วันเสาร์ที่ 31 มกราคม พ.ศ. 2552

No281: Ðỉnh cao chói lọi: Chuyện tình bi thảm của Hồ Chí Minh?


Straits Times 29/01/09, Phạm Giang Sơn lược dịch


Bà Dương Thu Hương
Một cuốn tiểu thuyết nóng bỏng của nhà văn bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, dựa trên “vị cha già dân tộc” Hồ Chí Minh, cho rằng ông ta bí mật có một cô bồ nhí, và cô ấy bị chính các đồng chí của ông Hồ hãm hiếp rồi giết chết.

Trả lời phỏng vấn từ Paris, nơi bà đang sống lưu vong và cũng là nơi mà cuốn tiểu thuyết trên được xuất bản trong tháng này, bà Dương Thu Hương, 61 tuổi, cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã giấu kín câu chuyện về những năm cuối đời của vị anh khùng dân tộc Hồ Chí Minh.

Giống như các tác phẩm trước đây của bà, cuốn “Ðỉnh cao chói lọi” (The Zenith) - đặt Hồ Chí Minh vào vai nhân vật gọi là “Chủ tịch” - bị cấm bán trong các tiệm sách ở Việt Nam, nhưng được phổ biến trên mạng Internet, thu hút gần 100 ngàn đọc giả và sự chú ý nghiêm trọng rộng rãi từ khắp nơi.

Căn cứ trên 15 năm nghiên cứu tìm hiểu, bà Hương cho rằng vào thập niên 1950s, vị lãnh tụ già nua đã phải lòng một người đàn bà trẻ hơn ông ta đến 40 tuổi, bà này đẻ cho ông ta 2 đứa con, rồi bị ám sát chết vào năm 1957 do lệnh của đảng để ngăn ngừa họ không được chính thức lấy nhau.

“Các đồng chí của ông ta sợ hãi rằng việc họ lấy nhau sẽ gây tai hại cho hình ảnh như một vị thánh của ông ta”, bà Hương cho hãng thông tấn AFP biết.

“Ở phương Tây thì người ta tôn sùng tuổi trẻ. Nhưng ở Á Châu thì ngược lại, chúng tôi tôn kính những người gìa cả. Ông Hồ không đươc phép làm một người tình cũng như không được phép làm một người chồng, để phải phung phí sức lực với xác thịt của một người đàn bà.”

Bà Hương cho rằng cô bồ nhí của ông Hồ, tên là cô Xuân, đã bị đập chết và xác bị quăng trên một con đường để nguỵ trang vụ giết người này như là một tai nạn giao thông, và các giới chức trong đảng đã xóa sạch mọi vết tích của chuyện tình này trên hồ sơ công cộng.


Cô Nông Thị Xuân, người tình của ông Hồ
Bà Hương nói rằng Hồ Chí Minh đã mang bí mật về cái chết của cô Xuân xuống mồ, khi ông ta qua đời vào tháng 9/1969 đúng vào dịp kỷ niệm ngày lễ độc lập của Việt Nam. Ông Hồ lúc đó gần 80 tuổi, yếu đuối và bệnh hoạn, theo tác giả, khi ông vội vã muốn đẩy nhanh cái chết của chính mình bằng cách tự rút ra khỏi ống truyền tĩnh mạch vào ngày 2/9, chọn ngày biểu tượng này như một hành động bướng bỉnh cuối cùng phản đối đảng, để “nguyền rủa trù yểm cái chế độ thối nát”

“Bọn tội phạm đồng chí của ông Hồ hiểu rằng ông ta chọn ngày chết 2/9 để báo hiệu sự xụp đổ sắp đến của chế độ. Cho nên chúng xuyên tạc sự thật và ghi ngày qua đời của ông ta là ngày 3/9”, bà Hương nói.

Là một trong những lãnh tụ cộng sản có nhiều ảnh hưởng nhất của thế kỷ thứ 20, Hồ Chí Minh đã lèo lái phong trào giải phóng dân tộc Viêt Nam gần 3 thập niên, và là chủ tịch của Bắc Việt từ năm 1945 cho đến khi ông ta qua đời.

Thú nhận rằng bà đã tự tiện thay đổi thực tế lịch sử trong câu chuyện tình ngang trái, mang nhiều tình tiết chính trị và bội bạc, nhưng bà Hương vẫn giữ vững lập trường về câu chuyện người bạn đời của Hồ Chí Minh bị giết chết và hoàn cảnh cái chết của ông ta.

“Mọi người phải hiểu rằng, họ đã bị lôi kéo, làm cho xấu hổ và bị lừa bịp bởi những kẻ lãnh đạo họ”, bà nói.

Nguyên là một nữ chiến sĩ anh hùng trong cuộc chiến Việt Nam đã quay lại chống chế độ cộng sản vào thập niên 1980s, bà Hương bị bỏ tù 8 tháng vào năm 1991 vì các bài viết của bà, và cuối cùng bỏ nước vào năm 2006 để đi sống một cuộc đời lưu vong ở Paris.

Bà kể, “Tôi bị bó buộc phải sống với thành phần bị chế độ ruồng bỏ và cùi hủi. Tôi không còn là đứa con yêu dấu của đảng. Tôi trở thành kẻ thù của đảng, và bị mắng chửi, bị gọi là một con đĩ gìa”.

Bà Hương khẳng định rằng bà không có ý muốn tham gia chính trị nhưng tự mô tả mình là một nhà hoạt động dân chủ, và mạng Internet là một “vũ khí tranh đấu cho dân chủ”

Bà hiến dâng tác phẩm mới nhất của bà cho một người bạn, đồng thời cũng là một nhà văn bất đồng chính kiến, Lưu Quang Vũ, người mà bà cho rằng đã bị chết cùng với người vợ là một nhà thơ và đứa con trong một tai nạn lưu thông giả tạo do nhà cầm quyền Việt Nam dàn cảnh vào năm 1988.

"Tất cả mọi người đều biết sự thật. Tất cả mọi người đã sống dưới bóng tối lịch sử bị bóp méo. Nhưng giới trí thức thượng lưu lại ngoảnh mặt đi chỗ khác, họ cúi đầu, vì sự hèn nhát”, bà nói.

Cuốn “Ðỉnh cao chói lọi” hiện đang được chuyển dịch sang Anh ngữ, và sẽ được xuất bản ở Hoa Kỳ vào năm tới. – AFP


Chuyện tình bi thảm của Hồ Chí Minh?

http://www.straitstimes.com/Breaking+News/SE+Asia/Story/STIStory_331750.html

No280: Khi đảng cầu nguyện thần thánh





Dấm dúi với thần thánh

Những năm giữa thế kỉ 20, làn sóng đỏ lan tràn trên thế giới. Các nhóm cộng sản đã khá nhanh nhạy chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi thế giới đang biến động mạnh để leo lên giành quyền lãnh đạo ở nhiều nước. Với trang bị lí luận là “chủ nghĩa duy vật biện chứng” và “chủ nghĩa duy vật lịch sử”, họ đã phủ nhận triệt để quá khứ để bắt tay xây dựng thiên đường ngay trên mặt đất. Những “thắng lợi dồn dập của phong trào cách mạng thế giới” đã khiến rất nhiều người chỉ còn nhìn thấy màu hồng nơi mọi hiện tượng, nhưng với đa số các lãnh tụ, chủ nghĩa cộng sản và công cụ “chuyên chính vô sản” đơn giản chỉ là phương tiện tuyệt vời để họ trở thành những hoàng đế, những giáo chủ toàn năng của một tôn giáo mới, trong khi chính họ dường như lại rất e dè với thế giới thần thánh cũ. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin kể ra vài hiện tượng để độc giả có dịp ghé mắt nhìn qua cái gọi là vô thần trong giới lãnh đạo tại Việt Nam.

Dấm dúi với thần thánh

Người am hiểu nội tình của chế độ đều biết rằng ngay từ đầu, những lãnh tụ cao nhất của chính thể cộng sản Việt Nam đã không hề vô thần. Cứ trong khoảng một tuần từ ngày nhậm chức, các đồng chí vô thần gộc đều đến lễ bái tại đền Lý Bát Đế ở Đình Bảng, Bắc Ninh, để xin được yên vị trên ngai. Độc giả có dịp ghé qua ngôi đền này sẽ được đồng chí trông đền hướng dẫn theo phong cách rất “duy vật biện chứng”, nhưng quan trọng hơn, độc giả nên quan sát những hàng cây trước đền với biển đề danh tính, chức vụ ngày thăm viếng của tất cả các đồng chí tai to mặt lớn trong đảng và chính phủ. Với dụng cụ chuyên chính vô sản trong tay, các đồng chí vẫn chưa yên tâm nên phải tới xếp hàng xin xỏ chút ân huệ và sự che chở của thánh thần.

Cũng cần nói thêm rằng khi lớp sơn hào nhoáng của thứ thần thánh từng được gọi tên “chủ nghĩa Mác Lênin vô địch” đã hết màu xuân sắc và lớp cốt tàn tạ hiện ra nát mủn dưới ánh sáng mặt trời, đám tín đồ từng một thời tung hô lên tận trời xanh vị thánh vô địch nay chợt ú ớ những lời huênh hoang sáo rỗng. Với bản chất lưu manh chụp giật, họ tìm cách lân la với những thần thánh xa xưa theo cách ngày càng lộ liễu và trơ tráo hơn.

Vậy nên từ vài chục năm nay, hầu như mỗi đồng chí lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước đều tậu cho mình một vài thầy pháp hoặc thầy chùa riêng, thậm chí xây dựng đền chùa ngay trong khuôn viên biệt điện của gia đình để tiện bề cúng vái.


Tượng Hồ Chí Minh trong Ðại Nam Quốc Tự ở Bình Dương

Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người

Các đồng chí vô thần mà lại chơi bài khấn xin đồng cốt thì dù sao cũng không ổn lắm. Chuyện này cần phải suy nghĩ chút xíu, nhưng với các đồng chí, đây chỉ là chuyện rất nhỏ. Bài đánh tráo khái niệm, nghĩa là gán cho những hiện tượng hay sự vật cũ một cái tên mĩ miều dễ lọt tai vốn là sở trường của các đồng chí. Và như thế, một ngày đẹp trời, “trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người” xuất hiện đàng hoàng dưới ánh mặt trời chói chang của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Dĩ nhiên, trước đó, báo chí của các đồng chí đã đưa tin từ từ và rất có kế hoạch về những “nhà ngoại cảm”, những cô đồng bà cốt nơi nọ nơi kia trổ tài trước cặp mắt kinh ngạc của “nhà khoa học” kia hay vị “giáo sư tiến sĩ” nọ. Rồi những tin tức như thế cứ tuần tự xuất hiện trên mặt báo “theo định hướng” rất nhịp nhàng tự nhiên.

Đi xa hơn đôi chút, các đồng chí cho xây dựng đền thờ của ai đó khắp nơi trên đất nước, rồi phát tán một đoạn ghi hình ảnh và âm thanh chuyện đồng chí Minh râu nhập vào một cô đồng nói chất giọng đàn ông xứ Nghệ, có sự chứng kiến của một vị tướng và một vài người khác, dạy dỗ dặn dò cứ như một anh chính trị viên! Rồi một ngày đẹp trời, đồng chí Minh râu vào chùa ngồi chễm chệ sánh vai cùng Đức Phật từ bi. Sự nghiệp thần hoá đồng chí như thế kể như cũng đã gần tới đích.

Trò tráo đổi và chộp giật với cả thần thánh như thế dù sao cũng ru ngủ và lừa lọc được không ít người “nhẹ dạ cả tin”. Khoa học tâm linh thực chất chỉ là biến tướng của những loại bói toán lên đồng, thậm chí là kiểu loè bịp của những kẻ đang cố tìm một chỗ bấu víu cho chế độ khi tất cả những lí tưởng hão huyền của một thời lần lượt vỡ vụn và sụp đổ tan tành.

Cuốc cuốc tự

Tại Bình Dương cách đây vài năm, Dũng Lò Vôi đã cho xây dựng Đại Nam Quốc Tự với qui mô đồ sộ, phong cách pha trộn đủ mọi thứ hoa hoè hoa sói. Người biết chuyện cho rằng Dũng Lò Vôi làm việc đó chính là nhằm giải hạn cho quan thầy Nguyễn Minh Triết. Rồi sau đó, Nguyễn Minh Triết cứ tai qua nạn khỏi như có phép mầu. Vậy là trên khắp nước, quan to xây đền to, quan nhỏ xây đền nhỏ, cứ y hệt như phong trào “bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng” ngày nào.




Chùa Bái Ðính ở Ninh Bình do sư quốc doanh Thích Thanh Tứ làm trụ trì

Gần đây hơn, ở ngay Ninh Bình, đường dây quan tham Nguyễn Việt Tiến đã rước thầy rước thợ xây cất ngôi chùa Bái Đính với qui mô đồ sộ nhất Việt Nam. Khi ai đó phát hiện ra rằng việc xây dựng chùa Bái Đính giống như cơ hội ngàn vàng giải hạn cho chế độ cộng sản hiện nay, cũng là lúc Nguyễn Việt Tiến ra khỏi lao lung và xuất hiện như một vị hộ pháp của đảng. Việc xây chùa Bái Đính trở thành mối bận tâm của “toàn đảng, toàn dân và toàn quân”. Dịp lễ Vesak, quan cao quan thấp cùng sư sãi lớn nhỏ kéo nhau về tạm khánh thành ngôi chùa, thầy pháp Tầu được rước về đăng đàn trai giới để yểm tâm cho ba pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất tại Việt Nam. Ngôi chùa này nghiễm nhiên trở thành quốc tự với đảng và chính phủ. Cũng vì thế, ở khuôn viên vườn hoa phía trước ngôi chùa cổ, tức là phía sau ngôi chùa mới, các vị lãnh đạo đảng và chính phủ lại đem cây tới trồng, lại đặt biển đề danh tính, chức vụ và ngày tháng viếng thăm.

