đơn giản, vì lực cản không phải nhỏ từ số người có quyền đã quen được thu vén trong bóng tối từ lâu nay. Môi trường xã hội này chỉ có ánh sáng khi nào đa số người dân bị bức xúc đến độ không chịu được nữa và ý thức được ánh sáng mặt trời là cần thiết để giải thoát họ ra khỏi chỗ u tối, bệnh hoạn. Khi đó, họ sẽ lớn tiếng đòi hỏi ánh sáng mặt trời và tự họ đi mở tung các cửa. Hai điều kiện này hiện chưa cỏ được và còn khó có trong một tương lai gần. Tham nhũng ở mức không thể chấp nhận được có thể sẽ còn là một vấn đề triền miền của xã hội vì xã hội chỉ đang kỳ vọng vào một giải pháp chinh sách đơn phương từ Nhà nước mà chưa chịu ý thức đầy đủ trách nhiệm cửa chính mình để đặt vấn đề một cách trung thực, sòng phẳng.

Tham nhũng cản trở “cất cánh”

Ảnh hưởng của tham nhũng sâu rộng lắm. Ở đây ta chỉ thử làm một bài toán kinh tế tượng trưng. Từ nay đến khoảng năm 2010, tức thời điểm ta không còn được nhận ODA nữa thì tổng số viện trợ ODA đổ vào Việt Nam có lẽ vào khoảng 20 tỉ USD. Theo một báo cáo được công bố trước đây thì sổ thất thoát trực tiếp (bị ai đó bỏ túi) lên đến 15-20%, thất thoát gián tiếp (tiêu xài thiếu hiệu quả, chi phí không hợp lý) cũng khoảng tương tự. Như vậy, tổng số thất thoát lên đền 30 - 40%, bằng 6-8 tỉ USD, hay trên dưới 100 ngàn tỉ đồng! Khi nhận 1 đồng ODA mà bị thất thoát thì ta sẽ bị mất không phải 1 đồng, mà còn hơn thế nữa vì chúng ta phải trả lãi (cứ tính tạm là 5%/năm), cộng thêm tình trạng mất cơ hội sinh lãi từ kinh doanh trên 1 đồng này (tạm tính 10%/năm). Như vậy tính ra chúng ta còn mất thêm 0, 15 đồng mỗi năm nữa. Mỗi năm năm ta sẽ mất gấp đôi (2 đồng), sau 10 năm mất 4 đồng... con số 100 ngàn tỉ đồng bây giờ sẽ thành 400 rồi 800 ngàn tỉ đồng mà xã hội sẽ phải gánh chịu trong 10 năm tới.

Trong thuyết kinh tế phát triền thì quá trình phát triền của một nước cũng tương tự như một chiếc máy bay đang lăn bánh trên đường băng. Để máy bay có thề cất cánh thì cần có hai yếu tố quyết định: (1) Máy bay phải có đủ lực để có khả năng duy trì một gia tốc tối thiểu và (2) Đến một thời điểm nhất định phải có quyết định cất cánh. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì máy bay sẽ đâm đầu vào cuối đường băng. Tham nhũng là một trong những yếu tố tiêu cực lớn nhất làm cho máy bay không thể cất cánh được vì không đủ lực (hạ tầng cơ sở không được đầu tư hữu hiệu và đúng mực để mau chóng đạt mức tối thiểu để hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển khác). Cơ hội để cất cánh sẽ không có mãi (đường băng nào cũng có giới hạn). Kinh nghiệm của các nước đang phát triền là trong vòng 10 - 15 năm, nếu nạn bao cấp và tham nhũng không đưa giải quyết tích cực thì cơ hội cất cánh càng khó khăn hơn.

