วันอังคารที่ 30 ธันวาคม พ.ศ. 2551

No215: Chuyện "thị thực"

Elsenstrasse- một đường phố thoáng rộng gần trung tâm thủ đô Berlin. Một ngày đầu năm 2008. Sứ quán Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam toạ lạc trong một biệt thự khá sang trang. Cách toà nhà khoảng 200 mét là dòng sông Spree. Giữa sông lừng lững một pho tượng nhôm trắng cao 30 mét với ba người đàn ông đang choàng vai trong tư thế sẽ ôm chầm lấy nhau. Nhiều đoạn của dòng Spree trước đây đã bị dùng làm giới tuyến chia cắt Đông và Tây Berlin. Pho tượng mang tên “Molecule Man” trên được dựng sau khi nước Đức thống nhất – song song với ý tưởng nêu lên tính vẹn toàn và thống nhất của thế giới, nó mô tả cảnh tay bắt mặt mừng của những đứa con cùng một mẹ Tổ quốc đã tìm về với nhau sau cuộc chia cắt địa lý và ý thức hệ. Pho tượng là ý nguyện, là kết quả của sự hoà giải, sự liên kết đồng bào. Điều này trái ngược với những gì đã diễn ra với hắn.

Bước vào phòng tiếp khách của sứ quán, sau khi sắp hàng chờ tới lượt, hắn trình với nhân viên sứ quán tờ giấy hẹn đến lấy kết quả xin thị thực vền thăm thân nhân tại Việt Nam. Lướt xem qua tờ giấy hẹn, nhân viên tiếp nhận đơn từ của sứ quán bảo hắn chờ một lát. Hắn là người Việt đã nhập quốc tịch Cộng hoà liên bang Đức. Xa quê hương đã lâu, cha mẹ hắn ở nhà tuổi đã cao, như ngọn đèn dầu trước gió, nên về thăm quê nhà, gặp lại cha mẹ, anh em luôn là điều hắn đau đáu trong lòng. Trước đây khoảng một tháng, do bận việc, hắn làm giấy ủy quyền nhờ vợ hắn đến sứ quán Việt Nam nộp đơn xin thị thực về thăm nhà. Nhân viên sứ quán hẹn một tuần sau đến lấy kết quả. Đúng một tuần sau đó, vợ hắn đến và được thông báo là đối với trường hợp của hắn, sứ quán phải xin ý kiến trong nước nên tuần sau mới có trả lời. Thông thường thì đối với người mang quốc tịch nước ngoài, kể cả thời gian xin ý kiến của Bộ ngoại giao trong nước, thời hạn xét và cấp thị thực không kéo dài quá một tuần. Hai tuần câu trả lời đối với vợ hắn vẫn là “chưa có kết quả“. Thế là đã rõ: việc xin thị thực của hắn đã gặp khó khăn. Và hôm nay, hắn phải xin nghỉ việc để trực tiếp đến nhận sự giải đáp cuối cùng.

Sau khoảng 30 phút chờ đợi, nhân viên sứ quán gọi hắn lại và nhẹ nhàng cho biết trường hợp của hắn vẫn chưa có trả lời. Cũng rất nhẹ nhàng, hắn nói rằng thời gian chờ đợi thị thực của hắn là quá bất bình thường, nên hắn đã bỏ ý định xin thị thực, và yêu cầu sứ quán Việt Nam trả lại cho hắn quyển hộ chiếu Đức. Nhân viên sứ quán trả lời quyển hộ chiếu của hắn hiện do một bộ phận khác của sứ quán quản lý, và hẹn hắn hai giờ sau quay lại. Đúng hai giờ sau, hắn trở lại phòng chờ. Sau khoảng 15 phút, cánh cửa phụ, nơi dành riêng cho nhân viên sứ quán hé mở, một người đàn ông khoảng trên 40 tuổi, mặc com lê xám, gọi to:

- Ai là anh P?

Hắn đứng dậy:

- P là tôi đây.

Người đàn ông nói:

- Mời anh vào trong này!

Đi theo người đàn ông, hắn lên tầng gác và bước vào một phòng tiếp khách với một bộ xa-lông da và một chiếc bàn mặt kính có bầy sẵn nhiều đồ giải khát. Sau khi khép cửa, người đàn ông bắt tay hắn:

- Anh còn có tên nữa là A, đúng không?

Hắn mỉm cười:
- Đúng vậy.

A là tên hắn dùng trong các bài viết đã đăng trên một số báo chí của người Việt xuất bản tại hải ngoại.

Người đàn ông mời hắn ngồi, rót nước mời rồi nhìn thẳng vào mặt hắn:

- Tôi là B, bí thư thứ nhất của sứ quán phụ trách công việc liên quan tới anh. Anh chắc không biết tôi đâu, nhưng chúng tôi biết khá nhiều về anh. Thậm chí, tôi đã biết anh từ rất lâu do đây là nhiệm kỳ công tác thứ hai của tôi tại Đức.

Hắn hơi cười, và cũng nhìn thẳng vào mắt người cán bộ sứ quán:

- Tôi không lạ là các anh biết nhiều về tôi, vì thực ra, mọi việc tôi làm đều rõ ràng, không có gì phải giấu giếm.

Im lặng một lúc, người cán bộ sứ quán nói tiếp:

- Cắc anh cũng biết tôi mời anh vào đây vì việc gì. Xin thông báo với anh là trong nước không đồng ý cấp Visa về thăm Việt Nam cho anh. Lý do là do quan hệ của anh đối với các tổ chức chính trị phản động.

Hắn lập tức phản ứng:

- Theo tôi, chữ “phản động”có nhiều cách hiểu, và anh không nên dùng nó ở đây! Tất cả các tổ chức mà tôi có quan hệ tuy có nhiều cách biệt khác nhau, nhưng đều có mục đích chung là đóng góp xây dựng cho đất nước khá hơn. Vì vậy, chữ “phản động”ở đây là không hợp lý!

Nét mặt người cán bộ hơi sững lại, nhưng sau một hai giây, anh ta lại từ tốn:

- Tôi hiểu anh, vậy thì tôi sẽ gọi là các tổ chức đối kháng, có được không?

Hắn tiếp lời:
- Gọi như vậy thì tôi đồng ý.

Toàn bộ câu chuyện gần 60 phút sau đó giữa hắn và người cán bộ sứ quán diễn ra trong một không khí hoà nhã, và gần như là thân mật:

- Cách đây mấy hôm, anh có đến dự một buổi nó chuyện chính trị của tổ chức V, chúng tôi cũng có mắt tại đó. Tôi thấy ý kiến anh nêu ra hôm đó khá sâu sắc, và có thể nói là có chất học giả.

- Hôm đó, tôi không thống nhất với cách nhìn của ông C, diễn giả buổi nói chuyện, và đã đưa ra những phản biện của mình. Theo ý tôi, để xã hội Việt Nam theo hướng đi lên, sách lược của tổ chức V khó dẫn đến kết quả.

- Vậy thì theo anh, làm như thế nào là tốt nhất: Xin nói thêm là chúng tôi biết rõ các anh đã bỏ các hoạt động ồn ào và đang cố gắng đi vào chiều sâu.

- Tôi nghĩ rằng tất cả các tổ chức tôi quen biết đều đang trong quá trình tìm kiếm một cách đi tối ưu nhất, nhưng tinh thần cơ bản là sự thay đổi xã hội Việt Nam phải diễn ra trên tinh thần hoà giải, bất bạo động.

- Thực ra thì trong nước đã phát triển và tiến bộ rất nhiều. Cách đây một thời gian ngắn, chúng tôi đã để anh về thăm lại Việt Nam, và anh phải nhận ra điều đó!

- Đúng là Việt Nan đã có nhiều thay đổi. Tuy ở xa nhà, nhưng do thường xuyên theo dõi, nên tôi không lạc hậu với tình hình đất nước. Qua lần về nước mới đây, tôi đã trực tiếp tiếp cận với những chuyển biến tích cực, thông thoáng hơn ở Việt Nam. Nhưng tôi vẫn nhận thấy và phải khẳng định là Việt Nam vẫn cần phải có những thay đổi căn bản hơn. Anh có nghĩ là như vẫy không?

- Ở đây, tôi không đưa ra nhận định cá nhân, mà chỉ nêu ra những ý kiến từ trong nước!

- Sao hơn mười năm ngăn cấm, cách đây hơn một năm, các anh đã cấp thị thực để tôi về thăm nhà, theo tôi, đó là một thay đổi tích cực. Nhưng hôm nay, các anh lại từ chối. Theo tôi, đó là một sự thụt lùi. Tại sao lại như vậy?

- Thực ra thì chúng tôi chưa dứt khoát về trường hợp của anh. Tất nhiên là nội dung cuộc nói chuyện ngày hôm nay tôi sẽ báo cáo về trong nước. Và theo tôi, anh vẫn còn có cơ hội để trong nước có thể thay đổi ý kiến.

- Cơ hội đó là gì vậy?

- Đề nghị anh hiểu rõ ý tôi! Đây không phải là chúng tôi bắt anh phải viết bản kiểm điểm hoặc viết báo cáo gì. Tôi chỉ đề nghị anh viết và đưa cho tôi một bản nêu ra những nhận định và suy nghĩ của anh về tình hình đất nước.

- Anh biết là tôi đã viết rất nhiều về vấn đề này, nay tôi viết lại thì sẽ là thừa. Và hơn nữa, tôi là người không có nhiều thời gian.

- Anh có thể viết tóm tắt ngắn cũng được. Thậm chí, nếu anh muốn, tôi sẽ không gửi bản viết của anh về trong nước. Tôi chỉ cần báo cáo với cấp trên là anh đã viết, thế là đủ. Thực ra thì chúng tôi chỉ cần có một bằng chứng là anh đã có một hành động đáp lại thiện chí của chúng tôi.

- Mục đích về của tôi là để tham hỏi cha mẹ, gia đình và bạn bè. Vì thế, việc các anh ngăn cản là một điều vô lý. Tôi biết anh đang làm nhiệm vụ của mình. Nhưng việc anh ngồi nói chuyện một cách hoà bình với tôi ở đây là một dấu hiệu tốt. Vì vậy, để đáp lại, tôi sẽ suy nghĩ lại trong vòng một hai ngày về đề nghị của anh

- Vâng, anh cứ suy nghĩ kỹ đi! Đây là số Handy của tôi. Anh có thể gọi điện cho tôi vào bất cứ lúc nào.