Cách chùa Bái Đính không xa, du khách có thể thăm khu di tích Cố Đô Hoa Lư, nơi ghi dấu hai triều đại Đinh – Lê. Ở phía cửa Bắc của Đền Vua Đinh, du khách có thể đọc dòng chữ Hán “Bắc môn toả thược”, giải thích một cách nôm na là lời căn dặn dành cho hậu thế người Việt rằng đối với phương Bắc nhớ phải cửa đóng then cài cho kĩ.

Một điều kì lạ là ngôi chùa Bái Đính được xây dựng theo hướng đại kị của thuật phong thuỷ. Gã thầy Tầu lấy cớ rằng ngôi chùa hướng về làng Đại Hữu, quê hương Đinh Bộ Lĩnh, nên đặt ngôi chùa ở vị trí trống trải chầu thẳng về hướng chính Bắc, cửa mở toang hoang. Những công nhân xây dựng ngôi chùa không giấu vẻ tự hào với ý nghĩ rằng chúng tôi đang làm nên lịch sử. Họ cũng không ngần ngại cho biết tất cả cách bố trí đều có thầy Tầu hướng dẫn. Mọi chi tiết từ câu đối đến trang trí đều do thầy Tầu chỉ dạy! Nếu quả thật như thế, không biết có nên gọi ngôi chùa này là Việt Nam Vong Quốc Tự?!

Dẫu sao, vài hiện tượng như thế cũng giúp ta phần nào thấy được rằng chính quyền cai trị dân bằng nỗi sợ, rồi cũng chính nỗi sợ khiến họ trơ tráo dấm dúi với thần thánh. Khi thành trì lí luận đã tan thành mây khói, những kẻ từng một thời ra rả vô thần nay hiện nguyên hình là những gã chụp giật ngay cả với thần thánh, chạy theo đủ loại dị đoan, tin vơ thờ quấy.

Bài viết có lẽ nên dừng ở đây. Nhiều độc giả hẳn muốn tôi đưa thêm vài chứng cứ. Thực ra tôi chỉ kể ra đôi điều mình biết, phần còn lại, xin mời độc giả thân hành tới tận nơi quan sát. Vả lại, ở Việt Nam mình, những chuyện bình thường, hoàn toàn có thể đưa ra ánh sáng mặt trời như chuyện lấy vợ, sinh con, người ta còn tìm đủ mọi cách bưng bít, thì chuyện các đồng chí chịu để lộ chừng đó chân tướng thiết nghĩ là đã quá nhiều để ai cần có thể đưa ra một vài kết luận.

Hoàng Cúc

วันศุกร์ที่ 30 มกราคม พ.ศ. 2552

No279:Vụ CPI sắp nổ to: Đến chân tường rồi, ra sao nữa?


Vụ án siêu nghiêm trọng trong tiếp nhận ODA (Official Development Assistance) - Nguồn Hỗ trợ Chính thức cho Phát triển, liên quan đến Viện Tư vấn Đầu tư Thái Bình Dương (Pacific Consultant Institute) PCI có trụ sở tại thủ đô Tokyo / Nhật bản kéo dài từ tháng 7-2008, đến nay sắp nổ to.

Đây là vụ án siêu nghiêm trọng, có thể nói là nghiêm trọng nhất liên quan đến nguồn ODA, vì số tiền hối lộ của công ty này cho các quan chức Việt nam lên đến 2 tỷ 6 đôla; vì nó liên quan đến 6 dự án lớn về giao thông vận tải và môi trường, từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc; vì nó liên quan đến Chính phủ Nhật là chính phủ đã tỏ ra rộng rãi nhất, đứng đầu trong viện trợ phát triển cho Việt nam.

Chính ODA của Nhật bản đã và đang giúp Việt nam xây dựng Khu Công nghiệp cao Hòa Lạc, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường xe lửa cao tốc Bắc - Nam; Cầu Bãi Cháy, ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, đường hầm đèo Hải Vân / Thừa thiên.

Vụ án ngày càng trở nên nghiêm trọng thêm vì chính quyền Hà nội được phía Nhật bản thông báo chính thức từ tháng 8-2008, nhưng vẫn "ỳ " ra, tỏ rõ trên thực tế không hợp tác với phía Nhật bản, chỉ ấm ớ hứa hẹn suông nhằm mua thời gian để ỉm vụ án.

Vụ án tăng thêm tính nghiêm trọng và kịch tính khi sáng 4-12-2008, giữa cuộc họp các nhà đầu tư quốc tế tại Hà nội, đại sứ Nhật Mitsuo Sakaba bất ngờ thừa lệnh chính phủ Nhật "tuyên bố đình chỉ lập tức nguồn hỗ trợ ODA của phía Nhật, lên đến 900 triệu đôla, cho đến khi nào Vụ án PCI được phía Việt nam làm sáng tỏ".

Ngay sau đó, phía Việt nam buộc phải hứa với phía Nhật bản là sẽ "khẩn trương và nghiêm chỉnh hợp tác" với hy vọng có thể nối lại nguồn ODA trong vòng 2 tháng (!); Thủ tướng Dũng, khi bị đại biểu Nguyễn Minh Thuyết của Lạng sơn chất vấn tại Quốc hội, hứa rằng "chính phủ đang làm rõ vụ án này, làm rõ đến đâu sẽ xử lý đến đấy". Khi gặp thủ tướng Nhật ở Lima / Péru, ông Triết cũng hứa hẹn "hợp tác chặt chẽ và khẩn trương với phía Nhật để giải quyết vụ án này".

Đến nay, gần 2 tháng đã trôi qua, Hà nội vẫn không động đậy.

Phía Nhật bản tỏ ra rất sốt ruột. Những lời hứa với Đại sứ Nhật, với thủ tướng Nhật, đăng đi đăng lại trên báo Nhật, như những lời cam kết long trọng, như lời hứa danh dự, hoá ra vẫn chỉ là lời hứa suông!

Trong khi đó, không hẹn mà nên, nhiều điều không đẹp đẽ, còn làm xấu mặt Việt nam xảy ra trên đất Nhật. Hàng không Việt nam mang tai mang tiếng với phi công Đặng Xuân Hợp cúi đầu nhận tội trước cảnh sát và công an Nhật: "Tôi đã nhiều lần - không nhớ hết - chuyên chở hàng lậu, hàng ăn cắp, tiền không sạch về Việt nam và từ Việt nam đến"; "có hàng vài chục tu nghiệp sinh Việt nam trong đường dây ăn cắp và vận chuyển hàng ăn cắp ở các siêu thị và kho Nhật bản"; "các người lái và chiêu đãi viên hàng không chúng tôi đều làm những việc như thế cả"!

Phía Chính phủ Nhật hết kiên nhẫn.

Mồng 3 Tết Kỷ Sửu, họ đi thêm một nước cờ.

Trước đây, đại sứ Nhật tuyên bố: "Chúng tôi mong sớm kết thúc vụ án này; những bị cáo Nhật bản đã nhận tội trước Toà án. Chúng tôi chờ phía Việt nam hành động. Chúng tôi theo dõi chặt chẽ tình hình".

Phía Việt nam vẫn bất động. Phía Nhật bản lại tiết lộ qua con đường báo chí: "Phía Nhật bản đã thông báo hàng nghìn trang tài liệu về vụ án; những khẩu cung, những khai báo, những tài liệu, những chứng cứ, những vấn đề còn tồn tại... Phía Nhật bản đã hỏi và yêu cầu phía Việt nam trả lời về 23 vấn đề, toàn là 23 vấn đề bình thường trong bất cứ vụ án kinh tế nào".

Phía Việt nam vẫn ngậm tăm. Vẫn câm như hến. Vấn bất động.

Hứa hẹn "khẩn trương hành động", hứa hẹn "hợp tác chặt chẽ" mà như vậy à?!

Đúng mồng 3 Tết Kỷ Sửu (28/1/09), Tòa án Tokyo họp phiên kết thúc vụ án, kết luận và kết án:

- Shakashita Haruo, Giám đốc điều hành CPI,
- Takasu Kunio, Trưởng ban Quản trị CPI,
- Tsuneo Sakano, Đại diện Văn phòng CPI ở Hà nội,
đã phạm và nhận tội đưa hối lộ lớn cho phía chính quyền Việt nam và tuyên án phạt mỗi người từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tù giam, cho hưởng án treo. Bốn tội phạm phải bồi hoàn nhà nước Nhật 70 triệu Yên, bằng 780.000 đôla.

Còn Tổng Giám đốc CPI Masayoshi Taga cũng bị kết tội như trên nhưng án phạt sẽ tính vào với tội trạng trong một vụ án khác chưa kết thúc.

Báo chí Nhật bản cho biết những vụ án kinh tế lớn hay nhỏ thường cho hưởng án treo, coi thế là đủ, vì trong một xã hội mà danh dự và niềm tin là những giá trị tinh thần, cũng là những giá trị vật chất, những kẻ phạm tội, có tiền án, sẽ rất khó kiếm việc làm mới, khó được bầu vào các vị trí lãnh đạo, quản trị, quản lý các công ty kinh tế, tài chính, thương mại. Uy tín xã hội cũng như uy tín trong địa phương, giòng họ, công đoàn nghề nghiệp cũng bị sứt mẻ lâu dài. Ngoài ra trong các vụ án kinh tế, luật pháp các nước dân chủ văn minh thường yêu cầu tội phạm và các thành phần liên quan phạm pháp đều phải hoàn trả nhà nước, cũng là hoàn trả xã hội đến mức đầy đủ nhất những khoản tiền và tài sản công đã bị nhũng lạm, đã bị dùng sai mục đích.

Do đó, 15 vị trong bộ chính trị chớ có phạm thêm sai lầm là thở phào, nhẹ nhõm, khi thấy toà án Nhật đã kết thúc vụ án bằng những bản án treo cho 4 bị cáo Nhật bản. Phía Nhật vẫn còn nguyên 23 câu hỏi đặt ra cho chính quyền Hà nội.

Những câu hỏi là:

- kẻ bị cáo ăn hối lộ mang tên Huỳnh Ngọc Sỹ , phó giám đốc Sở Giao thông Sài gòn, bí thư đảng uỷ của Sở đó là con người ra sao?

- ông Sỹ có nhận sai lầm và tội lỗi như 4 bị cáo Nhật đã khai rõ ràng, cụ thể hay không? ông Sỹ đã nhận tội cụ thể đến mức nào? ông Sỹ đã nhận riêng những khoản hối lộ hay đã chia cho những ai khác?
- phía Việt nam có ý định xét xử ra sao vụ án nghiêm trọng này? Phía Việt nam đã thu lại được bao nhiêu trong số tiền đã hối lộ, có ý định bồi hoàn lại cho phía Nhật không? Việt nam tiến hành điều tra đến đâu rồi?

- phía Việt nam có nhân dịp này rà soát lại các khoản ODA khác mà Nhật bản đã cấp, cũng như các khoản ODA do các nước khác cấp để phát hiện những vụ án khác tương tự, để nguồn ODA được phát huy đúng mục đích hay không?

Xin nhớ trong kết luận vụ xử án trên, chánh án Toshihiko Sonohara nhận xét rằng những kẻ phạm tội Nhật và Việt đều "tỏ ra rất tinh vi, tính toán nhiều mưu đồ và có tổ chức chặt chẽ", "đây là những âm mưu có hệ thống"...

Chừng nào phía Việt nam không đáp ứng những yêu cầu chính đáng trên đây của chính phủ Nhật bản, làm rõ những hành động tội phạm ở phía Việt nam một cách đầy đủ minh bạch thì nguồn ODA Nhật bản sẽ còn lâu mới có thể nối lại. Chính đại sứ Nhật ở Hà nội cho biết "sau vụ này, rất khó lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật bản để tiếp tục cấp nguồn cho ODA".

Hà nội đang bị dồn đến tận chân tường. Bộ chính trị độc đảng không còn đất lui.

Những yêu cầu phía Nhật đã đành, còn là yêu cầu của các nước tài trợ, nước cấp ODA khác như: Anh, Úc, Thuỵ Điển, Na Uy, Canada, Pháp... họ đếu coi vụ PCI là một thử thách xem lời hứa chống tham nhũng, lãng phí của Hà nội đáng tin đến mức nào. Mất niềm tin là mất sạch.

Lại còn nhân dân Việt nam, xã hội Việt nam, công luận Việt nam. Lời hứa của ông thủ tướng Dũng trước Quốc hội khóa XII liệu có chút giá trị gì?

Ngày Tết, gia đình có văn hoá thường dạy con cái phải sống có lễ phép. Có lễ phép với ông bà, với Tổ tiên. Phải tu thân để là con nhà có gia giáo.

Vụ PCI nổ lớn trong dịp Tết Kỷ Sửu nhắc mọi người phải sống cho có lễ. Kẻ ăn hối lộ, cấu véo 10 đến 15% nguồn ODA là vô lễ với nhân dân, các chính phủ bạn đã có lòng tốt giúp ta khôi phục, phát triển kinh tế. Bọn chúng cũng vô lễ với dân mình vì chúng ăn cắp bao nhiêu, sau này nhân dân ta phải trả đủ, cả gốc và lãi, dù cho lãi rất thấp.

Cái vô lễ, láo xược mang tính tội ác với nhân dân còn là ở chỗ do ăn hối lộ, chất lượng cầu đường đều xuống cấp, sẽ gây nên tai nạn bất ngờ không tránh khỏi.

Khi bản thông báo ngày càng tường tận về vụ án, khi họ mở cuộc điều tra từ tháng 8, bắt giữ bị cáo từ tháng 10, mở toà án từ tháng 11, liên tiếp yêu cầu phía Việt nam phối hợp, nhưng phía Việt nam vẫn bất động suốt 4 tháng, có thái độ nào vô lễ hơn, vô văn hoá hơn, mất dạy về mặt ngoại giao hơn?

Bộ chính trị độc đảng ngay ngày đầu xuân đã bị dồn vào chân tường.

Họ sẽ dở tài quỷ thuật nào để thoát khỏi cảnh trên đe dưới búa này? Mở phiên toà xử Huỳnh Ngọc Sỹ ư? Sử bí mật hay công khai? Coi đó là con dê tế thần ư? Chỉ có một mình Sỹ là tội phạm ư? Cho Sỹ hưởng án treo ư? Chỉ là hạ sách. Gây thêm sự khinh bỉ của xã hội và thế giới. Vì ai cũng biết Sỹ không ăn một mình. Vẫn chỉ chồng thêm tội vô lễ với nhân dân, coi khinh sự suy luận tỉnh táo và sự xét đoán công minh của dư luận. Ai chẳng biết Sỹ thân thiết với Lê Thanh Hải, với Trương Tấn Sang ra sao.

Bộ chính trị gồm 15 kẻ độc đoán trơ tráo đang bị dồn vào chân tường. Một tuần nữa, họ sẽ đón Hoàng Thái Tử Nhật bản Naruhito sang thăm chính thức nước ta (từ 9-2 đến 15-2). Họ sẽ trả lời ra sao cho ông Hoàng này? Chẳng lẽ lại đóng kịch coi như không có chuyện gì bất thường cả. Trong khi đoàn nhà báo Nhật đi theo sẽ hỏi, chất vấn gay gắt, nhân danh dân Nhật.

Bị dồn đến tận chân tường, chỉ còn có cách duy nhất thoát khỏi cảnh nhục nhã là thay đổi bản chất, từ bênh che bọn tội phạm chuyển thành nghiêm trị bọn tội phạm, từ chỗ chây ỳ chuyển sang khẩn trương mở phiên tòa như hồi xét xử bọn Năm Cam, công khai xin lỗi chính phủ và dân Nhật, công khai nhận tội với nhân dân, cam kết từ nay "tiên học lễ, hậu nắm chính quyền", tôn trọng pháp luật, thực hiện trọn lời hứa khẩn trương phòng chống tham nhũng, trừng trị thẳng tay mọi sâu mọt, bất kể đó là ai, ở bất kỳ cương vị nào. Nhưng với kẻ vô lễ, "mất dạy" tự gốc thì đó là việc đội đá vá trời.

PCI - bài học thâm thuý về chữ "LỄ" sẽ còn thấm mãi vậy.

Mồng 5 Tết Kỷ Sửu.
30-1-09

No278: Đầu xuân nhìn lại


Đầu xuân, những lúc trà dư tửu hậu, người ta hay cùng nhau ôn lại những chuyện quá khứ, những chuyện mới qua. Lời chúc tân xuân hầu như luôn là những lời tốt đẹp, nhưng bên tách trà nghi ngút khói, trong cái lạnh giêng hai, đề tài có thể luân chuyển và việc nói tới những chuyện tệ hại của năm cũ cũng không phải là điều cấm kị. Vậy nhân dịp đầu xuân, tôi cũng muốn kề cà nói đôi chuyện năm qua như vài tia sáng le lói soi vào bóng tối mịt mờ của lịch sử.

Vài thực tế xót xa

Những ngày đầu năm dương lịch 2009, lễ hội hoa thật “hoành tráng” được khai mạc tại Hà Nội. Nhưng rồi “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, khi vừa sau lễ khai mạc, Hà Nội ngàn năm văn hiến đã phải chua xót chứng kiến cảnh phá phách tan tành của thứ “văn hoá cướp giật”, “văn hoá huỷ diệt”. Người tức giận, kẻ ngậm ngùi và dàn đồng ca của trên 600 tờ báo cũng được dịp xướng lên đủ các cung bậc hỉ nộ.

Lễ hội hoa biến thành lễ hội “văn hoá chộp giật” cũng khiến người ta nhớ lại một vết thương chưa kịp lành miệng ở xứ sở văn hiến, đó là lễ hội hoa anh đào vào ngày 6-4-2008. Khi so sánh hai lễ hội hoa diễn ra ở cùng một thành phố, cách nhau chưa đầy một năm, người có chút đầu óc quan sát có thể thấy ngay rằng món “văn hoá huỷ diệt” ở lễ hội sau thực ra chỉ là phiên bản của nền “văn hoá cướp giật” của lễ hội trước.

Cả hai lễ hội hoa trên đều là dịp khiến không ít du khách và viên chức ngoại quốc phải ngạc nhiên về “văn hoá ứng xử” của “một bộ phận dân cư” Hà Nội. Bộ mặt nhem nhuốc của thủ đô vì thế cũng hiện lên rõ nét hơn. Dù sinh sống và làm việc ở đâu, người Việt Nam còn chút liêm sỉ không khỏi cảm thấy tủi nhục vì lối sống chụp giật quá lộ liễu và mọi rợ của đồng bào mình ngay tại chốn kinh kì thanh lịch.

Truy tìm căn cớ

Hiện tượng đã khá rõ ràng, dĩ nhiên người ta sẽ phải tìm cách điều tra nguồn cội. Hàng loạt lí do được đưa ra. Nào là vì dân nhập cư vào Hà Nội ngày càng đông, nào là tại cả một tỉnh Hà Tây mênh mông núi đồi thôn quê và đồng ruộng bỗng chốc một sớm một chiều biến thành một phần máu thịt của thủ đô Hà Nội, nào là vì nền giáo dục quá nặng về trí dục mà nhẹ về đức dục.

Dĩ nhiên, cũng như bất cứ khi nào xảy ra chuyện này chuyện nọ, vài nhân vật có chút tên tuổi liền được lôi ra để ban vài lời vàng ngọc.

Nhà văn Băng Sơn nhận xét một cách rất chừng mực rằng: “Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng.” Ông đã xem điều xót xa này là nỗi “xấu hổ” của người Hà Nội.

Ông nghị Dương Trung Quốc lại giải thích rằng: “Đứng trên phương diện văn hoá học, tôi cho rằng những hành vi tiêu cực này xuất phát từ một nhu cầu có tính tập quán của người Việt Nam, đầu năm phải có được cái gì đó gọi là có lộc.”

Giáo sư Trần Ngọc Thêm, tiến sĩ toán học ham viết về văn hoá, lại đổ vấy một cách rất vô trách nhiệm: “Xét về mặt văn hóa, những hành động này phát xuất từ văn hóa nông thôn, văn hóa làng xã mà ra.” Đọc lối giải thích vòng vèo của ông sau đó, tôi tin rằng đa số độc giả khó có thể hiểu được thực ra ông ta muốn nói gì.

Những lối kiến giải có vẻ rất “uyên thâm”, rất “khoa học” của những vị tai to mặt lớn, khiến đại đa số độc giả của các tờ báo chính thức sẽ hồ hởi phấn khởi nhận xét rằng: nói đúng quá, nói giỏi quá, để rồi thực tế phũ phàng sẽ không còn lại bao nhiêu dư âm trong lòng họ.

Vì đâu nên nỗi

Theo tôi, những lí do được được kể ra chỉ là bề nổi, hay nói cách khác chỉ là những mẩu sự thật. Thực ra cũng chẳng cần phải học hành hay suy nghĩ nhiều lắm để phán ra những điều như thế. Một anh xe ôm hay một chị hàng rong cũng có thể nói ra những nguyên nhân đại loại như thế khi bất chợt gặp nhau nói chuyện bâng quơ ở một quán nước ven đường.

Manh mối sâu xa của hiện tượng “văn hoá cướp giật” này hẳn phải nằm đâu đó nơi những góc khuất khúc của lịch sử đất nước.

Một thời nào đó, những khẩu hiệu nhuốm mầu giết tróc đã được trưng ra, giữa bầu khí khủng bố, tạo ra nỗi sợ hãi bao trùm và trấn áp toàn xã hội: “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Hàng ngàn con người đã bị qui cho cái tội rất mơ hồ là “bóc lột” hay “có nợ máu với nhân dân” và bị giết chết một cách dã man thê thảm, tài sản của họ bị tước đoạt chia chác. Xét cho cùng thì tội của họ một đàng là vì họ sở hữu những tài sản vật chất và phi vật chất, trong khi người ta đang muốn xây dựng một xã hội vô sản; đàng khác, những người vừa cướp được chính quyền muốn cào bằng tất cả để xây dựng một cơ cấu xã hội hoàn toàn mới với những “con người mới XHCN”. Đó là chuyện đã xảy ra ở miền Bắc từ hơn nửa thế kỉ trước.

Ở miền Nam cách nay vài chục năm, sau khi giành được quyền lực nhờ cấu kết với ngoại bang và nướng sống vài triệu thanh niên, người ta cũng đã dùng bầu không khí sợ hãi, cũng bằng vở tuồng chụp mũ ngày nào, tội “bóc lột” hay “có nợ máu với nhân dân”, hàng triệu người lại tiếp tục bị đày ải tù tội, rất nhiều tài sản của họ dĩ nhiên lọt vào tay “nhân dân” để rồi bị sang tay tráo đổi.

Người từng đọc lịch sử hẳn đều biết rằng chính quyền Việt Nam đôi lúc cũng đã hé mắt nhìn để rồi “sửa sai” hay “đổi mới”. Tuy nhiên họ luôn cho rằng những điều họ đã làm là hoàn toàn đúng, là “qui luật tất yếu của lịch sử”, những sai sót chỉ thuộc về những tiểu tiết trong khi thi hành, còn đường lối là luôn luôn đúng đắn. Về căn bản, họ không bao giờ chấp nhận đó là những sai lầm khủng khiếp đã khiến bánh xe lịch sử Việt Nam quay chậm đi hàng thế kỉ với một quốc gia tan hoang hỗn loạn.

Khi con người trong xã hội bị kết tội chỉ vì họ giầu có, về của cải hoặc về tri thức, hay chỉ vì họ mang chính kiến khác biệt, cũng có nghĩa những quyền căn bản nhất của con người như quyền tư hữu và quyền lên tiếng đã bị chà đạp. Một xã hội không bao giờ có thể phát triển lành mạnh khi mỗi cá nhân luôn nơm nớp lo sợ rằng tất cả những gì mình gắng công vun đắp kiến tạo hôm nay sẽ bị cướp giật tước đoạt hay lọt vào tay kẻ khác vào một ngày đẹp trời, chẳng cần qua bất cứ một trình tự pháp lí minh bạch nào, mà chỉ do những phát động sặc mùi vu khống chụp mũ bao trùm bằng nỗi sợ hãi.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, điều thê thảm cùng cực đối với số mạng từng con dân và vận mệnh cả dân tộc Việt Nam trong thế kỉ qua đó là TÀI SẢN CÁ NHÂN CHƯA HỀ ĐƯỢC TÔN TRỌNG. Hơn thế nữa, người ta đã mải miết xoá bỏ tất cả những điều xưa cũ để xây dựng một cơ cấu xã hội mới. Sau nửa thế kỉ hồ hởi phấn khởi xây thiên đường mù, người ta mới chợt ngã ngửa nhận ra rằng cái thiên đường ấy chưa hề được định hình cụ thể ra sao. Rút cuộc, người Việt Nam chúng ta hầu như đã đánh mất tất cả những truyền thống tốt đẹp xa xưa, trong khi cơ cấu mới thực sự là một mớ hỗn độn không ra quân chủ, chẳng ra tư bản, lại thêm một cái đuôi lòng thòng là “định hướng XHCN” được vận hành theo lối mafia với những tên công bộc tham lam nhũng nhiễu.

Vậy nên, chuyện bẻ hoa, cướp hoa, dẫm đạp lên hoa mà chúng ta từng chứng kiến là gì nếu không phải là cách hành xử theo nguyên tắc CỦA MÀY LÀ CỦA TAO? Đáng lẽ đảng và chính phủ phải tuyên dương những con người đó, vì họ chính là những “con người mới XHCN”, đã “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.

Chữa bệnh dĩ nhiên phải chữa tận căn, trong khi trên thực tế hiện nay, người ta chỉ quan sát hiện tượng để rồi chữa trị các căn bệnh trong xã hội theo kiểu vặt ngọn hay bịt ngọn. Điều đó chỉ khiến cho các mối liên hệ xã hội ngày càng trở nên bùng nhùng phức tạp, vô phương giải quyết. Văn kiện mới nhất mà ông thủ tướng ban hành vẫn chỉ là một lời tái khẳng định nguyên tắc của “đạo đức cách mạng” rằng CỦA MÀY LÀ CỦA TAO, những gì chúng tao đã lấy của chúng mày, chúng mày không được đòi lại, chúng mày không có cơ sở đòi lại.

Dù sao, tôi nhận thấy đảng và chính phủ đã thực sự đổi mới, bởi vì tôi chợt nghĩ nếu dùng món võ của Mộ Dung Phục ngày nào, “dĩ bỉ chi đạo hoàn thi bỉ thân”, nói một cách nôm na là gậy ông lại đập lưng ông, để áp dụng vào thời buổi hiện tại, “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”, theo chính những tiêu chí người ta đã đưa ra ngày nào, tôi tin rằng đa số thành phần bị xếp vào hàng “bóc lột” hay “có nợ máu với nhân dân” hiện nay chính là những đảng viên cộng sản.

Hoàng Cúc

No277: Có dấu hiệu “nước đang tràn ly”


(NV) - Bất chấp những răn đe từ Bộ Thông Tin và Truyền Thông, dù lẻ loi nhưng giai phẩm Xuân của một tờ báo có manchette là “Du Lịch”, với cơ quan chủ quản là Tổng Cục Du Lịch, thuộc Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch CSVN, vẫn lên tiếng ca ngợi những thanh niên, sinh viên từng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa là bất khả xâm phạm.

Giai phẩm Xuân của tờ Du Lịch được phát hành trước Tết Nguyên Ðán, với số lượng khoảng 10,000 bản đang gây xôn xao trong giới trí thức và sinh viên, học sinh bởi đây là lần đầu tiên, một trong khoảng 700 cơ quan truyền thông trực thuộc chính quyền CSVN, chính thức lên tiếng kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cảnh báo về họa ngoại xâm, thậm chí công khai khẳng định sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, diễn ra từ cuối tháng 12 năm 2007 cho đến nay và luôn bị chính quyền CSVN tìm đủ cách để ngăn chặn, đàn áp.

