วันอาทิตย์ที่ 30 พฤศจิกายน พ.ศ. 2551

No138: VN có đầy đủ bằng chứng Hà nội và Sài gòn là của Việt nam?

Về chiến lược đối với Nam Hải của Trung quốc


Mới đây, hồi tháng 10, một chiếc tầu quốc tịch Na Uy, do một công ty của Nga thuê để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc vùng biển Việt Nam, cho Việt Nam; đã bị tàu thuộc lực lượng hải quân “nước bạn” Trung Quốc tặng cho vài tràng đại liên cỡ 12,7 li hay 14,5 li gì đó, một cách vô cùng thân ái và thắm tình hữu nghị, mà nói theo ngôn ngữ ngoại giao quốc tế là: “Lặn mẹ mày đi cho nước nó trong !”. Đương nhiên, dù đã nhận tiền tạm ứng làm thuê, nhưng để cho “nước nó trong”, cho vừa lòng đại ca đầu gấu khu vực, chiếc tầu Na Uy nọ đã ngậm ngùi chạy đứt cả dép.

Cũng tương tự, hồi năm ngoái, đại ca Trung Hoa, trên tinh thần hữu nghị, núi liền núi sông liền sông, môi hở mông lạnh đã di ngón chân cái vào giữa trán tập đoàn dầu khí Anh quốc BP, chỉ vì tập đoàn này trót kí kết một hợp đồng khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Dự án này, nghe đâu, số vốn ban đầu sơ sơ có 2 tỷ Mĩ kim, chứ mấy (!?)

Tới đầu năm nay, một tập đoàn dầu khí cũng thuộc hàng đại ca đầu gấu chứ chẳng phải thứ nhược tiểu, lìu tìu như anh chàng BP, trịnh trọng cầm cây bút bi chính hiệu Kim Long do tổ hợp bút bi Kim Long quận 5 thành phố Hồ Chí Minh sản xuất, kí một thỏa thuận hợp tác với Petro Việt Nam hòng thăm dò tìm kiếm dầu hỏa trên vùng biển của Việt Nam, đương nhiên. Không lẽ Việt Nam ăn nhầm gan trời nên thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển … nước Pháp ?

Anh chàng này có tên cúng cơm là Exxon Mobil, quê quán là Huê Kì, nên đương nhiên anh ta là đại ca thứ dữ. Chàng dân chơi tỉnh lẻ Petro Việt Nam cứ tưởng rằng đã là nhà mình, lại bắt tay với đại ca thứ dữ thì chắc ngon cơm, đầu gấu cỡ Trung Quốc chẳng dám di chân lên mặt như vụ BP, bởi vậy nên thấy các anh lên đài lên báo nói to oang oang cứ như bố con chó lông ông con chó xồm: Chúng tôi khai thác dầu mỏ ở sân nhà tôi là hoàn toàn hợp pháp !

Cùng hàng đại ca đầu gấu, nên đại ca Trung Hoa lần này đã tỏ ra lịch thiệp hơn, đã có nhời cảnh cáo chàng Exxon và ku Petro rất nhã nhặn và rất hợp với thông lệ ngoại giao quốc tế (kiểu: Sân nhà mày nhưng dầu nhà tao. Đứa nào tự tiện khai thác, ngộ oánh pỏ pà). Ỷ thế đại ca hàng hiệu, chàng Exxon nào có coi mấy lời nhã nhặn của đại ca Trung Quốc ra gì. Việc chàng, chàng cứ làm. Theo đuôi liền anh, bố con ông Petro Việt Nam cũng la làng: Mọi công việc thăm dò khai thác trên thềm lục địa thuộc vùng biển Việt Nam đều hợp pháp.

Á à, thế thì lành làm gáo vỡ làm muôi nhá ! Lần này đại ca Trung Quốc chẳng thèm dùng 12,7 li hay 14,5 li, cũng chẳng chơi trò di ngón chân cái vào mặt người ta. Lần này, đai ca Trung Hoa chơi luôn 21 phát đại bác như kiểu nghi thức tiếp nguyên thủ quốc gia (mà dân gian hay gọi là “tương thẳng mấy phát fart vào giữa thóp”) vào giữa nhân trung anh Exxon, còn bố con nhà anh Petro Việt Nam thì còn nặng hơn nhiều. Thế là, 1, 2, 3 oẳn tù tì, nước xa chẳng cứu được lửa gần, biết thân biết phận, anh Exxon lặn một hơi không thấy sủi tăm, kệ đối tác là bố con nhà Petro Việt Nam bẽ bàng giữa chợ.

Thế là, tèn ten, một mình một chợ, đại ca Trung Quốc mặc sức tính tính toán toán trữ lượng dầu chỗ này bao nhiêu thùng, chỗ kia bao nhiêu xô …v.v, tóm lại tất cả dầu lửa thuộc vùng biển Đông Nam Á đều thuộc của riêng từ đời ông cố tổ nhà đại ca, là của gia bảo nhà đại ca, đừng có đứa nào nào mà mơ màng xớ rớ đòi dây máu ăn phần. Chả phải ngẫu nhiên mà đại ca Trung Hoa đổ cả tỉ bạc để xây dựng căn cứ hải quân cực kì hiện đại ở Nam Hải (đảo Hải Nam. Ảnh chụp tầu ngầm nằm xắp măng cứ như lợn cân móc hàm xong đang nằm chờ đưa ra chợ). Gần đây, cũng chả ngẫu nhiên mà đại ca cho cả cái tuần dương hạm to tổ bố mang tên ông quan cụt trym Trịnh Hòa - người được “thiên triều” cho là có công phát hiện ra Hoàng Sa-Trường Sa - đánh võng ở biển Đà Nẵng làm duyên. Cũng chả phải ngẫu nhiên mà đại ca Trung Hoa vốn khá khét tiếng trong vấn đề kiểm duyệt báo chí lại làm ngơ để trang mạng SiNa vẽ vời đủ các kiểu chiến tranh 30 ngày, chiến tranh 31 ngày với bọn tiểu bá Việt Nam. Chả biết những bài viết kiểu như trên SiNa có giá trị tới đâu, có thật hay không…, nhưng kệ, đại ca cứ để thế cho vui đấy ! Đã làm sao nào ?

Mới đây nhất, Hôm 22/11, tập đoàn dầu khí của đại ca Trung Hoa - Cnooc Ltd vừa công bố dự án trị̣ giá gần 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương 29 tỷ đôla để thăm dò khai thác tại “biển Nam Trung Hoa, nơi nguồn nguyên liệu chưa được khai thác”, trong đó có khu vực Hoàng Sa và Trường Sa.

Cũng giống với vụ đại ca buồn tình thành lập thành phố Tam Sa hồi năm ngoái, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Để “phản đối”, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Lê Dũng đã “phát”:

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, và các quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…”

Giống y hệt nhá. Đố tìm thấy khác chữ nào, khác điểm gì.

(Tôi không nhớ lắm, vụ oánh nhau năm 1988 hay còn gọi là trận hải chiến 1988, hoặc là vụ 9 ngư dân Thanh Hóa bị lính hải quân Tầu khựa buồn buồn bắn chết. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam - khi đó hình như là bà Phan Thúy Thanh - có cho phát đoạn băng “muôn thuở” đó không ?)

Nói chuyện này lại nhớ, hồi năm ngoái, nhân vụ Tam Sa, trong khi bà con ta điên ruột biểu tình thì bác Dũng cứ tỉnh bơ phát đi phát lại đoạn băng: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng”. Điều nực cười này khiến tôi bỗng dưng biến thành nhà văn trong 7 phút rưỡi. Vì trong 7 phút rưỡi hồi đó, tôi có “sáng tác” ra câu chuyện thế này:

Có hai nhà nọ, liền kề nhau. Nhà ông A. có thân thế, quyền lực, giầu có; nhà ông B. không thân thích thế lực, địa vị xã hội kém cỏi, gia cảnh nghèo nàn. Bữa nọ, ông A. sau một chầu nhậu sương sương, bèn mò qua nhà ông B. đè nghiến vợ ông B. mà hiếp lấy hiếp để (dân gian gọi là hấp diêm) trước mặt cha con ông B.. Thằng con trai ông B. vốn to khỏe lực lưỡng, lại cục tính, thấy ông A. “hấp diêm” mẹ mình thì tức quá xông vào định đánh ông A. Ông B. thấy vậy hoảng hốt, quì xuống vái con trai mình ba vái, rồi nói: “Chớ nên manh động, không có lợi đâu con ơi. Rồi bố sẽ mang vụ này ra ủy ban nhân dân phường nhờ phân xử. Rồi bố sẽ kiện lão A. ra tòa, bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để chứng minh rằng bướm mẹ mày cũng chính là lìn vợ bố. Lão A. làm vậy là xâm phạm tài sản riêng công dân, sự việc lâu mau gì cũng sẽ sáng tỏ thôi, con cứ yên tâm đi. Nhá ! Ngoan nghe bố nhá !”

Đấy, đấy chính là sản phẩm trong 7 phút rưỡi làm nhà văn của tôi.

Nhưng con dân Việt Nam không phải ai cũng dễ bảo như con trai ông B. Điển hình, có thể kể anh Hoàng Hải, tức nhà báo Điếu Cầy. Thấy đại ca Trung Hoa giở thói lưu manh, “hấp diêm” hai quần đảo Hoàng-Trường của ta, anh cứ thế mà phản ứng dữ dội. Kết quả thì ai cũng biết. Anh đã bị đi tù vì… trốn thuế.

Với kiểu cách ứng xử của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, kể cả đối nội lẫn đối ngoại, tôi sẽ chẳng ngạc nhiên, nếu có một ngày nào đó, ông Lê Dũng (nếu thời điểm đó chức vụ này vẫn là ông), người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam “phát” rằng:

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, và các quyền hợp pháp của mình đối với hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn …”

No137: Vô phương chống đỡ với sự phát triển của blog



Thưa các bạn sinh viên
Chúng ta đang chiếm 60 hay 70% số chủ nhân blog ở Việt Nam. Chúng ta đang chờ đợi sự ra đời chính th ức của cái thông tư về “quản lý blog” của bộ Thông Tin – Tuyên Truyền, mà theo ấn định nó phải có mặt trong tháng 12 này.
Ở một đất nước mà báo chí tư nhân bị cấm đoán, sự tự do báo chí được quốc tế xếp vào loại “bét”, nhà báo đều là công chức, mọi tờ báo đều phải có “cơ quan chủ quản… nếu chúng ta hỏi nhau rằng thông tư này nhằm phát triển hay hạn chế blog thì sẽ là thừa.

Đảng lo lắng chuyện nở rộ của cộng đồng blog

Theo ĐCSVN thì dân trí Việt Nam chưa cao (lời ông Lê Doãn Hợp, uỷ viên trung ương đảng, bộ trưởng bộ Thông Tin – Tuyên Truyền, trong buổi giao lưu trực tuyến trên báo điện tử Vietnamnet) nên chưa thể ban cho dân đầy đủ dân chủ. Tự do ngôn luận cũng do đó mà bị hạn chế.

Khốn nỗi, từ khi có blog (phương tiện giúp cho mỗi cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình) thì cả một “rừng blog” cứ mọc lên, hàng triệu và hàng triệu. Blog ở Việt Nam lan toả với tốc độ ghê gớm. Tuyệt đa số chủ nhân blog là giới trẻ “có học”: học sinh, sinh viên. Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà khoa học cũng tạo blog riêng. Nó nói lên rằng quyền tự do ngôn luận vốn bị kìm hãm, nay bùng phát nhờ có phương tiện thích hợp. Nó cũng chứng tỏ dân trí Việt nam không đến nỗi thấp – như ông Lê Doãn Hợp nói.

Điều nguy hại cho đảng là trong “rừng blog” này có quá nhiều blog chính trị - với “chính kiến khác biệt”. Nó phản ánh tình trạng người dân bị bịt miệng về chính trị. Đảng quá nhạy cảm để thấy rằng các trang blog đó đang lật tẩy những vi phạm dân chủ và nhân quyền trong chủ trương và chính sách của đảng. Vậy, phải “quản lý” chúng, đưa chúng vào “lề phải”.

Chúng ta nên chính thức nói với những người e ngại (hoặc vin cớ để e ngại) rằng tuyệt đa số blogers có đủ hiểu biết để không vi phạm những quy định về tự do ngôn luận. Chúng ta không nói trái đạo đức, kém văn hoá, không xúc phạm nhân phẩm của ai, không xâm phạm quyền tự do của người khác, không moi móc chuyện riêng tư của mỗi cá nhân. Tất nhiên, chúng ta cũng không tuyên truyền chiến tranh, khuyến khích tội ác, kỳ thị tôn giáo và chủng tộc.

Đảng CSVN khỏi lo những chuyện này, vì (nếu có) là rất cá biệt, sẽ bị chính cộng đồng blogers phản đối. Ngược lại, chúng ta có cơ sở và bằng chứng để lo rằng ĐCS sẽ cấm chúng ta nói về sự vi phạm dân chủ và nhân quyền của đảng.

Lúng túng hay bế tắc chuyện quản lý blog?

Quản lý blog là chủ trương của đảng. Khỏi ai cần nghi ngờ.
Đảng giao cho bộ Thông Tin – Tuyên Truyền lo chính sách đối phó, còn con người chịu trách nhiệm cụ thể là ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn. Tháng 12-2008 (còn vài ngày nữa) ông Doãn phải có bản thông tư về quản lý blog, do vậy ngày 27-11 vừa qua ông đã chủ trì một hội thảo có tên là “Xây dựng thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog)” để lấy ý kiến chung.

Chỉ cần 2 key words là “quản lý blog” và “đỗ quý doãn”, chúng ta có ngay 14 ngàn hay 15 ngàn trang web liên quan. Nó nói lên Đảng, Nhà Nước và Dân đều đang rất quan tâm chuyện quản lý blog.

Nếu thêm một key word nữa, là 27/11, chúng ta sẽ thu được tới 1500 kết quả (!). Điều này chứng tỏ cái hội thảo nói trên được dư luận hết sức chú ý. Rất nhiều tờ báo đã đưa tin, bình luận, nhiều cá nhân đã phát biểu trên blog.

Sau khi đọc những bài quan trọng nhất, chúng ta thấy… ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn tỏ ra rất khổ sở, lúng túng và bất lực. Ông đang ở thế “trên đe, dưới búa”.

- Ông vừa phải thực hiện ý đồ của đảng về “quản lý” blog – theo nghĩa răn đe, bịt miệng;
- Ông lại phải tỏ ra cởi mở với quyền tự do ngôn luận của dân. Ông nói, quản lý blog không phải là hạn chế blog (mà hạn chế sao nổi?);
- Ông còn phải dè chừng sự theo dõi của thế giới vốn rất thành kiến với đảng CSVN về dân chủ và nhân quyền…

Ông đã không giải đáp và không trả lời được nhiều thắc mắc, chất vấn, phản biện tại hội thảo. Gọi là thông tư, lẽ ra nó phải rất cụ thể, thì thực tế nó lại rất chung chung, coi như chỉ là “sự định hướng” để dân blog biết cái gì có thể làm và nên làm, cái gì nên tránh. Không có thưởng nếu làm tốt, không có phạt nếu vi phạm (!).