Đứng dậy bắt tay từ biệt, nhìn thẳng vào người cán bộ sứ quán, hắn nói thật chậm rãi:

- Tôi xin nói rõ: nếu tôi có viết ra ý kiến của mình gửi cho các anh, thì đó là do lương tâm, chứ hoàn toàn không phải là để xin các anh cấp thị thực cho tôi!

Lương tâm mà hắn nói ở đây là hy vọng lé loi vào sự khởi đầu của việc trao đổi ý kiến về tình hình đất nước. Để xây dựng được một nước Việt Nam thực sự dân chủ và văn minh, hắn cho rằng xuất phát điểm lý tưởng là sự đối thoại hoà bình giữa các tổ chức có chính kiến khác nhau, trong đó có cả lực lượng cầm quyền trong nước. Nhưng sau một hồi suy nghĩ, hắn nhận ra sự nhẹ dạ của mình: chính quyền vẫn chưa hề muốn đối thoại với những ai nói khác điều chính quyền mong muốn! Hàng trăm, hàng nghìn những nhận định, những đề nghị của các nhà bất đồng chính kiến trong và ngoài nước còn uyên thâm, sâu sắc hơn nhiều lần so với một vài ý kiến của hắn đã và vẫn đang bị chính quyền và Đảng cộng sản Việt Nam coi là kẻ thù nguy hiểm và tìm cách triệt hạ. Bản nhận định của hắn dù có đúng đắn tới đâu cũng sẽ chỉ là một tờ giấy lộn tự hạ thấp mình được gửi tới cơ quan an ninh chính trị. Nó sẽ không tìm được người đối thoại và sẽ chỉ mở đầu cho một sự lấn lướt và phiền nhiễu lâu dài. Sự lấn lướt và phiền nhiễu sẽ kéo dài cho đến khi người ta hạ gục hắn bằng cách này hay cách khác.

Hai ngày sau buổi nói chuyện, hắn gọi điện cho người cán bộ sứ quán:

- Chào anh B, sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định sẽ không viết bản nhận định như anh đề nghị.

- Tại sao vậy? Anh cứ suy nghĩ kỹ nữa đi!

- Tôi đã suy nghĩ kỹ, và thấy rằng nếu có được viết ra, thì bản nhận định của tôi cũng chẳng mang lại điều gì tốt đẹp.

- Nếu anh như vậy thì trong nước sẽ không cho anh về đâu!

- Tôi biết vậy, và tôi chấp nhận như vậy!

Hắn chấp nhận nỗi nhớ, nỗi đau xa cách quê hương, cha mẹ, gia đình. Để bảo vệ một cơ chế chính trị lạc hậu, hệ thống cường quyền đã muốn tận dụng cả tình cảm gia đình thiêng liêng để dồn ép hắn, để ngăn cản hắn trong việc đền ơn cha, nghĩa mẹ. Nhưng hắn tin cha mẹ hắn sẽ hiểu rằng chính nhà nước cộng sản Việt Nam mới là thủ phạm không cho hắn được phần nào vẹn tròn chữ “Hiếu”. Một chính thể như vậy phải mang tội bất nhân! Và rất nhiều người Việt Nam tại Đức cũng phải chịu số phận như hắn.

***




Cách đây hơn mười năm, vợ chồng anh Đ ở Hannover, sau khi được Lãnh sự quán Việt Nam tại Bonn cấp thị thực về thăm Việt Nam, đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội. Gia đình anh người Bắc, di cư vào Nam năm 1954. Mục đích về của anh là được thăm lại quê cha đất tổ sau hơn 40 năm lưu lạc. Tại cửa khẩu sân bay, công an Việt Nam thông báo chỉ cho người vợ nhập khẩu, còn đối với anh Đ, công an tuyên bố hủy bỏ thị thực và yêu cầu anh ngay lập tức phải rời khỏi Việt Nam. Lý do được đưa ra cho việc hủy bỏ thị thức là tại nước ngoài, anh Đ đã có những hành vi làm phương hại đến lợi ích và an ninh của nhà nước Việt Nam. Là một người của Trung tâm nhân quyền Hannover, “hành vi”của anh Đ là tổ chức những buổi sinh hoạt văn hóa, tư vấn giúp đỡ trong vấn đề hội nhập cho người Việt tại CHLB Đức, và tham gia tổ chức những buổi hội thảo, toạ đàm về tình hình đất nước. Khi nói về quê hương, anh có tiếng là điềm đạm và chưa bao giờ khơi gọi bạo lực, hận thù. Bài thơ anh vẫn ngâm say sưa trong mỗi lần gặp gỡ bạn bè là “Đôi mắt người Sơn Tây”của Quang Dũng. Sơn Tây là quê anh. Sắc mặt anh khi nói đền Sơn Tây bao giờ cũng rạng rỡ một tình yêu. Nhưng lòng yêu quê nhà và quan điểm chính trị khoan hoà vẫn không giúp anh được gặp lại quê hương. Chính quyền Việt Nam vẫn căm ghét những ai vì lòng yêu nước và chính kiến mà dấn thân vào những hoạt động khi Đảng cộng sản không có quyền kiểm soát.





Anh E là một kỹ sư, trước đây là công nhân hợp tác lao động tại Tiệp khắc, sau đó vượt biên xin tỵ nạn tại Đức và được nước Đức chấp thuận. Anh và gia đình mở hãng kinh doanh tại Osnabrueck. Cách đây khoảng bảy năm, anh cũng đã được sứ quán Việt Nam cấp thị thực về thăm quê. Khi về đến cửa khẩu sân bay, công an Việt Nam thông báo họ biết rõ rằng tại nước Đức, anh đã từng là thành viên của một tổ chức chính trị tuy ôn hoà nhưng đòi hỏi “đa nguyên, đa đảng”là một điều “nhà nước Việt Nam còn cấm kỵ”. Công an cũng thông báo họ biết rằng anh không có vai trò nổi bật nào trong tổ chức đó, nhưng điều kiện để nhập khẩu là anh phải khai báo kỹ càng về tổ chức trước đây anh đã tham gia, và phải tuyên bố hối hận về sự tham gia đó. Anh E từ chối, và bị ngăn không cho nhập khẩu. Ngay hôm đó, anh phải rời khỏi cửa ngõ quê hương. Chính quyền Việt Nam e sợ tất cả những ai đứng trong bất kỳ một tổ chức chính trị nào không phục tùng theo họ.





Trước đây sáu năm, anh H, một nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố tại Đức và thế giới cũng bị sứ quán Việt Nam tại Berlin từ chối không cấp thị thực về thăm gia đình. “Tội”của anh H là ngoài các công bố về khoa học kỹ thuật, anh cũng là tác giả của một số bài viết phân tích tư duy chính trị lạc hậu tại Việt Nam. Anh là người ra đi từ Hà Nội và đã trực tiếp trải qua những trận ném bom B 52 “giải thảm”của không quân Mỹ tại Hà Nội tháng 12 năm 1972. Sau những trận bom khốc liệt nhà sập, thịt rơi, máy chảy, anh cùng bạn bè cũng như bao người Hà Nội khác đã dùng cuốc xẻng và cả tay không lao vào đào bới những đống đổ nát với hy vọng tìm kiếm và cấp cứu những người còn sống. Anh kể lại, một lần bên đống gạch nát tan của khu bệnh viện Bạch Mai, anh và đám thanh niên đã khóc nức lên khi họ ôm ra được từ ngăn hầm sập một chú mèo con còn sống sót. Những người như anh sẽ không bao giờ kêu gọi sự tàn phá quê hương. Nhưng chính quyền vẫn không cho anh về thăm hỏi, chăm sóc người mẹ đã già và người cha đã yếu. Khi nghe tin ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên phó tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hoà, người trước đây đã từng lái máy bay dội bom lên miền Bắc, sau đó sang tỵ nạn tại Mỹ, nay được mũ áo xêng xang về thăm Việt Nam, anh nói:”Mình ngày xưa chạy dưới làn bom để cứu người thì họ cấm về, còn người đã ném bom ngày ấy thì nay họ trống dong cờ mở đón chào”. Anh bị cấm về khi vẫn còn viết ra những điều trăn trở, còn ông Kỳ thì được về sau khi lớn tiếng ngợi ca chính thể đương thời. Tức là nhà nước Việt Nam vẫn không muốn chấp nhận những ai vì danh dự và trí tuệ mà không chịu “bó giáp xin hàng”.





***




Ở một góc nhìn nào đó, đã có vài ý kiến cho rằng chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam đối với trí thức đã có nhiều thay đổi, rằng tiếng nói của trí thức đã được nhà nước tôn trọng hơn. Đã có nhiều nhà văn, nhà báo ở trong nước được công khai đăng tải những quan điểm phi cộng sản và tố cáo sự yếu kém và tham lạm của chính quyền ở một cấp độ nhất định. Đã có những hội nghị không phải do nhà nước tổ chức nhưng được nhà nước chấp thuận, bàn đến một số vấn đề nhậy cảm. Vào tháng 7 năm 2008 vừa qua, một hội nghị như vậy đã được tổ chức tại thành phố Nha Trang với sự tham gia của nhiều trí thức ít nhiều có tên tuổi tại trong và ngoài nước. Bên cạnh những vấn đề về kinh tế, giáo dục…đề tài “Xã hội dân sự”- một trong những biểu hiện của một nền dân chủ đích thực cũng được bàn thảo tại hội nghị.





Trong một thể chế toàn trị, việc tổ chức hội nghị có thể được coi là một bước tiến tích cực. Tại hội nghị, hầu hết các tham luận đều đưa ra những ý kiến bức xúc và đề nghị nhà nước phải có thay đổi trong nhiều chính sách cụ thể. Một điểm son nữa của hội nghị là đã có những đòi hỏi, trong đó có cả đòi hỏi của ông Chu Hảo, một trong những người đứng ra tổ chức hội nghị, và là cựu thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của chính quyền Hà Nội, rằng Đảng cộng sản và chính quyền phải tạo điều kiện cho trí thức tham gia vào việc hoạch định các chính sách của nhà nước. Theo ý của ông Hảo, hoạt động “tham gia”của trí thức ở đây là “đưa ra những góp ý xây dựng và phản biện đối với Đảng và nhà nước”. Ý kiến này đã được ông Hảo đưa ra liên tục và nhiều lần khi ông tìm cách định nghĩa “thế nào là trí thức”. Việc trí thức phải được và phải có dũng khí “phản biện”, theo ông Hảo và nhiều nhà trí thức trong nước, là một cách tân quan trọng. Đáng tiếc là cách nhìn này còn rất thiếu sót! Việc “tham gia”vào công việc quốc gia không thể chỉ được giới hạn vào hành động góp ý hay phản biện. “Góp ý”hay kể cả “phản biện”chỉ là một việc làm gián tiếp. Đơn thuần góp ý hay phản biện tức là đứng ngoài vòng quyền lực và chỉ quẩn quanh trong vai trò “quân sư”khá rụt rè của trí thức Á Đông, một điều đã bị không ít học giả đương thời phân tích và chỉ ra những yếu điểm chết người. Phải thấy rằng, phần quan trọng nhất của việc tham gia là các hoạt động trực tiếp được biểu hiện thông qua tuyên truyền tư tưởng, chính kiến, thành lập, tham gia đảng phái, được tự do bầu cử và ứng cử với mục tiêu thực thi đường lối chính trị của mình nếu được người dân tín nhiệm. Trí thức chỉ có thể thực sự tham gia vào công việc quốc gia khi họ trở thành những lực lượng cụ thể trong xã hội với tất cả các quyền trên. Nhưng, đó là mà chính quyền hiện nay còn lo sợ. Nỗi lo này chứng tỏ sự yếu kém của chính quyền và được trấn an bằng một hệ thống đàn áp điêu luyện. Sống trong sự dình dập và đàn áp này, hầu hết trí thức trong nước, dù muốn hay không, cũng đang phải tạm hài lòng với những “phản biện”khá êm dịu của mình.





So với bạn bè trong nước, trí thức bất đồng chính kiến tại hải ngoại không bị trực tiếp đè nén, đe doạ hay bắt bớ, tù đày. Nhưng, để bảo vệ cho quyền lợi của họ trong một thể chế cực kỳ trì trệ trong não bộ, chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn đang sử dụng những biện pháp cơ bắp cuối cùng để ngáng trở, triệt hạ những ai không muốn đầu hàng và muốn dùng khối óc của mình trực tiếp tham gia vào tiến trình canh tân đất nước. Cùng với việc đàn áp, đánh đập, giam cầm những nhà bất đồng chính kiến và những nhà báo, nhà văn còn dũng khí ở trong nước, việc ngăn cản những người bất đồng chính kiến tại hải ngoại không được về Việt Nam ngay cả khi mục đích về của họ rất hoà bình và rất riêng tư chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam đã tự tạo ra con dấu “thị thực yêu nước” một cách vô cùng phi lý. Điều này, họ không được phép; và trước sau, họ cũng phải trả lại cho tất cả người dân Việt Nam lương thiện quyền được tự do đi lại trên quê hương, quyền được trực tiếp sửa sang, dựng xây quê cha, đất tổ. Khi đó, toà đại sứ Việt Nam tại Berlin mới không còn là một phản thể đối với bức tượng “Molecule Men”kế bên kêu gọi sự đoàn kết nhân loại, giống nòi.

Berlin, 12.2008
Phạm Việt Vinh

(*): Hắn là từ nhân xưng đã được nhà văn Bùi Ngọc Tấn sử dụng thành công trong tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 , mô tả thân phận một nhà văn bị chính quyền cộng sản Việt Nam vùi dập. Nhận thấy có điểm tương đồng giữa ý tưởng của tiểu thuyết đã nêu và nội dung bài viết trên, nay mạn phép nhà văn Bùi Ngọc Tấn được dùng từ hắn trong vài dòng trên.

No214: Thể diện Quốc gia?

Liên tiếp nhiều vụ phạm pháp của người Việt Nam đi công tác hoặc làm việc tại nước ngoài đã làm tối tăm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Photo VN-Express

Bà Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, đang trao đổi với các tay buôn sừng tê giác ngay trước cổng Tòa đại sứ Việt Nam. Photo courtesy of VNExpress

Từ Nhật Bản, đến châu Úc , đến Nam Phi, hàng loạt những vụ phạm pháp đã khiến báo chí Việt Nam bắt đầu lên tiếng, đặt vấn đề về “thể diện quốc gia.”

Tháng 11 năm 2008, báo chí bắt đầu nói đến trường hợp Bí Thư Thứ Nhất Toà Đại Sứ Việt Nam tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác.

Sang tháng 12, báo chí Nhật Bản đưa tin một phi công của Vietnam Airlines chuyển hàng đánh cắp từ Nhật về Việt Nam. Khoảng 50 người, vừa là phi công vừa là tiếp viên của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines cũng bị đưa tin là dính dáng vào dịch vụ loại này.

Hồi tháng Bảy cùng năm, một tiếp viên hàng không của hãng này bị bắt khi vận chuyển bất hợp pháp hơn 330,000 Euro từ Ðức về Việt Nam.

Hồi đầu năm, một phi công khác cũng của Vietnam Airlines bị bắt giữ ở phi trường Sydney, Úc, vì vận chuyển một số tiền lớn ra khỏi nước này, và liên can đến một số đường dây rửa tiền và buôn bán ma túy.

Gần đây nhất, và vẫn còn âm ỉ chưa có hồi kết, là vụ một quan chức của Thành Phố Hồ Chí Minh bị cáo buộc nhận hối lộ lên đến nhiều triệu Mỹ kim từ các viên chức công ty PCI của Nhật Bản.
Bị coi thường và xâm hại

Những vụ phạm pháp, mà người vi phạm là những đại diện chính thức của Việt Nam ở nước ngoài, hay quan chức Việt Nam trong nước, hay nhân viên chuyên môn của các công ty nhà nước, đã khiến báo chí Việt Nam bắt đầu lên tiếng. Chẳng hạn, tờ Lao Động, ngày 19 tháng 12 có bài viết “Thể Diện Quốc Gia,” với câu mở đầu, rằng “Thể Diện Quốc Gia đang bị coi thường và xâm hại.”

Một nhà báo Việt Nam, yêu cầu không nêu tên, cho rằng đặt vấn đề thể diện quốc gia như vậy là “đúng, nhưng khá trễ.” Anh đặt câu hỏi: đâu là nguyên do của tất cả vấn đề.

“Tiếc là cho đến giờ phút này, chuyện tuyển chọn, đặt để cá nhân tham gia vào công việc có tính chất đại diện cho quốc gia, dân tộc, vẫn xem phẩm chất chính trị là hàng đầu. Thậm chí, cho đến giờ phút này, nếu không có phẩm chất chính trị đủ để Đảng và Nhà Nước tin cậy, vẫn khó có thể đảm đương những nhiệm vụ bình thường, như chủ tịch xã, chủ tịch phường.”

Thể diện quốc gia không phải đến bây giờ mới được nêu ra. Báo chí Việt Nam đã nhiều lần trong quá khứ nhắc đến điều này. Nhà báo ẩn danh cho rằng cách đặt vấn đề thì đúng, nhưng “vấn đề sẽ không được giải quyết toàn diện nếu không nêu được căn nguyên.” Anh nói, tại Việt Nam hiện nay, “phẩm chất đạo đức hiện nay vẫn được xem đồng nghĩa với phẩm chất chính trị.”

Một người Việt Nam, ông Đỗ Thông Minh, sống tại Nhật Bản từ nhiều thập kỷ nay, cho rằng vụ chuyển hàng ăn cắp mà báo chí Nhật Bản nêu ra là điều đáng buồn vì liên quan đến danh dự.

“Đây là điều đáng buồn, liên quan đến danh dự của người Việt Nam. Thật ra, điều này đã xảy ra từ lâu rồi. Tiếp viên Hàng Không Việt Nam không chỉ mang đồ ăn cắp về Việt Nam, mà còn mang đồ ăn từ Việt Nam sang nữa.”

Vụ ăn cắp và vận chuyển hàng ăn cắp, theo báo chí Nhật Bản, liên quan đến một đường dây lên đến 85 người. Trong số này, nhiều người là “tu nghiệp sinh.”

Ông Đỗ Thông Minh phân tích, rằng “tu nghiệp sinh” là một cách “vận dụng” chữ nghĩa của các công ty Nhật Bản. Về bản chất, tu nghiệp sinh chính là lao động xuất khẩu theo cách nói của người Việt Nam.

“Trong vụ này, có 2 người đang bị xử. Hai người này đi lao động. Họ nói lương của họ ít quá. Lương của họ là 700 Mỹ kim nhưng họ phải gởi về Việt Nam 500 Mỹ kim để trả nợ tiền ký quỹ lúc ra đi. Còn có 200, họ nói sống không đủ nên phải đi ăn cắp”

Khi nhắc đến khái niệm “thể diện quốc gia,” có lẽ nhiều người còn nhớ là gần đây một lãnh đạo tinh thần của một tôn giáo ở Hà Nội đã từng lên tiếng về điều này. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, trong bài nói chuyện trước đại diện Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20 tháng Chín, năm 2008, nói rằng:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.

Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

Lời phát biểu vừa rồi, vào thời điểm tháng Chín vừa qua, đã bị rất nhiều cơ quan truyền thông Việt Nam cắt ngắn, rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt “cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam.”

Và tiếp sau đó là cả một chiến dịch bôi nhọ, dựa trên lời phát biểu đã được cắt xén này. Để rồi đến bây giờ, cũng phải nói đến ‘thể diện quốc gia.’