Ðây cũng là ấn bản đầu tiên do một cơ quan truyền thông “chính thống” thực hiện, dám “xé toạc hàng rào” mà Ðảng và chính quyền CSVN đã dựng lên từ trước đến nay. Với hàng rào này, các cơ quan truyền thông trực thuộc chính quyền CSVN bị cấm đề cập đến tương quan giữa quan hệ Việt-Trung với chủ quyền lãnh thổ, có nội dung nằm ngoài sự chỉ đạo của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương Ðảng và Bộ Thông Tin-Truyền Thông. Cũng vì vậy, ấn bản này đang được nhiều người săn tìm để photocopy.

Ấn bản đang thu hút sự chú ý lớn từ công chúng có sự góp mặt của khá nhiều tác giả vốn bị chính quyền CSVN xếp vào loại “có vấn đề về nhận thức chính trị” hoặc “không đáng tin cậy” như: Bùi Minh Quốc, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A,...

Ðáng chú ý là trong bài “Tản mạn cho đảo xa” đăng trên hai trang 12 và 13, một tác giả tên Trung Bảo viết: “...Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung Quốc công khai bày tỏ dã tâm với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ca ngợi công khai... nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt thành với đất nước của thanh niên, trí thức sẽ không bao giờ thay đổi...” Cũng tác giả này khẳng định: “Ngày 9.12.2007 có lẽ sẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẫn vào những người đã tạo dựng nên ngày lịch sử...” Tác giả Trung Bảo còn lên tiếng chỉ trích những kẻ đã ngăn cản, đàn áp thanh niên, sinh viên biểu tình chống ngoại xâm.

Những ý kiến vừa kể thật ra không mới nhưng những ý kiến này trở thành đặc biệt ở chỗ, chúng chưa bao giờ xuất hiện trên hệ thống truyền thông trực thuộc chính quyền CSVN. Theo dư luận, “Trung Bảo” là bút danh của một viên chức đang làm việc tại Mặt Trận Tổ Quốc của thành phố Sài Gòn.

Giai phẩm Xuân Du lịch còn nhiều bài viết khác nhấn mạnh, Ải Nam Quan và nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải khác là phần không thể tách rời khỏi chủ quyền của Việt Nam. Nhóm chủ biên đã đưa cả bài “Hận Nam Quan” vào giai phẩm. Những người theo dõi sát thời cuộc ở Việt Nam tin rằng, việc chọn đăng “Hận Nam Quan” nhằm phê phán tuyên bố của Vũ Dũng, thứ trưởng Ngoại Giao CSVN trên báo điện tử VietNamNet vào ngày 2 tháng 1 năm 2009. Bất chấp lịch sử dân tộc và vô số chứng cứ khác, trong tuyên bố đó, Vũ Dũng trâng tráo bảo rằng: “Theo lịch sử, thác Bản Giốc, ải Nam Quan đã là của Trung Quốc từ đời nhà Minh, nhà Thanh”.

Các nguồn thạo tin cho biết, do nội dung tờ Du Lịch vốn chỉ thiên về du lịch nên Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương của Ðảng CSVN, Bộ Thông Tin Truyền Thông và lực lượng an ninh của công an CSVN đã “mất cảnh giác”. Ðây là lý do giúp giai phẩm Xuân Du Lịch “lọt lưới”. Tuy nhiên, sau đó, các cơ quan này quyết định “án binh bất động”, chỉ “lặng lẽ thu hồi” để tránh làm dư luận xôn xao và tránh những phản ứng bất lợi có thể xảy ra ngay trong dịp Tết.

Vẫn theo các nguồn thạo tin, sắp tới, Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương của Ðảng CSVN, Bộ Thông Tin Truyền Thông và lực lượng an ninh của công an CSVN sẽ “xử lý sai phạm nghiêm trọng này rất nghiêm khắc”.

Trong khung xuất bản của giai phẩm Xuân Du Lịch, người ta đọc thấy tên người phụ trách xuất bản là phó tổng biên tập Nguyễn Trung Dân và tổng thư ký Trần Văn Tiến.

Từ cuối năm ngoái đến nay, áp lực càng ngày càng lớn từ dư luận trong và ngoài nước, kể cả trong cán bộ, đảng viên CSVN về sự bạc nhược, đốn mạt khi ứng xử với Trung Quốc đã khiến lãnh đạo Ðảng và chính quyền CSVN hết sức lo ngại. Các viên chức cao cấp đã đưa ra nhiều tuyên bố, nhằm phân bua họ không “mãi quốc cầu vinh”. Sự xuất hiện một ấn bản có nội dung như giai phẩm Xuân Du Lịch cho thấy nước đang tràn ly, kể cả trong báo giới, vốn vẫn quen cúi đầu khuất phục. (G.Ð)

วันพฤหัสบดีที่ 29 มกราคม พ.ศ. 2552

No276: Từ làn gió Obama




Đã từ nhiều thập niên, khối Cộng Sản Đông Âu, đứng đầu là Liên xô cùng với hàng loạt các nước đã thi nhau sụp đổ. Chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới, về cơ bản, từ đó đã coi như chấm dứt. Cùng với chủ nghĩa Cộng Sản, những khẩu hiệu của chủ nghĩa này đại khái như “Đời đời bền vững”, Chủ nghĩa Mác Lê bách chiến, bách thắng. Mãi mãi nhớ ơn Đảng và Bác v.v… ở những nước Đông Âu thời ấy đã bị quăng vào sọt rác của lịch sử vì nó đặc biệt bốc mùi khó ngửi.

Trên mặt giấy tờ và văn bản chính thức, qua nghị quyết 1481 của nghị viện Châu Âu, chủ nghĩa CS luôn đồng nghĩa với những gì gọi là tàn ác, kinh tởm, giết người và diệt chủng. Nói đến Cộng Sản, lập tức người ta liên tưởng ngay đến những gì gọi là dối trá, lươn lẹo, lừa lọc cùng với mọi kiểu bạo lực, trù dập, tra tấn và nhà tù với đủ loại hệ thống.

Sợ Sự thật và bịt miệng cả Tổng Thống

Cộng Sản là bóng đêm ma quái nên luôn rất kỵ với ánh sáng và tính công khai của sự thật. Họ luôn tìm cách che dấu hoặc bẻ cong mọi chuyện, nếu điều ấy bất lợi và có thể gây nguy hại cho họ. Bao lâu nay, cộng sản vẫn còn tồn tại được chính là nhờ các kiểu khủng bố và những tập họp những điều gian trá che đậy ấy cộng lại.

Chuyện gần đây và còn đang nóng hổi trong lòng mỗi người trong nước và cả thế giới là chuyện cắt xén câu nói nổi tiếng của Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt: “Tôi xấu hổ vì phải mang Hộ Chiếu Việt nam…” Từ việc cắt xén ấy, họ đã kết án Ngài là người không yêu nước, là kẻ phản quốc… Nhưng sau đó và gần như ngay lập tức, mọi người đều có dịp không chỉ đọc mà còn có thể nghe lại, với chính giọng nói của Ngài, toàn bộ những trao đổi và nguyên văn câu nói rất can đảm và đầy tâm huyết của một con người luôn nặng lòng với quê hương đất nước:

”Tôi xấu hổ khi mang Hộ chiếu Việt nam, vì đi đến đâu cũng bị xăm xoi để ý. Tôi ước mong sao cho dân mình được như người Nhật, người Hàn….”

Sau đó, như một điều rất tự nhiên, một cơn gió đã được hình thành, các bản tin và những bài viết của nhiều người có liên quan đến Ngài và sự việc Thái Hà, đã được in ra và phân phát, gần như công khai, trong nhiều nhà thờ tại nhiều xứ đạo ở các nơi. Những bản tin và bài viết ấy đã được tự động photo, rồi người này truyền tay người nọ, và cứ thế, nhiều người trong mọi giới cả lương và giáo đều hiểu rõ sự việc.

Đặc biệt, trong ngày xử án, không người giáo dân Thái Hà nào nghĩ mình sẽ “phải” ra Tòa để chịu hình phạt, nhưng tất cả đều thấy mình đang sắp sửa “được” diễm phúc lãnh nhận ân điển cao quý nhất, là phúc tử đạo với các hình thức ngược đãi và cùm gông tù tội. Một ân phúc mà không phải bất cứ ai và vào thời đại nào cũng dễ dàng nhận được. Những tấm hình với đông đảo các giáo dân đi trong hàng lối trật tự, nét mặt tươi vui hớn hở, cùng với các lời kinh đầy xác tín trong lòng và những tiếng hát thật thiết tha trên môi miệng. Trong trang phục lễ hội Comlê cravat cho nam và áo đỏ cho nữ (tượng trưng màu tử đạo) ai cũng cầm cành Vạn tuế trên tay.

Các tấm hình ấy giờ đây đã trở thành những tài sản tâm linh quí giá, nhiều người đến nay vẫn đang gìn giữ một cách trang trọng, như một biểu tượng cao cả và hiếm hoi trong đời sống Đức Tin của người Công giáo.

Việc cắt xén câu nói của vị Tổng giám mục đã gây ra nhiều phản ứng ngược, những phản ứng mà người Cộng Sản không mong muốn và cũng chẳng thể nào ngờ tới. Những điều ấy đã loang ra và đang ngấm sâu nơi lòng mọi người và mọi giới trong mọi tầng lớp xã hội. Những điều này, có thể sẽ không gây ra những sự biến tức thời, nhưng chắc chắn, từ đó, niềm tin của một bộ phận không nhỏ người dân, đã tan tành rạn vỡ đến không thể hàn gắn hoặc phục hồi. Niềm tin luôn là chất liệu vô cùng cần thiết cho đời sống, và nhất là cho sự tồn vong của bất cứ một chế độ nào.

Với khẩu hiệu “Thay đổi” (Change) ông Barack Obama đã trở thành Tổng thống Mỹ. Ông Obama không chỉ là niềm hy vọng của riêng nhân dân Mỹ, nhưng còn là sự tin tưởng của mọi tấm lòng ngay thẳng và thiện chí trên cả hành tinh.

Dù có nói gì và với thành kiến ra sao đi nữa, ông Obama cũng đã trở thành một sự kiện kỳ thú, một làn gió mát lành của bầu khí tự do dân chủ. Obama là một người di dân da mầu, chuyện vươn lên trong một xã hội còn ít nhiều kỳ thị trắng đen ở Mỹ đã là một chuyện phi thường hiếm có. Nhưng phải đối mặt với những khuôn mặt gạo cội nhất, từng trải nhất, uy tín nhất về chính trị để làm chủ Nhà Trắng, thì ngay cả trong mơ, cũng ít có ai đã hình dung ra nổi. Trong suốt quá trình tranh cử, ông Obama đã có nhiều đối thủ, nhiều địch thủ mà tính quyết liệt, tính sinh tử không bao giờ thiếu. Nhưng khi ông đã đắc cử, những “cựu” đối thủ đã không chỉ vui vẻ bắt tay chúc mừng, mà nhiều “cựu địch thủ” còn nhiệt tình cộng tác khi được kêu mời. Ngay cả khi bàn giao quyền lực giữa hai vị cựu và tân chủ Nhà Trắng cũng nhẹ nhàng êm ả và minh bạch rõ ràng. Tất cả những điều trên đều quá khác thường, quá lạ lùng so với những chính thể độc tài Cộng Sản. Người ta chờ đợi ngày ông chính thức nhận lãnh trách nhiệm.

Vì thế, không ai ngạc nhiên khi bài diễn văn nhậm chức Tổng thống của ông Obama, đã được cả thế giới chờ đợi và chào đón với niềm xúc động sâu xa cùng với nhiều thiện cảm nồng hậu hiếm có, vì nó hướng đến hợp tác, hòa bình và dân chủ tự do.

Bài diễn văn được các giới chức chuyên môn và thông thạo quốc tế coi là một tuyệt tác, là hay nhất, bên cạnh những bài diễn văn nhậm chức thời danh của nhiều vị Tổng thống nổi bật khác của nước Mỹ. Bài diễn văn đã là một làn gió mát lành đối với cả thế giới, trừ 4 nước độc tài Cộng Sản là: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Cả thế giới đều giới thiệu trọn vẹn bài diễn văn, chỉ riêng 4 nước Cộng Sản thì ngay lập tức đã cắt xén các từ và những câu liên quan đến mình.

Nhừng từ ấy là: "chủ nghĩa cộng sản", trong câu: "Hãy nhớ rằng thế hệ cha anh chúng ta đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản không phải chỉ bằng tên lửa và chiến xa, mà bằng những liên minh vững chắc và bằng niềm tin bền bỉ".

Riêng với câu này, thì đã bị cắt bỏ toàn bộ:

“Với những kẻ sống bám vào quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và đàn áp đối lập, xin hãy hiểu cho rằng, các người đang đứng về phía sai lầm của lịch sử”.

Và hai chữ Khe Sanh chỉ sống được 24 giờ trên mạng Vietnam.Net, vì sau đó đã bị xóa ngay trong câu sau đây:

"Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở nhưng nơi như Concord, Gettysburg, Normandy và Khe Sanh".

Những câu chữ bị cắt xén đã dẫn ra ở trên chỉ là những sự thật. Có sự thật là thực tế lịch sử, như sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản là điều mà ai cũng biết. Có sự thật là những thực tế khách quan đang diễn ra, như chuyện bám quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng đối lập… Riêng Việt Nam, qua tiết lộ của Tổng thống Obama, lại có thêm một sự thật là chuyện lịch sử bị bóp méo chỉ qua 2 chữ Khe Sanh. Lâu nay, bộ máy tuyên truyền CS vẫn ra rả ca ngợi “chiến thắng lẫy lừng” Khe Sanh, “chiến thắng Khe Sanh” còn được đưa vào sách Giáo khoa để bắt các em phải học. Nhưng trên thực tế thì chỉ có “mồ chôn xác quân Cộng ở Khe Sanh” mà thôi, vì bao nhiêu người đã dự trận đánh ấy hiện vẫn đang còn sống và họ sẵn sàng làm chứng về điều này.

Được biết, tấm hình Cha Nguyễn văn Lý bị bịt miệng trong phiên tòa ở Việt Nam đã được làm thành những tấm bảng rất lớn, treo ở nhiều giao lộ của Mỹ. Ngoài ra, tấm hình này còn được tặng riêng cho Quốc Hội và cả TT G. Bush. Chắc chắn, ông Obama cũng đã hơn một lần nhìn thấy tấm hình “bịt miệng” ấy. Và khi bàn giao với TT Bush, ông Obama sẽ nhận lại tấm hình lịch sử nói trên. Với sự nhạy bén thiên phú, không biết ông Obama đã có những ấn tượng gì về tấm hình? Và, ông đã liên tưởng ra sao từ tấm hình, để có những lời cảnh báo về sự “dối trá và bịt miệng đối lập” như ông đã nói qua bài diễn văn.

Bài diễn văn được phát đi từ Washington DC, người soạn và đọc là Tổng Thống Mỹ, nên ông không biết thế nào là đi lề bên phải như người Việt Nam, vì thế, Bộ 4 T (Thông tin tuyên truyền) đã phải giúp đỡ và điều chỉnh bằng cách cắt xén cho phù hợp với nội tình Việt Nam. Ngài Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam ở Hà Nội, theo nghi thức ngoại giao, rất nên gởi Văn thư Cám ơn nhà nước Việt nam, vì đã có những giúp đỡ đầy nhiệt tình và rất kịp thời này.

Thời cơ

Được xem hình ảnh trực tiếp Lễ nhậm chức của Tổng Thống Obama, mỗi người đều có những ghi nhận riêng. Tất nhiên, những hình ảnh hoành tráng và có một không hai về một buỗi lễ quan trọng nhất, của một đất nước giầu mạnh nhất thế giới đều có thể là ấn tượng chung của nhiều người. Nhưng cũng có những cảnh gây ấn tượng mạnh không kém, đó chính là đã có la liệt những lều bạt dã chiến được dựng lên vội vàng, của những người đến từ khắp các tiểu bang được căng ra và ngủ qua đêm dưới trời tuyết lạnh, chỉ để có dịp được tận mắt chứng kiến Lễ nhậm chức của người mà họ yêu mến tin tưởng và đã dồn phiếu cho..

Tất cả họ đều tự nguyện, vẻ hả hê hài lòng của họ hiện ra nơi nét mặt hân hoan và những nụ cười sáng rỡ. Họ biết rõ, người đứng trên bục cao kia, người đang đọc diễn văn cho họ và toàn thế giới lắng nghe kia, chính là do đã có phần đóng góp của họ bằng lá phiếu của chính mình. Một lá phiếu, nhỏ thôi. Nhưng nhiều, và rất nhiều lá phiếu cộng lại, sẽ tạo ra một ông Tổng Thống. Nếu ông Tổng Thống ấy giữ đúng lời hứa và làm những điều ích nước lợi dân, người ấy sẽ còn được tại vị. Ngược lại, nếu không giữ lời hứa khi tranh cử hoặc có điều gì tồi tệ, thì cũng chỉ với lá phiếu mỏng manh thôi, người ấy sẽ phải ra đi, nhiều khi còn phải trả giá về những hệ lụy đã gây ra với Tòa Án hoặc nhà tù.

Nhìn người lại nghĩ về mình, nghĩ về công thức “Đảng cử, dân bầu” ở đây từ hơn 60 năm nay, tự nhiên, chợt nghe lòng như chùng xuống, giống như vừa bị ai sát muối.

Chỉ vì “Đảng cử dân bầu” nên người dân chẳng có quyền gì và tất cả chỉ còn là những chiếc bánh vẽ. Bánh vẽ thì luôn đẹp, nhưng không thể ăn để no bụng. Mọi quyền hành, quyền bính và quyền lợi đều nằm trong tay Đảng Cộng Sản, mà cao nhất là Bộ chính trị ở Hà Nội, gồm hơn 14 người, những người không tử tế.

Xã hội ngày một thêm bức bối. Những mâu thuẫn và căng thẳng ngày một chồng chéo nhiều hơn.

Nông dân mất ruộng đất, mất nhà cửa, cảnh này đang diễn ra khắp nơi.

Công nhân thất nghiệp, con số chính thức là hơn 100 ngàn của Sở Thương binh XH nhiều người cho là không đáng tin, vì thực tế còn cao hơn thế.

Đời sống mỗi ngày một thêm khó khăn nghèo khổ, bên cạnh những người giầu có với tài sản kếch sù và chỉ trong một thời gian cực ngắn, những kẻ ấy toàn là những viên chức hoặc cán bộ cộng sản.

Cuộc sống mỗi ngày một thêm bất an, đi ra đường thì sợ tai nạn xe cộ, ở trong nhà thì sợ bọn lừa đảo các loại, cùng với trộm cướp đủ kiểu chúng có thể đột nhập bất cứ lúc nào mỗi khi vô ý sơ sảy.

Trên báo chí, nhất là báo Công An, luôn đầy rãy các tin giết người hiếp dâm cướp của, đốt xác, chặt xác, nhiều vụ đâm chém chết người chỉ vì những lý do hết sức vu vơ lẩm cẩm. Rất nhiều người vì sợ bị ám ảnh nên đã không dám và cấm cả con cái đọc tờ báo này.

Tình trạng tham nhũng thì đang tràn lan và ở đâu, cấp nào cũng có, vụ nào cũng được gọi là “nghiêm trọng nhất”, cái “nhất” của tháng này luôn cao hơn cái “nhất” của tháng trước. Báo chí đều loan tin theo một chiều, vì đã được “định hướng”.

Các tiếng nói đối kháng trong nước thì bị trù dập và tống vào tù. Con số ấy, tính đến nay đã là hơn 400 chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.

Không có tờ báo nào là của riêng tư nhân, toàn là của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đang ra sức bưng bít chuyện mất đất, mất đảo. Cộng Sản vô cùng sợ hãi về các chuyện ấy. Nếu người người, nhà nhà cùng biết rõ về điều này, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Cũng đã có những người Cộng Sản thức thời xuất hiện, số này đang tăng dần. Họ đã nhìn ra những điều không thể chấp nhận của Đảng CSVN. Nhà văn chính thống Nguyễn Khắc Phục đã thẳng thắn lên tiếng qua một Bản Thỉnh nguyện cùng với rất nhiều chữ ký của những người uy tín. Nhà văn Hoàng Minh Tường với cuốn Thời của Thánh Thần được chính thức xuất bản, nhưng liền sau đó đã bị thu hồi. Một cuốn sách được nhiều người gọi là: Tiếng nổ của văn xuôi. Một cuốn sách chống chủ nghĩa Cộng Sản có bài bản, kể từ thời Cải cách ruộng đất đến nay. Nhiều người đã nói về cuốn sách này như thế.

Cũng phải kể đến sự rạn nứt và phân hóa của Đảng CS qua cái chết của Tướng CA Thi văn Tám. Cái chết mà ai cũng rõ đây là một sự thanh toán. Cũng không thể quên chuyện ông Nguyễn tấn Dũng đã ký tên cách chức liền một lúc 5 vị Tướng thuộc Thủ Đô Hà Nội. Tất nhiên, ai cũng biết rằng, một mình ông Dũng không thể quyết định một chuyện tày đình như thế.

Mới đây, Đại Tướng Võ nguyên Giáp đã lên tiếng khuyến cáo, hãy ngừng ngay việc khai thác mỏ nhôm ở Tây Nguyên, vì sẽ gây nguy hại khôn lường cho tài nguyên và cả môi trường của một vùng chiến lược. Nhưng, không ai được biết đã đấu thầu vào lúc nào mà Trung quốc đã được trúng thầu. Và lúc này, hơn 400 người Tầu đang có mặt trên Tây Nguyên, bọn này đã cô lập hẳn một vùng đất bao la, nội bất xuất ngoại bất nhập để tiến hành khai thác. Ngoài chuyện khảo sát để khai thác nhôm, bọn chúng còn đang làm những gì nữa trên vùng chiến lược trọng điểm ấy, điều này thì ngoài CS, chỉ có trời mới biết.

Trước Tết, lực lượng an ninh đã bắt được nhiều vụ tiêu dùng và cả chuyển vận tiền giả qua vùng biên giới Lạng Sơn Tân Thanh. Ở nội địa Trung quốc, trừ ra các lực lượng an ninh tình báo, những thế lực Mafia ít có cơ hội in được tiền giả cao cấp như thế. Người bạn láng giềng khổng lồ nhiều tham vọng này đang toan tính và âm mưu gì đây?

Xã hội đang bức bối theo từng ngày.

Ẩn dấu dưới vẻ mặt bình thản, lòng mọi người như đang sục sôi.

Những sự việc đầy vẻ rời rạc ở trên, có thể không đưa đến một kết luận rõ ràng để giúp lượng giá tình hình một cách chính xác. Nhưng giống như dòng sông đang chảy với mặt bằng bình lặng, nhưng ai cũng có thể nhận ra, những con sóng ngầm ghê gớm đang lồng lộn và xoáy cuộn ở ngay bên dưới, mà ở trên mặt sông, chiếc thuyền Cộng Sản đang trôi trên dòng sông ấy.

Người Cộng Sản cũng biết rất rõ điều này, và họ đang ra sức chèo chống để con thuyền của họ không bị lật. Chiếc thuyền khốn nạn từ lâu vốn đã chắp vá rệu rã nhiều mảng.

***

"Với những kẻ bám quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng tiếng nói đối lập, xin hãy hiểu rằng, các người đang đứng về phía sai lầm của lịch sử!".

Khi đi ngược xu hướng chung của cộng đồng nhân loại tự do, khi đứng về phía sai lầm của lịch sử, sẽ bị chính nhân dân trong nước và cả lương tâm thế giới sẽ kết án và loại trừ như một điều tất yếu.

Câu nói của Tổng Thống tân cử B. Obama không phải là những điều cao siêu hay triết lý gì khó hiểu, nhưng đó chính là một chân lý đơn giản mà ai cũng hiểu rõ và vẫn hằng tin tưởng.

Tuy nhiên, câu nói ấy đã được nói ra trong một dịp đặc biệt, cùng với một hoàn cảnh và một thời điểm rất đặc biệt của Việt Nam, nên câu nói đã trở nên đắc địa để biến thành một làn gió, một làn gió vô cùng tốt lành cho rất đông người, nhưng lại là làn gió độc dữ cho một số ít kẻ khác, chính là những người đã biết rất rõ tính độc dữ của làn gió ấy, nên họ rất sợ và ngay lập tức đã che lại để cắt xén đi mà thôi.

วันพุธที่ 28 มกราคม พ.ศ. 2552

No275: Việt Nam, hãy đi trước Trung Quốc.


Lê Thị Công Nhân và thế hệ của cô chỉ có một khát vọng là biến đất nước trở thành một cường quốc.



Đất rộng dân đông không phải là một điều kiện cần và đủ để biến thành một cường quốc kinh tế hoặc trở nên bất khã xâm phạm. Trung quốc đã từng bị mất nước hai lần, tổng cộng gần 400 năm. Khoảng cuối thế kỷ thứ 13, vào thời nhà Tống, Hoa lục (1) bị Mông cổ chiếm đóng gần một thế kỷ. Năm 1644, nhà Minh bị người Mãn Châu tiêu diệt và cai trị trong 268 năm. Đến đầu thế kỷ 20, quốc gia này lại bị Nhật Bản xâm chiếm và đánh bại. Các nước tấn công đều nhỏ hơn nhiều so với Trung quốc. Họ chiến thắng là vì quân đội tinh nhuệ và hiện đại hơn. Đặc biệt, các đạo quân của Mông cổ và Nhật Bản đều được trang bị một vũ khí quan trọng, đó là tư tưởng “chinh phục”. Sau thế chiến thứ II, Nhật Bản đưa tư tưởng ấy vào lãnh vực kỹ thuật để phát triển đất nước theo mô hình kinh tế thị trường tự do. Trong 14 năm, từ 1960 đến 1973, người Nhật đã hoàn tất một nền tảng kinh tế vững chắc, và không đầy 7 năm sau đó, họ đã trở thành một siêu cường về kinh tế (2). Trong khi ấy, hiện tại Trung quốc chỉ là một nước đang phát triển.

Lãnh thổ Việt Nam nhỏ hơn và dân số ít hơn nước láng giềng, nhưng không có nghĩa là cần phải nghèo và lạc hậu hơn. Họ vẫn có cơ hội và tiềm năng để trở thành một cường quốc kinh tế trước Trung quốc, nhưng liệu rằng dân tộc này có dám mang tư tưởng đi trước Hoa lục không?

Cuộc hành trình tiến đến vị trí cường quốc kinh tế của Trung quốc đầy trắc trở và nhiều mâu thuẫn vì ba nhược điểm lớn. Thứ nhất là vì kiên trì đeo đuổi mô hình “kinh tế thị trường định hướng Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH)”, thứ hai là gánh nặng về dân số, và thứ ba là bị thế giới tự do xem là một hiểm họa đối với nền an ninh chung của nhân loại. Việt Nam không thể lẽo đẽo đi sau trên con đường dẫn đến vực thẳm ấy. Vì quyền lợi của quốc gia và trật tự của toàn vùng Đông Nam Á, Việt Nam bắt buộc phải đi trước Hoa lục và đi theo lộ trình riêng của mình.

Những nghịch lý của “kinh tế thị trường định hướng CNXH” đang hoành hành và đang tạo ra những trở lực, kềm hãm tiềm năng phát triển một cách lành mạnh của nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới. Sự nguy hiểm của mô thức “kinh tế thị trường định hướng CNXH” không phải chỉ dừng lại trong lãnh vực kinh tế mà nó còn di hại đến nhiều thế hệ tương lai vì những bất công và khoảng cách qúa lớn trong xã hội đang làm thui chột tinh thần trách nhiệm của người dân, đồng thời phá vỡ nền tảng đạo đức và luân lý Khổng Mạnh lâu đời mà dân Trung quốc luôn hãnh diện.