Khi cần xử lý một blog vi phạm, ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn bảo rằng cứ… áp dụng luật báo chí. Nhưng ông lại không muốn (không dám) coi blog là báo chí. Ông nói: (ai viết blog mà) “biến thông tin blog thành thông tin báo là phạm luật”. Khổ nỗi, điều sờ sờ là vô số blog ở Việt Nam đang mang dáng dấp thật sự, hoặc đang trở thành, báo chí tư nhân. Các bloger đã được nhiều người gọi là “nhà báo công dân” hoặc “nhà báo tự do” (với ý không phải nhà báo viết theo “lề phải”). Chả lẽ, ông Doãn lại dám thay mặt đảng mà thú nhận rằng “đã tới lúc không còn có thể cấm được báo chí tư nhân”?

Nguyên nhân lúng túng và bất lực


- Trước hết, ông Doãn không định nghĩa được blog là gì. Bởi vì, nội hàm của blog đang thay đổi. Ở các xứ sở có dân chủ và tự do, người ta không cần định nghĩa blog, hoặc có định nghĩa thì nó hao hao giống… tờ báo cá nhân (xem wikipedia). Con ông Doãn lại muốn đưa ra định nghĩa để hạn chế nội dung blog và bó tay người viết blog. Ông khổ sở vì không còn dám coi blog chỉ là nhật ký (của cá nhân) nữa như khái niệm ban đầu nữa.
- Thứ hai, đảng và chính phủ của đảng không đủ ba đầu sáu tay để đọc và kiểm soát từng trang blog, trong khi blog cứ nở rộ hàng ngày, hàng giờ.
- Thứ ba, dẫu đảng có là đỉnh cao trí tuệ thì cũng khó mà đối phó nổi với hàng triệu cái đầu tìm mọi cách an toàn để có thể nói được mọi điều cần nói.
- vân vân…
- Nhưng nguyên nhân “gốc” khiến ông Doãn và đảng lúng túng và bất lực trong quản lý blog là… ông và đảng của ông đang bơi ngược trào lưu, ngược xu thế tự do dân chủ trên thế giới mà Việt Nam buộc phải hội nhập.

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra đời bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, nhóm sinh viên chúng tôi xin trình bày (như dưới đây) trước các thầy, các bạn những thu hoạch của nhóm sau khi học bài về Quyền Tự Do Ngôn Luận

Không ai cấm nổi mọi người tự do suy nghĩ (tự do tư tưởng)
Giới sinh viên chúng ta có hàng triệu cái đầu khác nhau, do vậy người này có thể suy nghĩ không giống người khác. Suy nghĩ là quá trình diễn ra trong não mỗi người, không ai có thể cấm đoán nổi. Nội dung và kết quả của sự suy nghĩ nếu không biểu lộ ra ngoài cũng khó ai biết nổi.

Khốn nỗi, chúng ta là… người. Do vậy, ngoài khả năng suy nghĩ, chúng ta còn có khả năng thể hiện suy nghĩ bằng lời nói (ngôn) và chữ viết (ngữ). Con vật rất ít năng lực suy nghĩ và (do vậy) cũng rất ít nhu cầu thể hiện sự suy nghĩ. Con người, nhất là khi đã tốn công học hành để thành sinh viên, có nhu cầu rất cao về thể hiện các suy nghĩ và do vậy cũng tạo ra nhu cầu trao đổi với người khác. Chính nhờ trao đổi mà đi đến chân lý và tạo ra sự đồng thuận thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Cách hành xử độc đoán, độc tài
Không cấm nổi mọi người suy nghĩ khác nhau, bọn độc tài – dù ở thời đại nào cũng vậy – tìm mọi cách cấm đoán mọi người thể hiện ý nghĩ. Cụ thể là cấm biểu lộ những suy nghĩ chống độc tài. Chúng dùng muôn cách, nhưng chung quy vẫn là:
- Làm cho mọi người suy nghĩ giống nhau về “sứ mạng cai trị dân của chúng: Ví dụ, giai cấp phong kiến nhồi vào đầu mọi người cái “chân lý” rằng… vua là con Trời. Ngôi vua do Trời đặt. Mệnh vua là mệnh Trời. Chống vua là chống Trời… Nh ưng, tuyên truyền lừa bịp chính là một nguyên nhân khiến chế độ phong kiến bị thay thế bằng chế độ cộng hoà, dân chủ.
Đảng Cộng Sản nào khi đã cướp được chính quyền đều nhất loạt nhồi vào đầu mọi người, từ trẻ em tới cụ già, cái “chân lý” rằng… thời đại này là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH; tiến lên CNXH là quy luật tất yếu; chỉ có ĐCS là đảng duy nhất đưa dân lên CNXH; địa vị ăn trên ngồi trốc của ĐCS là do Lịch Sử giao phó. Chống Đảng là chống chân lý, chống quy luật…
- Nếu có ai không suy nghĩ như v ậy, thì giới độc tài cấm họ thể hiện và phổ biến suy nghĩ. Ví dụ, không cho phép những ý kiến “khác biệt” xuất hiện trong cộng đồng, hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng…
- Nếu không cấm nổi thì cấm tự do ngôn luận, cấm thảo luận các ý kiến “khác biệt”. Ví dụ, không cho phép báo chí nằm ngoài sự khống chế của cường quyền (chọn tổng biên tập, biến nhà báo thành công chức ăn lương, tờ báo nào cũng phải có cơ quan chủ quản), cấm báo chí tư nhân…

Làm người, phải có quyền tự do ngôn luận
Con người khác con vật ở chỗ có tiếng nói và chữ viết. Nhưng tiếng nói và chữ viết sẽ dùng để làm gì nếu con người không có quyền thể hiện sự suy nghĩ, không được phép trao đổi, bàn luận với nhau ?

Tự do thể hiện sự suy nghĩ và tự do ngôn luận chính là một trong những quyền làm người được nêu trong bản Tuyên Ngôn về Quyền Làm Người được Liên Hợp Quốc công bố thắng 12 năm 1948 mà nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam long trọng cam kết thực hiện cách đây đã 20 năm.

Chỉ còn 2 tuần nữa toàn thế giới sẽ long trọng kỷ niệm 60 năm ngày Liên Hợp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn phổ quát về các Quyền để mỗi con người thật sự trở thành Con Người. Vậy mà nhà nước CHXHCNVN trong suốt 20 năm qua chưa một lần nào cho phép báo chí ở Việt Nam công bố nguyên văn Bản Tuyên Ngôn mà họ đã ký và cam kết thực hiện, nói gì tới chuyện cho chúng ta bàn luận, trao đổi; càng không thể nói đến chuyện thực hiện.


No136: “Những Ngày Cuối Cùng” của độc tài đảng trị




Ngày chót trong chuyến du lịch ở xứ Ai Cập vừa qua, chúng tôi được đi qua một nghĩa trang ở thủ đô Cairo. Khi nói đến nghĩa địa, chúng ta hình dung cảnh những nấm mồ. Nhưng ở đây chỉ thấy những cái “nhà,” có tường vách, có mái phẳng. Người Ai Cập để thi hài người chết dưới sàn nhà, cả gia đình “đoàn tụ” cùng một nơi, để những người còn sống có thể mang thực phẩm tới đó cùng “ăn chung” với những người quá cố, và cầu nguyện cùng với họ.

Khi trông thấy có đông người ở trong nghĩa trang, có du khách trong đoàn hỏi tại sao nhiều người thế? Người hướng dẫn du lịch địa phương, anh Abdul giải thích, đó không phải là những người đi viếng mộ. Họ là những người vô gia cư vẫn vào đó ăn, ngủ mỗi ngày. Anh nói thêm: Ở Cairo có một triệu người vô gia cư (homeless). Thủ đô Ai Cập chứa 20 triệu dân, hơn một phần tư dân số cả nước. Ðoàn xe du khách đi qua một khu dân cư chật chội, anh Abdul chỉ tay: Có thấy triền núi đằng sau những ngôi nhà kia không? Mấy tháng trước núi lở, đè xuống nhiều ngôi nhà ổ chuột và chôn sống hàng trăm người. Quý vị có biết chuyện đó hay không? (Có, tôi đọc chuyện này trên tuần báo Economist vào Tháng Chín). Abdul kể tiếp: Chính phủ nói sẽ cứu trợ những nạn nhân mất nhà. Nhưng cho tới giờ không thấy gì cả!

Báo Econommist còn cho biết chính phủ Ai Cập cũng có những chương trình gia cư xây nhà ở cho dân nghèo, nhưng nhà xây xong phần lớn chỉ cung cấp cho thân nhân, bạn bè của các quan chức nhà nước. Còn dân nghèo vẫn sống trong những ngôi nhà xây bất hợp pháp, trong một nước rộng một triệu cây số vuông nhưng chỉ có 3% là đất trồng trọt được. Báo Economist cho biết có hơn hai triệu rưỡi người Ai Cập không kiếm đủ bữa ăn hàng ngày.

Ði du lịch ở Ai Cập, chúng ta sẽ ở những khách sạn 5 sao, đi xe có máy lạnh, không phải trông thấy cảnh người nghèo sống thế nào. Sẽ có dịp chiêm ngưỡng những đền đài vĩ đại dựng lên từ 3000 năm đến 5000 năm trước đây, những mộ vua chúa và các kim tự tháp. Riêng Hoàng Ðế (Pharaoh) Ramses II, sống trước đây khoảng 3,300 năm, trị vì trong 67 năm, sinh hơn 150 người con, đã để lại hàng trăm pho tượng lớn và hàng ngàn pho tượng nhỏ của ông, cùng những ngôi đền tráng lệ xây ở vùng thượng nguồn song Nile xuống đến bờ biển để kỷ niệm ông và bà hoàng hậu.

Ngày nay ông tổng thống Ai Cập cũng nắm toàn quyền về quốc phòng, an ninh, ngoại giao, và nguồn lợi dầu khí. Ông thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm và có quyền trong phạm vi kinh tế, xã hội. Tạp chí Economist cho biết kinh tế Ai Cập đã phát triển cao trong 4 năm qua, sau khi ông thủ tướng mới lên bắt đầu “đổi mới kinh tế.” Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế lên 7% một năm. Hàng xuất cảng tăng từ 9 tỷ đô la năm 2003 lên 24 tỷ đô la năm 2007. Số đầu tư ngoại quốc vào Ai Cập lên tới 11 tỷ Mỹ kim năm ngoái. Giá nhà ở thủ đô Cairo cũng như giá cổ phần trên thị trường chứng khoán tăng rất nhanh, trước khi xẩy ra cơn khủng hoảng toàn thế giới hiện nay.

Kinh tế phát triển nhưng không được phân chia đồng đều. Có những người sống cao hơn cả mức sống mà chúng ta coi là đế vương. Máy bay nhỏ của tư nhân xếp hàng ở phi trường Cairo. Một đám cưới ở thủ đô Cairo được tổ chức linh đình, khách khứa mặc quần áo mua từ Paris và Milano; riêng tiền hoa để trang hoàng trong bữa dạ yến cũng tốn 60,000 Mỹ kim - lợi tức theo đầu người là 100 đô la Mỹ một năm! Tỷ lệ lạm phát ở Ai Cập lên tới 23%, chỉ thua mức 26% tại Việt Nam. Nhưng chính phủ trợ cấp bánh mì và xăng. Xăng chỉ có hơn một đô la một ga lông Mỹ, giới có tiền được hưởng. Số xe hơi bán tăng gấp 4 lần trong 4 năm qua. Nhưng người dân Ai Cập nghèo có thể mua một ổ bánh mì với giá rẻ bằng một xu (cent) Mỹ, nhờ chính phủ trợ cấp.

Tại sao một quốc gia có năm ngàn năm lịch sử, với di tích những công trình xây dựng hùng vĩ và tinh xảo từ mấy ngàn năm như vậy, mà bây giờ dân chúng lại nghèo khổ và chịu cảnh bất công đến thế?

Chỉ thấy một câu trả lời: Vì những người cầm quyền ở xứ này, từ thời Thượng Cổ thường khinh rẻ dân, bạc đãi dân; người dân chưa bao giờ được sống với một chút tự do để tập làm chủ cuộc đời mình.

Những công trình kiến trúc vĩ đại thời Thượng Cổ cho thấy những dải đất đai hai bên bờ sông Nile đủ nuôi dân. Vì chính quyền mỗi thời đại có thể huy động được hàng trăm ngàn dân công lao lực, những người đó không chăn nuôi hay sản xuất lúa gạo. Nhưng các công trình xây dựng đó cũng chứng tỏ dân tộc này đã sản xuất những nhà toán học, các kỹ sư, các nhà thiên văn đại tài so với các xứ khác cùng thời gian đó. Thành phố Alexandria từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên đã được dựng lên rồi trở thành một trung tâm văn hóa của Ðịa Trung Hải. Thư viện Alexandria có hàng triệu bộ sách viết bằng 5 thứ ngôn ngữ thông dụng, trước khi bị thiêu hủy. Các nhà toán học Hy Lạp như Pythagore, Archimede, Euclid đều đã đi du học tại đây.

Một nền văn minh sáng chói như vậy, tại sao để lại di sản là một quốc gia nghèo đói và bất công như bây giờ? Vẫn chỉ có một câu trả lời: Vì các chế độ độc tài đã bòn rút xương tủy dân tộc này, người dân chưa bao giờ được thử sống với một nền nếp xã hội trong đó người dân được quyền làm chủ một phần nào vận mạng của họ. Khi người dân bị khinh rẻ mãi, có khi họ cũng nhiễm thói quen tự hạ thấp giá trị của họ. Với những triều đại vua chúa bóc lột hết sức dân của các Pha-rô, dân Ai Cập không có lý do gì để bảo vệ giai cấp lãnh đạo của họ khi đất nước bị xâm lăng. Những đế quốc từ châu Phi tới Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, rồi Ðế quốc Ottoman, Pháp, Anh, đã lần lượt chiếm đóng Ai Cập, người dân không còn sức kháng cự và cũng không muốn kháng cự. Dân chúng bị các chính quyền thay phiên nhau khai thác đến kiệt lực. Cho nên khi các đế quốc đến thì không ai tha thiết bảo vệ những người cai trị.

Một chế độ tài đảng trị đã thay thế chế độ thực dân từ năm 1952, nhưng ông Nasser cũng mơ “theo định hướng xã hội chủ nghĩa,” cộng tác với Liên xô, đưa dân vào nhiều cuộc chiến tranh vô bổ; đến năm 1973 ông Sadat mới chấm dứt. Từ đó tới nay, dân Ai Cập vẫn sống dưới quyền của một đảng chính trị. Tổng Thống Hosni Mubarak đã ngồi tại chức 27 năm nay và giờ đã 80 tuổi; nhưng con ông, 44 tuổi, lại đang chuẩn bị mong được lên kế vị. Dưới áp lực của Mỹ, chính phủ Ai Cập chấp nhận có đảng đối lập và một số báo chí độc lập. Nhưng gần đây chính một đại biểu Quốc Hội đối lập đã phản đối Ngoại Trưởng Mỹ Condoleezza Rice khi bà chỉ trích chế độ thiếu dân chủ, cho thấy ngay những người gọi là đối lập cũng thân chính quyền. Ayman Nour, chính trị gia đối lập đang ngồi tù sau khi đã ra tranh cử với Tổng Thống Mubarak vào năm 2005. Ðảng cầm quyền mới thắng lớn trong một cuộc bầu cử ở địa phương năm nay, trong 52,000 ghế nghị viên chỉ có 1,00 người thuộc đảng đối lập. Mở những tờ nhật báo bằng tiếng Pháp và tiếng Anh thân chính phủ chỉ thấy những tin tức tốt đẹp về ông tổng thống và các hoạt động của chính quyền. Tờ tạp chí của Bộ Giao Thông Vận Tải in giấy láng viết một bài dài về ông bộ trưởng, với những hình ảnh ông trình diện trước ông tổng thống kèm theo hình ông cùng với phu nhân ngồi uống trà, lại thêm hình ông bộ trưởng cùng hai công tử bận đồ lớn, toàn những hình mầu sắc lộng lẫy. Ðó là những dấu hiệu của một chế độ độc tài đảng trị dùng báo chí để ca tụng đảng và những người cầm quyền.