No213: Tại sao cách mạng cộng sản không xẩy ra ở những nước Tây Âu ? «

TẠI SAO CÁCH MẠNG CỘNG SẢN LẠI XẨY RA

Ở NGA, TÀU, VIỆT NAM, MÀ KHÔNG Ở TÂY ÂU



Nhìn vào lịch sử cận đại, nhất là nghiên cứu lịch sử phong trào cộng sản của thế kỷ 20, một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là : « Tại sao cách mạng cộng sản lại xẩy ra ở Nga, Tàu, Việt Nam, mà không xẩy ra ở những nước Tây Âu ? « . Chúng ta sẽ cùng nhau trả lời câu hỏi này. Ở đây chúng ta lấy 3 nước tiêu biểu theo cộng sản là Nga, Tàu và Việt Nam, vì giới trí thức tả của ba nước này hầu như tự nguyện theo cộng sản, cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một thần dược, trị bá bệnh ; không dè nó là một độc dược, mang lại tất cả mọi bệnh. Chúng ta không nói đến những nước Đông Âu bắt buộc theo cộng sản vì dưới gót giày của quân đội chiếm đóng Liên sô.

I ) Quan niệm cách mạng tất yếu của K. Marx và với quan niệm này, thì cách mạng tất yếu chỉ xẩy ra ở những nước kỹ nghệ tân tiến như ở các nước Tây Ây..

K. Marx mở đầu quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng sản bằng câu : « Lịch sử của bất cứ xã hội nào cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp » ( Le manifeste du Parti communiste – trang 19 – Union générale d’Editions – 1962 – Paris )

Thật vậy, Marx chủ trương bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và đã đơn giản hóa lịch sử, đơn giản hóa xã hội bằng cách cho rằng xã hội chia thành hai giai cấp. Giai cấp chủ nhân thì càng ngày càng giàu và càng ít, giai cấp thợ thuyền thì càng ngày càng đông và càng nghèo. Từ đó, hố ngăn cách giữa hai giai cấp càng ngày càng lớn, đi đến cách mạng tất yếu. (1) Marx viết : « Sự phát triển kỹ nghệ nặng đã đào hố sâu dưới chân giai tầng tư sản, dưới mảnh đất mà chính giai tầng này đã xây dựng lên hệ thống tư hữu của mình. Giai tầng tư sản đã tự đào mồ chôn mình. » ( Sách đã dẫn – trang 34).

Và K. Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ xẩy ra ở những nước tư bản, đã đạt đến trình độ kỹ nghệ cao ; vì chỉ ở những nước này mới có giai cấp vô sản, giai cấp cách mạng nhất. Ông viết tiếp :

« Trong tất cả những giai cấp chống lại giai cấp tư sản hiện nay, giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất thực sự cách mạng. » ( Sách đã dẫn trang 31).

Chính vì vậy mà K. Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ xẩy ra tại các nước kỹ nghệ. Tuy nhiên Marx đã chờ cách mạng tất yếu cả cuộc đời ; lúc đầu Marx tin tưởng nó xẩy ra ở Anh, nước kỹ nghệ đầu tiên. Cách mạng cộng sản không xẩy ra ở Anh ; Marx quay sang mong chờ ở Đức, sau đó tới Pháp. Nhưng cách mạng tất yếu cộng sản cũng không xẩy ra cho tới khi Marx chết.

Cách mạng tất yếu cộng sản không xẩy ra tại các nước kỹ nghệ như Marx tiên đóan là do nhiều nguyên do ; trong trong đó có một lý do chính : Đó là giai tầng sỹ phu trí thức của những nước này đã biết rõ tính chất không tưởng và sai lầm của lý thuyết Marx ; chẳng hạn như ở vùng Trèves, nam Đức, gần Pháp, nơi sinh trưởng của Marx, người ta có thấy tượng của Marx với hàng chữ ở dưới : Đây là nơi sinh trưởng của Marx ; nhưng ở đây người ta cũng không chấp nhận tư tưởng của ông. Ở Đức, người dân đánh giá những người như Goeth, Kant, Hégel cao hơn Marx nhiều. Những người như nhà triết học Proudhon ( 1809-1865), cùng thời với Marx (1818-1883), đã cho rằng lý thuyết của Marx nếu được áp dụng, thì sẽ trở thành con sán lãi của xã hội ; những người sau này như Bernstein (1850-1932), thì cho rằng lý thuyết của Marx không có gì là khoa học. Còn bà Rosa Luxemboug( 1871-1919) thì chỉ trích mạnh mẽ quan niệm độc tài vô sản, nhất là cách mà Lénine cướp chính quyền và tổ chức một đảng độc tài, đứng sau một nhà nước độc tài. Theo bà, những cái này là hoàn toàn đi ngược với tinh thần xã hội chủ nghĩa ; vì những nguyên tắc chính của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do, dân chủ.

Ba mươi bốn năm sau khi Marx chết (1883), Lénine( 1870-1924) làm cách mạng cộng sản ở một nước không có kỹ nghệ cao.

Và ở điểm này, người ta đặt câu hỏi : « Tại sao cách mạng cộng sản lại xẩy ra một cách không tất yếu ở Nga ? «

I I ) Tại sao cách mạng cộng sản lại xẩy ra ở Nga, Tàu và Việt Nam

Đức Datlai Lama có nói : « Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh xôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời. »

Thật vậy, nếu chúng ta xét sự thành hình của 3 chế độ cộng sản Nga, Tàu và Việt Nam, thì đều thấy xuất hiện ở cuối 2 trận thế chiến, Thế Chiến Thứ Nhất với Nga,Thế Chiến Thứ Hai với Tàu và Việt Nam.

Chính Mao trạch Đông, khi tiếp tướng Anh, Lord Mountbatten, Tư lệnh Hải quân Đồng minh ở vùng Đông Nam Á, vào Đệ Nhị Thế Chiến, không ngần ngại, dấu diếm tuyên bố : « Nếu không có chiến tranh Trung - Nhật và Thế Chiến Thứ Hai, thì đảng cộng sản không bao giờ có chính quyền. »

Đối với Lénine, ông ý thức rất rõ là không thể nào ngồi chờ cách mạng tất yếu như Marx, mà phải làm cách mạng, quan niệm hạ tầng cơ sở kinh tế gồm sức sản xuất và tương quan sản xuất sẽ quyết định thượng tầng gồm tổ chức nhà nước, luật pháp, triết học, thẩm mỹ của K. Marx là không thực tế. Chính vì vậy mà Lénine nói : « Nếu không có ý thức cách mạng, thì không có cách mạng. « Đây là câu nói có nghĩa là phải dùng thương tầng để thay đổi hạ tầng. Thực tế cộng sản từ nhà nước cộng sản đầu tiên do Lénine lập ra cho tới nay ở những nước cộng sản là đã dùng thượng tầng để ép hạ tầng, dùng công an, thông tin tuyên truyền để đàn áp, ru ngủ, đánh lạc hướng dân.

Thật ra, cuộc cách mạng Tháng 10/1917 ở Nga chỉ là sản phẩm của Lénine, Trotski và những người đấu tranh chính trị nhà nghề, lợi dụng tình thế nước Nga lúc gần cuối Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1917), với sự giúp đỡ của Bộ Tham Mưu Đức dưới chế độ quân chủ của vua Guillaume, tạo ra. Đây chỉ là một cuộc đảo chính, với sự thờ ơ của dân và ngay cả thợ thuyền. (1) Chính vì vậy mà Karl Kautski ( 1854-1938), nhà lý thuyết của đảng Xã hội dân chủ Đức, cùng hoạt động với Lénine và là lãnh tụ của Đệ Nhị Quốc Tế Cộng sản, đã cho rằng « cuộc cách mạng « , do Lénine làm ra chỉ là cuộc cách mạng « đẻ non, sớm muộn sẽ hoài thai « . Kautski cũng như bà Rosa Luxemboug tin rằng những nguyên tắc chính và đầu tiên của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do, dân chủ. Ông cho rằng chế độ đại nghị, qua những cuộc bầu cử tự do thật sự sẽ giúp thợ thuyền thực hiện những quyền tự do căn bản của mình. Lénine đã chỉ trích ông mạnh mẽ trong quyển Chủ Nghĩa tả khuynh, bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản ( Le Gauchisme, la maladie infantile du communisme ). Ngày hôm nay sau gần 100, người ta mới thấy chính Lénine mới là ấu trĩ, cuộc cách mạng Nga chỉ là một cuộc cách mạng đẻ non và đã hoài thai, khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Nga sô đầu năm 1991.

Cách mạng cộng sản Tàu và Cách mạng cộng sản Việt Nam cũng vậy, cũng chỉ là những cuộc cách mạng đẻ non, sớm muộn sẽ hoài thai.

Thật vậy, khi đảo chánh thành cộng, Lénine tìm cách xuất cảng « cách mạng « , đã lập ra trường đại học Đông phương, huấn luyện cho những người như Lưu thiếu Kỳ, Chu ân Lai, Đặng tử Bình, Dương thiệu Côn v. v.. của Tàu, và Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê hồng Phong v.v.. của Việt Nam, để làm cách mạng đẻ non ở những nước này. Và tình thế đã tới, đó là cuối Đệ Nhị Thế Chiến, lợi dụng thời cơ, cùng sự giúp đỡ của Đệ Tam Quốc tế, hai đảng cộng sản ở hai xứ này, nổi lên cướp chính quyền. Vụ cướp chính quyền ở Tàu hơi khác, nhưng cũng nhờ tình thế và sự giúp đỡ của Đệ Tam Quốc tế như chính Mao đã nói với tướng Mounbatten.

Lý thuyết của Marx quả là không tưởng, sai lầm, mặc dầu ông đã bỏ ra hơn 1/3 nội dung quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng Sản, để phê bình những nhà tư tưởng trước ông như Robert Owen, Charles Fourrier, Saint Simon là không tưởng. Cách mạng cộng sản Nga và cách mạng cộng sản Tàu, Việt Nam quả thật là cách mạng đẻ non.Chế độ cộng sản quả là một độc dược, mang lại mọi thứ bệnh cho kẻ nào theo nó (1). Hậu quả là lịch sử nhân loại, cũng như lịch sử các nước cộng sản, đã có những trang sử đau thương, đẫm máu ; nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu bằng trang sử cộng sản. Nga đã từ bỏ cộng sản. Mong rằng những nước cộng sản còn lại, trong đó có Tàu và Việt Nam, sớm từ bỏ chế độ này ; vì ngày nào còn cộng sản, thì còn đau thương cho dân tộc và đất nước..

Paris ngày 24/12/2008

Chu chi Nam

(1) Xin Qui vi xem : « Tại sao cách mạng tất yếu không xẩy ra tại các nước Tây Âu, mà lại xẩy ra tại những nước cộng sản « , « Phê bình lý thuyết của Marx » , « Chế độ cộng sản, đống tro tàn… « , trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

No212: Tương lai nào cho năm 2009

Năm 2009 đứng trước một tương lai với nhiều ẩn số.

Các nhà kinh tế-xã hội đã dự đoán trật lất cho nhiều sự kiện trong năm 2008. Thử ghi lại vài điều:

- “Barack Obama không có khả năng đánh bại Hillary Clinton trong cuộc bầu cử của đảng Dân Chủ, dù chỉ ở một tiểu bang” – William Kristol, “Fox News Sunday”, 17/12/2006. Không những B. Obama giành chiến thắng mà còn trở thành Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.

- “Sự đe doạ cho vận tải biển đã giảm đi nhiều hơn người ta tưởng. Thứ nhất, các tàu chở dầu được bảo vệ tốt trước các cuộc tấn công hơn mức chúng ta nghĩ tới. Thứ nhì, rất ít khả năng các cuộc xung đột địa phương trong tầm ngắn có thể gây tác hại đáng kể đối với các phương tiện vận chuyển” – Dennis Blair và Kenneth Lieberthal, “Foreign Affairs”, 5-6/2007. Kết cục: Trong năm 2008, hải tặc đã cướp đi hơn 50 tàu. Gần nhất đây, ngày 15/11/2008, hải tặc đã cướp tàu chở 2 triệu thùng dầu trên Ấn Độ Dương.

- “Peter viết: Tôi có nên bất an về khả năng tiền tệ của Bear Stearns và rút tiền của mình ra? Không, không, không! Bear Stearns không hề có khó khăn. Có nghĩa là, thậm chí nếu chuyện gì xảy ra thì sẽ có ai đó tiếp nhận. Bạn đừng rút tiền ra khỏi Bear! Bạn đừng làm kẻ ngốc!” – Jim Cramer, CNBC – “Mad Money”, 11/03/2008. Chỉ 6 ngày sau, Bear Stearns rối loạn vì tiền bị rút ra ào ạt, cổ phiếu sụt giá 90% và JP Morgan Chase mua lại với giá vài xu…

- “Ai đó nói rằng, chúng ta đang có suy thoái kinh tế hay đang tiến tới nó – mà trước hết là những ai nói về thời Đại Khủng Hoảng – là tự mình đưa ra một định nghĩa cho từ “suy thoái” – Donald Luskin, “The Washington Post”, 14/09/2008. Một ngày sau, Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Các Blogers gọi Trend Macrolytics, giám đốc về đầu tư, là “người ngu ngốc nhất còn sống”.

- “Tôi tin rằng, chúng ta sẽ thành công trong việc ổn định hệ thống ngân hàng. Không ai còn đưa ra câu hỏi rằng, liệu một định chế nào đó phá sản, thì chúng ta không có khả năng làm gì nữa?” – Henry Paulson, “National Public Radio”, 13/11/2008. Dù được quốc hội bơm 700 tỷ đôla, 300 tỷ đã bắn phá trong nửa tháng 11/2008 để mua lại trực tiếp cổ phần của các ngân hàng, chẳng cần chờ lâu, cổ phiếu của Citigroup trong một tuần giảm 75% và lần đầu tiên trong 14 năm, dưới 5 đôla…

- Ngày 20/02/2004, Ben Bernanke, (giám đốc Federal Reserve ít lâu sau) nói trước Hiệp hội Kinh tế Phương Đông rằng, kinh tế thế giới đang đi vào kỷ nguyên ổn định về lạm phát và sản xuất. Sự đột biến giảm thiểu làm cho khả năng suy thoái trở nên ít hơn và yếu hơn!…

Bốn năm trước đây, sau khi quả bóng ngành công nghiệp IT xì hơi và vụ khủng bố WTC 11/09/2001, thế giới khởi sắc lại. Châu Á tăng trưởng cao. Hoa Kỳ và châu Âu khá ổn thoả, đáng tin. Nam Mỹ bắt đầu đi thẳng. Châu Phi từ tận cùng đứng lên. Tất cả những điều này được xem là thành quả của chính sách rót vốn mạnh bạo và tự điều chỉnh của kinh tế tự do, của phi tuần hoàn tiền tệ và bài toán ngân hàng hiện đại!

Thế giới đó không còn nữa! Chỉ trong nửa cuối của 2008, hàng loạt ngân hàng hàng đầu phá sản, thị trường tài chính ngạt thở, thất nghiệp ngày mỗi tăng, sản xuất suy sụp, giá nguyên liệu và thậm chí thực phẩm biến động chóng mặt, giá dầu tụt hoang dại, từ 147 đôla/thùng vào tháng 7/2008 xuống 40 đôla/thùng vào cuối năm. Mô hình kinh tế tư bản mới –turbocapitalism - trong đó hiệu quả thị trường và nguồn vốn không kiểm soát định ra tiêu chuẩn cho cuộc chơi - chấm dứt!
B. Madoff, trùm lửa đảo tài chính thế kỷ XXI của Wall Street
Nguồn: NYTimes.com
Cơn địa chấn tài chính xảy ra tại Mỹ làm rung chuyển địa cầu, còn hơn các vụ khủng bố của quân quá khích Hồi giáo. Thay vì lòng căm thù, là lòng tham vô đáy. Thay vì bom tự sát là các phương tiện tài chính tự do. Thay vì hàng ngàn người chết là hàng triệu người mất việc làm, bàng hoàng trước đói nghèo. Kẻ thù của nước Mỹ không từ bên ngoài mà nằm ngay trong hệ thống! Lỗi không phải chỉ của các ông chủ ngân hàng, mà còn từ mô hình do các nhà kinh tế tạo ra. Món rủi ro nhiều ngàn tỷ đôla, kiểu “subprime loan”, được “Wall Street” đóng vào chiếc hộp nhỏ với những tên gọi tắt mỹ miều ABS, MBS, CDS, ít ai hiểu nó là cái quái gì*. Cứ thế người ta chuyền tay bán cho nhau, từ hai bờ đại dương của nước Mỹ đi tới các trung tâm tài chính khác, giá cao dần lên cho đến khi bục vỡ. Hoa Kỳ ngã bệnh kéo theo sự khốn đốn cho nhiều ngành công nghiệp, thương mại tại hầu khắp các quốc gia vốn chẳng dính dáng tý gì tới khủng hoảng bất động sản và đời sống xa xỉ của người Mỹ… bằng tiền nợ! Chính thế, Barry Bosworth, chuyên gia kinh tế của “Brooking Fund” tại Washington nói (“Gazeta Wyborcza” 27/12/2008): “Hoa Kỳ dường như là nước duy nhất trên thế giới mà ai đó khi hết khả năng trả nợ thế chấp (thậm chí chẳng bao giờ có khả năng vẫn vay được tiền mua nhà...), chỉ đơn giản trả chìa khoá cho ngân hàng, chẳng hề chịu hậu quả gì, bằng cách đại loại như tuyên bố phá sản. Điều này giờ đây phải chấm dứt”.

Toàn cầu hoá với nhiều tích cực nhưng cũng lắm hiểm nguy. Các nước vô tình hoặc hữu ý gắn kết lẫn nhau. Giờ đây, “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà”.

Nữ nhà văn nổi tiếng Canada - Marganet Atwood, gọi mối ràng buộc giữa con nợ lớn nhất Hoa Kỳ và chủ nợ lớn nhất Trung Quốc là hai anh em song sinh dính chung sườn. Hay hơn, nhà sử học Anh quốc - Niall Ferguson, đưa ra khái niệm “Chimerica”, gọi đây là quan hệ vợ chồng… (bất đắc dĩ?). “Người vợ tiêu xài tiền làm ra của anh chồng cần cù và tiết kiệm” – Niall Ferguson nói.

20% ngoại tệ dự trữ của Bắc Kinh được “cất giữ” trong két của hai tập đoàn “Freddie Mac” và “Fannie Mae” vừa mới qua cơn thập tử nhất sinh bằng liều chích tiền cực mạnh của quốc hội Mỹ. “Chimerica” phải tiếp tục cho Barack Obama vay tiền ưu đãi (nhỉnh hơn 4%) để tái thiết hệ thống tài chính và kích hoạt kinh tế qua đầu tư xây dựng hạ tầng. Còn Bắc Kinh thì phải bám giữ thị trường tiêu thụ lớn nhất để phát triển. Người Mỹ cười cay đắng khi Bộ trưởng ngân khố Paulson suýt té ngửa vì câu tuyên bố của phó thủ tướng Trung Quốc Wang Qishan tại Washington trong 12/2008: “Chúng tôi tin rằng phía Mỹ sẽ xúc tiến mọi biện pháp để ổn định thị trường tài chính và bảo đảm an toàn cho đầu tư của Trung Quốc tại Hoa Kỳ”!

Ông Marx có lẽ đang ôm bụng cười dưới mộ. Cách đây chỉ 20 năm, người Mỹ thà chặt đứt tay mình còn hơn là nói tới quốc hữu hoá ngân hàng.

Một trật tự mới hình thành: Nhà nước can dự điều chỉnh/kiểm soát kinh tế tự do. Mỹ mua lại cổ phần của các nhà băng và hãng bảo hiểm. Trung Quốc và Nga ngoài việc kiểm soát các ngành kinh tế chủ chốt còn mở quỹ đầu tư (một phần lớn dự trữ ngoại tệ đầu tư bằng cổ phiếu trong các tập đoàn của Mỹ và phương Tây). Tương tự như thế với Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan… Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay kinh tế tư bản chủ nghĩa có kiểm soát trong giai đoạn mới?

Người ta bỗng phát hiện ra sự tằng tịu trớ trêu giữa chủ nghĩa tư bản với chế độ chuyên chế mà Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Đến thời Putin, tiến trình này được thực hiện mạnh hơn qua việc nắm tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới Gazprom, quốc hữu hoá Jukos, thiết lập cường quốc nguyên liệu và vị trí của nước Nga trên thị trường và sân khấu chính trị.

Thế giới đang đứng trước những thử thách to lớn. Cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất - G20 - tại Washington chỉ gói gọn thiện chí trong tấm hình chụp chung. Các cường quốc cũ thiếu tự tin, các cường quốc mới ngồi lắng nghe, chia sẻ. Thế giới đa cực vẫn chờ tiếng nói của siêu cường quốc Hoa Kỳ. Không có Hoa Kỳ, thật khó đưa ra quyết định ngay cả trong lúc nước sôi lửa bỏng tài chính này. Liên hiệp châu Âu lúng túng, gồng mình và sẽ đứng bên lề nếu trong tương lai gần không đưa ra được chính sách chung sau thất bại về hiến pháp và hiệp ước Lisbon còn bỏ ngỏ. Ấn Độ đang bất ổn về chính trị. Trung Quốc với nhiều biến động xã hội và khoảng cách giàu nghèo quá lớn. Nước Nga với giá dầu đi xuống và dân số giảm sút quá lớn…

Nhưng chỉ số hiện tại còn xa với thời kỳ Đại Hủng Hoảng những năm 30, khi mà hàng ngàn ngân hàng phá sản, tổng thu nhập của Mỹ giảm 30%, thất nghiệp 25%...

Thế giới sẽ vượt qua khó khăn với những điều kiện tiên quyết. Phải giới hạn các cuộc xung đột khu vực để không lan rộng thành chiến tranh ở quy mô lớn, đặc biệt với vùng Cận Đông khi lửa đã bắt đầu cháy từ mấy hôm nay trên dải Gaza của Palestin. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama – niềm tin, hy vọng của nước Mỹ và cả thế giới – phải tái tạo được uy

Barack Obama: Yes, We can! Nguồn: Z.about.com
tín và vai trò lãnh đạo trong một không gian cởi mở, bình đẳng giữa các cường quốc. Việc trúng cử tổng thống tự nhiên đã cho B. Obama tư thế có lợi. Nhưng ông không phải là Đấng Cứu Thế. Lợi thế ấy cũng có thể là vật cản chân ông trước những biện pháp cải cách dứt khoát và đau đớn. Hoa Kỳ phải tận dụng mọi biện pháp và bài học chống khủng hoảng, suy thoái trong quá khứ (Thụy Điển 1992, Á châu 1997, Hoa Kỳ 2001) để lành mạnh hoá toàn bộ hệ thống tài chính. “Change. Yes, we can!” – khẩu hiệu của ông, nếu thực hiện được thì hiệu quả của nó cũng chưa thể tới sau vài tháng mà phải vài năm.

Quốc gia có tiềm lực nhất có thể vén tay áo vào cuộc với Hoa Kỳ là Trung Quốc phải duy trì ổn định xã hội và phát triển dù ở mức thấp hơn. Nước Nga cũng vậy, nhất là đã bắt đầu dấy lên phản ứng của tầng lớp lao động do ảnh hưởng khủng hoảng mang tới nhanh hơn các dự đoán và ảo tưởng của chính quyền. EU phải cải tổ được cấu trúc định chế hiện nay…

Các nhà kinh tế - xã hội (lại) dự đoán rằng, vài năm tới đây các cường quốc sẽ chia nhau kiểm soát các khu vực chiến lược. Nga: năng lượng; Trung Quốc: công nghiệp; Hoa Kỳ: hệ thống tài chính được tái thiết.

Đã có quá nhiều lý thuyết tư tưởng và kinh tế mới sau thời chiến tranh lạnh. Thế nhưng nhân loại vẫn lâm nguy trước cơn bệnh khủng hoảng toàn cầu. Những liều thuốc trấn an đã và đang được sử dụng có tác dụng tới đâu? Ít ai dám đoán trước thế giới đầy bất trắc, biến động và khó tin như hôm nay!

Chú thích: ABS: Asset-Backed Security ; MBS: Mortgage-Backed Security; CDS: Credit Default Swap.

วันจันทร์ที่ 29 ธันวาคม พ.ศ. 2551

No211:Trung Quốc cần thay đổi chính trị

Năm 1978, Ðặng Tiểu Bình được phục hồi với quyền lực cao nhất Trung Quốc và đến cuối năm ông bắt đầu cải tổ kinh tế. Tuần trước, ông Hồ Cẩm Ðào đã long trọng kỷ niệm 30 năm chương trình thay đổi này, kể công đảng Cộng Sản đã mở cửa nên dân chúng mới được ấm no. Không ai dám hỏi: “Còn cái tội đóng kín cả nước, thí nghiệm các chính sách tập thể hóa khiến cả xã hội chìm trong cảnh nghèo nàn chậm tiến, làm 30 triệu người chết đói, thì tội đó ai chịu?”

Người ta có thể bỏ qua chuyện quá khứ trước năm 1978. Nhưng khi nhìn đến hiện tại và tương lai, người ta vẫn phải đặt câu hỏi: Tại sao trong 30 năm nay đảng Cộng Sản vẫn kìm hãm tốc độ của việc cải tổ, không cho toàn dân được tự do kinh doanh và sống trong một xã hội có luật pháp bảo đảm, như các nước tiền tiến trên thế giới? Cụ thể hơn, tại sao bây giờ đảng Cộng Sản vẫn không chịu cải tổ về chính trị để những người dân thấp cổ bé miệng được tham dự vào quá trình quyết định số phận của chính mình, như trong việc chọn người lãnh đạo địa phương và trung ương? Ðó là những câu hỏi mà nhiều người dân Trung Hoa đang nêu lên, bằng lời nói và bằng hành động. Lời nói, có bản Hiến Chương 08, còn các công nhân đình công khắp nơi đã dùng hành động đình công để nêu ý kiến đòi quyền tự do lập nghiệp đoàn.

Trước kia, các đảng Cộng Sản Liên Xô, Trung Quốc cũng như Việt Nam thường hay vẽ ra những “kế hoạch” dài hạn và ngắn hạn. Các kế hoạch đó không biết thực hiện được hay không nhưng đọc thấy báo cáo lúc nào cũng rất hay.

Tuy nhiên, công việc gọi là “cải tổ” ở Trung Quốc hay là “đổi mới kinh tế” ở Việt Nam thì không có một “kế hoạch” nào cả. Tất cả chỉ gồm những ý kiến nhỏ được thử nghiệm dần dần, nói theo lối ông Ðặng Tiểu Bình ví von, giống như dùng bàn chân “dò đá qua sông.” Công cuộc cải tổ bắt đầu từ chính sách thả lỏng cho nông dân được làm khoán, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, ý kiến đó đã tự phát sinh vì chính các nông dân đói quá phải làm liều và thành công, sau đó được nêu lên làm gương cho các nơi khác theo.

Tháng 12 năm 1978, một nhóm nông dân thuộc “công xã nhân dân” làng Tiểu Cương, tỉnh An Huy vì đói quá nên đã họp bí mật và ký kết với nhau: Họ sẽ chia ngũ cốc thu hoạch được theo sức đóng góp của các xã viên, ai làm nhiều được hưởng nhiều, thay vì chia đồng đều theo tiêu chuẩn của nhà nước. Hành động này vào thời đó có thể bị kết tội “phản cách mạng,” đáng chém đầu! Ðằng nào cũng chết, những viễn ảnh chết đói chắc chắn sẽ xẩy ra nếu không dám liều, còn viễn ảnh bị giết vì tội “phản động” thì may ra còn có thể thoát. Khi các cán bộ cấp trên biết bản thỏa hiệp bí mật này, họ phải làm ngơ vì biết nông dân đang chết đói dần mòn. Tới vụ mùa năm đó, số sản xuất của công xã tăng vọt lên, và cả xã thoát khỏi nạn đói. Khi chính quyền cộng sản ở trung ương biết chuyện xẩy ra ở Tiểu Cương, không những họ làm ngơ không truy tội, họ còn đến tận nơi nghiên cứu rồi từ đó cho phép áp dụng trên toàn quốc. Ðó chính là bước đầu công cuộc “cải tổ kinh tế” của Ðặng Tiểu Bình, cho phép người Trung Hoa trở về “làm ăn theo lối cũ.” Không phải các “lãnh tụ” anh minh nẩy ra ý kiến và lập kế hoạch đổi mới kinh tế ở Trung Quốc. Chính các nông dân đã khơi mào cuộc cách mạng này! Dân làng Tiểu Cương may mắn hơn ông Kim Ngọc ở Vĩnh Phú nước ta, chỉ vì muốn giúp dân đỡ đói mà bị hạ tầng công tác!

Sở dĩ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc đó đã đồng ý với Ðặng Tiểu Bình, bởi vì họ không có đường nào khác. Sáu, bẩy trăm triệu dân Trung Hoa đã kiệt quệ sau những chiến dịch lớn huy động toàn dân như “chống hữu phái,” “trăm hoa đua nở,” “bước nhẩy vọt” hoặc cuộc “cách mạng văn hóa vô sản” điên rồ của Mao Trạch Ðông. Nếu không thay đổi, có thể sinh đại loạn.

Nhưng trong 30 năm qua, công việc đổi mới kinh tế ở Trung Quốc vẫn theo lối “dò đá qua sông” của Ðặng Tiểu Bình. Cộng Sản Trung Quốc đã “dò đá” dưới lòng sông bằng cả hai bàn chân, và hai bàn chân của họ thường không đồng ý với nhau, có khi chân nọ còn đá chân kia nữa. Sau khi cởi trói cho nông thôn, kết quả trông thấy là nông dân được tự do dùng ruộng đất đã gia tăng năng suất lao động; bước thứ nhì Ðặng Tiểu Bình muốn cải tổ các lãnh vực công nghiệp và thương mại, đã bị cản trở ngay từ trong Bộ Chính Trị. Nhiều lãnh tụ “cộng sản chân chính” không chịu tiến thêm bước nữa. Bàn chân trái chống lại bàn chân phải, vì họ không thể chấp nhận được việc mở cửa giao thương với các nước tư bản. Họ cũng không thể chấp nhận cho tư nhân tổ chức việc sản xuất và trao đổi hàng hóa, những hành động vẫn bị chủ nghĩa Mác Lênin kết án là bóc lột. Chính ông Ðặng Tiểu Bình đã dùng uy tín của riêng ông đưa bàn chân phải tiến thêm bước nữa, khi ông mở một cuộc du hành đến các khu chế xuất ở Thẩm Quyến, Hạ Môn. Các ngôi làng nhỏ đã biến thành những thành phố, không khác gì dân làng Tiểu Cương đã thoát nạn đói. Ðặng Tiểu Bình dùng cơ hội đó ca ngợi những tiến bộ kinh tế đạt được sau khi bắt chước cách tổ chức sản xuất và tiếp thị theo lối tư bản. Bàn chân phải báo tin cho chân trái biết rằng kết quả thấy tốt, cần phải tiến tới! Những bước thay đổi sau cũng vậy, đều là những bước dò đá qua sông chen lẫn với những cuộc xung đột giữa chân phải và chân trái, có khi tiến khi lui. Hiện nay khuynh hướng của cộng sản Trung Quốc là ngừng lại, phe thoái bộ có vẻ đang thắng thế.

Con đường cải tổ kinh tế mò mẫm và ngập ngừng của đảng Cộng Sản Trung Quốc tạo ra hai hậu quả xấu đáng lẽ có thể tránh được.

Về mặt kinh tế, chính sách rụt rè cản trở việc xây dựng những định chế tài chánh cần thiết cho nền kinh tế thị trường, những định chế đó cũng giống như hạ tầng cơ sở vật chất của kinh tế. Vì phải thỏa hiệp với tư tưởng bảo thủ trì hoãn việc cải tổ, tới nay hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc vẫn chưa thay đổi cho đủ, để đóng đúng vai trò của nó là thu hút tiền vốn của toàn dân để chuyển tới những xí nghiệp có khả năng sử dụng vốn với hiệu năng cao nhất. Ở Trung Quốc hiện nay, nhà nước, tức là đảng Cộng Sản, làm công việc huy động và phân phối vốn, chứ không phải một hệ thống ngân hàng thực. Một bộ máy thư lại không thể nào làm thay công việc của một hệ thống ngân hàng tự do được. Bên cạnh hệ thống ngân hàng, các định chế khác như thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra còn ấu trĩ và lỏng lẻo, cũng không đóng được vai trò “trung gian tài chánh” (financial intermediation) qua đó xã hội chia sẻ và phân tản rủi ro cùng lợi nhuận. Các thị trường chứng khoán ở Trung Quốc hiện nay có vẻ như những sòng bài nhiều hơn là thị trường thật sự.

Hậu quả xấu thứ hai là về mặt xã hội. Ðảng Cộng Sản vẫn thu hẹp các cuộc tranh luận về đường lối quốc gia bên trong nội bộ đảng, hạn chế sự tham gia của người ngoài vào một thiểu số các nhà trí thức được đảng trợ cấp để nghiên cứu, nhưng không được tự quyết định ngay cả việc phổ biến các công trình nghiên cứu của mình.

Vì giới hạn sự tham dự của nhân dân như vậy, cho nên lớp người hiện nay đang tranh luận quyết định đường lối sống cho hơn một tỷ người Trung Hoa là các đảng viên cao cấp, họ nằm trong những mạng lưới khai thác quyền lực để chia nhau tài lợi. Ðó là một mạng lưới tham nhũng. Các chính sách họ bàn nhau không phản ảnh quyền lợi chung của quốc gia mà trước hết là để phục vụ quyền lợi của mỗi nhóm.

Khi những nhóm đang nắm quyền tranh luận để quyết định đường lối, họ sẽ thiên về việc giữ người tình trạng hiện có, là tình trạng mà họ đã quen, đã biết cách khai thác và đang hưởng lợi. Vì vậy, họ sẽ tập trung thêm quyền quyết định vào guồng máy nhà nước, ở trung ương cũng như ở các tỉnh. Và họ sẽ ngăn cản những bước cải tổ cần thiết khác. Ngược lại, những người bị gạt ra bên lề sẽ tìm cách ngóc đầu dậy và phản đối. Sự chênh lệch giầu nghèo, do chính sách kinh tế tạo ra, càng làm cho mâu thuẫn giữa bên thống trị và bên bị trị gay gắt hơn. Hai lớp người bị gạt ra bên ngoài những cuộc tranh luận về đường lối quốc gia là các nhà trí thức độc lập và giới nông dân lao động.

Tuần trước trong mục này đã tường thuật về Hiến Chương 08, khởi đầu với 300 nhà trí thức, ký bản hiến chương đòi tự do và thay đổi hệ thống chính trị, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền. Nhóm này đã được mấy ngàn người khác ký tên thêm ủng hộ.

Những yêu cầu của Hiến Chương 08 như bãi bỏ chế độ hộ khẩu, cho nông dân được mua bán ruộng đất tự do có thể coi là những đòi hỏi cơ bản để cởi trói cho nông dân Trung Quốc hiện giờ. Hiện Trung Quốc có hơn một trăm triệu nông dân đi tìm việc ở thành phố, không hộ khẩu, tức là mất hầu hết những quyền lợi xã hội của các công dân. Cơn suy yếu kinh tế đang diễn ra đang đẩy các nông dân đó trở về làng. Báo chí của đảng Cộng Sản cho biết năm nay đã có gần 5 triệu người trở về làng trước khi có đợt hồi hương ăn Tết. Báo chí nhà nước cũng tiên đoán sang năm sẽ có gần 7 triệu công nhân lưu động này thất nghiệp, nhưng con số chắc sẽ cao hơn. Những đòi hỏi tự do của giới trí thức đang trùng hợp với quyền lợi thiết thực của giới lao động, đó là một hiện tượng mà chính quyền cộng sản đang lo theo dõi.

Một lực lượng khác cũng đang đòi hỏi cải tổ nhanh hơn, là các công nhân. Theo báo chí của đảng cộng sản, trong năm nay số những cuộc đình công đã lên tới 60,000 vụ, tăng gấp đôi so với năm 2007. Một đặc điểm trong những cuộc đình công này là tình trạng lan tràn, nơi nọ hưởng ứng nơi kia, nhờ mạng lưới Internet. Ðiểm đặc biệt thứ hai là, ngoài việc đòi hỏi những quyền lợi về lương bổng như trước đây, các đại biểu công nhân đã công khai đòi quyền tự thành lập công đoàn độc lập của chính họ. Hiện nay ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, chỉ có một tổng công đoàn do đảng Cộng Sản kiểm soát.

Một điều đáng chú ý là các công nhân đình công đưa ra các đòi hỏi trên vẫn không bị bắt, cho thấy lực lượng của họ đủ mạnh khiến chính quyền phải nể nang. Ngược lại, chính quyền tìm cách cho công nhân được thỏa mãn những yêu cầu khác. Ở thành phố Thẩm Quyến, nơi bắt đầu cuộc cải tổ kinh tế sâu rộng của Ðặng Tiểu Bình gần 30 năm trước, bây giờ lại đi bước đầu trong việc sửa đổi luật lao động, cho phép các công nhân được đình công hợp pháp dễ dàng hơn. Thành phố này đã công nhận quyền thương thuyết tập thể các quyền lợi của người lao động, một bước để tiến tới các công đoàn độc lập. Thẩm Quyến cũng là nơi tỏ ý muốn thí nghiệm cho dân trực tiếp bàu cử những người lãnh đạo thành phố. Ý kiến này đã được đưa ra như một dự thảo kế hoạch để thăm dò, đảng Cộng Sản không thích nhưng đa số dân chúng tất nhiên hưởng ứng. Trong tuần trước, ông Du Khả Bình, thuộc viện nghiên cứu xã hội của đảng Cộng Sản đã đăng một bài trên báo chính thức bầy tỏ ý kiến Trung Quốc cần tiến thêm một bước căn bản, là cải tổ chính trị. Du Khả Bình (Yu Keping) là tác giả cuốn “Dân chủ là điều tốt ở Ðông cũng như Tây,” (Dân Chủ Cá Hảo Ðông Tây). Ông đề cao tính chất quang minh trong chế độ tự do dân chủ (transparency, người Trung Hoa lục địa dịch là Thấu Minh Ðộ). Ông Du Khả Bình là phó chủ tịch ủy ban dịch thuật nhà nước, nên ý kiến của ông còn rất bảo thủ; ông chỉ đề nghị chuyển hóa chế độ một cách tiệm tiến chứ chưa dám đòi thay đổi chính thể. Trong bài báo mới, ông đã nói đến công cuộc “Dân Chủ hóa,” mặc dù còn dè dặt không cụ thể như nhóm Hiến Chương 08. Nhưng càng nhiều người nói đến nhu cầu dân chủ hóa càng tốt!

Sau 30 năm cải cách kinh tế, Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn mới, vì người dân đang chứng tỏ ý thức về quyền lợi công dân của họ. Họ không chấp nhận cảnh một đảng độc quyền quyết định mọi việc cho cả quốc gia. Từ giới trí thức đến các công nhân và nông dân, họ đòi được tham dự. Không thể để yên cho một nhóm người trong đảng Cộng Sản quyết định mọi việc theo lối mò mẫm của họ. Ðể lập thế cân bằng với nhà nước, một xã hội công dân đang thành hình, các nhà trí thức đã tự lên tiếng, các công nhân đã tự hành động. Những người đóng vai công dân đang đòi được hưởng đủ các quyền công dân.

No210: Tám Giáo Dân Thái Hà yêu cầu báo đài đính chính về việc đưa tin sai sự thật

Vào ngày thứ Hai, 22 tháng 12 năm 2008, 8 giáo dân Thái Hà, là các bà Ngô thị Dung, Lê thị Hợi, Nguyễn thị Nhi, Nguyễn thị Việt, và các ông Lê Quang Kiện, Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải, Phạm chí Năng đã gửi văn thư yêu cầu đài truyền hình VTV1 và báo Hà Nội Mới đính chính nguồn tin sai sự thật mà họ đã loan tải về phiên toà ngày 8 tháng 12.

Photo courtesy Vietcatholic

8 giáo dân giáo xứ Thái Hà được mang xử công khai
Khẳng định việc làm không hề sai trái, và không nhận tội

Trong phiên tòa này, 8 giáo dân bị buộc 2 tội là gây rối loạn công cộng và phá hoại tài sản. Mặc dầu họ luôn khẳng định rằng việc làm của họ không hề sai trái, nhưng báo đài tại ViệtNam đã nói rằng những giáo dân này đã cúi đầu nhận tội để được nhà nước khoan hồng.

