Độc lập tự do hạnh phúc
Kính gửi: Ông Tổng biên tập báo Công an Nhân dân
Hôm kia, sau khi đọc bài “Nguyễn Thanh Giang – Một tay sai của tổ chức Viêt Tân đội lốt dân chủ, ăn chặn đô la” trên báo Công an Nhân dân số ra ngày 6 tháng 12 năm 2008 tôi đã thấy có điều gì không ổn, thấy lấn cấn định viết thư ngay cho đồng chí nhưng ngần ngại rồi lại thôi. Hôm nay có mấy bạn cựu chiến binh cũ đến chơi tình cờ lại cũng nói đến bài báo đó nên tôi xin phản ánh tới đồng chí như sau:
Bài báo viết về một chuyện khá nhậy cảm trong tình hình hiện nay nhưng lại viết sơ sài, nhiều sơ hở, thiếu sức thuyết phục và thậm chí phản tác dụng,
Đầu đề bài báo làm cho người đọc nghĩ đây là chuyện rất nghiêm trọng, nói về một tay sai của đảng Việt Tân, một đảng khủng bố phản động nhưng trong bài lại không hề nói đến đảng này, cũng không nói ông Giang làm tay sai cho Viêt Tân bằng những công việc gì mà lại nói ông này cộng tác với Tập hợp Dân chủ Đa nguyên của Nguyễn Gia Kiểng. Chúng tôi thường xuyên đọc báo Công an Nhân dân và nhất là báo An ninh Thế giới nên được biết hai tổ chức này thuộc loại lớn nhất và nguy hiểm nhất ở nước ngoài mà theo báo An ninh Thé giới đã có lần cho biết các tổ chức này thường đố kỵ nhau, phỉ báng nhau, tẩy chay nhau. Vậy thì làm sao ông Nguyễn Thanh Giang vừa làm tay sai cho Việt Tân, vừa ra mặt cộng tác đắc lực với Tập hợp Dân chủ Đa nguyên?
Nói một người là tay sai của một tổ chức khủng bố là nghiêm trọng lắm. Nói mà không đưa ra bằng chứng dễ bị hiểu nhầm là vì có thù hằn cá nhân mà vu khống mà đã vu khống thì là phạm tội. Tội này rất lớn vì có thể dẫn đến giết người. Nói như vậy còn gây thắc mắc cho người đọc là tại sao biết ông ta đồng lõa với bọn khủng bố mà không giam ông ta lại, cứ để mối nguy hiểm ấy nhởn nhơ trong xã hội ta?
Bài báo nói ông Giang ăn chặn đôla nhưng lại đưa dẫn chứng là ông chỉ quyên góp được 125 triêu đồng Việt Nam để nuôi sống một tập san suốt hơn hai năm trời và đã ra được 54 số báo. Ai cũng biết để tồn tại được một tờ tập san loại như vậy trong hơn hai năm phải tiêu tốn ít ra là bạc tỷ. Số tiền đó gồm tiền bán báo, tiền quảng cáo, tiền được Đảng và Nhà nước trợ cấp. Tập san Tổ Quốc không thấy bán ở đâu, không đăng quảng cáo. Suốt hơn hai năm trời, chỉ có 125 triệu thì dư dật sao được mà ăn bớt.
Do một lần liên hệ công tác, tôi quen biết bà Nguyễn thị Tuyết Mai – vợ ông Nguyễn Thanh Giang đã khá lâu. Bà là con nhà thơ, nhà cách mạng Thôi Hữu, người đã từng là thành ủy viên Thành ủy Hà Nội trước cách mạng Tháng Tám. Bản thân bà từng là đảng ủy viên đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó làm Chánh Văn phòng Trung ương Liên hiệp Hôi Phụ nữ Việt Nam. Bà thường phàn nàn: “Ông Giang nhà tôi toàn lấy tiền của vợ con đi làm những việc ích nước, hại nhà!”.