Xã hội Việt Nam vì hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh, đã làm cho đa số người phải tập trung quá nhiều vào các vấn đề sinh tồn cá hân. Mà khi con người đã quá đặt nặng vào sự sinh tồn thì tính ích kỷ của mỗi cá nhân sẽ làm cho "vốn xã hội" suy đồi, lòng tin của con người với người và giữa người với hệ thống xã hội bị sứt mẻ. Sự chấp nhận của xã hội sống chung với tham nhũng như là “sống chung với lũ” sẽ làm cho người dân trong xã hội mất lòng tin vào tương lai, xuôi tay với thời cuộc, không còn khả năng chủ động được vận mệnh của mình. Đây là cái giá lớn nhất mà toàn xã hội phải trả nếu chúng ta không kịp thời chấn chỉnh. Việt Nam nay mai sẽ vào WTO. Doanh nghiệp trong nước sẽ vượt qua được những thử thách ban đầu vì thật sự chúng ta cũng chỉ mới ở giai đoạn "bán mồ hôi kiếm sống". Chúng ta có đủ sức cầan cù, nhanh nhẹn sống còn trong thời gian đầu. Nhưng thử thách khắc nghiệt nhất chính là ớ trong ta, ở nội lực. Nếu chúng ta không tự cởi trói, không gột bỏ được những.thói quen xấu, không nhanh chóng thay đổi tư duy để sống và làm việc một cách thuận lý hơn và cho mục tiêu chung của xã hội thì ta sẽ khó có cơ hội đổi đời và sẽ bị đào thải, vì môi trường hội nhập toàn cầu vẫn là một môi trường "cá lớn nuốt cá bé", ngày càng tinh vi và trực diện hơn. Chúng ta đang ở một ngã ba lịch sử. Trong thập niên tới, hoặc chúng ta sẽ đi về hướng phát triển một xã hội văn minh có văn hoá như Singapore, Malaysia hay một xã hội phần hóa, tụt hậu như Indonesia, Philippines? Điều đó phụ thuộc vào trách nhiệm và quyết định của toàn xã hội.

Phải từ dân. Đây là vần đề lớn có tính chất hệ thống và đòi hỏi phải có sự đồng tâm, quyết liệt hành động của toàn xã hội. Vấn đề tham nhũng như một cây cổ thụ đã ăn sâu mọc rễ. Sẽ không có một vị lãnh đạo cao cấp nào có đủ khả năng tự bứng gốc được gốc cây ấy. Xã hội không nên quá kỳ vọng vào lãnh đạo Nhà nước vì họ không đủ lực. Không ít nhà lãnh đạo cao cấp đã từng than phiền với hiện trạng "trên nói dưới không nghe". Toàn xã hội cần nhận ra một cách chỉnh xác cái giá phải trả cho tham nhũng và phải có thái độ dứt khoát. Xã hội Việt Nam đã có quyền thống dân chủ cao. Lãnh đạo Việt Nam về nguyên tắc là từ dân và do dân, đã chấp nhận dân là chủ. Chỉ có dân mới có khả năng tạo điều kiện cho lãnh đạo thi hành có hiệu quả các liều thuốc chống tham nhũng và đòi họ có trách nhiệm trước dân tộc. Dân tộc ta đã chứng minh được khả năng "đội đá vá trời" khi bị ép đến đường cùng. Thành công của tất cả các cuộc kháng chiến giành độc lập trong lịch sứ đất nước đều từ sự quyết tâm và hành động của toàn dân. Trong thập niên 1980, cuộc đối mặt kinh tế cũng đã từ dân. Chính sách đổi mới là một thành tích lịch sử cực kỳ khó khăn trong hoàn cảnh chính trị - xã hội thời đó, vậy mà dân vẫn làm được.

Vấn đề tham nhũng nan giải hơn là vì cái đau và cái giá phải trả của nó không cảm nhận được tức thời. Nó ngấm ngầm như một căn bệnh ung thư, chứ không như một cơn đói. Như vậy, ý thức đúng đắn về bản chất của vấn đề và sự đòi hỏi quyết liệt của xã hội phải là yếu tố tiên quyết trong việc giải quyết được căn bệnh trầm kha này.

ไม่มีความคิดเห็น: