Trên đường phố Bắc Hàn |
Trên xe còn một anh Bắc Hàn nữa, chắc là xếp chỉ đi theo để canh chừng và chấm điểm nên chỉ thấy điềm nhiên ngồi hàng đầu và chẳng phải nói năng gì. Cả hai anh đều diện, nhưng anh xếp ung dung hơn, dám chơi sơ mi đen và mái tóc bồng bềnh hơn một chút, đeo thắt lưng Made in China chứ không phải là hàng nội địa (đó là tôi đoán thế, con người ở Bắc Hàn, ăn nhau ở cái thắt lưng quần). Sau này thấy anh đi đứng khoan thai, tôi mới biết anh là lãnh đạo của cả đoàn hướng dẫn, các nhân viên phía Hyundai có việc gì đều hỏi đến anh. Nhờ địa vị cao cấp này nên anh făng xả láng, gác chân và mắt mơ màng chứ không cần siêng năng công vụ. Trên các xe thông thường một hướng dẫn ở đằng trước thuyết rình thì một người phải ngồi ở hàng ghế cuối xe gằm gằm mà quan sát láo liên. Nhưng tới một mức nào, một cấp nào (thiếu tá ngành tình báo?) thì cuộc sống ngay ở Bắc Hàn cũng có vẻ dễ thở, nhất là ở vị trí đối tác với lại công ty nước ngòai và tư bản Hyundai. Tôi đoán là anh này hai tay thọc túi nhưng vợ nhà cũng có xà bông Thượng Hải mà kỳ cọ người, biết đâu đêm đóng kín cửa lại thằng con anh còn có máy chơi game, mày bật máy lên thì trùm kín mền kẻo hàng xóm nó biết là tao lấy lại nghe không.
Vì dù sao có Chủ thể thì cũng vẫn là con người, và là con người tiêu dùng. Mấy năm về trước, tôi có thấy trên truyền hình vào ngày quốc khánh, chính quyền ra ơn cho những kẻ hữu công và sau buổi duyệt binh, sĩ quan huân chương leng keng trên ngực săn tay áo, cùng vợ con lăn vào khiêng khệ nệ những cái TV to đùng. Tất cả những người hôm nay tôi tiếp xúc (nghĩa là được đứng cách họ 5 mét chứ không phải là 50), tôi ý thức là đều thuộc vào tầng lớp đặc quyền, qua bao nhiêu những thử thách lập trường và gạn lọc mới được chống tay vào thành xe buýt của du khách miền Nam.
Vào lúc bé, có bận một sáng ra khỏi nhà cạnh đường Ngô Đình Khôi (giờ là Nguyễn văn Trỗi ở Sàigòn), tôi thấy lạ thường.
Dưới mỗi gốc cây cả hai bên lộ đều có cảnh sát mặc đồng phục trắng toát đứng nhìn trời. Cảnh hoành tráng bất thường này kéo dài trên cả mấy cây số và đại lộ vắng ngắt. Bỗng xuất hiện mấy chiếc jeep mở đường và một lát sau, cảnh sát công lộ chạy Harley Davidson theo hàng năm thẳng tấp rầm rộ đến, tôi đếm được 25 chiếc, cân đai đầy đủ với lại nón bảo vệ. Tiếp theo là một đoàn xe con mười chiếc, năm hay bảy cái dẫn đầu rồi mới đến một chiếc Mercedes 300 limo đen xì đường bệ, hỏi anh cảnh sát vừa thõng người trở lại sau thế nghiêm thì anh cho biết, đây là ‘bà Cố’ từ phi trường và mới ở ngoại quốc về. Lúc đó tôi đã nghĩ, di chuyển thông thường mà như vậy thì làm sao mà rõ được dân tình, quần chúng đã bị xua đi đâu hết, chỉ có tôi là đại diện duy nhất của công dân mặc quần đùi đứng ở vệ và tay cầm lon ya-ua. Giờ thì chúng tôi ba hay bốn trăm du khách cũng chẳng khác bà Cố vấn mấy, người dân Bắc Hàn là những vệt mờ thoáng qua khung cửa xe, lấp ló ở xa đằng sau lưng những chiến sĩ bảo vệ chủ nghĩa Chủ thể (chứ không phải là chủ nghĩa Nhân vị).
Nhưng giấu thế nào, thì khi xe vào đến phố cũng phải được tiếp cận gần hơn. Lưu thông ở những ngã tư có bị chặn lại thì cách 10 hay 20 mét cũng tỏ được mặt người. Tôi nhìn kỹ từng khuôn và lạnh cả xương sống, ông Orwell mà còn đây chắc dám phải bẻ bút và cạo cả râu mép, không một ánh mắt nào cười. Ai nấy một vẻ lờ đờ cam chịu, nhìn chúng tôi như không thấy, ai hiếu kỳ thì gầm mặt mà liếc lên. Vài người trên xe ra dấu vẫy (thì cấm chụp ảnh chứ đâu có cấm chào), thằng con thứ của tôi thì vẫy tất cả mọi người, không chừa ai, một cách hệ thống và liên tục không ngừng. Khoảng một trăm người như vậy, không một ai vẫy lại, kể cả những đứa bé không biết sợ sệt thì chỉ trố mắt ra nhìn.
Nhà cửa thì ngăn nắp, đường xá thì sạch sẽ, tất nhiên là không có “Khoan phá bê tông” chứ đừng nói đến quảng cáo nhưng tôi thấy cũng rất ít khẩu hiệu tuyên truyền hay là hình ảnh, tượng đài lãnh tụ. Qua một cửa hàng mậu dịch, bên trong ba khách (hay không phải là vào đúng giờ mang phiếu xếp hàng) và năm nhân viên mặc đồng phục vệ sinh trắng, trên các quày tôi chỉ thấy thoáng ba miếng thịt, như là tại Praha vào lần đầu tôi đến (1990, sau khi chế độ vừa thay đổi). Nói thế là vì tôi là người tiêu dùng may mắn, chế độ tem phiếu tôi chỉ được nếm mùi hương phảng phất còn lại sau khi nó đã qua đời, mà lại là ở xứ giàu có nhất của cả khối XHCN. Bắc Hàn không có những nhân vật của Bohumil Hrabal, áo sơ mi trắng thắt nơ đen và một nửa mép nhếch. Và ở Tiệp, cửa hàng có thiếu (caviar hay đồng hồ Vostok) thì vỉa hè lại đầy còn ở đây muốn shopping tôi chắc là chỉ có cách vượt vĩ tuyến thứ 38 hay là lội sông Áp Lục sang Đan Đông (Dandong) để thăm cửa hàng Wall-Mart.
Thác Phác Uyên thì rất đẹp cũng như các đền đài Triều Tiên (Chosun)Vương Triều, Văn miếu với lại trường thi.
Mỗi lần xe đến, công an đã bao trước chặt chẽ cả khu vực, vô phận sự miễn vào. Nhân viên hướng dẫn Bắc Hàn từng toán sau đó chia ra các vị trí chiến lược, vòng vây thứ ba là nhân viên du lịch của Hyundai, khách bị lùa ở giữa không một kẽ hở, đi đứng về hướng nào là hoàn toàn theo chỉ dẫn, quay phim chụp ảnh ở những chỗ ấn định.
Mỗi nơi thế này có cửa hàng bán nước, bán bánh và quà lưu niệm, bao giờ cũng có tối thiểu là hai nhân viên, thiếu nữ cẩn thận son phấn, theo tôi thì còn là son phấn quá đáng (kiểu dự đám cưới), đi vớ đùi và giày da hàng cao cấp đồng màu, chỉnh tề chẳng chê vào đâu được và là những người duy nhất có học cười, đậu điểm cao bằng C cười cho nên rất tươi. Các cô này dáng dấp thập niên 60, váy Audrey Hepburn như trong “Roman Holiday” nhưng sau lưng hay cách năm bảy mét đều có xếp mặt khó thương hơn hẳn đứng trông chừng, chắp hai tay sau đít rảo qua và rảo lại, chưa kể công an thường phục đủ các kiểu, rất dễ nhận ra vì các vị này phục sức Bắc Hàn thì thấy rõ nhưng lại không đeo ảnh Kim Chính Nhật hay Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) như mọi người!
Trao đổi của các cô này với tôi tuy dễ thương ngọt ngào nhưng mà giới hạn: “one ta-la!”.
One ta-la là một ly nước trà hay là một chai nước ngọt, nuớc suối, một miếng bánh, cái gì cũng đơn giản one ta-la tất. Một USD một ly càfé lợt lạt (đây latte cho thêm một shot expresso chắc phải tính đến 20 đồng), họ cũng biết sao bọn Nam Hàn này lắm tiền, lương bên này là 10 đến 30 USD một tháng (nói công bằng thì chế độ bao cấp đã tiền nhà, sổ gạo và tem phiếu đầy đủ). Nhưng các cô này cũng đã thuộc diện ưu tú, bán hàng ở đây có lẽ tuyển còn khắt khe hơn là tiếp viên hàng không Vietnam Airlines (“tại vì tôi thích thế”) và phải đếm được bằng ngoại ngữ, hình như là đến… mười. Đây tôi không nói đùa, one dollar thì không có vấn đề nhưng đến khi tôi mua cây thuốc lá (tôi đã có ý định bỏ thuốc nhưng thuốc lá Bắc Hàn mà không hút thì cũng uổng), thì cô hàng phải dùng đến máy tính cầm tay để cho tôi biết là giá 15.
Khai Thành có đến năm bảy khách sạn, vì đây là cố đô nhiều di tích của Đại Triều Tiên Quốc. Bữa trưa chúng tôi được vận chuyển đến Dân tộc Phạn điếm (Folk Hotel), vẫn tiền hô hậu ủng và ngăn cách với quần chúng, đoàn xe vào đến sân bãi đậu là cổng được đóng sầm ngay lại để người đi đường khỏi nhìn vào và người bên trong khỏi nhìn ra.
Khách du lịch miền Nam như là tiểu thư đài các, kín cổng cao tường và không có cả cửa sổ để ngồi bên cho ai đó đi ngang mà vương vấn nợ thi nhân. Khu vực khách sạn tuy là đẹp và được chăm sóc kỹ lưỡng nhưng vẫn có cái gì nghèo nàn, nói để dễ hiểu là như Việt Nam vào thời vừa mới mở cửa. Thời đó tôi đã từng được ngắm một nhân viên lớn tuổi của khách sạn Majestic cầm cái kéo gỉ cả một buổi sáng tỉa từng cái lá héo của các chậu kiểng. Nhưng khác với Việt Nam vào thời mới mở cửa là người đàn ông tỉa lá ở đây, thấy khách đến là bỏ chạy, triệt thóai về khu vực dành riêng cho nhân viên và lấp ló đứng nhìn từ xa. Chỉ có nhân viên phục vụ phòng ăn là được tiếp cận với khách nước ngoài, gọi là tiếp cận nhưng vẫn giữ một khoảng cách cần thiết, xong nhiệm vụ một là biến mất, hai là lùi ra ba thước và chắp tay đằng sau đít. Tôi dám chắc là ngay cả những người được phép hiện diện này, đã được huấn luyện kỹ từng cử chỉ, tay chắp đằng sau đít thì bàn tay phải để mở cho xếp đi sau lưng kiểm soát, bàn tay mà nắm là có giấu tài liệu lợi dụng lúc bưng canh để truyền cho gián điệp của đế quốc trá hình.
Quan sát kỹ thì thấy là ngoài việc dọn cơm trưa cho các đoàn, khách sạn này không có mấy khách qua đêm ở lại. Các phòng ngủ tôi thấy đều khóa chặt phía ngòai bằng những ổ khóa xích han gỉ, khu vực vệ sinh nặng mùi nước tiểu và không có nước máy, một cái chậu đục ngầu đặt ở dưới bồn rửa tay. Nhưng điều kiện vật chất có lẽ không quan trọng bằng tâm lý cảnh giác của nhân viên có mặt, những cái nhìn lén lút ở cấp thừa hành và những cái nhìn hỏi cung ở cấp lãnh đạo, Bắc Hàn tôi không thấy một ai đi đứng thẳng người và tự nhiên, chỉ có ưỡn ngực như là sắp đánh hoặc là gầm bước muốn lủi cho thật nhanh mà vẫn phải ra dáng khoan thai để cưỡng lại. Tôi là người yêu đời nhưng tôi nghĩ, nếu tôi phải ở trong khách sạn này một tuần, tuy là có bia và có rượu đế, có các cô phục vụ phấp phới qua lại trong quốc phục diêm dúa, mỗi bữa dọn 13 món lên mâm trong những bát bằng đồng, thì vào ngày thứ bảy chắc tôi cũng trầm cảm đi đến mức tự sát bằng cách vùi mặt vào cái thau đựng nước đục ngầu ở trong phòng vệ sinh.
Vì dù sao có Chủ thể thì cũng vẫn là con người, và là con người tiêu dùng. Mấy năm về trước, tôi có thấy trên truyền hình vào ngày quốc khánh, chính quyền ra ơn cho những kẻ hữu công và sau buổi duyệt binh, sĩ quan huân chương leng keng trên ngực săn tay áo, cùng vợ con lăn vào khiêng khệ nệ những cái TV to đùng. Tất cả những người hôm nay tôi tiếp xúc (nghĩa là được đứng cách họ 5 mét chứ không phải là 50), tôi ý thức là đều thuộc vào tầng lớp đặc quyền, qua bao nhiêu những thử thách lập trường và gạn lọc mới được chống tay vào thành xe buýt của du khách miền Nam.
Vào lúc bé, có bận một sáng ra khỏi nhà cạnh đường Ngô Đình Khôi (giờ là Nguyễn văn Trỗi ở Sàigòn), tôi thấy lạ thường.
Dưới mỗi gốc cây cả hai bên lộ đều có cảnh sát mặc đồng phục trắng toát đứng nhìn trời. Cảnh hoành tráng bất thường này kéo dài trên cả mấy cây số và đại lộ vắng ngắt. Bỗng xuất hiện mấy chiếc jeep mở đường và một lát sau, cảnh sát công lộ chạy Harley Davidson theo hàng năm thẳng tấp rầm rộ đến, tôi đếm được 25 chiếc, cân đai đầy đủ với lại nón bảo vệ. Tiếp theo là một đoàn xe con mười chiếc, năm hay bảy cái dẫn đầu rồi mới đến một chiếc Mercedes 300 limo đen xì đường bệ, hỏi anh cảnh sát vừa thõng người trở lại sau thế nghiêm thì anh cho biết, đây là ‘bà Cố’ từ phi trường và mới ở ngoại quốc về. Lúc đó tôi đã nghĩ, di chuyển thông thường mà như vậy thì làm sao mà rõ được dân tình, quần chúng đã bị xua đi đâu hết, chỉ có tôi là đại diện duy nhất của công dân mặc quần đùi đứng ở vệ và tay cầm lon ya-ua. Giờ thì chúng tôi ba hay bốn trăm du khách cũng chẳng khác bà Cố vấn mấy, người dân Bắc Hàn là những vệt mờ thoáng qua khung cửa xe, lấp ló ở xa đằng sau lưng những chiến sĩ bảo vệ chủ nghĩa Chủ thể (chứ không phải là chủ nghĩa Nhân vị).
Nhưng giấu thế nào, thì khi xe vào đến phố cũng phải được tiếp cận gần hơn. Lưu thông ở những ngã tư có bị chặn lại thì cách 10 hay 20 mét cũng tỏ được mặt người. Tôi nhìn kỹ từng khuôn và lạnh cả xương sống, ông Orwell mà còn đây chắc dám phải bẻ bút và cạo cả râu mép, không một ánh mắt nào cười. Ai nấy một vẻ lờ đờ cam chịu, nhìn chúng tôi như không thấy, ai hiếu kỳ thì gầm mặt mà liếc lên. Vài người trên xe ra dấu vẫy (thì cấm chụp ảnh chứ đâu có cấm chào), thằng con thứ của tôi thì vẫy tất cả mọi người, không chừa ai, một cách hệ thống và liên tục không ngừng. Khoảng một trăm người như vậy, không một ai vẫy lại, kể cả những đứa bé không biết sợ sệt thì chỉ trố mắt ra nhìn.