Ông Giang có phải là tay sai của đảng khủng bố Việt Tân, có những hoạt động ngầm nào nguy hiểm đến an ninh quôc gia thì chỉ cơ quan an ninh điều tra biết nhưng tiếp xúc bề ngoài với ông, ai cũng thấy ông là người chân tình, thân ái, tuy có lúc hơi nóng nẩy bộc trực. Xem tấm ảnh chụp trong bài báo này cũng thấy vẻ bề ngoài đó. (Không hiểu sao báo lại đưa tấm ảnh như thế minh họa một cách rất không phù hợp với nội dung bài báo?). Ông không phải một văn nghệ sỹ mà có cái căn cốt nghiêm túc của một người làm khoa học, lại bị bệnh cao huyết áp nhưng xuyên tạc để bôi bẩn ông kiểu thế này thì không ai tin được: “Một số“ tác giả ”gọi điện đến hỏi nhuận bút, ông nói qua loa, lúc bảo uống rượu hết, lúc ngụy biện bí quá lỡ tiêu quá tay, lấn cả phần thóc gạo của anh em”. Người viết bịa đặt nhưng quá non tay làm người đọc không thể không thắc mắc. Ăn chăn đôla để làm việc tày trời có nguy cơ mất mạng mà không đủ tiền uống rượu và có lúc “bí quá lỡ tiêu quá tay” thì thảm hại quá! Đáng thương quá cho một ông tiến sỹ của chế độ ta!
Bác Hồ dạy người làm báo cốt nhất phải có cái đức phản ánh sự thật một cách trung thực. Có lẽ nhà báo Trường Thái đã không trung thực. Không biết đây là do hằn thù cá nhân hay do bị ai chỉ đạo phải làm. Dẫu thế nào, bài báo này cũng đang gây dư luận xấu làm mất uy tín của Đảng. Kẻ thù bên ngoài, nhất là đảng Việt Tân sẽ triệt để lợi dụng để rêu rao rằng Đảng ta huy động báo chí để triệt hạ một nhà khoa học của mình.
Tôi đề nghị đồng chí xem xét tác giả Trường Thái để xử lý thích đáng và công bố công khai. Bản thân đồng chí cũng nên nghiêm túc tự phê bình rút kinh nghiệm để không có những trường hợp đáng tiếc như vậy xẩy ra nữa.
Hà Nội ngày 8 tháng 12 năm 2008
Nguyễn Trọng Vĩnh
Số nhà 12 – ngách 9 – ngõ 144
Đường Vương Thừa Vũ – Hà Nội
Thư trao đổi với tác giả bài báo: Nguyễn Thanh Giang - một tay sai của tổ chức ‘‘Việt Tân”: ĐỘI LỐT “DÂN CHỦ”ĂN CHẶN ĐÔ LA
Vi Đức Hồi
Báo công an nhân dân, cơ quan ngôn luận của bộ công an số ra ngày 6-12-2008 có đăng bài: ‘‘Nguyễn Thanh Giang-một tay sai của tổ chức “Việt tân”: đội lốt “dân chủ”, ăn chặn đô la” của tác giả:Trường Thái.
Trước hết tôi thành thật xin lỗi tác giả Trường Thái vì tôi không biết tác giả của bài báo trên có trình độ “cao siêu” như thế nào? Có thể cao hơn tôi nhưng tôi dám chắc chưa hẳn đã cao hơn được những người mà tác giả gọi là những “kẻ cơ hội”có trình độ “hạt mít”. Còn đối với tiến sỹ địa-vật lý Nguyễn Thanh Giang thì tôi càng dám chắc rằng tác giả có cái tên Trường Thái này bất luận trên mọi phương diện đều không thể ngang tầm với ông Nguyễn Thanh Giang. Gọi ông là “tri thức rởm” thì tôi nghi, rất nghi trong đầu tác giả Trường Thái có tỷ lệ hỗn tạp đậu phụ trái mùa khá cao.
Tác giả khẳng định ông Giang “ăn chặn đô la”. Ăn chặn là việc lợi dụng cương vị trung gian để lấy bớt phần của người khác. Trung gian thì có nhưng lấy bớt phần của người khác thì tác giả không chứng minh được ăn chặn của ai? Bao nhiêu đô la? Thí dụ những người cộng sự cùng ông Giang được hưởng mỗi tháng là 100 đô la, ông Giang chỉ đưa 50 đô la, như vậy ông Giang ăn chặn 50 đô la. Cứ cho là ông Giang nhận được 125triệu đồng là thực, ông Giang chi 46triệuđ, nhưng thực tế ông Giang không chi hết, đó là ăn chặn. Tôi nghĩ nó chẳng liên quan gì đến tài sản của nhân dân, của nhà nước, vậy làm sao cứ phải hằn học? Những nhà tài trợ người ta biết phải làm gì, không cần lên mặt. Thưa tác giả Trường Thái, có nhiều chuyện ăn chặn lắm mà chính các phương tiện thông tin đại chúng của đảng, nhà nước ta công bố như: Ăn bớt tiền của đồng bào bị lũ lụt, đó là ăn chặn; ăn bớt tiền của chương trình thanh toán bệnh lao, đó là ăn chặn... Còn việc ông Giang thì rõ ràng chưa có căn cứ khẳng định. Ở đây hoặc là tác giả hiểu chưa đầy đủ về “ăn chặn”, hoặc là cố tình hòng chia rẽ anh em nội bộ, hạ diệt ông Giang.
Tôi không hiểu tác giả có trình độ nhận thức thế nào mà cho rằng việc lấy tiền phải ký nhận là việc làm “lập lờ, đánh lận”. Phải chăng việc quen thói nhận tiền rồi phủi tay tráo trở, lật lọng như những kẻ quan tham mà nhân dân đang nguyền rủa đã lây lan đến cả tác giả của bài báo này?
Trong thời đại ngày nay bất cứ một quốc gia nào, dân tộc nào,một tổ chức nào sẽ không thể tồn tại được nếu không có sự liên kết, sự hỗ trợ tác động từ bên ngoài. Ngay cả Đảng và nhà nước ta cũng đang như con thoi ngày đêm hết nước này đến nước kia với mục đích chính cũng là xin, vay mượn đô la để phát triển đất nước. Ông Nguyễn Thanh Giang và phong trào dân chủ quốc nội nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài là việc bình thường. Còn ông Giang hay bất cứ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm pháp luật thì pháp luật điều chỉnh. Nhìn người khác nhận đô la mà đố kị, cay cú rồi chửi đổng thì tiểu nhân quá.
Tôi không hiểu các điều tra viên của ngành công an có năng lực đến đâu mà kết luận ông Nguyễn Thanh Giang “giả vờ tổ chức những cuộc tụ tập, điển hình là cuộc tụ tập ngày 28/10/2008 tại chính nhà ông Giang, kì thực để hợp pháp hóa số tiền đã nhận từ bên ngoài”. Thưa rằng: chính Tôi và Nguyễn phương Anh là người khởi xướng, đề xuất với ông Giang về cuộc gặp mặt trên với mục đích động viên, thăm hỏi,tìm cách giúp đỡ các gia đình tù nhân. Ông Giang chuyển một ít quà cho hai bà vợ Nguyễn Xuân Nghĩa và Nguyễn Văn Túc mà được cho là thủ đoạn “hợp pháp hóa số tiền nhận từ bên ngoài” thì đúng là quá tầm thường, nó không hợp với cái tên “Trường Thái” chút nào. Việc áp đặt cho người khác trên cơ sở những điều tra sơ sài, chủ quan, chuyên môn kém đã làm cho nhiều người dân bị oan ức, nhiều kẻ lọt tội, gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội ngày nay. Kiểu kết luận vô trách nhiệm đó đã làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với chế độ, và chính họ mới là thủ phạm đang phá hoại đất nước, nó nguy hiểm hơn nhiều so với cái được gọi là: “các thế lực thù địch”.