Những thành qủa của nền kinh tế Trung quốc trong hai thập niên qua không phải là một ngạc nhiên, mà nó chỉ là một sự tăng trưởng tự nhiên. Bởi lẽ, nền kinh tế ấy đã không có cơ hội nào để ngóc đầu dậy trong suốt thời gian xây dựng XHCN. Kể từ lúc “đổi mới” đến nay, từ 1979, GDP của quốc gia này đã gia tăng hằng năm từ 9% đến 11% và được xếp hạng tư trên thế giới trong năm 2006 với 2.700 tỷ US dollars, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, Nhật và Đức. Tuy nhiên, tính theo GDP per capita và chỉ số HDI (3) thì Trung quốc vẫn còn là một nước nghèo, lạc hậu, và thua xa Nam Hàn, một tiểu quốc về lãnh thổ và dân số nếu so với Hoa lục, nhưng lại là một cường quốc kinh tế và được xếp trong bảng các quốc gia đã phát triển.

Cho đến nay, vốn liếng duy nhất Trung quốc dùng để đầu tư vào nền kinh tế định hướng CNXH chỉ là sức lao động của 1 tỷ 3 người. Sỡ dĩ GDP tăng vọt là do năng xuất lao động của người dân thay đổi khi nền kinh tế chuyên chính vô sản bị phế bỏ. Sự kết hợp ngẫu nhiên của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2000 và việc Hoa lục gia nhập WTO một năm sau đó đã mang lại một cơ hội thuận lợi cho quốc gia này. Trong bối cảnh ấy, các công ty Tây phương nhận thấy lực lượng lao động của Hoa lục có thể giúp họ đạt được mục tiêu cắt giảm gía thành của một số sản phẩm low-tech. Kỹ nghệ gia công của Trung quốc đã thực sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ lúc ấy, và ngày càng có nhiều công ty ngoại quốc đổ xô vào để khai thác nguồn lao động rẻ mạt kia.

GDP của Trung quốc từ 1952 đến 2005
Nguồn: Wikipedia
Trung quốc gia công cho thế giới từ những món đồ chơi trẻ em cho đến đôi giày chiếc dép, từ áo quần đến cho đến cái đinh con ốc, cộng thêm một số mặt hàng điện tử đơn giản và thiết bị rẻ tiền khác. Hầu như Trung quốc độc quyền về ngành sản xuất đồ chơi. Họ có hơn 10.000 hảng xưỡng và chiếm 75% thị trường thế giới (4). Một trong những khuyết điểm của nền kinh tế này là khi nào họ nắm được thị trường, thì đó cũng là lúc mà phẩm chất của sản phẩm sắp bắt đầu có vấn đề.


Trong khi các cường quốc dùng sản phẩm trí tuệ (5) để phát triển kinh tế thì Trung quốc chỉ dựa vào sức lao động tay chân để gia tăng GDP. Do đó, kinh tế của Hoa lục tuy có tăng trưởng nhưng không thể xem đó là dấu hiệu của sự phát triển so với kinh nghiệm của một số quốc gia đã phát triển.

Ngoài chỉ số HDI và GDP per capita, số lượng sản phẩm trí tuệ hoặc bằng sáng chế cũng được xem như là thước đo dùng đánh gía sự phát triển kinh tế của một nước. Ba khu vực chiếm hơn 90% số lượng bằng phát minh của thế giới là Hoa Kỳ, Âu châu, và Nhật Bản. Mặc dù có sự gia tăng về số lượng trong những năm gần đây, nhưng phẩm chất của các bằng sáng chế ở Hoa lục vẫn còn rất thấp so với các cường quốc (6). Theo thống kê năm 2004, cứ mỗi triệu người Nam Hàn thì có khoảng 2.200 đơn xin cấp bằng phát minh so với 51 đơn của Trung quốc (7). Nam Hàn hiện đang nắm giữ vị trí số một trên thế giới về kỹ thuật đóng tàu và dẫn đầu thế giới về chế tạo và sản xuất DRAM (8).

Một công ty thường xuyên có nhiều sáng kiến và phát minh thì sẽ khó bị cạnh tranh và tạo được thế đứng vững vàng trên thị trường. Một nước càng có nhiều công ty như vậy thì nền tảng kinh tế càng vững bền và tiềm lực phát triển kinh tế của quốc gia ngày càng gia tăng. Để thúc đẩy việc sáng chế, quyền lợi của người hoặc công ty sở hữu cần được luật pháp tôn trọng và bảo vệ. Bảo vệ quyền phát minh là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh về phẩm chất và giá thành của sản phẩm mà không phải dựa vào “quan hệ”. Hơn nữa, cạnh tranh lành mạnh là một trong những điều kiện cần, nhưng chưa đủ, trong tiến trình chuyển mình để trở thành một cường quốc kinh tế.

Trong một môi trường mà “quan hệ” được dùng làm tiên đề cho mọi giao dịch, và uy lực của nó lại có khã năng mang lại lợi nhuận một cách mau chóng thì sản phẩm trí tuệ chắc chắn sẽ không còn môi trường để phát triển. Nói một cách khác, “quan hệ” đã vô tình giết chết mọi mầm mống sáng tạo. Đó là mâu thuẫn của Hoa lục trong nổ lực để trở thành một cường quốc kinh tế. Không có sản phẩm trí tuệ thì dù lãnh thổ rộng lớn xếp hàng thứ ba và dân số đông nhất thế giới, Trung quốc chỉ có thể làm gia công và mãi mãi nằm trong danh sách các nước đang phát triển.

Trung Quốc phát triển hơn cả Hoa Kỳ
Nguồn: Bloomberg News
Đối với Trung quốc, tham nhũng không phải là vấn nạn mà là một điều kiện cần để trị quốc. Nói một cách dễ hiểu hơn, tham nhũng là nguồn nhiên liệu dùng duy trì sự hoạt động của guồng máy quốc gia. Ví dụ, nếu tất cả các hành vi tham nhũng không xảy ra trong một khoảnh khắc nào đó, thì cũng chính trong khoảnh khắc ấy, mọi hoạt động trong xã hội đều bị tê liệt. Hơn nữa, nếu bất kỳ một cơ chế nào trong guồng máy quốc gia (và xã hội) không thể chạy bằng loại nhiên liệu đó, thì nó cần phải được thay thế, để sự vận hành của guồng máy không bị gián đoạn. Cho dù bộ phận bị thay thế là ông thủ tướng (9) hoặc một chuyên viên mới được đào tạo từ một trường danh tiếng của Tây phương. Trong nền kinh tế định hướng CNXH, nạn tham nhũng không bao giờ giảm bớt hoặc bị tiêu diệt mà nó chỉ biến dạng.


Năm 1949, bị đánh bại ở lục địa, trên đường rút quân ra đảo Đài Loan, Trung hoa Quốc Dân Đảng (Kuomintang) đã mang theo đoàn quân những thành phần trí thức và thương gia xuất sắc nhất lúc bấy giờ (10). Vì vậy, dù lực lượng chỉ còn khoảng 2 triệu người cộng với 4 triệu dân bản xứ, nhưng nhờ vào những tinh hoa ấy, Tưởng Giới Thạch đã xây dựng được một nền tảng vững chắc cho hòn đảo có diện tích 35.980 cây số vuông và cách bờ biển Đông Nam của Hoa lục chỉ hơn 100 hải lý. Thế giới gọi sự phát triển kinh tế của hòn đảo nhỏ này là một “phép lạ Đài Loan” (11).

Ngược lại, ở lục địa, suốt từ năm 1966 đến 1976, Mao Trạch Đông đã tiêu diệt nguyên cả một thế hệ năng động và sáng tạo qua cuộc cách mạng văn hóa khiến sự phát triển của lục địa bị khựng lại và tạo ra một lổ hổng lớn về sự thiếu hụt nhân tài. Lổ hổng này vẫn còn ảnh hưởng đến Trung quốc về nhiều phương diện mãi cho đến ngày hôm nay. Trong khi đó, vì lẫn lộn giữa Đảng và quốc gia, nhầm lẫn giữa Đảng và nhân dân, nên các thế hệ XHCN khó nhìn ra và tiếp nhận những cái tốt đẹp và văn minh của thế giới tự do khi chủ nghĩa CS bị đào thải và lên án. Chưa nói đến sự lạc hậu về khoa học kỹ thuật, đa số đều thiếu sáng tạo, thiếu trung thực, và sợ trách nhiệm. Vì những khuyết điểm ấy nên phần đông đã không hội nhập được với phong cách làm việc khoa học của Tây phương. Do vậy, dù là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới nhưng hiện nay số lượng chuyên viên của Trung quốc vẫn khan hiếm.

Trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2005 của viện McKinsey Global (12), họ đã phỏng vấn 83 nhà chuyên môn ngoại quốc về nghành thuê mướn nhân sự (human resource) ở Trung quốc. Lần thăm dò này cho biết, trong tổng số những ứng viên có bằng cấp thì chỉ có ít hơn 10% là đạt tiêu chuẩn để làm việc cho các công ty ngoại quốc. Họ là những kỹ sư thông minh và làm việc siêng năng nhưng hầu như đa số đều không có khã năng giải quyết vấn đề (problem solving skill) và không có khã năng suy nghĩ những điều mới lạ (thinking outside the box).

Hiện tại, Hoa lục có khoảng 1.600.000 kỹ sư, nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Thế nhưng, khi so sánh phẩm chất và năng xuất của kỹ sư Trung quốc với kỹ sư của các cường quốc thì con số 1.600.000 kia chỉ còn lại 160.000, ít hơn cả số lượng kỹ sư của Nam Hàn, một quốc gia với dân số chỉ bằng 1/26 của Trung quốc.

Mặt khác, tuy có hơn 1 tỷ 3 dân, nhưng trong số ấy có khoảng 800 triệu người đang sống ở các vùng nông thôn (13) và có mức thu nhập bình quân khoảng hơn 1 đô la mỗi ngày (14). Trong khi ấy, chỉ hơn một thập niên trở lại đây, Trung quốc đã sản xuất trên 300.000 triệu phú (15) và khoảng 650.000 người bị nhiễm HIV/AIDS (16). Bên cạnh đó, sự bất ổn trong đời sống người dân ngày càng gia tăng do những bất công trong xã hội mang lại. Riêng trong năm 2003 có khoảng 58.000 vụ biểu tình và xung đột giữa người dân với chính quyền địa phương. Con số này lên đến 87.000 vụ trong năm 2005 .Về giáo dục, trong lứa tuổi từ 15 trở lên, có đến 74% dân nông thôn và khoảng 41% dân thành thị hoặc bị mù chữ hoặc chưa học hết bậc tiểu học (17)

Hoa Kỳ là nước phát minh ra kỹ thuật IC vào năm 1958. Từ đó đến nay, hàng năm các cường quốc kinh tế đã đầu tư nhiều tỷ đô la và chất xám trong việc nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng IC vào nhiều lãnh vực khác nhau như điện toán, truyền thông, sản xuất, giao thông, và cả Internet. Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, mọi sinh hoạt hàng ngày của con người trong thế kỷ 21 đều có sự hiện diện của kỹ thuật này. Điện thoại di động là một ví dụ điển hình.

Thành công rực rỡ trong kỹ nghệ gia công, Trung quốc có tham vọng đi vào kỹ nghệ hi-tech và họ đang nhắm vào thị trường IC. Về lãnh vực này, tính đến cuối năm 2004, Hoa lục có khoảng 50 nhà máy sản xuất “wafers”, 102 xưỡng lắp ráp và đóng bao bì (IC packaging), cùng với 457 trung tâm thiết kế (design house). Trong đó ngành đóng bao bì chiếm phần lớn tổng số doanh thu của kỹ nghệ IC ở Hoa lục. Mặc dù được sự góp sức của một số chuyên viên Trung quốc từ hải ngoại, nhưng tất cả các thiết bị và kỹ thuật đều do các công ty ngoại quốc cung cấp và hướng dẫn. Dẫu vậy, cho đến nay, nghành IC của Hoa lục cũng chỉ có khã năng xử dụng kỹ thuật (CMOS process) thuộc các thế hệ cũ (18).

Trung quốc chỉ mới thực sự bước vào lãnh vực này từ năm 2000 và hoàn toàn không có khã năng đuổi kịp các cường quốc về kỹ thuật IC nếu không được sự hỗ trợ tích cực của họ. Việc chia xẻ kỹ thuật hiện đại của các nước tự do với Trung quốc là điều khó xảy ra, cho dù việc trao đổi đi kèm với những lợi nhuận khổng lồ. Thứ nhất là vì lý do cạnh tranh, nên các cường quốc không thể san xẻ với Hoa lục tất cả kinh nghiệm về IC. Có chăng là các kỹ thuật lỗi thời dùng để gia công một số sản phẩm rẻ tiền. Thứ hai, là vì thế đối nghịch của Trung quốc đối với thế giới tự do. Các cường quốc vẫn xem Hoa lục là mối hiểm họa cho nền an ninh của thế giới, nên họ kiểm soát nghiêm ngặt và giới hạn việc cung cấp kỹ thuật hi-tech cho Trung quốc. Chính sách này không những chỉ áp dụng riêng cho nghành IC, mà còn có hiệu lực đối với một số sản phẩm hoặc các kỹ nghệ chiến lược khác. Do vậy, Trung quốc sẽ không thể nhảy vọt từ một nước gia công để trở thành một nước kỹ nghệ tiên tiến trong một thời gian ngắn và trong hoàn cảnh chính trị hiện tại như họ mong muốn.