Nhà cửa thì ngăn nắp, đường xá thì sạch sẽ, tất nhiên là không có “Khoan phá bê tông” chứ đừng nói đến quảng cáo nhưng tôi thấy cũng rất ít khẩu hiệu tuyên truyền hay là hình ảnh, tượng đài lãnh tụ. Qua một cửa hàng mậu dịch, bên trong ba khách (hay không phải là vào đúng giờ mang phiếu xếp hàng) và năm nhân viên mặc đồng phục vệ sinh trắng, trên các quày tôi chỉ thấy thoáng ba miếng thịt, như là tại Praha vào lần đầu tôi đến (1990, sau khi chế độ vừa thay đổi). Nói thế là vì tôi là người tiêu dùng may mắn, chế độ tem phiếu tôi chỉ được nếm mùi hương phảng phất còn lại sau khi nó đã qua đời, mà lại là ở xứ giàu có nhất của cả khối XHCN. Bắc Hàn không có những nhân vật của Bohumil Hrabal, áo sơ mi trắng thắt nơ đen và một nửa mép nhếch. Và ở Tiệp, cửa hàng có thiếu (caviar hay đồng hồ Vostok) thì vỉa hè lại đầy còn ở đây muốn shopping tôi chắc là chỉ có cách vượt vĩ tuyến thứ 38 hay là lội sông Áp Lục sang Đan Đông (Dandong) để thăm cửa hàng Wall-Mart.
Thác Phác Uyên thì rất đẹp cũng như các đền đài Triều Tiên (Chosun)Vương Triều, Văn miếu với lại trường thi.
Mỗi lần xe đến, công an đã bao trước chặt chẽ cả khu vực, vô phận sự miễn vào. Nhân viên hướng dẫn Bắc Hàn từng toán sau đó chia ra các vị trí chiến lược, vòng vây thứ ba là nhân viên du lịch của Hyundai, khách bị lùa ở giữa không một kẽ hở, đi đứng về hướng nào là hoàn toàn theo chỉ dẫn, quay phim chụp ảnh ở những chỗ ấn định.
Mỗi nơi thế này có cửa hàng bán nước, bán bánh và quà lưu niệm, bao giờ cũng có tối thiểu là hai nhân viên, thiếu nữ cẩn thận son phấn, theo tôi thì còn là son phấn quá đáng (kiểu dự đám cưới), đi vớ đùi và giày da hàng cao cấp đồng màu, chỉnh tề chẳng chê vào đâu được và là những người duy nhất có học cười, đậu điểm cao bằng C cười cho nên rất tươi. Các cô này dáng dấp thập niên 60, váy Audrey Hepburn như trong “Roman Holiday” nhưng sau lưng hay cách năm bảy mét đều có xếp mặt khó thương hơn hẳn đứng trông chừng, chắp hai tay sau đít rảo qua và rảo lại, chưa kể công an thường phục đủ các kiểu, rất dễ nhận ra vì các vị này phục sức Bắc Hàn thì thấy rõ nhưng lại không đeo ảnh Kim Chính Nhật hay Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) như mọi người!
Trao đổi của các cô này với tôi tuy dễ thương ngọt ngào nhưng mà giới hạn: “one ta-la!”.
One ta-la là một ly nước trà hay là một chai nước ngọt, nuớc suối, một miếng bánh, cái gì cũng đơn giản one ta-la tất. Một USD một ly càfé lợt lạt (đây latte cho thêm một shot expresso chắc phải tính đến 20 đồng), họ cũng biết sao bọn Nam Hàn này lắm tiền, lương bên này là 10 đến 30 USD một tháng (nói công bằng thì chế độ bao cấp đã tiền nhà, sổ gạo và tem phiếu đầy đủ). Nhưng các cô này cũng đã thuộc diện ưu tú, bán hàng ở đây có lẽ tuyển còn khắt khe hơn là tiếp viên hàng không Vietnam Airlines (“tại vì tôi thích thế”) và phải đếm được bằng ngoại ngữ, hình như là đến… mười. Đây tôi không nói đùa, one dollar thì không có vấn đề nhưng đến khi tôi mua cây thuốc lá (tôi đã có ý định bỏ thuốc nhưng thuốc lá Bắc Hàn mà không hút thì cũng uổng), thì cô hàng phải dùng đến máy tính cầm tay để cho tôi biết là giá 15.