Một nước 75 triệu dân phải nuôi 6 triệu công chức, một tập đoàn tham nhũng kiểm soát guồng máy chính trị và kinh tế. Guồng máy công chức đó coi việc trị dân là một đặc quyền, cho phép họ ra lệnh và trừng phạt. Khi đi trên xa lộ qua thành phố Cairo chúng ta thấy bao nhiêu ngôi nhà nhiều từng, cũ kỹ và xấu xí, nhưng xây cất dang dở. Người hướng dẫn cho biết theo luật thì chủ nhà chỉ phải đóng thuế thổ trạch sau khi việc xây nhà hoàn tất. Cho nên mọi người đều xây gần xong thì ngưng, để một tầng lầu không có mái hoặc cửa sổ chưa xong. Tại sao chính phủ không sửa lại luật thuế nhà đất để không cho người ta trốn thuế? Không biết! Có thể vì những người có quyền làm luật cũng là chủ nhân những ngôi nhà đang cất dở dang đó! Ðấy là cách guồng máy cai trị làm việc. Gần đây một đạo luật lưu thông được ban hành tăng mức tiền phạt rất nặng dù người lái xe vi phạm tội rất nhỏ. Người Việt Nam không khỏi liên tưởng đến chỉ thị cấm người ngực lép không được lái xe gắn máy ở Việt Nam, cùng một lối cai trị dân tùy theo hứng của các quan chức! Sau khi luật lưu thông ở Ai Cập được sửa đổi, giá biểu hối lộ cảnh sát đã tăng lên!

Ký giả Hamdi Qandil mới xuất bản cuốn sách “Những Ngày Cuối Cùng.” Ông Hamdi viết: “Chế độ này đang trên giường bệnh chờ chết, và chúng ta chỉ còn chờ ngày đưa đám. Tất cả những ngả đường để thay đổi một cách ôn hòa và tiệm tiến đã bị chặn. Chỉ còn một con đường là người dân bất hợp tác.”

Những ai tò mò muốn biết các dấu vết của nền văn minh Ai Cập vẫn nên đến thăm quốc gia cổ kính này, trong đời một người nên thấy tận mắt các di tích đó ít nhất một lần. Năm ngoái Ai Cập đã tiếp nhận 13 triệu du khách, nguồn ngoại tệ và thành phần lớn nhất trong Tổng Sản Lượng Nội Ðịa. Mỗi du khách tới đây một tuần có thể giúp nhiều gia đình người Ai Cập được no bụng trong một năm, riêng ý nghĩ đó cũng khiến người đi du lịch không mang mặc cảm phạm tội nếu biết cảnh người dân còn nghèo đói. Nhưng khi du lịch ở Ai Cập chúng ta không khỏi nghĩ đến thân phận nước Việt Nam.

Cũng giống như chế độ độc tài ở Ai Cập, đảng Cộng Sản Việt Nam đang nuôi một bộ máy tham nhũng khổng lồ, với số công an cảnh sát đông đảo có khả năng kiểm soát từng người dân, ngăn chặn tất cả các ý kiến khác với chính quyền chứ đừng nói tới hành động chống đối. Việc cải tổ kinh tế cũng tạo nên cảnh chênh lệch giầu nghèo ở Việt Nam không thua gì ở Ai Cập. Ai Cập cũng đang có nhiều cuộc biểu tình, đình công của công nhân và nông dân không khác gì ở Trung Quốc hay Việt Nam. Chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc và Việt Nam còn độc tài hơn chính quyền Ai Cập vì họ không chấp nhận một tiếng nói đối lập nào. Một ký giả như Hamdi Qandil không thể nào xuất bản sách ở Việt Nam, nhất là khi bìa cuốn sách lại in hình vẽ nhạo ông tổng thống! Nhưng Việt Nam cũng cần một ký giả can đảm như Hamdi Qandil. Cần một cuốn sách vạch ra chúng ta đang sống “Những Ngày Cuối Cùng” của một chế độ độc tài đảng trị đang trên đà phá sản.

Ngô Nhân Dụng

No135: Đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay đi xuống, tại sao?


Như ta đã từng nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng (kể cả những cơ quan truyền thông trong nước và hải ngoại) đều có một nhận xét chung là thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đang xuống dốc về đạo đức, vì sao?

Việt Nam sau cuộc đổi đời đầu thế kỷ 20 khi thực dân Pháp du nhập văn hóa phương Tây

Bối cảnh Xã Hội Việt Nam đầu thế kỷ 20

Tiếng súng của thực dân Pháp nổ ra ở Đà Nẵng nửa thế kỷ 19 sau đó đã lần lượt chiếm nước ta làm thuộc địa đã khiến cho nước ta dần dần thay đổi về cách sống. Lối sống theo Âu hoá của người Việt ta cũng băt đầu từ lúc này.

Từ quan niệm "Nam nữ thụ thụ bất thân" ảnh hưởng nho học Trung Hoa ngày nào nhường chỗ cho lối sống văn minh Tây phương, cách ăn mặc, chào hỏi cũng lần lần thay đổi theo thời gian.

Chúng ta thừa nhận rằng có những tập quán hủ lậu ngày xưa không hợp thời phải bỏ đi còn nhưng cái tốt đẹp văn minh cũng nên tiếp xúc và phát triển. Tuy nhiên không thể học tập theo những cái quá dễ dãi của Tây phương làm suy đồi cả đạo đức của thế hệ tiếp theo. Vậy ai có trách nhiệm về việc này? Chúng ta cùng nhau theo dòng lịch sử để nhận xét

Đầu thế kỷ 20 phong trào thơ mới xuất hiện với nhiều dòng văn học cũng như âm nhạc. Mỗi dòng văn học hoặc âm nhạc đều có hướng đi riêng . Có thi sĩ nhạc sĩ chuyên về tình yêu, cũng có thi sĩ nhạc sĩ làm văn thơ, sáng tác ca khúc chỉ để phê phán đả kích xã hội đương thời. Ta phải công nhân rằng dù là thể loại nào thì những tác phẩm của thời mà đa số người ta gọi là thời tiền chiến đều rất là hay và sống mãi với thời gian, chỉ là vì người Việt ta thời ấy đã vừa tinh lọc nhừng cái văn minh Tây phương cũng như giữ lại cái truyền thống vốn có của người Việt Nam. Chúng ta cũng xem qua một số đoạn của các nghệ sĩ sáng tác để thấy cái hay và độc đáo của những sản phẩm tinh thần ấy.

Ví dụ như để tả cảnh lãng mạn qua cảm nhận về thiên nhiên của một nghệ sĩ có đoạn : "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng, nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa bước tới Đào Nguyên…", hoặc một bài hát mà đã từng được nghe từ thời Bảo Đại : "Vầng trăng sáng chiếu muôn tơ ngời ánh vàng, hoa cỏ mơ màng say lá êm hoà cung đàn, Cùng nhau ta hát lên cho đời huy hoàng, xin chúc muôn người cùng ca vang đón mừng trăng sáng. Tay cầm tay ta ca hát mừng nhịp nhàng cùng hoa lá …" . Đó là những đoạn thơ, đoạn văn thật lãng mạn như thể ta đang sống một thế giới thần tiên vậy. Những nhạc sĩ, văn sĩ v.v… với những suy nghĩ phong phú đã cho độc giả như hoà quyện theo cái thiên đường đó "Trời thu xanh ngắt Ô kìa! Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai ".

Ta nên nhớ thời gian này nước ta đang nằm trong vòng kiềm toả của thực dân Pháp thế mà họ lại có những vần thơ, đoạn văn thanh thoát như thế.

Việt Nam thời chia cắt

Sang thời Việt Nam Cộng Hoà (1955~1975) ở miền Nam, nền Giáo dục Quốc gia vẫn đề cao nhân văn của người Việt. Tất cả các trường học đều có câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn". Thầy cô giáo được xem trọng. Việc học trò đánh thầy cô rất là hiếm ở chế độ này. Những bài tập đọc, thơ (một số bài cũng nói về đất nước bị chia cắt bởi cộng sản, những tội ác, nhà tù…) nhưng đa số nói về quê hương đất nước, những chiến công của các tiền nhân chống Tàu, và sinh hoạt của nhân dân. Đề cao lòng yêu nước, trách nhiệm và lòng dũng cảm:

"Ta ở đây bạn cùng bao bạn súng
Chiếc vỡ nòng, chiếc bẹp dúm châu thân
Ta ở đây thân dày dạn phong trần
Mặc mối mọt cùng rỉ hoen tàn phá
……………………………………

Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu"

Đây là một bài nói về Sài Gòn thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hoà với lời lẽ kiêu hùng đầy tự hào

"Đây Sài Gòn, đây thủ đô nước Việt
Trái tim chung của dân tộc anh hùng…"

Học sinh được học lòng yêu nước, yêu thương đồng loại.

"Anh không chết đâu anh
Người anh hùng mũ đỏ tên Ðương
Tôi vẫn thấy đêm đêm
Một bông dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào
Từng tiếng súng pháo đến mau
Từng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi, anh đi…"
(Bài hát: Anh không chết đâu anh)

Những văn thơ thời tiền chiến, văn học nước ngoài cũng được đem vào giảng dạy.

Trong khi ở miền Nam thuộc Viêt Nam Công Hoà kiểm soát với niền giáo dục mà tôi vừa trình bày trên thì ở vùng mà Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam kiểm soát và miền Băc (ngoài vĩ tuyến 17 trở ra) của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà , họ đã dạy cho học sinh những gì.

1. Trung với Đảng, Bác Hồ
2. Chống Mỹ và "tay sai" tức là "ngụy " (vì "Ngụy" là kẻ đã bán nước cho Mỹ)
3. Ca ngợi lao động: "Lao động là vinh quang"
4. Nêu gương các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì "cách mạng"

Trong nhà trường chúng ta không thấy những câu khẩu hiệuu như: "Tôn sư trọng đạo", " Tiên học lễ, hậu học văn"… như hiện nay hoăc trước năm 1975 dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, mà chỉ thấy như câu đại loại như "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công", "Lao động là vinh quang", " Không có gì quý hơn độc lập tự do", " Đoàn kết là sức mạnh"... hoạ hoằn lắm mới thấy một vài câu liên quan đến học tập do chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc Lê Nin nói như: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", "Học, học nữa, học mãi" … Về giáo trình học toàn là những bài văn chống Pháp hoăc chống Mỹ, và tác phẩm "Nhật Ký Trong Tù của chủ tịch Hồ Chí Minh

Đây là một số bài của Hồ Chủ Tịch:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng đã sẵn sàng
Hòn đá chông chênh lịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Bài KHÔNG NGỦ ĐƯỢC

Một canh, hai canh lại ba canh…
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Một trong những bài được in trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù)

Ta hãy xem một số bài văn, thơ kiểu nhồi sọ thế này:

"Anh Kim Đồng làm liên lạc
Đem thư mật rất tài tình
Đi một mình trong rừng núi
Khi lội suôí lúc trèo đèo…"

Những dạng bài kiểu này nhồi sọ học sinh học để làm "tấm gương sáng" cho học sinh noi theo. Những loại này có rất nhiều, những em bé vót chông, anh hùng Núp… những bài như "Anh chủ nhiệm"… không có một tý gì là nghệ thuật trong văn học. Ngay cả toán học mà nhà nước cộng sản lúc đó cũng đem chủ đề chống Mỹ vào. Ta hãy cùng xem một bài toán đại loại như sau: Em A vót được 10 cây chông, em B vót được 20 cây. Hỏi hai em đã vót được bao nhiêu cây chông chống Mỹ. Đại loại là những câu như thế

Đạo đức học trong nhà trường lúc đó chỉ nói về gương kháng chiến, những chuyện ngắn về Bác Hồ, Lê Nin, những gương Lê Văn Tám, Trần Văn Ơn, Nguyễn Thái Bình…

Lưu ý trong thời điểm này văn học thời tiền chiến mà nhà nước cho là "văn học lãng mạn" cấm không cho học sinh học trong nhà trường XHCN của cả hai miền Nam Bắc

Việt Nam thống nhất (sau 1975 đến nay)

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Miền Nam đổi chủ. Đảng Cộng sản đã sáp nhâp hai miền Bắc Nam thành nước Việt Nam thống nhất với quốc hiệu : NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, giải tán chính phủ lâm thời CỘNG HOÀ MIỀN NAM VIỆT NAM. Những năm đầu, nhà nước vẫn giữ cách nhồi sọ như thế. Nhà nước cấm lưu hành kể cả nhạc tiền chiến hoặc nhạc được lưu hành và sáng tác dưới thời Việt Nam Cộng Hoà vì cho là có nội dung uỷ mỵ. Học sinh chỉ mặc đồng phục trắng, nữ sinh không được mặc áo dài (Áo dài được cho mặc lại từ năm 1988 khi nhà nước đổi mới). Từ năm 1982 trở về sau, nhà nước sau hai lần đổi tiền và đánh tư sản đã nới lỏng, cho tư nhân đầu tư dần dần biến thánh một nước kinh doanh kiểu tư bản nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục dần dần được cải cách theo tình hình mới, được học những văn thơ thời tiền chiến miễn là không phạm về chính trị.

Nhà nước cũng dạy học sinh yêu nước nhưng mà là nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, trung với Đảng, Bác Hồ, nhà trường vẫn nhắc về những năm tháng chiến tranh chống Pháp, Mỹ nhưng tuyệt nhiên không hề nhắc đến sự xâm lăng của Trung Cộng trong việc xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh Trung Việt trong những năm 1977, 1978, 1979 cũng như việc lập huyện Tam Sa bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa năm 2007 mới đây. Xét cho cùng Việt Nam đã bị nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bán nhượng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó đang dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng Hoà một cách bất hợp pháp.

Cũng do nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa mà xảy ra tình trạng thầy bị học trò đánh nhiều năm nay từ cấp 2 cấp 3 và cả đại học từ sau năm 1975, nên sau đó chúng ta mới thấy những khẩu hiệu: Tôn sư trọng đạo"," Tiên học lễ hậu học văn"… được đưa vào nhà trường như ngày nay.

Văn học cũng được sáng tác theo kinh tế thị trường thời mở cửa. Trước đây nhà nước cấm nhạc vàng vì sợ dân Việt uỷ mỵ không còn sức chiến đấu thì giờ đây là để cho nhạc sĩ ca sĩ sáng tác và hát những câu, ca từ một cách ngây thơ và vô duyên như bài Yêu Nhau Ghét Nhau của Vi Nhật Tảo: "Yêu nhau con mắt liếc qua, ghét nhau lấy đá vỡ đầu nhau ra…", những bài hát rên rỉ kiêu như "Sao em lại khoá máy" mà Lâm Chấn Huy hát rất là thô tục uỷ mỵ kiểu thất tình, luỵ vì tình "… anh nhận lỗi, anh sai rồi…" v.v…

Những bộ phim, cải lương tâm lý xã hội cũng khai thác truyện kiểu sến theo kiểu rập khuôn như: Hai cặp thanh niên yêu nhau không lấy được nhau bèn tự tử hoặc bỏ nhà trốn đi mang bụng bầu… Điều đó chẳng lạ gì khi mà báo chí hiện giờ phản ánh việc phá thai, cặp bồ bỏ nhà ra đi để góp gạo thổi chung cơm.

