Ảnh chụp (circa 1963) Em bé Barack Obama và mẹ, bà Stanley Ann Dunham Soetoro (1942-1995) Nguồn: classicalvalues.com |
Trên đài VOA, nhà báo Văn Quang từ Sài Gòn cho biết cảm tưởng của ông về tân Tổng Thống Hoa Kỳ như sau:
Tôi không biết mấy người Á châu khác ra sao nhưng người Việt Nam thì không phải họ hy vọng gì nơi ông tân Tổng Thống của nước Mỹ, nhưng họ thấy đó là một nước Mỹ mới, một bộ mặt nước Mỹ hoàn toàn mới. Tất cả những ấn tượng về một nước Mỹ phân chia chủng tộc dường như đã bị đánh đổ hết. Thực sự đối với người Việt Nam thì họ không hy vọng gì cả nhưng họ vẫn thích vì họ nhìn thấy một nước Mỹ mới, trẻ trung hơn, gần gụi với tuổi trẻ hơn. Họ hy vọng nước Mỹ sẽ làm được một điều gì đó đối với nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Đó là sự thịnh vượng, hòa bình cho thế giới, không còn diều hâu nữa, cuộc sống mọi người sẽ no ấm hơn, không còn phân chia chủng tộc, giai cấp. Bản thân tôi cũng vui khi thấy tân Tổng Thống Mỹ là người da đen, điều đó rất thú vị; phải nói thật một năm trước đây tôi chưa nghĩ tới bao giờ. Hồi đó tôi chỉ nghĩ nước Mỹ sẽ có một bà Tổng Thống hoặc một ông Tổng Thống khác, nhiều kinh nghiệm hơn. Lần này, sự thay đổi làm tôi ngạc nhiên. Xin chúc mừng nước Mỹ có Tổng Thống mới và hy vọng vào một tương lai mới, tốt đẹp hơn cho nước Mỹ và cho thế giới nói chung.
Trong khi đó, trên đài RFA, ông Lê Quốc Quân, cũng từ Việt Nam, đã nhận xét về Obama và bầu cử Hoa Kỳ: “Cái không khí cũng như những gì chúng tôi theo dõi suốt từ đầu lúc mà quá trình tranh cử cho đến kết quả thì chúng tôi thấy thật tuyệt vời vì người ta sống và làm việc trong không khí thật sự tự do, thật sự được bày tỏ chính kiến của mình.”
Một điều bất ngờ khác, trên đài BBC, luật gia Nguyễn Đăng Dung cho rằng chế độ bầu cử Mỹ ‘rất ưu thế’ và ‘cần phải có sự cạnh tranh trong bầu cử như vậy’.
Về việc Việt Nam có thể học hỏi được gì từ cuộc bầu cử lịch sử ở Mỹ, chuyên gia này nói thêm: “Nếu không có sự cạnh tranh thì không thấy được sự cần thiết phải thay đổi”
Tuy nhiên, với bản chất dè dặt của những luật gia làm việc trong chế độ độc đảng tại VN nên các chuyên gia về luật như Lê Quốc Quân và Nguyễn Đăng Dung như dường chưa tiện nói thẳng rằng đã tới lúc dân tộc VN cần dẹp bỏ hẳn cái chế độ độc đảng phong kiến làng xã hiện nay để đưa đất nước bước vào nền dân chủ đa đảng với những cuộc bầu cử hào hứng mỗi 4 năm như thế.
Đặc biệt, nhà báo Bùi Tín đã viết với cảm hứng trào dâng trong bài “Obama - Biểu Tượng Của Thời Đại,” và lập tức bài này đã được nhiều bạn trẻ phổ biến khắp toàn cầu để cùng chia lửa ước mơ và hành động. Nhà báo Bùi Tín viết, trích:
Một điều bất ngờ khác, trên đài BBC, luật gia Nguyễn Đăng Dung cho rằng chế độ bầu cử Mỹ ‘rất ưu thế’ và ‘cần phải có sự cạnh tranh trong bầu cử như vậy’.