Việc tác giả trích lời của một số anh, em cộng sự của ông Giang như: Nguyễn xuân Nghĩa, Nguyễn văn Tính... đây là âm mưu chia rẽ nội bộ phong trào dân chủ. Chỉ tiếc rằng nó quá thô thiển, quá kệch cỡm và cũ rích, phản ánh tư duy một con người tự coi mình hơn người. Những trò “ảo thuật”này có thể còn có tác dụng đôi chút đối với các cháu ở tuổi vị thành niên, còn đối với ông Giang và những người đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ thì “hãy quên đi”.
Tác giả phỉ báng ông Giang: “Không hiểu lí do gì, ở tuổi được coi là gần đất xa trời mà vẫn phải sống bám với những kẻ hậu thế, vòi tiền từ bên ngoài để thỏa mãn động cơ thực dụng”. Tôi hiểu với nghề cầm bút nô dịch, tác giả muốn ông Giang phải có mắt như mù, có tai như điếc, mặc thây cho những kẻ quyền chức đang ngày đêm ăn chặn của dân, ức hiếp nhân dân, yên vị tận hưởng những đặc quyền, đặc lợi do nhân dân cống nạp... Đằng này, ở cái tuổi ngoài 70 mà ông Giang vẫn không chịu ngồi yên, còn tâm huyết bênh vực dân nghèo, lên án tham nhũng, độc tài, để mất đất, mất biển... tác giả Trường Thái thật không hiểu ư? Dễ thôi, nếu như Trường Thái tạm gác lại ngòi bút nô dịch của mình để tư duy tự do đôi chút thì sẽ tìm được câu trả lời./.
Ngày 07/12/2008
Vi Đức Hồi
Báo công an nhân dân, cơ quan ngôn luận của bộ công an số ra ngày 6-12-2008 có đăng bài: ‘‘Nguyễn Thanh Giang-một tay sai của tổ chức “Việt tân”: đội lốt “dân chủ”, ăn chặn đô la” của tác giả:Trường Thái.
Trước hết tôi thành thật xin lỗi tác giả Trường Thái vì tôi không biết tác giả của bài báo trên có trình độ “cao siêu” như thế nào? Có thể cao hơn tôi nhưng tôi dám chắc chưa hẳn đã cao hơn được những người mà tác giả gọi là những “kẻ cơ hội”có trình độ “hạt mít”. Còn đối với tiến sỹ địa-vật lý Nguyễn Thanh Giang thì tôi càng dám chắc rằng tác giả có cái tên Trường Thái này bất luận trên mọi phương diện đều không thể ngang tầm với ông Nguyễn Thanh Giang. Gọi ông là “tri thức rởm” thì tôi nghi, rất nghi trong đầu tác giả Trường Thái có tỷ lệ hỗn tạp đậu phụ trái mùa khá cao.
Tác giả khẳng định ông Giang “ăn chặn đô la”. Ăn chặn là việc lợi dụng cương vị trung gian để lấy bớt phần của người khác. Trung gian thì có nhưng lấy bớt phần của người khác thì tác giả không chứng minh được ăn chặn của ai? Bao nhiêu đô la? Thí dụ những người cộng sự cùng ông Giang được hưởng mỗi tháng là 100 đô la, ông Giang chỉ đưa 50 đô la, như vậy ông Giang ăn chặn 50 đô la. Cứ cho là ông Giang nhận được 125triệu đồng là thực, ông Giang chi 46triệuđ, nhưng thực tế ông Giang không chi hết, đó là ăn chặn. Tôi nghĩ nó chẳng liên quan gì đến tài sản của nhân dân, của nhà nước, vậy làm sao cứ phải hằn học? Những nhà tài trợ người ta biết phải làm gì, không cần lên mặt. Thưa tác giả Trường Thái, có nhiều chuyện ăn chặn lắm mà chính các phương tiện thông tin đại chúng của đảng, nhà nước ta công bố như: Ăn bớt tiền của đồng bào bị lũ lụt, đó là ăn chặn; ăn bớt tiền của chương trình thanh toán bệnh lao, đó là ăn chặn... Còn việc ông Giang thì rõ ràng chưa có căn cứ khẳng định. Ở đây hoặc là tác giả hiểu chưa đầy đủ về “ăn chặn”, hoặc là cố tình hòng chia rẽ anh em nội bộ, hạ diệt ông Giang.