Những hiện tượng trên đã làm băng hoại lớp thanh thiếu niên hiện nay, học sinh ghét thầy cô không còn là chuyện lạ như xưa nữa. Mới đây nhất, những ngày mới nhất của tháng Chín này, tôi thật rùng mình khi hay tin một số học sinh của lớp 8/1 (Lớp chọn của trường Phổ thông cơ sở Phước Thắng, phường 11, thành phố Vũng Tàu) mà do em Trà Giang lớp trưởng cầm đầu với một số học sinh trong lớp đã dám phản kháng thầy cô giáo bằng cách viết những câu bất mãn, nói xấu thầy cô giáo vào sổ rồi chuyền tay nhau.

Qua bài viết này tôi muốn phản tỉnh những bậc làm cha, làm mẹ, hội đoàn, những cơ quan có trách nhiệm trồng người không nên cho các em tiếp xúc với những bài hát, những bài văn, những bộ phim, kịch như vậy. Ai là người phải chịu trách nhiệm trước thế hệ tương lai? Đó trước tiên là nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Lòng yêu nước phải được đề cao nhưng là nước Viêt Nam yêu quý của toàn dân tộc Lạc Hồng chứ không phải là nước Việt Nam của riêng chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa như hiện nay.

Viết tại Vũng Tàu ngày 23/9/2008 lúc 12 giờ 05 phút
Phan Thái Dương

No134: Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa

( bài trả lời phỏng vấn của Gs Nguyễn Văn Canh với nhà báo Lý Kiến Trúc )


Lý Kiến Trúc: Kính chào Giáo sư, trước hết xin thay mặt cho đài Truyền hình Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Freevn.net và báo Văn Hóa, chúng tôi hân hạnh đón tiếp Giáo sư và cám ơn Giáo sư đã nhận lời dự cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay, và xin chúc Giáo sư lúc nào cũng được mạnh khỏe để tiếp tục công việc cho các thế hệ mai sau.


GS Nguyễn Văn Canh: Chào nhà báo Lý Kiến Trúc và chào tất cả quý thính giả, tôi rất lấy làm hân hạnh có mặt ngày hôm nay để trả lời một số câu hỏi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra liên quan tới Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và Trường Sa cũng như liên quan tới một điểm nào đó trên vùng lãnh thổ của Việt Nam. Nhà báo hỏi câu gì tôi sẽ cố gắng trả lời câu đó.


Lý Kiến Trúc: Vâng thưa Giáo sư, trước khi có cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi và Đại sứ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn, thì chúng tôi đã liên lạc được với một vài giới chức và biết rằng tập tài liệu Bạch Thư mà Giáo sư là tác giả đã gửi đến các cơ cấu quan trọng của Hoa Kỳ ở hành pháp, lập pháp và tới Tổng thư ký và 192 thành viên Liên hiệp quốc.


Chính vì tác động của cuốn Bạch Thư này, cho nên chúng tôi nghĩ rằng nó đã gây ra một cá sự bối rối đối với chính quyền Hà Nội hiện nay, vì cuốn Bạch Thư đã nói lên tất cả, có thể nói rằng đó là sự thật mà người Việt quốc gia tại hải ngoại đã nắm được, liên quan đến vấn đề biên giới Việt Trung, về vịnh Bắc việt, về Hoàng Sa và Trường Sa.


Cho nên vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Đại sứ Lê Công Phụng qua một số trung gian đã tổ chức cho chúng tôi có một cuộc phỏng vấn, trong đó ông Phụng có nói về quá trình đàm phán biên giới Việt Trung giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì theo Giáo sư trong cái quá trình đàm phán này kể từ năm 1991 tức là năm Việt Nam bắt tay lại với Trung Quốc, Giáo sư có theo dõi trong quá trình đàm phán giữa Việt Nam Trung Quốc, Giáo sư có nhận thấy có gì khác lạ trong đó hay không.?


GS Nguyễn Văn Canh: Quá trình đàm phán không phải từ 1991 đâu. Các đàm phán này đã có từ trước 1979 tức là trước khi Trung Cộng đánh Việt cộng vào năm đó. Hai bên cũng đã có những cái thương thảo. Việt cộng lúc đầu thì vẫn cứ dựa vào cái hiệp ước Pháp - Thanh tức là hiệp ước Thiên Tân 1885, với Công ước 1887 làm nền tảng thương thuyết, trong khi Trung Cộng không nhìn nhận hiệp ước ấy. Cái khác lạ là cuối cùng Trung cộng đòi cái gì, thì về sau này Việt cộng thỏa mãn những cái đòi hỏi đó, nghĩa là đường ranh do công ước 1887 không còn được dùng làm căn bản để thương thuyết nữa. Không giữ được đường ranh giới ấy, thì hậu quả là hợp thức hóa những lấn chiếm của Trung Cộng.


Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo sư, trong cuộc phỏng vấn với ông Lê Công Phụng về quá trình đàm phán thì ông Phụng có nói là dựa trên căn bản pháp lý của hòa ước Thiên Tân năm 1985 và năm 1987, đồng thời dựa trên luật biển của hiệp ước 1982, vậy thì thưa Giáo sư nếu mà họ nói là họ dựa trên hai cái cơ sở pháp lý đó thì tại sao càng ngày càng lùi dần để cho Trung cộng lấn áp như vậy?


GS Nguyễn Văn Canh: Theo tôi nghĩ thì cái sự lùi dần và nhượng bộ Trung cộng đó là do cái đám lãnh đạo của Cộng sản VN ngày nay trở thành tay sai của Trung cộng mà trong các bài viết của tôi, tôi gọi họ là thừa sai, và về sau vì cái mức độ thừa sai của họ, nên gọi họ là thái thú người bản xứ để thực hiện cái mưu đồ bá quyền của Trung cộng tại vùng Đông Nam.


Nhà báo có hỏi đến Hiệp Ước Thiên Tân ký năm 1885. Hiệp ước này đã thi hành hơn 100 năm nay mà VC viện dẫn để điều đình với TC, thì tôi chẳng thấy có gì làm căn bản cả. Như vậy khi thương lượng, VC đã theo đòi hỏi của TC và mặc thị hủy bỏ hiệp ước ấy rồi để có ranh giới mới. Đó là công tác bán đất bán biển.


Ngoài ra, họ còn có hành vi mặc thị giúp sát nhập một phần Việt Nam vào lãnh thổ Trung Hoa. Cũng có thể thêm rằng các hành động của họ như là thực hiện đồng hóa dân Việt Nam trở thành người Tàu, như là điều mà Trường Chinh đã công bố năm 1951 với tư cách là Tổng thư ký đảng Lao Động. Và cái ranh giới mới mà TC vẽ trên Biển Đông của Việt nam mà người ta gọi là “lưỡi rồng” trên bản đồ mới mà Trung cộng đã vẽ lại và phổ biến lại vào tháng 6 năm 2006 vừa rồi là một thí dụ về việc Đảng Cộng sản Việt nam thực hiện mục tiêu của bá quyền Trung cộng. Cho đến này, Đảng CSVN không có một phản ứng tích cực nào, chống lại âm mưu này của TC. Sinh viên trong nước biểu tình về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong những tháng gấn đây bị đàn áp dã man là một thí dụ khác. Những đường ranh mới của biển Đông mà Trung cộng nhận có chủ quyền đi sát vào bờ biển Việt Nam và như thế chặn mất cái khu Không Gian Sinh Tồn của dân Việt, và chút nữa đây tôi sẽ nói điều đó ở cái phần sau. (Xem hình bản đồ “lưỡi rồng”)


Lý Kiến Trúc: Vâng thưa Giáo sư, trở lại những cuộc đàm phán trên bộ thì ông Lê Công Phụng nói rằng người ta đổ tội cho ông là bán đất ở trên vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên ông ta khẳng định rằng là không có mất bao nhiêu cây số vuông nào cả và ải Nam Quan vẫn còn nguyên cũng như thác Bản Giốc vẫn còn. Thưa Giáo sư, Giáo sư có đồng ý với những lời mà ông Lê Công Phụng phát biểu vừa qua trên đài Á Châu Tự Do hay không?


GS Nguyễn Văn Canh: Sai, hoàn toàn sai, và tôi có thể nói rằng nói dối thì đúng hơn. Nghe bài phỏng vấn ấy, tôi thấy ông ta có xác nhận rằng nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dựa lên trên hiệp ước Pháp - Thanh vào năm 1885 tức hiệp ước Thiên Tân ký giữa Patenôtre và Lý Hồng Chương để làm căn bản. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Nếu mà chúng ta tham chiếu vào những tài liệu chính của đảng Cộng sản Việt Nam như tài liệu có nhan đề là “VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC” đưa ra thì những gì đã được trình bày là hoàn toàn sai.


Tôi lấy thí dụ như là khu Trình Tường sát với lại Móng Cái. Cái khu đó dài tới 6 cây số chiều ngang của biên giới và sâu một cây số rưỡi ở trong đất Việt đã bị Trung cộng lấy tất cả phần đó và sát nhập vào một cái gọi là công xã Đông Hưng. Như vậy bảo rằng không mất một cây số nào có nghĩa là gì? Như thế và trong suốt cả dọc biên giới đó có 40 địa điểm như vậy, và rất nhiều điạ điểm ở nơi đó Trung cộng sang đuổi người Việt đi chỗ khác và chiếm nhà đất, rồi đưa người Trung cộng sang để lập nghiệp, rồi hợp thức hóa.


Có những nơi khác dài tới 9 cây số và sâu vào một cây số rưỡi, và như thế Lê Công Phụng nói rằng “một cây số vuông sai lệch giữa hai bên “như thế hoàn toàn không đúng. Tôi có tài liệu mà chính Đảng Việt cộng đưa ra để tố cáo Trung cộng liên quan tới vấn đề ấy. Vấn đề như vậy là vấn đề hơi dài thành ra tôi không thể nói được ở đây.


Nay, tôi kèm theo một ít tóm lược để cho đầy đủ hơn. Nhưng cái phần quan trọng bây giờ đó là vấn đề Trường sa, hậu quả của những hành động của Hồ Chí Minh như thế nào để mà mất Hoàng Sa và Trường Sa và là mối nguy hiểm quá lớn cho quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt, cũng như là nhà báo Lý Kiến Trúc có nói nó liên quan tới hòa bình và ổn định trong vùng Đông Nam Á Châu. Thực sự thì nguy cơ bất ổn có thể đi xa hơn nữa.


Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo sư, xin phép Giáo sư được phép trở lại sự kiện Trường Sa và Hoàng Sa. Tiếp tục câu chuyện hôm nay, thưa Giáo sư, có một cái điểm này khá quan trọng mà ông Lê Công Phụng có vẻ rất như là ưu tư và cũng bày tỏ cái sự bứt rứt cá nhân của ông ta về biên giới Việt Trung, tức là, hiện nay thì ông Phụng thổ lộ ra là từ giờ cho đến tháng 12 cuối năm nay sẽ phải dứt điểm cái cao điểm rất quan trọng dọc theo biên giới Việt – Trung. Về các cao điểm đó, thưa Giáo sư tôi có hỏi ông Phụng rằng có phải những cao điểm đó chính là những con đường chiến lược mà từ ngàn năm nay quân Tàu đã từng dùng nó để tiến quân xâm lăng Việt Nam hay không, thì ông trả lời là có khả năng trong đó. Chẳng hạn như con đường chiến lược của Ải Nam Quan, nó tựa như là một cái sạn lộ, cái độc đạo để tiến quân xuống Việt Nam. Sáu cao điểm đó hiện nay còn đang trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư có nắm vững về những cao điểm đó hay không và đối với Giáo sư những cao điểm đó nó có vị trí quan trọng như thế nào trong cái bối cảnh hiện nay giữa mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc?


GS Nguyễn Văn Canh: Trước hết, Bắc Kinh từ nhiều năm nay áp lực với Việt cộng là hoàn tất mau việc cắm mốc. Tại sao? Để “cho sự việc đã rồi” và như thế không thể đảo ngược được những gì mà VC đã cam kết qua hiệp ước biên giới 1999.Và chúng đòi hỏi rằng hoàn tất công tác này trong năm 2008. VC đang chạy theo thời điểm đó. Sau khi cắm mốc xong, thì Bắc Kinh sẽ cho phổ biến bản đồ về đường ranh mới. Lúc đó ta mới biết bao nhiêu và ở nơi nào. VC không dám phổ biến bản đồ trước. Kế đó, tôi có biết một phần nào chắc chắn liên quan đến các cao điểm đó. Có hai con đường đáng kể mà quân Trung Hoa sử dụng để xâm lăng Việt nam. Đó là cái phần Ải Nam Quan thuộc Lạng sơn và phần thứ hai nữa là phần trên tỉnh Hà Giang.


Về phần Ải Nam Quan, thì nếu chúng ta nhìn về hướng Bắc, có hai cái dãy núi ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định về phía tay trái. Hai cái dãy núi đó nằm sát cửa Ải Nam Quan, là con đường tiến quân vào Việt nam. Hai dãy núi đó tôi có đầy đủ tên hai dãy núi đó và bây giờ thì Trung cộng chiếm hẳn. Chúng đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi.


Mặt khác, về phía tay phải, có một cái khu gọi là khu Bình Độ 400 (thuộc huyện Cao Lộc) mà vị trí của nó là ở sau cái cột mốc 26 (căn cứ theo hiệp ước Thiên Tân) cũng đã nằm ở trong lãnh thổ Trung cộng. Vậy thì cả hai cao địa nằm ở hai bên ải Nam Quan đã giúp bảo vệ lãnh thổ, nghĩa là kiểm soát đường tiến quân của Bắc phương để bảo vệ Việt nam đã mất. Trung Hoa hồi xưa xâm lấn Việt Nam đi qua ngả đó đều bị đánh bại và bị tiêu diệt ở nơi đó. Bây giờ thì vùng đất hiểm trở bảo vệ đất Tổ đã thuộc của Trung cộng. Đó là cái nơi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra là điểm chiến lược thì bây giờ đã nằm ở trong tay của Trung cộng;


Điểm thứ hai là vị trí chiến lược khác là ở biên giới Hà Giang. Tại Hà Giang vào thời gian chiến tranh 1979, thì Trung cộng đã đưa tới 3 quân đoàn, cộng với 2 sư đoàn độc lập từ Côn Minh (tổng cộng là 14 sư đoàn) sang để đánh chiếm cái khu biên giới bắc Hà Giang. Con đường tiến quân vào Việt nam tại khu vực này với núi non hiểm trở để bảo vệ quê hương cũng không còn là đất của Việt nam nữa.


Và tại nơi này, trước kia ông cha của chúng ta cũng đã ngăn chặn quân Tàu xâm lăng tiến qua ngả đó. Hiện bây giờ quân Tàu đã chiếm cứ, họ đã giữ chặt cái khu vực đó và đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi. Hai trong 5 dãy núi đó Trung cộng đã đổi tên thành Lão Sơn và Giải Âm Sơn (xin xem phần tóm lược đính kèm). Mai này, nếu Trung cộng sẽ còn mang quân sang chiếm thêm đất, và cả 2 khu vực Lạng Sơn và Hà Giang này không còn, thì quân nhà Hán sẽ thong thả tiến sang.


