I.
1. Là “đội tiền phong của giai cấp công nhân”, đảng CSVN lấy liên minh công - nông làm ”nền tảng”, lực lượng chủ lực của cách mạng. Từng thời kỳ, tùy theo “nhiệm vụ cách mạng” mà ”nền tảng” ấy được đảng lấy thêm liên minh - ”binh” hoặc “trí”. “Trí" trước đây là đối tượng số một của “cách mạng”, đối tượng hàng đầu mà đảng CS ”đào tận gốc, trốc tận rễ”!. Giai cấp công nhân số lượng không lớn, ra đời cùng với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Công và Nông là hai giai cấp “cùng khổ” có số lượng lớn, chiếm trên 95% dân số xã hội Việt Nam khi đảng CS bước lên vũ đài chính trị. Họ là những người lao động bị “3 tầng” áp bức bóc lột; phổ biến là thất học, mù chữ; là “lực lượng cách mạng nhất”, “triệt để“ nhất(!?). “Có áp bức, có đấu tranh”! Rất ý thức điều đó nên đảng CS đã xác định từ đầu “công-nông là gốc của cách mạng”, là “động lực cách mạng”; là lực luợng chủ lực đấu tranh giành chính quyền và là “nền tảng” để xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa!
2. Khi đảng CS chưa nắm chính quyền, bằng nhiều mưu lược giảo quyệt, lợi dụng sự nghèo khổ cùng cực cùa nguời công nhân, nông dân trong chế độ xã hội Thực dân, phong kiến, nhiều bất công, thối nát, đảng CS đã có những mục tiêu chính trị gắn liền với thực tế cuộc sống xã hội của người công nhân, nông dân; nêu lên đuợc những khát khao của họ về thân phận, cuộc sống nên được công nhân, nông dân, thậm chí các tầng lớp khác tin theo cái “lý tưởng”, ước mơ nhân loại hằng mơ ước - một xã hội đại đồng, không có nguời bóc lột người. Môt xã hội mà con người mơ ước như “bồng lai tiên cảnh”! “Lý tưởng” ấy đã đánh đúng vào “lòng nhân” của con người. Với chủ trương “vô sản hóa” (như những năm 1930) và “ba cùng” với cuộc sống nhân dân lao động, không ít người CS đã sống và thật sống với cuộc sống của nhân dân, đất nước; hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc cùng với các nhà yêu nước, chiến sỹ quốc gia, dân chủ khác!. Không dựa vào nhân dân CS không thể tồn tại!. Nhân dân lao động đối với đảng CS “như bát nước đầy” nhưng người lãnh đạo cộng sản lại có mục đích riêng, tự cho rằng, đó là “cao cả” nhưng thực tế, tất cả chỉ “lót đường”, làm phương tiện cho Đảng CS cướp chính quyền để áp đặt một nền cai trị mới. Đúng là, khác hẳn với mọi chế độ, triều đại đã qua trong lịch sử dân tộc và nhân loại nhưng “xã hội mới” ấy chỉ “độc lập tự do” cho riêng mình chứ không phải cho nhân dân, dân tộc; tự cho rằng là “nhân bản”, “nhân đạo”, là văn minh”, “tiên tiến” nhất loài người nhưng trong thực tế có phải như vậy?!…
Khi đã nắm chính quyền, đảng CS vẫn tiếp tục lấy “công-nông” làm “nền tảng” để xây dựng “nhà nước công công”, “nhà nước dân chủ nhân dân” của chế độ xã hội mới. “Nền tảng” nhà nước ấy lấy “dân chủ của số đông”- công nông - để thống trị, “chuyên chính” với “số ít”, các tầng lớp nhân dân khác. Đảng CS là “đảng của giai cấp công nhân” và giai cấp công nhân “lãnh đạo thông qua” đảng CS(!??). Có phải công-nông nắm quyền lực nhà nước, làm chủ nhà nước hay người chủ duy nhất là đảng CS và “công-nông“ là công cụ “chủ lực”?!.
II.
1. “Nhà nước công-nông” xây dựng bộ máy chủ yếu từ lực lượng công-nông. Mọi vấn đề, mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội đảng CS cũng đã lấy “liên minh” ấy làm “nền tảng”!.