Tôi không hiểu tác giả có trình độ nhận thức thế nào mà cho rằng việc lấy tiền phải ký nhận là việc làm “lập lờ, đánh lận”. Phải chăng việc quen thói nhận tiền rồi phủi tay tráo trở, lật lọng như những kẻ quan tham mà nhân dân đang nguyền rủa đã lây lan đến cả tác giả của bài báo này?
Trong thời đại ngày nay bất cứ một quốc gia nào, dân tộc nào,một tổ chức nào sẽ không thể tồn tại được nếu không có sự liên kết, sự hỗ trợ tác động từ bên ngoài. Ngay cả Đảng và nhà nước ta cũng đang như con thoi ngày đêm hết nước này đến nước kia với mục đích chính cũng là xin, vay mượn đô la để phát triển đất nước. Ông Nguyễn Thanh Giang và phong trào dân chủ quốc nội nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài là việc bình thường. Còn ông Giang hay bất cứ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm pháp luật thì pháp luật điều chỉnh. Nhìn người khác nhận đô la mà đố kị, cay cú rồi chửi đổng thì tiểu nhân quá.
Tôi không hiểu các điều tra viên của ngành công an có năng lực đến đâu mà kết luận ông Nguyễn Thanh Giang “giả vờ tổ chức những cuộc tụ tập, điển hình là cuộc tụ tập ngày 28/10/2008 tại chính nhà ông Giang, kì thực để hợp pháp hóa số tiền đã nhận từ bên ngoài”. Thưa rằng: chính Tôi và Nguyễn phương Anh là người khởi xướng, đề xuất với ông Giang về cuộc gặp mặt trên với mục đích động viên, thăm hỏi,tìm cách giúp đỡ các gia đình tù nhân. Ông Giang chuyển một ít quà cho hai bà vợ Nguyễn Xuân Nghĩa và Nguyễn Văn Túc mà được cho là thủ đoạn “hợp pháp hóa số tiền nhận từ bên ngoài” thì đúng là quá tầm thường, nó không hợp với cái tên “Trường Thái” chút nào. Việc áp đặt cho người khác trên cơ sở những điều tra sơ sài, chủ quan, chuyên môn kém đã làm cho nhiều người dân bị oan ức, nhiều kẻ lọt tội, gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội ngày nay. Kiểu kết luận vô trách nhiệm đó đã làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với chế độ, và chính họ mới là thủ phạm đang phá hoại đất nước, nó nguy hiểm hơn nhiều so với cái được gọi là: “các thế lực thù địch”.
Việc tác giả trích lời của một số anh, em cộng sự của ông Giang như: Nguyễn xuân Nghĩa, Nguyễn văn Tính... đây là âm mưu chia rẽ nội bộ phong trào dân chủ. Chỉ tiếc rằng nó quá thô thiển, quá kệch cỡm và cũ rích, phản ánh tư duy một con người tự coi mình hơn người. Những trò “ảo thuật”này có thể còn có tác dụng đôi chút đối với các cháu ở tuổi vị thành niên, còn đối với ông Giang và những người đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ thì “hãy quên đi”.
Tác giả phỉ báng ông Giang: “Không hiểu lí do gì, ở tuổi được coi là gần đất xa trời mà vẫn phải sống bám với những kẻ hậu thế, vòi tiền từ bên ngoài để thỏa mãn động cơ thực dụng”. Tôi hiểu với nghề cầm bút nô dịch, tác giả muốn ông Giang phải có mắt như mù, có tai như điếc, mặc thây cho những kẻ quyền chức đang ngày đêm ăn chặn của dân, ức hiếp nhân dân, yên vị tận hưởng những đặc quyền, đặc lợi do nhân dân cống nạp... Đằng này, ở cái tuổi ngoài 70 mà ông Giang vẫn không chịu ngồi yên, còn tâm huyết bênh vực dân nghèo, lên án tham nhũng, độc tài, để mất đất, mất biển... tác giả Trường Thái thật không hiểu ư? Dễ thôi, nếu như Trường Thái tạm gác lại ngòi bút nô dịch của mình để tư duy tự do đôi chút thì sẽ tìm được câu trả lời./.