Lý Kiến Trúc: Kính thưa quý vị khán thính giả, phần đầu tiên chúng tôi vừa kết thúc với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới và các đường ranh giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được Giáo sư tỏ bày rất là rõ và đồng thời Giáo sư cũng phản hồi lại những lời nói của ông Lê Công Phụng vừa qua. Chúng tôi nghĩ rằng là đây là những lời phản hồi của một vị Giáo sư Tiến sĩ đã có rất nhiều công trình để nghiên cứu những hồ sơ này.


Thưa Giáo sư, chúng ta vừa mới đề cập đến cái tình hình của Ải Nam Quan đồng thời nói tới Ải Nam Quan thì người Việt Nam cũng không quên được thác Bản Giốc. Đó là một thắng cảnh có thể nói là đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam chúng ta ở miền Bắc, và bây giờ theo như mọi người hiểu thì thác Bản Giốc và cũng theo như lời ông Lê Công Phụng thì thác Bản Giốc nay một nửa về phía bên Trung quốc, điều đó có đúng không thưa Giáo sư?


GS Nguyễn Văn Canh: Vấn đề kiểm chứng để xác nhận thì tôi không có chắc cho lắm vì Đảng CSVN dấu nhẹm mọi việc. Nhưng mà tôi nghĩ rằng chuyện mất thác Bản Giốc là đúng. Thác Bản Giốc trước kia ở sâu trong nội địa của Việt Nam và ngày nay đã nằm một nửa ở bên Trung Cộng và nhất là Trung Cộng họ đã xây một cái đập bằng xi măng cốt sắt ở cái khúc sông Qui Thuận để chặn lại và từ đó thác Bản Giốc một nửa thuộc về Trung Hoa đúng như là Lê Công Phụng nói. Vậy thì nếu có cắm mốc thì chắc chắn phải cắm mốc mới và họ dự trù là ở trên giữa thác Bản Giốc, thay vì hồi xưa theo biên giới hồi Pháp Thanh thì biên giới ấy nằm ở mãi phía bắc, chứ không phải là giữa thác Bản Giốc như ngày nay. Hình trong tài liệu đính kèm có thể nói rõ hơn về tính trạng của thác ấy. .


Lý Kiến Trúc: Nhưng mà thưa Giáo sư ông Lê Công Phụng nói là dựa trên hai bản đồ mà Việt Nam đưa ra và Trung Quốc đưa ra, cái bản đồ Pháp Thanh đó thì cái mốc của thác Bản Giốc đó nằm giữa dòng sông vào thời đó, thì cái điều đó có đúng không?


GS Nguyễn Văn Canh: Tôi không nghĩ như vậy. Tôi biết chắc rằng riêng cái phần thác Bản Giốc đó nằm sâu trong nội địa của chúng ta và chiếu theo tài liệu của VC, thì trước đây TC mang 2000 người lính đi qua biên giới để đổ bê-tông cốt sắt kè một cái nhánh sông dọc theo Việt Nam để họ làm thay đổi cái dòng sông đó và cái thác Bản Giốc đó trước kia nằm ở trong lãnh thổ của chúng ta, bây giờ vào sát một nửa thì như vậy chúng ta cũng đã mất phân nửa thác Bản Giốc.


Cách đây mới mấy ngày, tòa Đại sử TC tại Hà nội tổ chức một cuộc du ngoạn từ Việt nam đến thăm thác Bản Giốc. Trong nhóm du khách được mời có cả viên chức đảng CSVN, có cả thông tấn xã v.v… Để làm gì? Để chứng tỏ thác này nay là của TC: Một nơi thắng cảnh nổi tiếng được đặt tên là Đệ Nhất Hùng Quan (dĩ nhiên của Trung Hoa). Nó cũng là một tín hiệu bảo cho ĐCNVN, cho dân chúng VN, cho thế giới biết rằng không có thể đảo ngược được tình thế nữa. Chắc chắn, ĐCSVN lại ngậm miệng như từ trước đến nay.


Xin xem hình ở phần đính kèm. Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì? Thức tế thì tòa án quốc tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hành được phán quyết của tòa án, trừ phi có một quyêt nghị cua Đội Đồng Bảo An, Liên Hiệp Quốc. Mà ở HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực.


Trung cộng lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Vận động được một nghị quyêt trong trường hợp nay không giản dị để đạt mục tiêu. Nhất la CHXHCNVN lại không có khả năng, không uy tín quốc tế gì, có lẽ uy tín này ở mức thấp nhất, dù có ngồi trong Hội Đồng Bảo An. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cường hành” các quyết định của Tòa án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau: lập một căn bản biện minh quốc tế để hành động.


Tuyên bố của Bush, của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Michalak và những gì được phản ảnh ở Hội nghị Shangri-La… . là biểu tượng của sự hỗ trợ quốc tế cho chính nghĩa của dân tộc Việt nam. Và đồng thời với quyền lợi của quốc tế trên Biển Đông là nguyên cớ quan trọng để giúp bảo vệ tài sản của ông cha ta đã đổ xương máu giữ gìn và để lại. Cũng có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa có những hành động khác.


Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc… thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt cộng.


Lý Kiến Trúc: Còn về Vịnh Bắc Bộ và huyện Tam Sa cũng như Nghị định thư về viêc đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, theo sự trình bày của Giáo sư trong một số ngày gần đây và trong các cuộc hội thảo của GS thì Vịnh Bắc Việt hiện nay đã được coi gần như là sự toa rập của Việt Nam đối với Trung Quốc để Trung quốc khống chế cái Vịnh Bắc Việt đó, xin Giáo sư có thể mô tả sự khống chế Vịnh Bắc Việt đó như thế nào và sự phân chia Vịnh Bắc Việt đó giữa những vùng đánh cá đó ra sao, quyền lợi kinh tế hai bên như thế nào và quyền lợi hải sản, khoáng sản…, lợi và hại như thế nào đối với Việt Nam và Trung Quốc?


GS Nguyễn Văn Canh: Quý vị thính giả và khán giả đã biết được rằng vào năm 2000 tháng 12, Việt cộng và Trung cộng đã ký cái hiệp định liên quan tới việc phân định vùng Vịnh Bắc Việt. Ngoài ra họ kèm theo một cái hiệp định khác nữa là hiệp định về nghề cá trong vùng Vịnh. Lê Công Phụng có nói rằng dựa theo Công ước 1887 để hai bên phân định lại Vịnh Bắc Việt và không mất bao nhiêu hay chẳng mất tí gì cả, và còn được lợi nhiều ngàn cây số vuông đựa theo luật biển (1982) mà Phụng đã từ chối. Vậy thì bây giờ tôi chứng minh xem là mất bao nhiêu và tình trạng của Vịnh Bắc Việt hiện nay ra làm sao.


Cái bản đồ của chúng ta ở đây là cái bản đồ của Vịnh Bắc Việt do công ước 1887 qui định và họ vẽ theo sự thỏa thuận của hai bên. (xem bản đồ trong bài đính kèm). Bắt đầu từ ở đây là Móng Cái và chúng ta có thấy một cái đường Màu Đỏ, Bắc Nam, kéo từ ở Móng Cái đi xuống cửa vịnh, và một bên là Hoàng Linh (?) của Hải Nam, và một bên là Cồn Cỏ của Bắc Việt của chúng ta. Đó là cửa vịnh và chiều ngang vào khoảng 130 hải lý gì đó. Tôi nhấn mạnh lại rằng cái đường Màu Đỏ này là đường trong bản đồ của Công Ước 1887 ký giữa nhà Thanh với người Pháp.


Đường màu đỏ này nằm ở phía đông của đảo Trà Cổ chạy xuống dưới phía dưới, đến cửa Vịnh. Phần ở phía Tây của đường màu đỏ này thuộc Việt Nam và phía Đông là của Trung Hoa.


Trước khi thỏa thuận với nhau, Lý Hồng Chương của nhà Thanh lại phàn nàn rất nhiều là Trung Hoa bị mất nhiều, nhượng lãnh thổ cho Pháp quá nhiều và cứ đòi đi đòi lại, kêu nài để “xin thêm chút đỉnh”, thì lúc đó cái anh Constan là đại diện chính phủ Pháp (để sang ký Công Ước để chia vùng vịnh này) muốn về Pháp mau, cho xong việc, bèn nhượng cho một cái mũi gọi là mũi Bắc Luân, cách Móng Cái độ khoảng độ 20 hay 30 cây số hay gì đó về phía Đông, và ngoài ra còn có một cái làng ở phía bên kia biên giới gọi là làng Sóc Sơn (của Việt nam do cha Piêrre cai quản) cũng cho Trung Hoa luôn. Thành ra mình chỉ còn lại từ ở Móng cái đi xuống. Nêu không thì, phải vẽ đường Màu Đỏ từ Mũi Bắc Luân, không phải từ Móng Cái.


Và họ vẽ một đường Màu Đỏ như thế này để phân chia. Theo công ước ấy, thì đó là đường ranh giới phân chia Vịnh. Vùng vịnh có diện tích là bao nhiêu? Diện tích Vịnh có khoảng độ 123,700 cây số vuông. Căn cứ vào đường ranh giới Màu Đỏ này, thì Việt Nam có khoảng 77 ngàn cây số vuông và Trung Hoa có số còn lại, vì theo thỏa ước Pháp Thanh là 64% cho Việt nam và Trung Hoa còn có 46% mà thôi. Bây giờ khi mà ký cái hiệp ước năm 2000 chia đôi như vậy thì họ dựa vào đâu? Việt Nam đòi rằng vẫn dùng hiệp ước Pháp Thanh là căn bản, nhưng Trung cộng bảo không, vì cái hiệp ước đó là do đế quốc Pháp nó ăn gian, nó áp bức Trung quốc và Trung quốc lúc đó phải nhượng bộ và đó là một hiệp ước bất bình đẳng, cho nên bây giờ Trung cộng muốn công bằng hơn.


Từ thập niên 1970 TC đã đòi như thế, bên Việt cộng cũng không chịu chia lại. Trung cộng việc cớ rằng cái đường Màu Đỏ là đường quản lý hành chánh các đảo mà thôi, không là đường phân chia biên giới. Vậy, phải xóa bài làm lại biên giới. Nếu mà nhìn vào cái hiệp ước Pháp Thanh để mà biết rõ cái đường đó là đường quản lý hành chánh hay là đường ranh giới, thì rõ ràng trong Công Ước đó nó nói rõ rằng đây là cái đường ranh giới giữa hai bên. Nhưng mà Trung cộng ảnh sử dụng sức mạnh của mình, sử dụng áp lực với Việt cộng, cứ nhất quyết bảo rằng đây là đường hành chánh chứ không phải đường ranh giới. Ngày nay thì đúng là những cái điều gì mà Trung cộng nó đòi hỏi thì Việt cộng đã thỏa mãn hết.


Ngày nay cái hiệp ước Vịnh Bắc Việt như thế nào? TC đòi rằng bắt đầu từ ở Móng Cáy chạy ra giữa Vịnh, rồi đi xuống, cắt đôi vịnh. Để được như thế, thì đường phân định ranh giói bắt đầu từ Móng Cáí chạy xuống đến cửa vịnh. Từ đây, họ chia ra đôi. Cả thảy có 21 điểm chuẩn, bắt đầu từ điểm 1 ở Móng Cái, như trên bản đồ đính kèm, dường ấy chạy vòng ra giữa Vịnh cho tới điểm 21.


Tất cả cái phần phía Đông là của Trung cộng, còn phần phía tây là của Việt Nam. Kết quả Việt nam chỉ còn có 54%, Trung quốc còn lại 46% gì đó. Khi mà xác định lại cái ranh giới như thế thì Việt nam mất hơn 11.000 cây số vuông.


Khi mà cái hiệp ước phân chia Vịnh này đã được chấp thuận như vậy, Trung cộng nó còn tham lam. Chúng bảo rằng bây giờ chúng muốn có một cái hiệp ước đánh cá chung.


Như vậy, thực tế nó là hai cái hiệp ước, một cái hiệp ước phân định về lãnh thổ và một cái hiệp ước nữa là hiệp ước về đánh cá chung. Vậy, cái hiệp ước đánh cá nó như thế nào? Hiệp ước ấy ấn định rằng từ đường phân ranh giữa hai bên như vậy, mỗi bên phải góp vào 30.5 hải lý để có vùng đánh cá chung. Nghĩa là cùng nhau đánh cá. Đây là vùng lớn, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 20 và diện tích là 35 ngàn cây số vuông. Hiệp ước kéo dài 12 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm nữa là 15 năm. Chưa hết, ngoài ra còn có một vùng nữa là trên phía bắc đảo Long Vĩ. Đó là một cái vùng gọi là vùng quá độ nhỏ hơn và vùng quá độ chỉ có giới hạn là 4 năm mà thôi.


Câu hỏi là tại làm sao mà sau khi chia Vịnh rồi, lại còn có đánh cá chung? Tại sao Việt cộng lại chấp nhận cái phần đánh cá chung đó? Việt cộng không đủ khả năng đánh cá hay sao mà lại hợp tác với Trung cộng để đánh cá? Đây là một cái nhượng bộ mà người ta không thể tưởng tượng được đối với Trung cộng. Ngư dân Việt chỉ dùng dụng cụ thô sơ, thuyền gỗ, ít mã lực, như vậy thì đánh cá chung như thế nào khi mà tàu đánh cá của Trung cộng có những đoàn tàu to lớn, tàu đánh cá lớn với 200 mã lực, đánh cá rất sâu và hai tàu hai bên kéo lưới dài tới 60 hải lý, tức là hơn 100 cây số. Như vậy hợp tác như thế nào và chia cá ra làm sao?


Ngoài ra, hạm đội đánh cá này sẽ kéo đi kéo lại nó vét cá trong vùng vịnh và vào sát bờ vịnh như thế trong 15 năm, thì không còn cá cho người Việt của mình. Ngư dân tỉnh Thái Bình, ngư dân tỉnh Thái Bình và suốt dọc cái mà Trần đức Lương thỏa hiệp với Trung cộng để thiết lập “vành đai kinh tế” vào năm 2005,thì còn gì để mà sinh sống. Hiện nay, có ngư dân đã phải đi xa xuống phía Nam bằng thuyền gỗ để hành nghề sinh sống. Hồi tháng 7 năm 2007, một số ngư dân đã bị hải quân Nam Dương bắn chết vì hành nghề trong vùng biển của họ.


Về thực tế, tình trạng thi hành việc đánh cá chung có một cái phần mà rất là bất lợi cho ngư phủ người Việt. Muốn hành nghề ở trong khu đánh cá chung này thì phải có giấy phép. Ai là người cấp giấy phép? Đối với phía Việt cộng, thì cái đảng bộ CS cũng như là hành chánh ở địa phương cấp giấy phép. Có nhiều ngư phủ xin giấy phép phải đóng tiền.


Tiền này quá cao. Có người không có tiền đóng để lấy cái giấy phép hành nghề. Khi họ đánh cá, ngay cả ở trong vùng vịnh của mình theo hiệp định mới và khu này lại nằm ở trong vùng đánh cá chung, thì ngư phủ Trung cộng (không nhất thiết là hải quân TC, hay tuần cảnh TC v.v…) có quyền hỏi là giấy phép. Không xuất trình được giấy phép thì ngư phủ TC “trấn lột” hết cá, tức là nó cướp hết cá, rồi chuyển sang thuyền của chúng, trước khi đuổi ngư phủ Việt về.