“Nhà nước công-nông” dưới sự lãnh đạo của đảng CS cùng với cả hệ thống mà đảng CS trước đây vẫn công khai gọi là “hệ thống chuyên chính vô sản”, nay được mềm hóa gọi là “hệ thống chính trị”. Cán bộ trong cả guồng máy ấy, guồng máy nhà nước, đoàn thể đều xây dựng từ thành phần “công-nông"; có gốc rễ với công-nông, hoặc là tiêu chí “công-nông” theo tính chất “tiền phong” của người đảng viên cộng sản, những người tuyệt đối trung thành với Đảng CS, với chủ nghĩa Mác Lênin theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”. Đảng là trên hết!. Qua thời đảng “khởi xướng và lãnh đạo đổi mới”, “dân chủ hóa xã hội”, tiêu chí cán bộ có mở rộng hơn vì trong liên minh công-nông, nền tảng chính trị có gắn thêm “trí”!. Đội ngũ cán bộ, nói chung, gồm cả cán bộ đảng, nhà nước, đoàn thể nay “dân chủ hóa”, luật pháp hóa, tất cả đều trở thành cán bộ công chức nhà nước được điều chỉnh theo pháp lệnh cán bộ công chức (và nay, sửa đổi, nâng lên thành Luật cán bộ công chức). Tính chất đội ngũ cán bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị đảng, đoàn thể đều nhà nước hóa và bản chất nhà nước mang tính chất đảng càng lộ rõ. Tất cả là một!. Cán bộ đoàn thể cũng là cán bộ công chức nhà nước chứ không phải là cán bộ của nhân dân, đại diện cho quyền, lợi ích nhân dân trong các đoàn thể.
Trên cơ sở liên minh “công-nông-trí”, tiêu chí cán bộ vẫn theo chuẩn “công-nông”!.
Những cán bộ chủ chốt, người giữ cho bộ máy hoạt động theo “định hướng XHCN” tất cả phải là đảng viên; những cán bộ ấy, tất cả, đều được đảng “phân công”. Đảng viên cộng sản trước đây “phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản”(!), nay lý tưởng ấy là địa vị, chức, quyền. Không phải đảng viên không thể có chức quyền. Muốn có chức quyền thì phải phấn đấu vào đảng. Tiêu chuẩn đảng viên như là một phương tiện, một bàn đạp để cá nhân tiến thân. Đảng, đảng viên trong hệ thống tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể... cấu kết với nhau, nương tựa nhau, tất cả đều vì quyền và lợi. Quyền lợi ấy gắn liền với quyền lực nhà nước. Tính chất công-nông trong đội ngũ cán bộ trong cả hệ thống chính trị nhà nước chuyên chính từ thành phần công-nông sang gốc - CÔCC (con ông cháu cha), gia đình có “truyền thống cách mạng”. Tiêu chuẩn ấy ngoài thành phần giai cấp công-nông, lao động, không bóc lột(!) là cơ bản; CÔCC là ưu tiên, tiêu chuẩn chung nhất phải là tuyết đội trung thành với đảng cộng sản. Tiêu chuẩn ấy mở rộng cái “gốc” về thành phần nhưng tập trung ở “ngọn”. Cái ngọn, “thượng tầng” lại tập trung quyền lực và cả hệ thống bạo lực chuyên chính nên thành cái gốc quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế (tập đoàn, công ty nhà nước ) thống trị xã hội. Đảng viên cộng sản được làm kinh tế tư nhân-tư sản đỏ (lãnh đạo) và như vậy, tư sản, rồi cũng có thể trở thành đảng viên cộng sản miễn sao thừa nhận sự lãnh đạo của đảng CS, tuyệt đối trung thành, tin tưởng, đứng cùng đội ngũ; duy trì, giữ vững sự “cầm lái”, cai trị của đảng CS… là được!.
Một xã hội xây dựng nhà nước bằng “nền tảng” công-nông, công khai gọi là nhà nước công-nông, nhà nước ấy làm sao có thể gọi là nhà nước dân chủ; xã hội đó làm sao có xã hội công dân và làm sao công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật?!
Luật pháp, “pháp quyền XHCN” của nhà nước hiện nay cũng chỉ là và tiếp tục “cụ thể hóa” nghị quyết của đảng. Luật pháp ấy không phải là nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Những vấn đề xã hội như đất đai, “quốc nạn” tham nhũng - nhưng tham nhũng “trên lề đường bên phải” thì nhân dân chống tham nhũng “đi trên lề đường” nào?! Qua vụ án PMU 18 và kết quả bằng bản án nhà báo chống tham nhũng vừa qua càng bộc lộ rõ thêm bản chất luật pháp của đảng!.
สมัครสมาชิก:
ส่งความคิดเห็น (Atom)
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น