Bà lão đồng nát ở bên sông Dương Tử, thành phố Jiujiang
Nguồn: Mark Ralston/AFP/Getty Images
Biên giới trên lục địa của Trung quốc đi ngang qua 14 quốc gia láng giềng (19). Tất cả đều được gọi là những nước đang phát triển, nghĩa là những nước nghèo và đời sống người dân còn thấp kém. Tuy là láng giềng, nhưng quan hệ giữa các lân quốc và Trung quốc không mấy tốt đẹp. Các quốc gia này xem Hoa lục là một hiểm họa hơn là một đồng minh, vì Trung quốc chưa bao giờ tỏ ra có thiện ý đối với các nước chung quanh, lại càng không muốn nhìn thấy họ vươn lên, cho dù sự vươn lên ấy sẽ mang lại thịnh vượng và ổn định lâu dài cho toàn vùng.

Một phần tư chiều dài lịch sử của nước Việt cũng mang đầy sẹo và thương tích vì những kinh nghiệm không mấy vui với quốc gia có dân số đông hơn mình 15 lần. Ngay trong hiện tại, tuy là bạn đồng hành duy nhất của nhau trên lộ trình “socialist reform”, nhưng cả hai đều ngầm hiểu rằng, mọi hợp tác chỉ có tính cách giai đoạn, che đậy những chuổi hiềm khích và bất đồng ngấm ngầm kéo dài từ qúa khứ đến hiện tại. Đã yếu lại không có đồng minh, nên Việt Nam thường phải chấp nhận nhiều thiệt thòi trong mọi đàm phán về kinh tế lẫn chính trị với Hoa lục. Để hóa giải những áp lực này, Việt Nam cần phải nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế.


Việt Nam cần nghiên cứu và xử dụng vốn liếng và sản phẩm trí tuệ chung của nhân loại. Mô hình kinh tế thị trường tự do đã thành công trong việc biến nhiều nước trở thành các quốc gia đã phát triển và một số siêu cường trên thế giới, trong số đó có các nước trong vùng như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, và Hồng Kông. Mô hình kinh tế này vốn đã trải qua một qúa trình dài thử thách lẫn thực nghiệm, đồng thời được mài dũa liên tục bởi sự tiến hóa của con người. Điều này hàm ý rằng, một cách gián tiếp, dân tộc Việt cũng đã đóng góp xương máu cho sự tiến hóa và phát triển của mô thức đó.

Ba nhược điểm lớn của Trung quốc cũng chính là cơ hội để Việt Nam vươn lên, đi trước, và trở thành một cường quốc kinh tế. Có thể xem đây là lần đầu tiên và là cơ hội duy nhất để dân tộc này vượt qua người Hán kể từ khi lập quốc đến nay. Thế nhưng, người Việt cần phải hiểu rằng, sự vươn lên ấy hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định và lựa chọn của họ.

Để mọi người cùng nhau bước vào một vận hội mới, mở ra một tương lai sáng lạn và rực rỡ cho dân tộc, Việt Nam hãy mạnh dạn chấm dứt cuộc thí nghiệm mô hình “kinh tế thị trường định hướng CNXH”, tạo một môi trường lành mạnh và thích hợp cho tinh thần trách nhiệm được hồi sinh và biến tư tưởng chinh phục trở thành một nếp văn hóa dân tộc, tất cả những hành động và thay đổi ấy là dấu hiệu khẳng định Việt Nam sẽ đi trước Trung quốc.




© DCVOnline




Tham khảo:

(1) Trung Hoa lục địa, tên gọi Trung quốc dưới thời VNCH, gọi tắt là Hoa lục.
(2) Khactu, Dominique N., “Japan Since 1945: The Rise of an Economic Superpower.”,
Jan, 1997, Southern Economic Journal.
(3) GDP per capita: Lợi tức mỗi đầu người.
The Human Development Index (HDI): chỉ số phát triển con người.
(4) Chris Buckley, “The patent pitfalls on China's road of clones”, June 2005,
International Herald Tribune.
(5) Intellectual Property (IP).
(6) “IPR development in national plan”, Jan. 2007, China Daily.
(7) Mark LaPedus “Updated: Elpida, Hynix shine in DRAM rankings”, Feb. 2007, EETimes. DRAM: Dynamic Random Access Memory - bộ nhớ, dùng trong computer, một
ứng dụng của kỹ thuật IC.
(8) Hannah Clark, “China's Patent Power”, Oct. 2006, Forbes.
(9) Elaine Wan, “Rooting Out Corruption In China”, April 1999, The Tech Online Edition. Zhu Rongji, Thủ tướng Trung quốc: “Để tiêu diệt tham nhũng, tôi cần chuẩn bị 10 cỗ quan tài. Chín cái giành cho những kẻ tham nhũng và cái còn lại có thể là của tôi.”
(10), (11) Source: Wikipedia.
(12) McKinsey Global Institute.
(13) US-China Business Council, “China’s Economy”, April 2006.
Năm 2005, lợi tức trung bình ở vùng nông thôn là 406.31 US đô la/năm
(14) Báo cáo 2005 của The National Bureau of Statistics tường thuật bởi
ChinaToday:Trung quốc hiện có khoảng 800 triệu người sống ở vùng nông thôn.
(15) Douglas Wong “Singapore's Millionaires Increase at Fastest Pace in World.”, June
2005, Bloomberg, Singapore.
(16) Office of the State Council Working Committee on AIDS “Progress on
Implementing Ungass Declaration of Commitment in China 2005”, Dec. 2005,
China.
(17) Maria Manuela Nevada DaCosta and Jianjun Ji, “Rural-Urban Economic
Disparities Among China Elderly”, Aug. 2004, University of Wisconsin-Eau Claire.
(18) Zhu Zhongyu, “China’s IC Industry, The Status Quo and Future”,
2005, China Semicondcutor Association, presented at Stanford University.
(19) Afghanistan, Bhutan, India, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Laos, Mongolia, Myanmar, Nepal, North Korea, Pakistan, Russia, Tajikistan, and Vietnam.

No274: Cạnh tranh và phát triển

Các đảng chính trị lớn tại Úc

Tại các nước dân chủ tự do, các đảng phái chính trị và các ứng cử viên phải ráo riết thi đua cạnh tranh nhau để tranh thủ lá phiếu cử tri. Những ứng cử viên hay Ðảng tranh cử phải cố gắng chứng minh rằng mình giỏi nhất, có những chương trình hành động khả thi và đáp ứng được sự mong đợi của cử tri nhất, hầu xứng đáng nhất được bầu chọn. Khi có cạnh tranh như vậy, không chính trị gia nào dám khinh xuất ngồi trên đầu nhân dân, hay ngồi im trên ghế quyền lực để hưởng thụ.

Ở các xứ tự do, cạnh tranh lành mạnh là một trong những nền tảng của sự phát triển. Sự thi đua và cạnh tranh để làm giầu, phát triển tư hữu, cũng là động lực chính của nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế được quyết định và tự điều chỉnh bởi chính nhu cầu của quần chúng và thị trường. Nhờ đó mà các sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu thụ rẻ hơn, phẩm chất cao hơn. Vì vậy mà các cơ sở kinh tế sản xuất đều phải phát huy những sáng tạo trong quản trị, trong quy trình sản xuất, cũng như trong những phát minh mới của mình.

Hiệu quả của cạnh tranh và thi đua được thấy rõ nhất trong các thế vận hội thể thao, với những kỷ lục thế giới liên tiếp bị phá vỡ. Các thể tháo gia luôn luôn muốn “nhanh hơn, xa hơn, cao hơn, khỏe hơn”.

Khi đã chấp nhận cạnh tranh công khai, tất nhiên phải thiết lập một cơ chế vừa khuyến khích cạnh tranh, vừa bảo đảm cho sự cạnh tranh được công bằng để cùng nhau thăng tiến. Cho nên, những trò gian lận, hay chơi xấu hại nhau sẽ dần dần không còn chỗ đứng trong một cơ chế minh bạch như vậy. Tinh thần cạnh tranh bằng cách phá hoại đối thủ sao cho dở hơn mình, thay vì mình cố vươn lên để hay hơn người, là một biểu hiệu của tinh thần nhược tiểu, không tự tin rằng mình có thể càng ngày càng hay, giỏi hơn người.

Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam dư biết rằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy sự tiến bộ (*). Bằng chứng là họ đã bày ra đủ loại phong trào thi đua. Có điều trước đây Đảng CS đã không muốn biết là: trên lãnh vực kinh tế, khi người dân có quyền tư hữu, làm chủ và trực tiếp hưởng thành quả lao động của mình, thì chẳng ai cần những thúc dục thi đua sản xuất của nhà Nước. Bởi vậy, từ khi mở cửa cho kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đi lên thấy rõ.

Câu hỏi đặt ra là, dù Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà Nước biết giá trị ích lợi của sự thi đua cạnh tranh, tại sao họ vẫn nhất định không chấp nhận thi đua cạnh tranh trong chính trị, trong việc điều hành lãnh đạo quốc gia? Ông Nguyễn Vũ Bình chỉ mới xin phép lập Đảng chính trị, để thi đua với Đảng Cộng Sản Việt Nam, thì đã bị trù dập bắt tù tội. Những đảng phái khác tự đứng ra hoạt động, không cần sự cho phép của Đảng Cộng Sản, đều bị coi là bất hợp pháp, thậm chí còn bị coi là phản động cần phải tiêu diệt như đảng Việt Tân, đảng Thăng Tiến, đảng Dân Chủ Nhân Dân,... và nhiều đảng chính trị khác.

Biết rằng thi đua là thúc đẩy tiến bộ, mà vẫn khư khư giữ độc quyền và ngăn chặn tiêu diệt mọi đối thủ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chứng tỏ họ đang ở vị trí phản động, đặt quyền lợi của phe Đảng mình lên trên quyền lợi chung của dân tộc và đất nước. Không những thế, họ còn biểu lộ sự thiếu tự tin, nên sợ hãi không dám công khai thi đua cạnh tranh với các tổ chức đảng phái khác. Khi đã phải dùng bạo lực để trấn áp đối thủ cạnh tranh, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng cho thấy rằng, họ biết là họ kém cỏi, hay có tội, nên khó có thể chinh phục trái tim và sự tin tưởng của quần chúng, nếu để dân tự do lựa chọn. Nhưng, khi càng làm như thế Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tự mình kềm hãm mình trong vũng lầy lạc hậu yếu kém, vì thiếu động cơ thăng tiến từ cạnh tranh. Điều này đã khiến Đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng thoái hóa. Nhiều đảng Viên Cộng Sản có lòng và lý tưởng thực sự đã phải chán ngán bỏ Đảng mà đi. Những người mới gia nhập hầu hết vì miếng cơm manh áo, hay chạy theo nhu cầu vật chất, thay vỉ lý tưởng phục vụ. Vì không dám chấp nhận sự cạnh tranh công khai minh bạch, nên người ta không ngạc nhiên khi thấy những cạnh tranh quyền lực ngấm ngầm trong nội bộ, sau hội trường, với những thủ đoạn ma bùn, đấu đá trong cung đình; điển hình qua vụ Tổng Cục 2 và các đấu đá trước mỗi kỳ đại hội Trung Ương hay toàn Đảng.

Đảng phái chính trị chỉ là phương tiện để phục vụ dân tộc và đất nước. Do đó sự hiện hữu của các chính đảng khác chỉ là điều bình thường tự nhiên. Với quan niệm đúng đắn này, thì sự cạnh tranh giữa các chính đảng sẽ không phải là sự cạnh tranh hủy diệt lẫn nhau, mà là cạnh tranh để mỗi chính đảng ngày càng thăng tiến hơn, là phương tiện phục vụ dân tộc tốt hơn. Và nhân dân sẽ là trọng tài quyết định sự cạnh tranh này qua những cuộc bầu cử định kỳ. Tinh thần cạnh tranh như vậy sẽ là động cơ cho sự phát triển để đất nước ta sớm bắt kịp thế giới.

Đặng Vũ Chấn

(*) Trong quyển “Dưới Ngọn Cờ Vẻ Vang Của Đảng”, ông Lê Duẩn thuật lại một lần ông đi thăm viếng hợp tác xã nông nghiệp ở Thanh Hoá và chứng kiến cung cách làm ăn trong hợp tác xã, ông nhận định rằng, nếu để nông dân làm chủ những mảnh đất họ đang canh tác (trong hợp tác xã) thì họ sẽ tranh thủ ngay cả đêm có trăng sáng để sản xuất. Nhưng nếu “buông lỏng” như vậy thì “thói xấu” tư hữu sẽ trỗi dậy.