Về việc Việt Nam có thể học hỏi được gì từ cuộc bầu cử lịch sử ở Mỹ, chuyên gia này nói thêm: “Nếu không có sự cạnh tranh thì không thấy được sự cần thiết phải thay đổi”
Tuy nhiên, với bản chất dè dặt của những luật gia làm việc trong chế độ độc đảng tại VN nên các chuyên gia về luật như Lê Quốc Quân và Nguyễn Đăng Dung như dường chưa tiện nói thẳng rằng đã tới lúc dân tộc VN cần dẹp bỏ hẳn cái chế độ độc đảng phong kiến làng xã hiện nay để đưa đất nước bước vào nền dân chủ đa đảng với những cuộc bầu cử hào hứng mỗi 4 năm như thế.
Đặc biệt, nhà báo Bùi Tín đã viết với cảm hứng trào dâng trong bài “Obama - Biểu Tượng Của Thời Đại,” và lập tức bài này đã được nhiều bạn trẻ phổ biến khắp toàn cầu để cùng chia lửa ước mơ và hành động. Nhà báo Bùi Tín viết, trích:
... Ngày 20-1-2009, 2 tháng rưỡi nữa, Obama tuyên thệ nhận chức Tổng thống Mỹ, Nguyên thủ Quốc gia, còn là người đứng đầu Chính phủ, cũng là Tổng tư lệnh quân đội Hoa kỳ.
Vài năm trước đây, không một ai tưởng tượng nổi có một người da màu, mang dòng máu châu Phi, có thể trở thành tổng thống Mỹ. Không ai có thể nghĩ rằng có một cặp vợ chồng da màu là Tổng thống và Đệ nhất phu nhân, là ông chủ và bà chủ của Nhà Trắng. Giữa vận động bầu cử, Obama không ngần ngại giới thiệu vợ mình, nữ luật sư Michelle Obama, là từ một dòng máu nô lệ da đen. (...)
Tôi được sống trên đất Mỹ những ngày sôi nổi này, hỏi chuyện những công dân vùng nông thôn, sinh viên da trắng và da màu, vì sao Obama được tin cậy đến thế? Họ cho biết: đó là đức tính biết lắng nghe, biết cúi mình xuống những con người bình thường, hiểu rõ tầng lớp trung lưu đa số, thông cảm với những con người bất hạnh thiếu thốn để san sẻ sự thịnh vượng chung. ''Chúng tôi đã chán ngán những điệu bộ kiểu diễn kịch của những ông già bệ vệ. Họ không truyền cảm được. Nhìn và nghe họ, chúng tôi hiểu: họ vì họ, vì chính họ, hơn là vì cử tri, vì cộng đồng. Obama nổi lên, khác hẳn những người như thế. Obama có năng lực truyền cảm. Chúng em khóc khi nghe Obama nói về những khát vọng nhỏ của dân thường, của đời thường, như giấc mơ lớn nhất của đời ông. (...)
Một sự kiện không ngờ, không thể tưởng tượng nổi đã xảy ra.
Mong rằng các bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước tìm hiểu sâu sắc cuộc bầu cử Mỹ và tổng thống Mỹ trẻ trung cùng thế hệ. Để nuôi mong ước nước ta sớm có một chế độ đa nguyên đa đảng như đông đảo các nước dân chủ. Để cử tri ta có quyền tự do lựa chọn những người lãnh đạo qua những cuộc tranh cử hào hứng, thoát khỏi những cuộc bầu cử “đảng chọn, dân bầu” nhạt nhẽo, sinh ra nhiều quan chức thiếu kiến thức, quan liêu, giỏi moi móc của công, chỉ có tài “hành dân.” (...)
Với Barack Obama nhận chức tổng thống Mỹ, một kỷ nguyên mới của nước Mỹ mở ra. Một làn gió mới trong lành thổi qua khắp hành tinh. Thế hệ mới trỗi dậy. Sức bật mới có đà. Quần chúng đông đảo thức tỉnh về sức mạnh của mình làm nên lịch sử.