Ngày 07/12/2008
Nhân chuyện Chiến Sĩ Dân Chủ thích Đô La, chúng ta hãy cùng điểm lại xem bác Hồ kính yêu kiếm tiền để làm cách mạng thế nào:
BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG
QUỐC TẾ CỘNG SẢN
1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.
Vì trong suốt thời gian ấy (1924-1927), tôi không nhận được quỹ cũng không được lương của Quốc tế Cộng sản, tôi phải làm việc dịch thuật để kiếm sống và để phụ thêm cho công tác mà nó ngốn từ 75 đến 80% tiền lương của tôi, cộng với tiền đóng góp của các đồng chí.
Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể: 1) Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở Trường tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu, 2) Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ, 3) Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ, 4) Thành lập một liên đoàn cách mạng do một uỷ ban gồm 5 uỷ viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó.
Tuy nhiên việc đi lại của các sinh viên và tuyên truyền viên, việc tổ chức các lớp học, v.v. tốn kém nhiều tiền (cho mỗi sinh viên từ Đông Dương đến Quảng Châu và trở về, chúng tôi chi hết 200 đôla). Vả lại sự giúp đỡ tài chính của các đồng chí không đều đặn và khó nhận nên tôi không thể tiếp tục làm như vậy được. Vì thế những đồng chí người Nga ở Quảng Châu đã tán thành dự kiến đi Mátxcơva để xin tiền của tôi.
...
Vì thế, tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.
4) Yêu cầu của tôi: Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:
- Lương tháng 150 đôla trong 2 năm (cho tôi và những người giúp việc): 3.600 $
- Quỹ để công tác trong 2 năm (mỗi tháng 200 đôla): 4.800 $
- Tiền chi bất thường: 1.100 $
____________________________
Tổng cộng: 9.500 $
Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.
Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng: 1) đưa tôi vào bệnh viện, 2) khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi 3) và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.
Gửi các đồng chí lời chào cộng sản.
Mátxcơva tháng 6-1927
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 2, trang 241-244
BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG
QUỐC TẾ CỘNG SẢN
1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.
Vì trong suốt thời gian ấy (1924-1927), tôi không nhận được quỹ cũng không được lương của Quốc tế Cộng sản, tôi phải làm việc dịch thuật để kiếm sống và để phụ thêm cho công tác mà nó ngốn từ 75 đến 80% tiền lương của tôi, cộng với tiền đóng góp của các đồng chí.
Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể: 1) Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở Trường tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu, 2) Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ, 3) Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ, 4) Thành lập một liên đoàn cách mạng do một uỷ ban gồm 5 uỷ viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó.
Tuy nhiên việc đi lại của các sinh viên và tuyên truyền viên, việc tổ chức các lớp học, v.v. tốn kém nhiều tiền (cho mỗi sinh viên từ Đông Dương đến Quảng Châu và trở về, chúng tôi chi hết 200 đôla). Vả lại sự giúp đỡ tài chính của các đồng chí không đều đặn và khó nhận nên tôi không thể tiếp tục làm như vậy được. Vì thế những đồng chí người Nga ở Quảng Châu đã tán thành dự kiến đi Mátxcơva để xin tiền của tôi.
...
Vì thế, tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.
4) Yêu cầu của tôi: Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:
- Lương tháng 150 đôla trong 2 năm (cho tôi và những người giúp việc): 3.600 $
- Quỹ để công tác trong 2 năm (mỗi tháng 200 đôla): 4.800 $
- Tiền chi bất thường: 1.100 $
____________________________
Tổng cộng: 9.500 $
Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.
Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng: 1) đưa tôi vào bệnh viện, 2) khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi 3) và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.
Gửi các đồng chí lời chào cộng sản.
Mátxcơva tháng 6-1927
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 2, trang 241-244
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น