Trong phiên tòa tại Ô Chợ Dừa, tất cả 8 giáo dân luôn khẳng định những việc làm của họ là không hề sai trái, nhưng báo đài trong nước đã không đưa tin như vậy.

Ông Nguyễn Đắc Hùng kể lại:

“Tất cả chúng tôi đi ra tòa hôm đó ai cũng hiên ngang hết, không ai phải cúi đầu. Chúng tôi đi trong tư thế ngẩng cao đầu chứ không như truyền hình báo chí thì họ vẫn đưa tin là mình cúi đầu nhận tội và xin hưởng sự khoan hồng của nhà nước thì cái đó hoàn toàn bịa đặt.. Chúng tôi có 1 cái đơn khởi kiện đài truyền hình và báo chí trong nước

Cái này chúng tôi bức xúc lắm nhưng cũng phải đành vì mình là người dân, không đúng thì tất nhiên mình phải kêu oan thôi. Không biết rồi sẽ đi tới đâu, không biết rồi nhà nước có chấp nhận cái sư thật không hay là họ lại không chấp nhận sự thật. Tôi xem báo đài thì bảo là mọi ngườii cúi đầu nhận tội mà hôm ấy chúng tôi không có ai cúi đầu nhận tội cả. Chúng tôi vẫn khẳng định đọc kinh là đúng chứ không sai”.

Đề cập đến việc báo đài trong nước đã đưa tin là tất cả 8 giáo dân đã cúi đầu nhận tội, Bà Nguyễn thị Việt khẳng định là bà và các giáo dân khác không có tội thì làm sao mà nhận được :

“Tám giáo dân nói chung và bản thân tôi nói riêng khẳng định là chúng tôi không có tôi cho nên rằng thì là không có việc là chúng tôi cúi đầu nhận tội được. Vì vậy mà tất cả các thông tin đại chúng, những nơi nào mà nói chúng tôi cúi đầu nhận tội để được sự khoan hồng của nhà nước là sai.

Và nếu như là cái thông tin nào mà nói những lời nói như vậy thì chúng tôi có quyền bắt họ cải chính mà nếu họ không cải chính thì chúng tôi phải kiện họ. Chúng tôi không có cúi đầu nhận tội vì chúng tôi có tội gì đâu!”

Ông Phạm chí Năng nói rằng, báo đài là của nhà nước nên họ có quyền thông tin không đúng sự thật, nhưng 8 giáo dân nhất định đòi cho được sự thật:

“Cái này là đài của ViệtNam, người ta thông tin một chiều. Người ta nói trên truyền hình, người ta có cầm bút, cầm giấy, người ta có lời nói, đưa lên những phương tiện thông tin đại chúng, thì người ta nói như thế nào, đó là phần của người ta.

Tốt nhất là mình không nên nghe thông tin một chiều để nó sai lệch đi. Chừng nào mắt mình nhìn thấy, tay mình sờ được, thậm chí là còn nhiều người thấy nữa thì mình hẳn nên tin. Còn nếu như báo đài ViệtNam, truyền hình ViệtNam mà vẫn đưa những hiện trạng không đúng sự thật thì chúng tôi sẽ gửi đơn để khiếu nại về chuyện đó. Chúng tôi đòi hỏi sự thật”.

Ông nói thêm rằng, ông mong những cơ quan truyền thông hãy nói lên sự thật và công bằng

“Thật là nực cười, cả thế giới chưa từng có một phiên tòa như vậy. Sự thật vụ việc không có đáng là bao nhiêu mà cứ tố tình làm to lên. Hằng ngàn cảnh sát cơ động, hằng mấy trăm cảnh sát chìm, cảnh sát mật, ép vào một phiên tòa gọi là công khai. Vậy mà phải qua bảy, tám trạm công an chúng tôi mới lên được phòng xử án.

Chúng tôi cảm thấy rất tủi thân, vì nhà nước thật tình không giúp và đồng tình ủng hộ chúng tôi. Tôi rất mong những người cầm bút viết lên đâu là lương tâm của mình, đâu là sự thật, đâu là chân lý. Tôi xin đài Á Châu Tự Do nói lên sự thật. nói lên sự công bằng…”

LS Lê Trần Luật, người đã biện hộ cho 8 giáo dân Thái Hà cho biết những giáo dân này đã qúa bức xúc trước việc báo đài nhà nước đưa tin không đúng sự thật nên họ đã có thư yêu cầu báo đài đính chính:

“Các giáo dân cho rằng, việc báo Hà Nội Mới cũng như là đài truyền hình VTV1, trên phương tiện thông tin đại chúng đã bảo rằng, họ cúi đầu nhận tội, là đã xúc phạm đến danh dự của họ, bởi vì họ khẳng định tại phiên tòa cũng như trong suốt quá trình của vụ án là hành vi của họ không có phạm tôi nhưng bây giờ các báo đài, các công cụ truyền thông đại chúng đưa lên là họ cúi đầu nhận tội.

Họ có cảm giác đó là một sự xúc phạm, và một chừng mực nào đó nó ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của họ nên họ khởi kiện. Trước khi khởi kiện thì họ có đơn yêu cầu cải chính trước. Tôi cho rằng hành động như thế là rất lịch sự và rất tôn trọng pháp luật”
Chính quyền đưa tin sai sự thật nhằm mục đích gì

Được hỏi lý do gì mà báo đài lại đưa tin sai lạc về vụ án này, luật sư Lê Trần Luật cho biết ý kiến của ông:

“Trước hết tôi cần khẳng định rằng việc báo đài đưa tin giáo dân nhận tôi là đã đưa tin sai sự thật. Tôi xin tái khẳng định lại một lần nữa đó là thông tin sai sự thật. Còn việc chính quyền đưa tin sai sự thật nhằm mục đích gì, thì theo chủ quan của tôi, tôi nghĩ trước hết chính quyền muốn biện minh với dư luận.

Họ muốn cho dư luận thấy rằng, bản thân các giáo dân đã cúi đầu nhận tội thì điều đó có nghĩa là tiến trình xử lý vụ Thái Hà của nhà nước là hoàn toàn chính xác. Theo tôi thì chính quyền muốn tranh thủ dư luận và muốn tranh thủ niềm tin trong một cuộc khủng hoảng niềm tin mà chính quyền đã bị mất.

Bây giờ, tiếp theo vụ Thái Hà, họ đã hành xử quá sai trái. Để biện minh cho hành động sai trái này thì, chính quyền luôn luôn chỉ có một mục tiêu là làm sao cho giáo dân thừa nhận rằng giáo dân có tôi, nhưng chính quyền đã không đạt được mục đích này vì tất cả giáo dân đã khẳng định không có tội.

Cho nên bây giờ chính quyền dùng cái công cụ truyền thông để nói với dư luận rằng giáo dân đã thừa nhận mình sai trái, thì điều đó có nghĩa là nhà nước đang hành động đúng, và khi nhà nước hành động đúng thì đó là cách thức họ biện minh với dư luận rằng chính quyền vẫn còn uy tín đối với xã hội, đối với công luận…”

Mặc dù tất cả báo đài trong nước đều đưa tin giống nhau, nhưng 8 giáo dân chỉ đưa đơn đòi đài truyền hình VTV1 và báo Hà Nội Mới đính chính vì hai cơ quan này có trụ sở chính tại Hà Nội và các giáo dân cho biết, trong vòng một tuần lễ, nếu 2 cơ quan truyền thông này không đính chính thì họ sẽ khởi kiện để đòi bồi thường danh dự,

No209: Tự do hay bách hại?

Thông tin về việc khắp giáo phận Hà Nội không rầm rộ mừng lễ Giáng Sinh như mọi năm đã gây ra những phản ứng và lời đồn thổi khác nhau. Kẻ thì cho rằng Tổng Giám mục làm thế là phải, vừa có thêm chút gì giúp đỡ những người khốn khổ, vừa là cách để tang Đức Mẹ ở Toà Khâm Sứ cũ, hiện vẫn còn chưa biết còn đang bị giam giữ hay phiêu bạt phương nào. Người khác lại cho rằng làm thế là ích kỉ, là giận mất khôn, không quan tâm tới “nhu cầu tâm linh của một bộ phận đồng bào theo đạo”. Kẻ đa sự như tôi thiết tưởng cũng nên đưa ra vài ý kiến quê mùa với các bậc thức giả.

Chuyện ngược đời

Trong khi tại Hà Nội, cụ Tổng Giám mục dường như chủ động tổ chức lễ Giáng Sinh cách âm thầm đơn giản, khiến cho không ít kẻ hậm hực vì mất đi cơ hội ngàn vàng rêu rao với toàn thế giới rằng ở cái nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này đồng bào được sống trong bầu khí rất chi là “tự do tín ngưỡng” nhé. Kẻ nào thối mồm thối miệng nói nọ nói kia thì hãy giương mắt lên mà nhìn những cuộc rước linh đình, hàng ngũ cơ man nào là giáo dân, tu sĩ, chủng sinh và linh mục cứ gọi là dài dằng dặc nhé. Ở cái thế giới được gọi là tự do của các chú có nằm mơ cũng không thấy được điều đó nhé. Chẳng hiểu sao cụ Tổng Giám mục lại không chịu rộng rãi bố thí cho mấy kẻ kia chút sĩ diện hão. Cụ làm thế thì đám kia còn biết “ăn làm sao nói làm sao bây giờ”.

Mai Châu
Nguồn: phuocthinhtravel.com
Cũng ở nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cách Hà Nội chừng 300 cây số, tại Sơn La, đồng bào Công giáo muốn họp nhau tổ chức lễ Giáng Sinh, thì nào là chủ tịch phường, nào là “quần chúng tự phát” tìm đủ sách ngăn chặn. Trước năm 2005, Giám mục Vũ Huy Chương đã làm hết đơn này đến đơn khác xin với chính quyền các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tới thăm dân Công giáo ở những tỉnh này, vì đó là địa bàn thuộc trách nhiệm của cụ. Bao lá đơn gửi đi chẳng có hồi âm, hoạ chăng có được hồi âm, thì nội dung của những hồi âm này thật khiến người ta không thể hiểu nổi chúng do con người hay quỉ dữ chấp bút:
Chúng tôi không có thời gian tiếp cụ hay tỉnh chúng tôi không có nhu cầu về tôn giáo!