Cuộc tranh đấu mới nhiều cam go cũng nhiều hứa hẹn mở ra. Nền chính trị toàn cầu như trẻ lại, đầy hưng phấn. Mọi giấc mơ đều có thể thành hiện thực, qua đấu tranh quyết liệt của mọi con người có kiến thức, có ý chí đổi mới về thực chất.. Mỗi công dân của thế giới, trong đó có người Việt Nam, náo nức góp phần tham gia vào cuộc đổi mới của nền chính trị thế giới, để cuộc sống trên hành tinh bớt tối tăm, thêm tự do và sáng tạo, mọi người ở mọi nước tận hưởng ấm no và hạnh phúc, xứng đáng với danh nghĩa Con Người.
Những dòng chữ của nhà báo Bùi Tín mang đầy hơi ấm của lửa ước mơ, và cả lòng nhiệt thành của một nhà hoạt động dân chủ không mệt mỏi.
Và sau đây là nhận xét rất trầm lắng của ông Lê Xuân Khoa, người đã trải qua nhiều thập niên làm việc bên cạnh Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhìn lại vấn đề như một người nhiều năm “trong nội tình thủ đô Washington DC” và như một người gốc Việt đi trước muốn gửi cho những người trẻ gốc Việt:
Tuổi trẻ Việt cầm nắm bắt các cơ hội... Những gì không ngờ đều có thể xảy ra. Hãy ước mơ thật cao đẹp, và hãy làm việc thật nhiệt thành. Không chỉ xây dựng được cộng đồng vững mạnh nơi đây, mà sẽ còn giúp được cho một đất nước Việt Nam sẽ tự do dân chủ tương lai.
Và sau đây là nhận xét rất trầm lắng của ông Lê Xuân Khoa, người đã trải qua nhiều thập niên làm việc bên cạnh Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhìn lại vấn đề như một người nhiều năm “trong nội tình thủ đô Washington DC” và như một người gốc Việt đi trước muốn gửi cho những người trẻ gốc Việt:
Sự kiện ông Barack Obama đắc cử và trở thành vị Tổng thống gốc châu Phi đầu tiên của Hoa Kỳ cho chúng ta thấy rằng nhân dân Mỹ đã vượt thắng được thành kiến kỳ thị chủng tộc, thể hiện tinh thần bình đẳng, tự do và dân chủ thật sự. Đây là điều kiện cần thiết cho vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.
Trong bốn năm sắp tới, ông Obama sẽ phải đương đầu với những hậu quả trầm trọng do chính quyền của Tổng thống Bush và tập đoàn tài phiệt sau lưng Đảng Cộng hòa gây ra về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Tân Tổng thống chắc chắn sẽ tập hợp những chuyên gia lỗi lạc để cứu vãn tình hình kinh tế tài chánh, và cải thiện tình trạng giáo dục, y tế và xã hội. Măc dù sẽ có những thay đổi đúng hướng và cần thiết nhưng việc sửa chữa những sai lầm đã qua sẽ không phải là chuyện dễ dàng.
Về đối ngoại thì ta đã chứng kiến sự ủng hộ nhiệt thành của cộng đồng thế giới đối với ông Obama từ lúc ông bắt đầu tranh cử. Cuộc phiêu lưu quân sự ở Iraq và đường lối "cowboy diplomacy" của chính quyền Bush, theo nhận định của The Economist, đã làm cho nhiều nước bất mãn, kể cả các đồng minh, và họ đã công khai tán thành chủ truơng "tiên lễ hậu binh" của ông Obama, tức là giải quyết những mâu thuẫn với các nước thù nghịch bằng đối thoại, nếu thất bại mới phải dùng đến giải pháp quân sự. Thế giới dân chủ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ trong công cuộc diệt trừ khủng bố và dân chủ hóa các chế độ độc tài.
Trong bài phát biểu cám ơn lời chúc mừng của Thượng Nghị sĩ McCain, ông Obama đã kêu gọi mọi thành phần dân chúng, không phân biệt đảng phái hay chủng tộc, hãy đoàn kết thành một khối dân tộc để phát huy sức mạnh của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhất là thế hệ trẻ, cần nắm bắt các cơ hội dành cho mọi cộng đồng chủng tộc, tham gia vào guồng máy chính quyền, đóng góp tiếng nói về chính sách và thực hiện những dự án có lợi ích chung."
Barack Obama trên vai ông ngoại Stanley Dunham Nguồn: kansasprairie.net |
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น