Khai Thành có đến năm bảy khách sạn, vì đây là cố đô nhiều di tích của Đại Triều Tiên Quốc. Bữa trưa chúng tôi được vận chuyển đến Dân tộc Phạn điếm (Folk Hotel), vẫn tiền hô hậu ủng và ngăn cách với quần chúng, đoàn xe vào đến sân bãi đậu là cổng được đóng sầm ngay lại để người đi đường khỏi nhìn vào và người bên trong khỏi nhìn ra.
Khách du lịch miền Nam như là tiểu thư đài các, kín cổng cao tường và không có cả cửa sổ để ngồi bên cho ai đó đi ngang mà vương vấn nợ thi nhân. Khu vực khách sạn tuy là đẹp và được chăm sóc kỹ lưỡng nhưng vẫn có cái gì nghèo nàn, nói để dễ hiểu là như Việt Nam vào thời vừa mới mở cửa. Thời đó tôi đã từng được ngắm một nhân viên lớn tuổi của khách sạn Majestic cầm cái kéo gỉ cả một buổi sáng tỉa từng cái lá héo của các chậu kiểng. Nhưng khác với Việt Nam vào thời mới mở cửa là người đàn ông tỉa lá ở đây, thấy khách đến là bỏ chạy, triệt thóai về khu vực dành riêng cho nhân viên và lấp ló đứng nhìn từ xa. Chỉ có nhân viên phục vụ phòng ăn là được tiếp cận với khách nước ngoài, gọi là tiếp cận nhưng vẫn giữ một khoảng cách cần thiết, xong nhiệm vụ một là biến mất, hai là lùi ra ba thước và chắp tay đằng sau đít. Tôi dám chắc là ngay cả những người được phép hiện diện này, đã được huấn luyện kỹ từng cử chỉ, tay chắp đằng sau đít thì bàn tay phải để mở cho xếp đi sau lưng kiểm soát, bàn tay mà nắm là có giấu tài liệu lợi dụng lúc bưng canh để truyền cho gián điệp của đế quốc trá hình.
Quan sát kỹ thì thấy là ngoài việc dọn cơm trưa cho các đoàn, khách sạn này không có mấy khách qua đêm ở lại. Các phòng ngủ tôi thấy đều khóa chặt phía ngòai bằng những ổ khóa xích han gỉ, khu vực vệ sinh nặng mùi nước tiểu và không có nước máy, một cái chậu đục ngầu đặt ở dưới bồn rửa tay. Nhưng điều kiện vật chất có lẽ không quan trọng bằng tâm lý cảnh giác của nhân viên có mặt, những cái nhìn lén lút ở cấp thừa hành và những cái nhìn hỏi cung ở cấp lãnh đạo, Bắc Hàn tôi không thấy một ai đi đứng thẳng người và tự nhiên, chỉ có ưỡn ngực như là sắp đánh hoặc là gầm bước muốn lủi cho thật nhanh mà vẫn phải ra dáng khoan thai để cưỡng lại. Tôi là người yêu đời nhưng tôi nghĩ, nếu tôi phải ở trong khách sạn này một tuần, tuy là có bia và có rượu đế, có các cô phục vụ phấp phới qua lại trong quốc phục diêm dúa, mỗi bữa dọn 13 món lên mâm trong những bát bằng đồng, thì vào ngày thứ bảy chắc tôi cũng trầm cảm đi đến mức tự sát bằng cách vùi mặt vào cái thau đựng nước đục ngầu ở trong phòng vệ sinh.
Các từ Hán-Hàn trong bài do Trúc-Ty chuyển sang Hán-Việt.
Ảnh khu vực Khai Thành của Aleksey Novikovsky
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น