Theo hiểu biết của tôi, thì trong vùng đánh cá chung có một khu vực ở giữa vịnh, là vùng nước sâu, có loại cá là cá “đáy”. Cá ấy sống ở sâu dưới nước. Cá này rất đắt giá. Ngư dân Việt không có tàu lớn, không có ngư cụ tối tân để đánh loại cá này. TC có phương tiện đánh bắt loại cá này.


Và một điểm khác nữa là chúng ta đã thấy có một sự kiện là mồng 8 tháng 1 năm 2005 một số thuyền đánh cá của ngư phủ Thanh Hóa ở vị trí màu đỏ mà tôi đánh dấu trên bản đồ trong bài đính kèm hành nghề trong phạm vi lãnh hải mới, cách cái đường ranh mới chỗ phân chia vùng vịnh này là vào khoảng độ 12 cây số về phía Tây, ở cái điểm chuẩn số 14 của đường phân chia vịnh này, khi đang đánh cá ở đấy thì bất thình lình tàu hải quân Trung cộng loại tàu sắt của hải quân Trung cộng tới gần, hạ cờ Trung cộng xuống, bắn một loạt. Một số ngư thuyền bị chìm. Ít nhất là 9 ngư phủ Việt Nam chết ngay tại chỗ. Một ngư dân đánh cá ở gần đó, thấy súng nổ và nhìn thấy có chuyện xảy ra, chạy trốn về Thanh Hóa. Một tàu của hải quân Trung cộng đuổi, bắt nhiều phát đạn vào thuyền của nạn nhân, đến tận bờ biển Việt Nam, rối mới bỏ đi.


Đấy tình trạng phân chia vùng vịnh cũng như là vùng đánh cá chung như vậy. Người ta có thấy một điều như thế này: Hai hiệp ước đó ký vào tháng 12 năm 2000 nhưng mà tại làm sao đến tận 2004 quốc hội VC mới phê chuẩn, trong khi đó hiệp ước trên đất liền chỉ có 6 tháng sau là phê chuẩn (tháng 6 năm 2000).


Thế tại sao như vậy? Báo chí quốc tế họ cũng đi tìm hiểu, họ trả lời rằng sở dĩ mà Việt cộng không dám phê chuẩn ngay là vì sợ rằng những cái tàu đánh cá của Trung cộng là những tàu rất lớn, và cả một hạm đội hành nghề thành từng đoàn như vậy và không thể qua mặt quốc tế được. Quốc tế đã nhìn thấy, thì biết được rằng Việt cộng là cái anh đã nhượng bộ quá nhiều những quyền lợi của dân tộc của mình và sợ rằng ở trong nước dân chúng phản ứng cho nên họ kéo dài. Do đó Giang Trạch Dân năm 2002 sang tận nơi đòi là phải phê chuẩn sớm. Việt cộng lúc đó mới rục rịch, mới chuyển động và đến năm 2004 thì quốc hội Việt Nam mới phê chuẩn!! !


Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo sư, Giáo sư mới trình bày sự thiệt hại vô cùng to lớn của Việt Nam ở trong vùng Vịnh Bắc Việt và đồng thời cái hiệp ước thứ hai là hiệp ước mà họ gọi là Nghị Định Thư về đánh cá chung; vậy thì rõ ràng bây giờ cái vùng đánh cá chung này vừa mang lại lợi nhuận kinh tế cho Trung quốc mà vừa mang đến cái ảnh hưởng của các tàu sắt, tàu lớn của Trung quốc đi qua đi lại sát cạnh bờ biển Việt Nam. Đối với Giáo sư, thì về an ninh quốc phòng của Vịnh Bắc Việt này bây giờ hiện trạng nó như thế nào?


GS Nguyễn Văn Canh: Ồ! cái này là một cái nguy hiểm nữa, là vì đã nhượng bộ một nửa cái vịnh rồi, thế thì hải quân TC có thể tiến sát bờ biển VN hơn. Rồi lại nhượng quyền cho TC cái quyền cùng kiểm soát sát đến tận bờ biển nữa. Trung cộng đòi Việt cộng là bây giờ “tôi với anh phải tuần tra chung”. Việt cộng với Trung cộng đồng ý với nhau là lập các toán hải quân để tuần tra trong vùng Vịnh. Tuần tra chung cái gì? Để kiểm soát VC mà thôi.


Trung cộng lớn quá có sức mạnh hải quân nhiều hơn. Chúng ăn hiếp VC chứ còn VC làm sao ăn hiếp được TC. Tuần tra chung có nghĩa là cái tàu hải quân của Trung cộng đi sát vào bờ biển mình để kiểm soát Việt nam. Chứ thực sự thì trong vùng Vịnh chỉ có Việt cộng và Trung cộng. Không có quốc gia đệ tam nào, hay nhóm ăn cướp nào dám vào đó để gây bất ổn cho Trung Cộng. Dĩ nhiên về phương diên an ninh, VC lại càng không dám làm gì đối với Trung Cộng. Đó là chưa kể đế kiểm soát những tài nguyên nằm ở dưới biển, bảo vệ tàu khoa học của Trung cộng thỉnh thoảng đi vào sâu trong lãnh hải của vịnh, trong phạm vi phần biên giới mới để mà tìm tòi dầu hỏa.


Lý Kiến Trúc: Vậy thì theo như cái bản đồ này thì thưa Giáo sư, Bắc việt gần ngay khu vực sát đảo Hải Nam mà bây giờ Trung Cộng đang xây căn cứ tàu ngầm nguyên tử. Từ cái ranh giới này của vịnh có xa bao nhiêu đâu, tại sao bây giờ lại có chuyện lập cái căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam sau cái hiệp định này?


GS Nguyễn Văn Canh: Đây là phần khác. Về phần này Trung cộng coi như nó chiếm vùng vịnh rồi đó. Thế nhưng liên hệ đến căn cứ Tam Á, cái căn cứ tàu ngầm nguyên tử, Tam Á, thì Trung cộng muốn chiếm tới toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa ở phía nam và hết cả biển đông để tiến tới Đông Nam Á.


Lý Kiến Trúc: Như vậy là những hiệp ước về vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Việt là những điểm đầu tiên để tiến gần về phương Nam phải không?


GS Canh: Đúng. Đã có tin Bộ tư lệnh hải quân TC đã dọn về đây.


Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo sư, tiến gần về phương nam, thì phương nam gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, theo cái nhìn của Giáo sư, quần đảo Hoàng Sa nó đang nằm trong tình trạng như thế nào?


GS Nguyễn Văn Canh: Về quần đảo Hoàng Sa thì chúng ta biết được rằng đến năm 1974 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để bảo vệ cái phần đất còn lại là khu Nguyệt Thiềm của quần đảo này. Về Hoàng Sa, và tôi cũng nhân dịp này ca ngợi sự hy sinh của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng bảo vệ đất Tổ. Những tin tức lúc trước mình không biết, nhưng về sau này theo tài liệu của TC, thì biết được rằng viên đô đốc, tên là Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam-hải, lúc đó là Tư lệnh mặt trận cùng với bộ Tham mưu Hành-quân đã bỏ mình tại Hoàng Sa. Ngoài ra, 4 đại-tá, 1 trung ta, đều là hạm trưởng các chiến hạm đều chung số phận. Hải quân VNCH chỉ có 4 chiến hạm, không được trang bị bằng hỏa tiễn như của TC, và đối đấu với một lực lượng hung hậu gồm 11 chiến hạm. Về phía Hải quân VNCH, sĩ quan cao cấp nhất là hải quân Thiếu tá Ngụy văn Thà cùng với 58 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ hải đảo của tổ tiên để lại.


Từ đó, Hòang sa đã nằm trong tay Trung Cộng. Và cho đến nay, Lê công Phụng mới thú nhận sự thật này. Tại đây, Trung cộng đã xây rất nhiều căn cứ quân sự. Căn cứ quân sự đầu tiên mà người ta thường hay nhắc đến đó là căn cứ Phú Lâm hay tên quốc tế gọi là Woody.


Trên căn cứ này ngay từ thập niên 1980 TC đã xây rất nhiều những cơ sở cho quân sự và có thể chứa được cả ngàn lính ở đó, xây hồ nước ngọt, xây các bãi trực thăng và cả phi đạo. Phi đạo này bây giờ được nới rộng ra và dài tới 2,600 m để cho phi cơ phóng pháo lên xuống. Có kho xăng dầu nằm ở đây. Lúc đầu nó là một căn cứ tiền phương để tiến tới phương nam, nối liền với lại Trường Sa và xa hơn nữa.


Ngoài ra, có đảo thứ hai là đảo Hoàng Sa mà người ta gọi là Pattle. Đảo Hoàng Sa này đến năm 1974 còn thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Có rất nhiều cơ sở quân sự nằm ở trên đảo này. Chúng ta thấy được một vài cái hình ảnh khác nữa. Đây là một cái hình ảnh đảo Tri Tôn và đảo này sát gần với Đà Nẵng của chúng ta nhất. Đây là bộ chỉ huy quân sự của quân đội TC ở đảo Tri Tôn. Đây là hình một cái căn cứ quân sự khác. Đây cái mốc chủ quyền trên đảo Tri Tôn. Đây là một đảo gọi là đảo Cây hoặc là Cù Mộc. Đây là một cái bộ chỉ huy quân đội Trung cộng xây trên đảo Quang Hà thuộc Hoàng Sa. Đảo này thuộc nhóm Tuyên Đức… .


Lý Kiến Trúc: Như vậy thì tất cả đảo Hoàng Sa đã được khống chế bởi các bộ tư lệnh quân đội của Trung Quốc. Vậy thì ngoài ra đã vừa mất về đảo, vừa mất về an ninh quốc phòng mà còn mất về kinh tế, thì thưa Giáo sư nghĩ như thế nào?


GS Nguyễn Văn Canh: Bây giờ toàn bộ quần đảo này nó nắm hết tất cả rồi. Tháng 6 năm 1992,chúng đã ký khế ước với công ty Crestone của Mỹ để tìm dò dầu hòa ở một khu vực 25,000 cây số vuông ơ phía nam quần Đảo Hoàng Sa. Thompson, chủ tịch của Crestone còn tuyên bố rằng TC hứa sẽ sử dụng quân đội để bảo vệ công tác tìm và khai thác dầu. Những phân chim hồi xưa Việt Nam Cộng Hòa của mình khai thác và đến việc đánh cá chăng nữa nó cũng kiểm soát. Nó cấm ngư phủ mình đến và có nhiều khi ngư phủ của mình lạc đến, nó bắn chết, hay ít nhất là bi bắt cầm tù và nộp tiền phạt vì xâm phạm lãnh hải Trung Hoa. Dĩ nhiên, các căn cứ quân sự ở đó là chỉ dấu cho thấy chúng luôn đe doa Việt nam.


Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo sư nói đến đảo Hoàng sa thì nhân đây chúng tôi cũng nhận được một vài sự kiện có tính chất thời sự hiện nay. Đó là vừa mới rồi chúng tôi có đọc những bản tin thông báo là Trung cộng họ sẵn sàng mời Việt Nam tham gia chung, để khai thác những tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa, thì điều đó theo Giáo sư có nhận thấy ý kiến đó nếu mà có thật của phía bên Trung quốc thì theo ý kiến của Giáo sư như thế nào?


GS Nguyễn Văn Canh: Nếu mà cái đó có thật thì đó chỉ là một cái lời nói như thế để cho vui mà thôi, chứ hiện nay nó đã hoàn toàn kiểm soát cả quần đảo Hoàng Sa, như Lê Công Phụng ngày nay mới dám xác nhận, khi nói rằng “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc của Trung quốc và Hoàng Sa về phương diện lịch sử và pháp lý là luôn luôn mãi mãi là của Việt Nam”. Quần đảo này hoàn toàn ở trong tay Trung cộng, rồi thì không bao giờ chúng muốn nhượng một cái quyền lợi cho ai khác. Tôi không tin là cái chuyện đó là chuyện thật.


Lý Kiến Trúc: Vâng, thưa Giáo sư có nghĩ rằng có cái khía cạnh khác khi mà Trung quốc tự nhiên lại mời Việt Nam tham dự khai thác chung những nguồn lợi trên Hoàng Sa không?


GS Nguyễn Văn Canh: Không, tôi không nghĩ thế. Nếu có, thì đó chỉ là một cái chiến thuật tuyên truyền mà thôi. Ngay trên vùng biên giới, chúng cho quân đội đến đuổi dân Việt ra khỏi nhà để cho dân TC sang chiếm. Có khi còn đốt nhà, nếu người Việt chống đối. Đốt nhà rồi, cho dân TC sang làm nhà lại và cư trú ngay khoảng đất đó. Với tinh thần đó, thì làm sao có việc mời VC vào khai thác chung tài nguyên. Ngược lại vào tháng 12 năm 2005,VC họp với TC tại Bắc Kinh rồi phổ biến tin tức về hợp tác tìm dò dầu hỏa chung ở vùng quân đảo Trường Sa. Có việc đó. Nghĩa là VC mời TC vào hợp tác với ý định chia lời thì có. Nhưng ngược lại TC cho VC hợp tác làm ăn để chia lời thì không có đâu. Hợp tác đánh cá chung trong vùng Vịnh Bắc Việt là thí dụ khác.


Lý Kiến Trúc: Dạ vâng, để trở lại cái sự bành trướng của Trung quốc về phương nam, thì chúng đã tiến gần đến quần đảo Trường Sa và thật ra cái quần đảo Trường Sa khu vực biển này nó rộng lớn hơn gấp nhiều lần so với Vịnh Bắc Bộ và cái nguồn tài nguyên có thể nói rằng vô tận đối với Việt Nam. Đồng thời nó cũng là vùng tranh chấp giữa 6 nước châu Á. Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư nghĩ thế nào về quần đảo Trường Sa hiện nay nó đang nổi cộm lên những vấn đề, chẳng hạn như là hãng dầu ExxonMobil đã bị Trung quốc đuổi đi và đồng thời Trường Sa hiện nay đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa?


GS Canh: À, chúng ta biết được rằng khi Nguyễn Tấn Dũng sang gặp ông Bush thì có ý mời cho Mỹ quốc vào Việt Nam và người ta hiểu rằng nếu mà Mỹ quốc vào Việt Nam như thế thì mang cái quyền lợi kinh tế, để rồi Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi kinh tế và bảo vệ Việt cộng. Họ đã tính toán như vậy. Việc tính toán đó thực hiện được hay không, chắc là nó cũng không có giản dị như là họ nghĩ đâu. Chúng ta nhìn vào cái ranh giới mới của Trung cộng vẽ đường màu đỏ Trung cộng vẽ ra trên bản đồ đây; có người gọi là bản đồ ‘lưỡi rồng’. Lãnh hải của Trung cộng như vậy bao gồm toàn vùng Biển Đông.


Liệu Mỹ có mang quân đến đánh đuổi TC ra khỏi Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa mà chúng đã chiếm, để giúp VN bảo toàn lãnh thổ không? Còn nói rằng, “đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa”, thì không hẳn là đúng. Hạm đội Mỹ vẫn hiện diện tại vùng biển này. Mỹ tuyên bố rằng không từ bỏ sự hiện diện của Mỹ ở nơi đây Chắc chắn là vì quyền lợi cũa Mỹ, Mỹ sẽ không bỏ biển Đông, nhất là lưu thông hàng hóa và buôn bán hai chiều mỗi năm lên tới ngàn tỉ Mỹ Kim. Dĩ nhiên, TC có thực sự đe dọa quyền lợi của Mỹ chưa hay đe dọa tới giới hạn nào?


Đó là vấn đề để Mỹ bảo vệ quyền lợi của họ. Còn về công ty ExxonMobil thì Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố bảo vệ ExxonMobil. Công ti này cho biết họ sẽ tiếp tục tìm dò và khai thác dầu. BP thấy thế đã tuyên bố quay trở lại.


Lý Kiến Trúc: Tức là bản đồ ‘lưỡi rồng’ bao hết cả khu vực biển Nam Hải với lại Trường Sa.


GS Nguyễn Văn Canh: Bao hết tất cả cái khu vực này là 3 triệu rưỡi cây số vuông mà Lê Minh Nghĩa là chủ tịch Ủy Ban Thềm Lục Địa của phủ thủ tướng của Việt cộng vào đầu thập niên 1980 tuyên bố rằng cả Biển Đông có ba triệu rưỡi cây số vuông thì nó chiếm ba triệu. Nếu nhìn vào cái bản đồ (lưỡi rồng) mới này thì diện tích mà Trung cộng muốn chiếm lớn hơn là 3 triệu, vì nay nó sát với bờ của đường ranh bản đồ biển Việt Nam hơn. Vậy thì bây giờ câu hỏi khoảng cách giữa cái đường ranh mới với lại bờ biển của Việt nam dài bao xa? Tôi không có tọa độ để biết nó nằm sát với bờ biển Việt nam như thế nào? Nhưng so sánh khoảng cách cửa Vịnh là khoảng dưới 130 hải lý hay gì đó.


Đường này được chia 2. Mỗi bên một nửa là khoảng hơn 60 hải lý. Nếu nhìn khoảng cách từ Cam Ranh ra tới ranh giới mới với khoảng cách ½ cửa vịnh, thì khoảng cách này ngắn hơn. Như vậy chỉ còn có khi chỉ 40 hay 50 hải lý mà thôi. Điều này cho thấy rằng cái âm mưu của Trung cộng hết sức là lớn lao, và tham vọng của chúng lớn lắm. Chúng còn âm mưu tiến xa hơn chứ không phải chỉ giới hạn ở Trường Sa.


Bắt đầu từ đảo Hải Nam, chúng ta có thấy cái căn cứ Tam Á. Đó là một căn cứ hải quân ‘ bí mật’ mà người ta vừa mới phát hiện ra vào tháng Tư 2008. Căn cứ Tam Á này là căn cứ hết sức là quan trọng để mà khởi đầu công cuộc tiến về phía nam.


Căn cứ Tam Á đó nó có hai phần, phần thứ nhất là căn cứ bí mật có khả năng chứa được 20 tàu ngầm nguyên tử 094. Hiện nay người ta biết được rằng Trung Cộng đã có 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử này. Chúng có thể trang bị hỏa tiễn lên lục địa bắn xa gần 10.000 cây số mà đầu đạn nguyên tử đó là loại đầu đạn có nhiều đạn. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tiên đoán rằng trong năm năm tới nữa nó sẽ có thêm 5 chiếc nữa.


Ngoài ra, Trung cộng có khoảng độ 57 chiếc, và một số là loại Song S20 được trang bị bằng máy diesel của Đức. Khi chạy ngầm ở dưới biển không phát tiếng động, thành ra từ ở trên vệ tinh không có thể khám phá ra được khi nó nằm sâu ở dưới nước. Một số tàu ngầm này có trang bị hỏa tiễn tầm xa vào 1000 dặm, loại hỏa tiễn có tên là Yingji-8, có thể bắn từ ở dưới nước để tiêu diệt hàng không mẫu hạm ở trên mặt nước. Tam Á là căn cứ hết sức nguy hiểm và phía trái của căn cứ này là vùng biển có tầm sâu là 5000 mét, là nơi rất tốt để làm nơi trú ẩn cho các tàu ngầm nguyên tử.


Phần thứ hai liên quan tới 3 cái cầu tàu. Đây là cái cầu tàu dành cho hàng không mẫu hạm và chuẩn bị để đủ giúp cho 6 hàng không mẫu hạm có thể đậu được ở đây và tất cả những phương tiện trang bị dụng cụ hay là quân lính hay hỏa tiễn có thể đưa lên trên hàng không mẫu hạm. Hiện bây giờ mới xây xong một cái dài 800m, còn hai cái nữa thì đang chuẩn bị xây. Câu hỏi là khi mà xây cầu tàu cho hàng không mẫu hạm như thế này thì Trung cộng đã có tàu chưa. Câu trả lời là chưa có, nhưng mà bây giờ đang chuẩn bị có.


Vào năm 1995 một bài viết của tôi để cho Viện Nghiên Cứu Hoover cũng như để cho chính quyền Mỹ họ biết rằng Trung cộng vào lúc đó họ tính rằng cái năm 2000 thì họ có một hạm đội biển xanh hoạt động ở biển Đông. Hạm đội biển xanh này dự trù đến năm 2000 sẽ có ít nhất là một cái hàng không mẫu hạm, Họ đã thượng lượng với Ukraine để mua một chiếc Varyag với giá 2 tỉ MK.


Tôi có in hình Varyag trong cuốn Bạch Thư. Nhưng cho đến năm 2000 chẳng thấy gì cả và cho đến bây giờ mới tìm thấy được một tài liệu liên quan tới hàng không mẫu hạm đó. Đặng Tiểu Bình có ra lệnh rằng ngưng mua hàng không mẩu hạm để dành tiền sản xuất võ khí sinh hóa. Nếu lập Hạm Đội Biển Xanh với hàng không mẫu hạm đó ngay bây giờ thì chưa đủ sức để chống Mỹ, thì sẽ bị tiêu diệt, thành ra hoãn lại. Giờ tin tức mới nhất là một thời gian ngắn nữa là chiếc tâu cũ Varyag hay Kuznestsov của Liên bang Sô viết mà họ mua trước đây sẽ sữa chữa xong.


Lý Kiến Trúc: Dạ thưa Giáo sư, trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, ông ấy có nói rằng trong cuộc tìm kiếm những quân nhân mất tích của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ đã khởi động những cuộc tìm kiếm đó và cuộc tìm kiếm đó đang khởi động rất tốt, vậy thì điều đó nó nói lên ý nghĩa gì trong vấn đề an ninh quốc phòng ở Vịnh Bắc Việt, thưa Giáo sư?


GS Nguyễn Văn Canh: À! cái điều này thì tôi cũng đã biết. Từ lâu rồi ngay từ thập niên 1980 thì cũng đã có cái vấn đề bàn thảo với Việt cộng là tìm kiếm người Mỹ mất tích ở khắp nơi và trong đó có tìm kiếm người Mỹ Mất Tích ở Vịnh Bắc Việt. Tại nơi đây khi máy bay Mỹ vào Việt Nam bắn ở vùng Bắc Việt thì có một số rơi ở Vịnh Bắc Việt. Bây giờ, muốn tìm người Mỹ Mất Tích nơi đó, thì hai bên cũng đã thỏa thuận trên nguyên tắc với nhau một số điều kiện để mà tìm dò những máy bay rơi ở đó. Điều này có nghĩa rằng Việt cộng sẽ xúc tiến nhiều hơn nữa để tiếp tay với Mỹ, thỏa mãn những cái đòi hỏi của Mỹ về người Mỹ mất tích.


Rồi thì khi mà giúp được Mỹ như thế thì cũng hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tay bảo vệ an ninh cho Việt cộng, Nhưng mà theo tôi nghĩ cái điều đó còn khó khăn lắm, còn xa vời, tại vì ảnh hưởng của Trung cộng đối với Việt cộng nó quá lớn đi. Tôi gọi những người lãnh đạo Việt cộng bây giờ là những người thừa sai của TC để thực hiện những mưu đồ của Trung cộng. Như thế, điều ấy khó có thể xảy ra trong tương lai gần.


Lý Kiến Trúc: Thưa Giáo sư, cũng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Michael Michalak, chúng tôi có đặt một câu hỏi: theo như là lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi thì Việt Nam hiện nay họ đang có phương án đưa vấn đề Hoàng Sa Trường sa ra tòa án quốc tế và có thể dựa trên luật Biển 1982 tại San Francisco. Tôi có hỏi ý kiến đó với ông Đại sứ Hoa Kỳ thì ông Đại sứ nói đó là câu chuyện nó phải diễn tiến như vậy, quý vị cứ tự nhiên. Vậy theo ý kiến của Giáo sư về hai cái lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng và Đại sứ Michalak như thế nào?


GS Nguyễn Văn Canh: Theo tôi thấy thì những lời tuyên bố đó của Michael Michalak chỉ là lời tuyên bố bình thường mà thôi. Giai quyết tranh chấp quốc tế thì đã có các cơ cấu quốc tế phụ trách. Đó là Tòa án quốc tế và luật biển 1982 (không phải ở San Francisco). Còn với Việt cộng thì như Lê công Phụng nói về việc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam đang dự tính đưa vấn đề ra Tòa Án Quốc Tế, đây là một điều rất tích cực.


Như như nhà báo Lý Kiến Trúc đã nói là do cái Bạch Thư và việc công bố Bạch Thư, cũng như là bản lên tiếng của Ủy ban Bảo toàn Lãnh thổ vào ngày 15 tháng Chín vừa rồi, cũng như tuyên bố của tôi với đài phát thanh Á châu Tự do, từ trước đến nay, VC ngậm miệng không bao giờ xác nhận Hoàng Sa đã mất. Nay thì mới xác nhận “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc Trung Quốc” và “có nhiều người đòi đưa vấn đề ra tòa án quốc tế và đấu tranh ở Liên Hiệp Quốc”, và “chúng ta đanh dự tính…”


Nhiều người đã hỏi là cái giải pháp cho Trường Sa và Hoàng Sa như thế nào? Câu tôi trả lời trong hiện trạng là tòa án quốc tế, không ai có thể làm gì khác hơn là vấn đề tòa án quốc tế. Với giải pháp tòa án quốc tế, thì ai là người có quyền đưa ra vấn đề đó, ai là người có trách nhiệm đưa ra vấn đề đó. Vấn đề lãnh thổ, lãnh hải là thuộc quyền của quốc gia, và chỉ có quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc mới có quyền − Trường hợp này là CHXHCNVN − nêu vấn đề đó trước tòa án quốc tế.


Thành ra vì vậy, tôi đòi hỏi là cái trách nhiệm nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải nêu vấn đề đó, và tôi đòi hỏi rằng đảng Cộng sản Việt Nam phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm công việc đó, vì chúng tôi chỉ là những tư nhân, là những người yêu nước Việt Nam, chúng tôi đòi hỏi là họ phải bảo vệ quyền lợi những đất đai của ông cha để lại. .


Khi nói tới giải pháp tòa án quốc tế, có nghĩa là phải chơi cái trò luật Biển mà mà quốc tế kêu gọi. Lên tiếng về ủng hộ “vẹn toàn lãnh thổ” mà TT Bush nêu ra, và kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng luật pháp (luật biển và tòa án quốc tế) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Đại sứ Michalak về chơi trò luật Biển là như vậy, không phải giải quyết bằng võ lực.


Về vấn đề này, tháng 5 vừa qua, khi sang bên Hawaii dự lễ chiến sĩ trận vong ở bên đó, tôi có nói chuyện với ĐĐ Thimothy Keating, Tổng tư lệnh Quân Đội Mỹ, vùng Thái Bình Dương về mối nguy cơ của Trung Cộng và về việc chúng tôi đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc để cảnh giác những người ấy. Sau đó, chúng tôi gửi tài liệu cho ông ta. Vào ngày 30 tháng 6, tại Hội Nghị Shangri-La ở Singapore, ông ấy tuyên bố rằng không có người nào có thể đánh bại được Hoa Kỳ đâu và nếu mà có tranh chấp gì với nhau thì đã có luật Biển. Tuyên bố của Michalak cũng nằm trong giới hạn đó. Đó là điều mà cả quốc tế muốn. Đó là luật chơi của các nước văn minh và của cộng đồng quốc tế, với mong muốn là duy trì ổn cố, trật tự và hòa bình cho nhân loại.


Lý Kiến Trúc: Nhưng mà thưa Giáo sư chúng tôi cũng xin phép được nhắc lại lời nói của ông Lê Công Phụng là dù phương án Việt Nam có đưa ra nhưng vấn đề là ở chỗ Trung quốc họ không chịu ngồi vào hội nghị thì không có cách nào để có thể nói chuyện được, như vậy thì như thế nào?


GS Nguyễn Văn Canh: Vâng! Đúng. Có thể là nó không chịu. Điều này không thể được viện dẫn để tránh né trách nhiệm. Ngay cả đến khi mà nó chịu ngồi trong bàn ‘hội nghị’, tham dự vào tòa án quốc tế mà do Việt cộng nêu ra như vậy và giả thử rằng cái phán quyết thắng về phần ‘nguyên cáo’- mà tôi chắc chắn một nghìn phần trăm là thắng, với những gì trình bày trong cuốn Bạch Thư có đầy đủ yếu tố về phương diện lịch sử, về phương diện pháp lý cũng như là về phương diện địa lý (dù chỉ là sơ lược để làm căn bản cho hồ sơ vụ kiện).


Tài sản của chúng ta gồm toàn thể Hoàng Sa dù nay bị chiếm đóng. Còn Trường Sa ở xa mãi dưới phía Nam, Trung cộng không làm gì được, không có cách gì biện minh được rằng chúng có chủ quyền ở trên đó. Ngay cả với Hoàng Sa, như về phương diện địa lý, tôi đã dựa theo Bản đồ của National Geographic Society (1968), có in trong cuốn “Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” của học giả Vũ hữu San để chứng minh rằng Hoàng Sa là của Việt nam.


Thí dụ đảo Tri Tôn mà tôi thường nói nó sát với lại bờ biển Đà Nẵng của mình. Đảo ấy cách bờ biển Việt nam là một trăm hai mươi ba hải hải lý thôi, trong khi đó từ một hòn đảo khác, gần Trung Hoa Lục địa nhất, thì khoảng cách xa hơn. Đấy là chưa kể đến cái lục địa nằm ở dưới quần đảo Hoàng Sa là giải đất nối liền với lục địa Việt nam. Vào năm 1925 hải học viện Nha Trang có cử một toán khoa học gia đi ra ngoài Hoàng Sa để nghiên cứu. Toán đó đã tìm thấy được rằng Hoàng Sa là một lục địa của Việt Nam chìm dưới biển nối liền với đất Việt Nam.


Trong khi đó về hướng bắc có hai cái rãnh nước sâu cả ngàn thước, nó tách Hoàng Sa với lại đất của Trung Hoa. Như thế, Hoàng Sa không thể nào thuộc về bên Trung Hoa được. Chỉ một điểm đó thôi, thì mình cũng đã thắng rồi. Chưa kể về phương diện lịch sử thì GS Trần huy Bích của Đại Học University of Southern California đã liệt kê đầy đủ các tài liệu với nhiều nguồn gốc khác nhau chứng minh rằng cả 2 quần đảo này là cùa Việt nam từ lâu đời. Còn về phương diện pháp lý, tôi xử dụng cái tài liệu của Giáo sư Monique Chemillier- Gendreau của Đại học Paris chứng minh chủ quyền của Việt nam trên 2 quần đảo ấy. Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì? Thức tế thì tòa án quốc tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hánh được phán quyết của tòa án, trừ phi có một quyêt nghị cua Đội Đồng Bảo An, Liên Hiệp Quốc.


Mà HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực. Trung cộng lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cưởng hành” các quyết định của Tòa án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau: lập một căn bản biện minh cho hành động nào đó của Việt nam về sau. Có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa.


Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc, thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt cộng.


Đòi lại các phần đất đã mất hay ngăn ngữa bọn Bắc kinh tiếp tục lấn chiếm thêm trong trường hợp có một phán quyết như vậy sẽ nhận được sự hỗ trợ của quốc tế. Đó là điều rất quan trọng, vì lẽ trong trật tự thế giới mới, không ai có thễ đi ngược lại, chống lại các mục tiêu hòa bình và trật tự của thế giới như một số kẻ điên cuồng đã làm trong thế kỷ trước. Nếu việc đó xảy ra thì hậu quả là những kẻ điên cuồng như vậy sẽ bị gánh chịu một cách thê thảm.


Âm mưu của Trung cộng là càng kéo dài sự chiếm đóng thì càng hay, để tạo một sự đã rồi và 100 năm sau, không ai có thể làm gì được. Vả sự đồng lõa của Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt nam là giúp Trung cộng đạt mục tiêu đó. Vậy ít nhất, bây giờ, người Việt hải ngoại phải có nghĩa vụ làm những gì để đạt nền tảng cho công việc bảo tồn đất tổ trong tương lai, kể cả trong trường kỳ. Hãy nhìn những hình ảnh mà tôi cho trình chiếu sau đây về những kiến trúc kiên cố trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có ý niệm về nguy cơ đó. Cũng nên xem các hình ành về các tòa nhà xây trong khu vực thác Bản Giốc nữa.


Lý Kiến Trúc: Sự trình bày toàn cảnh rất chi tiết của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới Việt Trung, về Vịnh Bắc Việt, về Nghị Định Thư đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc, về Hoàng Sa và Trường Sa và về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ rất là đầy đủ. Vậy thì thưa Giáo sư, sau khi cái toàn cảnh mà được Giáo sư vẽ ra như thế thì đối với chúng ta là người Việt quốc gia tại hải ngoại, dù chúng ta không còn chính quyền trong tay, vì chúng ta không có một chính phủ lưu vong, nhưng chúng ta có một trách nhiệm đó là tình yêu nước thiêng liêng của người Việt Nam tại hải ngoại, với trách nhiệm đó theo Giáo sư thì chúng ta sẽ làm như thế nào đối với vấn đề mà chúng tôi xin được tạm trích câu “Quốc gia Hưng vong, Thất phu Hữu trách”?


GS Nguyễn Văn Canh: Cái câu hỏi này khó quá theo ý của nhà báo cũng như là trong suốt cả hàng mấy chục năm nay, đi đến đâu tôi cũng bị hỏi là bây giờ ông làm gì để lấy lại nước, lấy lại Hoàng Sa Trường Sa hay v.v…, thì tôi trả lời là chúng tôi chỉ là người tị nạn cộng sản. Là người trí thức, thì chúng tôi biết là chúng tôi phải làm gì trong giới hạn của chúng tôi. Ít nhất trong cuốn Bạch Thư Hoàng Sa và Trường Sa này, chúng tôi nói cho thế giới và phải cảnh giác, cho thế giới biết rằng đây nó là một nguy cơ lớn, mà nguy cơ lớn này không phải là chỉ cho dân tộc Việt Nam đâu, mà nguy cơ lớn này cho cả toàn thế giới. Vì thế, trong thư mà gửi cho Tổng Thư Ký và cho 192 thành viên của Liên hiệp Quốc cũng như là các chính phủ quốc gia ở trên thế giới, chúng tôi cảnh giác cho họ biết để họ có thể suy nghĩ, chuẩn bị cho những tình thế xấu nhất mà tôi nghĩ sẽ xảy ra. Giải quyết tình thế xấu nhất ấy sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Việt nam. Quyền lợi của dân Việt đi song hành với quyền lợi của thế giới. Đó là hòa bình, ôn cố, trước hết là trong khu vực, và có liên hệ mật thiết với thế giới.


LÝ KIẾN TRÚC thực hiện trích báo Văn Hóa Việt Nam số 132 số tháng 9 và 10 http://vanhoamagazine.com


-----------------------------------


ĐÍNH KÈM CỦA GS NGUYỄN VĂN CANH Sau đây là một ít con số và địa điểm trích dẫn từ tài liệu “VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC” do Đảng Cộng sản Việt nam phổ biến năm 1979 (1). Tài liệu này cho thấy Lê công Phụng nói dối hoàn toàn.


1) Về chênh lệch hơn 1 cây số trên suốt dọc biên giới dài 1450 cây số.


a) Khu vực Trình Tường, Quảng Ninh. Khu vực này dài 6 cây số và TC chiếm sâu vào lãnh thổ Việt nam hơn 1 cây số. Khu vực này nay sát nhập vào công xã Đồng Tâm, Đông hưng. Đường biên giới mới lùi tới đồi Khâu Trúc cùa Việt nam.


b) Và các xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc thuộc Lạng sơn; Khẳm Khâu, thuộc Cao Bằng; Tà Lũng, Là Phù Phìn, Minh Tân thuộc Hà Tuyên; xã Năm Chảy ở Hoàng Liên Sơn (xả này dài hơn 4 km và sâu hơn 1 km) cũng đã nằm trong lãnh thổ TC. Riêng tại xã Năm Chảy, Việt nam mất một diện tích độ 300 hectares. Tổng cộng có độ 40 đia điểm tương tự trên đường biên giới bị TC chiếm và đưa dân sang lập nghiệp, rồi hợp thức hóa.


c) Ngay tại Ải Nam Quan, hồi 1955,Hồ chí Minh nhờ Mao trạch Đông nới dài thêm 300 m đường hỏa xa của Trung Hoa sang Viet nam để 2 đường hỏa xa của 2 bên nối liền với nhau cho thuận tiện giao thông. Mao chập thuận và sau một thời gian Hồ nói rằng đường biên giới của Việt nam ở cách nơi nối giáp đó về hướng Bắc là 300m như đã có từ cả trăm năn nay. Hồ được bảo rằng biên giới là nơi hai đường hỏa xa nối với nhau. Mật 300m. Hồ câm miệng. Chưa hết, về sau này lính TC khiêng cột mốc số 18,nơi biên giới quốc gia tại Ải Nam Quan trên quốc lộ 1 vào sâu độ 200m nữa. Như vậy nơi đó mật độ ½ cây số.


e) Thác bản Giốc: Tại khu cột mốc số 53 thuộc xã Đàm Thúy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc của Việt nam. TC cho cả ngàn lính sang lãnh thổ VN đổ bê tông cốt sắt cắt ngang nhánh sông biên giới, vẽ lại bản đồ chiếm một phần Thác Bản Giốc và cướp cả cồn Pò Thoong của Việt nam.


1. Phần chính Thác Bản Giốc, nằm phía Bắc, nay đã thuộc Trung Cộng, và đã đổi tên thành Detian Waterfall


2. Phần phụ nằm về phía Nam, còn là của Việt nam Nguồn bài viết: blogger Măng Nguồn ảnh: blogger Điếu Cày


d) Khiêng các mộc số 136 ở Cao Bằng, các mốc số 41, 42 43 ở Lạng Sơn thuộc các khu vực Kùm Mu, Kim Ngân, và Mẫu Sơn (dài 9 cây số) sâu vào nội địa Việt nam 2 km50,mất diện tích là 1,000 hectares; khu vực Nà Pàng-Kéo Trình (mốc 29, 30, 31) ở Cao Bằng, dài 6 km 450, sâu vào đất Việt nam 1 km300,mất diện tích là 200 hectares.


f) Dùng lực lượng võ trang đàn áp người Việt, trục xuất họ và chiếm nhà đất của họ, rồi đưa dân Trung cộng sang lập nghiệp tại nhiều nơi thay thế dân Việt… .


2. Về các điểm cao. Cuối cùng “còn 6 điểm cao” và “chúng ta đưa đường biên giới chạy lên gữa các điểm cao đó.” Lới biện minh này cho thấy rằng 27 điểm nêu trên là của Việt nam, và như thế nằm trong lãnh thổ Việt nam. Trung cộng đã chiếm 27 điểm ấy. Nay vì nhờ “đấu tranh quyết liệt” nên TC đã trà lai, chỉ trừ 6 điểm cao. Sáu điểm cao này được hiểu là các dãy núi nằm dọc biên giới. Nay Phụng đã “thành công” đưa đường biên giới lên giữa các các điểm cao, hay giữa các dãy núi ấy, và như vậy là không mất đất. Vậy lời khai này, nếu có đúng là sự thật, thì đã tự nó tố cáo có chấp thuận chuyển nhượng một diện tích đất tính từ phân nửa (½) đỉnh của cả 6 dãy núi kể trên về phía Bắc. Ngoài ra, Phụng trả lời làm sao về các dãy núi sau:


- Các dãy núi 1250, 1545, 1509, 772 và 233 thuộc tỉnh Hà Giang đã thuộc Trung Cộng. Người ta được biết, dãy 1509 là núi Đất thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên đã lọt vào tay TC và TC đã đổi tên thành Lão Sơn. Và dãy 1250 là núi Bắc, TC đã đối tên thành Giải Âm Sơn. Các cao địa này là vị trí chiến lược để phòng thủ Việt nam chống quân Bắc phương. Các dãy này nay đã chuyển cho Trung Cộng.


- Các dãy 820 và 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng sơn nằm sát cạnh cửa Ải Nam Quan về phía Tây, cạnh quốc lộ 1, là cũng vào tay TC. Và khu Bình Độ 400 huyện Cao Lộc, Lạng sơn, nằm sau cột mốc 26,về phía Đông của quốc lộ 1 cũng cùng chung số phận. Các dãy núi này cũng là các khu vực quan yếu cho việc phòng thủ, ngăn quân xâm lăng đến từ phương Bắc. Tại nơi đây, nhờ địa thế hiểm trở, ông cha chúng ta đã đánh bại quân thù. Mất các vùng đất này, Việt nam gặp nhiều khó khăn bảo vệ giang sơn.


Vậy với bằng cớ nêu trên, Đảng Cộng Sản trả lời với quốc dân Việt nam như thế nào khi nói rằng chỉ mất có 1 cây số?


(1) Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà nội, 1979; (Library of Congress Online Catalog


II. VÙNG VỊNH BẮC VIỆT.


Phụng tuyên bố: “Chúng ta phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc là dựa trên luật pháp quốc tế… . Khi ký kết hiệp định, nếu như so diện tích giữa chúng ta và Trung Quốc, thì chúng ta hơn Trung Quốc 8 nghìn cây số vuông. Chúng ta không mất. Tại sao Trung Quốc chấp nhận cho chúng ta hơn 8 nghìn cây số vuông? Bởi vì bờ biển của ta là bờ biển lõm, nó vòng vào thế này, bờ biển Trung Quốc Hải Nam thì nó vòng ra thế này… . . Nói mất 10 nghìn thước vuông (sic) thì vô lý, không đúng đâu. Chúng tôi cũng không muốn nói cụ thể là lúc chia nó như thế nào, thế nào… . .


Cũng có lúc đàm phán Trung Quốc người ta xung phong hiến cho chúng tôi 3 nghìn cây số vuông ở chỗ khác để họ lấy chỗ này chỉ độ 150 cây số vuông. Nhưng mình không chịu, mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ được lợi ích cho quốc gia. Câu hỏi: Phụng nhấn mạnh đến luật quốc tế làm cơ sở “đàm phán”, đặc biệt là nhấn mạnh đến hiệp ước Thiên Tân 1885 làm nền tảng thương thuyết rối kết luận rằng không những không mất 10,000 cấy số vuông, (không phải 10,000 thước như nói ở trên), mà còn được lợi 8000 cây số vuông do TC ‘cho VC’. Hơn nữa, TC còn xung phong cho VC 3000 cây số vuông, đổi lại TC chỉ muốn 150 cây số vuông và VC không chịu … ., và “giữ được chủ quyền đất đai và, lợi ích quốc gia”


Với lời tuyên bố trên, VC đã ‘đại thành công’ trong đàm phán với kẻ thù thuộc dòng dõi nhà Hán tham lam, dù theo thói quen chúng lấn từng thước đất (không phải cây số) của Việt nam. Một số trường hợp như xảy ra ở trên mà nhiều người biết và chính Đảng CSVN đã tố cáo mà Phụng có cả gan dấu giếm, thì ở những nơi Đảng cấm dân chúng lui tới, hoặc rừng núi sâu, hay ở các nơi xa trong vịnh Bắc việt, liệu có ai có phương tiện và cơ hội để tìm biết được sự thật?


Phụng tỏ ra “có vẻ” rất hài lòng, nếu không nói rằng hãnh diện, khi nói rằng TC đã cho “ta” 8,000 cây số vuông, và TC còn xung phong cho thêm 3,000 cây số khác mà “ta” không [thèm] nhận, chỉ để đổi lấy 150 cs mà thôi.


Câu hỏi có liên quan đến khía cạnh phân định vùng Vịnh Bắc Việt bắt nguồn từ Hiệp Ước Thiên Tân được Pháp và nhà Thanh ký năm 1885. Để thi hành Hiệp ước này, hai bên đạ ký một văn kiên gọi là công ước 1887 trong đó họ ấn định ranh giới trong vùng vịnh. Trong vùng này, họ vẻ một bàn đồ chia Vịnh làm 2. Trên bản đồ, họ vẽ một đường thẳng Bắc Nam bắt đầu từ Móng Cái, chạy qua đảo Trà Cổ xuống cửa vịnh: bên phúa Đông, tại một điểm ở đảo Hải Nam và còn bên phía Tây là đảo Cồn Cỏ của Việt nam. Đường ấy được đặt tên là Đường Màu Đỏ, được Công ước gọi là đường phân chỉa ranh giới trong Vịnh.


Hiệp ước Thiên Tân do Patrenôtre của Pháp ký với Lý Hồng Chương của nhà Thanh tháng 6 năm 1885 là luật quốc tế đấy. Hiệp ước đó đã dược thi hành hơn 100 năm rồi. Và được Màu Đỏ là Ranh Giới phân chìa Vịnh. Nay TC đòi xét lại sự phân chia vùng vịnh này với âm mưu chiếm thêm lãnh hải của Việt nam. TC ngang ngược tuyên bố đường màu đỏ chỉ là đường “hành chánh” để chỉ định các đảo trong khu vực này, đòi hủy bỏ đường đó để lập ra đường ranh giới chính thức. VC đã nhượng bộ và vẽ lại đường ranh và đường đó nay chạy qua 21 điểm nằm giữa vịnh để phân chia vịnh làm 2 như đươc qui định trong hiệp ước 2000.VC đã nhượng bộ và hậu quả là hiến dâng một phần lãnh hải cho TC.


Hiến dâng bao nhiêu?


Tổng số diện tích vùng Vịnh là 123,700 cây số vuông. Và Công ước 1887 qui định rằng Việt nam có 63% hay 77,931 cs vuông, phía TH có 37% hay 45,769 cs vuông. Nay hiệp ước phân chia lại Vịnh do VC ký với TC được phân chia lại thì VN chỉ còn được 54% hay 66,798 cs vuông và TC được tăng từ 37% lên 46% hay 56,902. Kết quả là VC nhượng cho TC 11,133 cs vuông. /