No273: Ông Đồ và Hoa Đào




Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tầu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Các học sinh ở Sài Gòn trước năm 1975, không ai không biết mấy câu thơ cổ của Vũ Ðình Liên. Hầu như thầy giáo, cô giáo dạy văn nào cũng dạy bài thơ đó, một bài thơ chân phương mộc mạc, với những nét chấm phá đẹp và buồn. Ông Ðồ, hai chữ đó hàm ý kính trọng. Vì chỉ các nhà Nho, có thể làm thầy dạy người ta chữ nghĩa Thánh Hiền mới mang danh hiệu đó. Bài thơ này Vũ Ðình Liên viết năm 1936, thời văn hóa Nho giáo tuy đã mất địa vị xã hội nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong luân lý, đạo đức trên lối sống hàng ngày của dân Việt Nam. Nhưng đời sống, tín ngưỡng, và quan niệm thẩm mỹ đã đổi nhiều; người ta không còn thưởng thức được nét chữ đẹp của các ông Ðồ như xưa nữa. Ít người treo câu đối, ít người muốn treo những bức đại tự trên tường để đón Xuân, người ta cũng không còn chuộng mầu giấy đỏ thẫm và mầu mực đen. Cho nên trước đây hơn 70 năm Vũ Ðình Liên đã nhìn thấy cảnh tiêu điều:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm 1982 thi sĩ Vũ Ðình Liên đã 70 tuổi, ông viết thêm một bài “Bóng Ông Ðồ.” Trong thành phố Hà Nội cũ kỹ, không ngờ ông còn thấy những ông đồ về ngồi ngay chỗ cũ trên hè phố, tuy khăn áo đã bạc mầu:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ

Năm 1982 là năm đói và rét ở miền Bắc Việt Nam dưới chế độ kinh tế bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chắc bài thơ Xuân này cũng giúp cho tác giả được một số tiền nhuận bút để vui Xuân, 14 năm trước khi cụ qua đời. Việc làm thơ của mình, cũng giống công việc viết chữ của các ông đồ đã trở lại, tác giả nhìn thấy như một món nợ từ kiếp trước:

Người chết nghiệp không chết
Nợ tiền kiếp luân hồi

Trong thời cực thịnh của chủ nghĩa cộng sản giáo điều ở Việt Nam, luân lý Nho Giáo đã bị ông Mao Trạch Ðông đả phá, ông Hồ Chí Minh bắt toàn dân học khẩu hiệu “Trung với Ðảng,” lấy Ðảng thay cho Vua, lấy chính trị thay cho đạo đức học. Các ông đồ lúc đó còn được bầy giấy bút viết trên lề đường mà không bị quốc doanh hóa, không bị “đánh tư sản;” phải coi đó là một ân huệ của đảng và nhà nước cộng sản. Cho nên, dưới “sự chỉ đạo văn nghệ” của đảng, thi sĩ kết thúc bài thơ rất đúng lập trường như sau:

Cách mạng là nhân nghĩa
Ông đồ là thi thư
Chữ tuôn dòng Thiện Mỹ
Từ ngón tay ông đồ
(1982)

Làm bổn phận với các cán bộ chi tiền nhuận bút của đảng bằng lời suy tôn coi “Cách Mạng (viết hoa) chính là nhân nghĩa (viết chữ thường); xong rồi Ông Ðồ Vũ Ðình Liên chỉ khiêm tốn nhận vai trò của mình là “thi thư.” Không biết hai chữ “thi thư” đó nghĩa là gì, đó là danh từ hay động từ, nghe thì thấy nó ngô nghê, rõ ràng ghép vào lấy lệ cho đủ 4 câu 5 chữ.

Những lời ca tụng đảng và nhà nước cố ý viết một cách ngây ngô này là một kiểu “xỏ lá” của giới sĩ phu Bắc Hà khi phải uốn mình viết theo lệnh cán bộ, mà trong tay không còn thứ vũ khí nào ngoài tài trào phúng. Bài thơ năm 1982 này khác hẳn phong thái thong dong với những âm thanh và ý tứ bay bổng, đã chấm dứt bài thơ năm cũ khi để lại một dư vị mang mang nhớ tiếc:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(1936)

Vũ Ðình Liên may mắn đã qua đời năm 1996, cho nên cụ không phải trông thấy cảnh các ông đồ dưới chế độ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, 09 này!

Như quý vị đã đọc và coi hình ảnh trên Người Việt hoặc các mạng lưới khác, các ông đồ Hà Nội đã bị đảng và nhà nước cộng sản đè ra, áp dụng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi các ông không chịu vào “công xã viết” của nhà nước thì công an sẵn sàng đem dùi cui đánh chữ nghĩa!

Từ khi đảng cộng sản thả cho dân làm ăn để tham nhũng trục lợi, người Việt nào có đồng ra đồng vào cũng bắt đầu tìm lại nếp sống xưa. Người ta dám trưng bầy cảnh sung túc mới của mình. Ngày xưa dân muốn ăn thịt con gà cũng không dám chặt thịt bằng dao, bằng thớt, sợ hàng xóm nghe thấy sẽ bị “kiểm điểm.” (Dân Hà Nội là thủy tổ khai sáng món thịt gà xé bằng tay). Nhưng bây giờ những tay tư bản đỏ sẵn sàng khoe mình có tiền mua xe sang, ở nhà sang; thì người dân nghèo nhất cũng cố đi “thỉnh” mấy chữ Nhân, chữ Nghĩa, chữ Hòa, chữ Nhẫn (chữ này cần nhất, nếu không sống không nổi) đem về treo trên vách, trên cửa trong ba ngày Tết.

Nhưng cái cảnh các cụ “bầy mực Tầu giấy đỏ - bên phố đông người qua” giống như các cụ đồ hàng ngàn năm ở đất Thăng Long cũ như vậy, là “làm ăn theo lối cá thể,” không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của thời đại Nông Ðức Mạnh, với những tổng công ty và tập đoàn kinh tế theo kiểu Nguyễn Tấn Dũng.

Cho nên mới có anh cán bộ ma lanh nó nhìn thấy cảnh Phố Ông Ðồ là một cơ hội để đảng viên không phải làm mà vẫn được ăn chia! Cái đó các đồng chí gọi là kinh tế thị trường.

Làm cách nào để mình có thể ăn chia tứ lục trên công phu gò lưng ngồi viết của các ông đồ? Muốn vậy phải trông cậy vào ủy ban nhân dân của thành phố Hà Nội! Lê Nin đã viết “nhà nước và cách mạng” làm kim chỉ nam. Khi nhà nước ghé vào ăn ké mấy miếng, sẽ không ai dám cãi lại nền chuyên chính vô sản. Cái đó các đồng chí gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Thế là những cái lều được dựng lên, các ông đồ được “tập trung cải tạo” dưới sự chỉ đạo của các cô gái thu tiền. Công viết được tính đồng đẳng theo lối cộng sản hóa. Ngày xưa còn làm ăn cá thể, các cụ chẳng thèm ra giá bao giờ. Ai thích chữ đẹp thì biếu nhiều, ai không có mắt tinh đời đưa ít thì cụ cười khà, nháy một cái ra cái điều ở đời “Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh?” (Thơ Vũ Hoàng Chương, sau 1975). Nhưng người sành điệu “thỉnh chữ” mà không đi “mua chữ;” các cụ đồ “cho chữ” chứ không ai “bán chữ.” Bây giờ, nhà nước cộng sản đã tập trung cải tạo các ông đồ, lại còn “siêu thị hóa” việc viết lách. Các cán bộ định giá nhiều chữ nhiều tiền ít chữ ít tiền, giấy lớn chữ lớn thì giá đắt, giấy nhỏ chữ nhỏ giá rẻ, vân vân, văn minh không khác gì Wal-Mart hay Cotsco bên Mỹ! Ðó là kinh tế thị trường! Và nhà nước đứng làm chủ hồ, lấy sâu! Có người nói ngày xưa Năm Cam mở sòng bài còn chia tứ lục cho tay em, bây giờ đảng làm ăn chính thức nên cứa đôi, lấy béng 50%. Ðó gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Nhưng các ông đồ đất Thăng Long ngày nay không còn nhút nhát như thời 1982 nữa. Nhiều ông đã từ chối không chịu vào “hợp tác xã” cho đảng lãnh đạo! Cho nên mới có cảnh dùi cui đối phó với chữ nghĩa! Nó cũng chứng tỏ câu “Con giun xéo lắm cũng quằn” đời nào cũng đúng.

Tết năm nay dân Hà Nội được coi màn kịch Dùi Cui Ðại Náo Phố Ông Ðồ, đủ đem kể với nhau làm chuyện cười vui trong ba ngày Tết.

Ðể bù lại với một cảnh buồn. Ðó là cảnh Hội Phố Hoa Hà Nội, ở phố Ðinh Tiên Hoàng bên bờ Hồ Hoàn Kiếm.

Tháng trước một tờ báo trong nước loan tin “Rộn rã lễ hội phố hoa Hà Nội”: Ngày 31 Tháng Mười Hai năm 2008 hàng ngàn du khách đã kéo nhau về Hội Phố Hoa để thưởng thức nghệ thuật cắm hoa của thủ đô Hà Nội.

Ba ngày sau, vẫn trên mạng lưới tờ báo này, là bản tin cho biết phố hoa đã tan hoang rồi! Dân đi coi hoa vì yêu hoa quá nên có người bẻ, có người nhổ, “thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hoa!”

Ðọc tin trên, chúng tôi nhớ đã nhận được một đoạn video của bạn bè, nhiều người cùng gửi một đoạn trong youtube hồi cách đây mấy tháng. (http://www.youtube.com/watch?v=3IdolO05M9I).

Mở địa chỉ ra, sẽ thấy cảnh thanh niên, thiếu nữ Hà Nội đi dự lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam, Sukura Festival in Vietnam, tổ chức vào đầu Tháng Tư năm 2008. Họ dự lễ như thế nào?

Thế này: Mạnh ai nấy chôm: hái, ngắt, vặt, bẻ, giật, có dao dùng dao, có kéo dùng kéo, vừa bẻ trộm hoa công khai giữa ban ngày, vừa hò hét, kêu gọi nhau ơi ới (Mày ơi, sao nó bẻ được cành to tướng kia kìa!) Trong chốc lát, những cây hoa anh đào Nhật Bản đã biến thành những cành cây trơ trụi đứng trên một bãi rác. Tác phẩm của nền văn hóa chụp giật của Chủ Nghĩa Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam (tôi không biết mình có nhớ đúng tên gọi như thế hay không).

Tại sao tư cách con người lại xuống thấp đến như vậy?

Chỉ vì có những trẻ em lớn lên chỉ thấy những tấm gương Bùi Tiến Dũng, Mai Văn Dâu, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Ðức Mạnh, Huỳnh Ngọc Sỹ, Hồ Chí Minh, Lương Quốc Dũng, Nguyễn Việt Tiến. Các em không được học tấm gương những “Ông Ðồ” như Nguyễn Khuyến, như Nguyễn Văn Giai, như Nguyễn Tri Phương hay Hoàng Diệu; vì những người đó chưa giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Lớp thanh niên được đào tạo với “tư tưởng” đặt lòng trung với đảng lên cao nhất của Hồ Chí Minh, cho nên mới có cảnh hai xe vận tải đụng nhau trên Quốc Lộ 1 ở Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, các tài xế bị thương nhưng người ta xúm tới mà không ai cứu hết. Vì toàn dân còn lo hôi của, lo cướp những trái cây từ chiếc xe đổ lăn ra đường! Trong cảnh hồ hởi thi đua hôi của đó, có anh lơ đễnh để mất 2 chiếc xe gắn máy nữa! Trên đầu những thằng ăn cướp có những thằng ăn cướp, trên đầu nó lại có những thằng ăn cướp khác. Và trên cùng là ai? Hà Sĩ Phu gọi là Phường Ðịa Tặc (khác hải tặc!)

Cả một chế độ đã giết chết ý thức về công ích trong mấy thế hệ thiếu nhi. Khi bọn lãnh đạo đảng chỉ biết dùng tiền để mua chuộc lẫn nhau và dùng dùi cui, còng số tám để đối phó với dân, nhìn đâu cũng thấy cơ hội kiếm tiền bất nghĩa; thử hỏi làm sao các em không bắt chước thói sử dụng bạo lực, gian trá và trò ăn cướp?

Cho nên Hà Sĩ Phu, một ông đồ thời đại mới, đã viết mấy dòng thơ Tết khi nhớ về quê hương Hà Nội như sau:

Ðất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
Trâu đang về vẫn ách trên vai?
(Tết con Trâu nhớ về Hà Nội)

No272: 10 tiên đoán cho tình hình kinh tế thế giới 2009 của Edward Harrrison



Edward Harrrison là 1 chuyên gia cố vấn kinh tế tài chính vĩ mô thế giới
cho công ty GMA (Global Macro Advisors). Trước đây ông là thành viên của công ty Cố vấn đầu tư Lion Stratergy Advisors tại NỴ và có làm việc cho Deutsche Bank, Bain Consulting, và Yahoo trong tư cách cố vấn. Ông nói được tiếng Đức, Hòa lan , Thuỵ điển, Pháp , cũng như Anh ngữ. Ông tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA tại Columbia university và cử nhân kinh tế tai Dảrtmouth College tiểu bang New Hampshire USA.

10 tiên đoán cho tình hình kinh tế thế giới 2009 :

1- Nội các Obama sẽ không có khả năng thay đổi gì cụ thể thay đổi hiện trạng kinh tế. Hệ quả với chuyện quanh quẩn dậm chân tại chổ trong việc tài trợ bao quát cho ngân hàng , dẫn đến một khủng hoảng khác từ mất mát của sự bảo chứng từ bằng tài sản (Asset Backed Securities losses)

2- Nội các Obama sẽ làm thỏa mãn cho khuyng hướng xã hội bằng cách tái phối trí toàn diện hệ thống ngân hàng với sự chi tiêu khổng lồ về công ích. Cánh Dân chủ (Liberals) sẽ ưu thế trong việc chỉ định ít nhất 2 thẩm phán tối cao pháp viện thay cho Ruth Bader Ginsburg và John Paul Stevens rời chức vụ vì quá lớn tuổi.

3- Nội các Obama sẽ đối diện với chuyện một tiểu bang nào đó đi đến phá sản. Obama sẽ "bail out" cho tiểu bang này

4- Đông Âu sẽ đi đến cuộc khủng bằng cuộc khủng hoảng 1997 tại châu Á. Hậu quả là là sự rối loạn trong dân chúng và sự kiện đi đến gần sụp đổ của hệ thống ngân hàng Châu Âu.

5- Hệ thống ngân hàng Ái nhĩ Lan sẽ bị tác động mạnh bởi sự khủng hoảng niềm tin và đưa đến tình trạng tương tự tại Iceland từ những khoan nợ bị mất và quá tải của hệ thông ngân hàng. EU sẽ bail out toàn bộ hệ thống ngân hàng Ái nhĩ lan.

6- Giá dầu sẽ lao đầu xuống chỉ còn 25$/thùng cuối năm 2009.

7- Kinh tế Trung cộng sẽ bị sụp đổ từ sự cắt giảm khổng lồ hàng nhập cảng từ TRung cộng. Nước này sẽ gồng mình sống còn với những thách đố nghiêm trọng tới dồn dâp. Nhưng chưa ngưng ở đây : sức tăng GDP tổng sản lượng nội địa của Trung cộng sẽ lao đầu xuống còn 2% mà thôi , sự bất ổn trong dân không thể tránh được.

8- Rào cản quan thuể (tarrif) cùng chinh sách nâng đỡ cho xuất cảng và thi đua giảm giá chỉ tệ làm rối loạn quy ước tự do mậu dịch quốc tế. Ban đầu các quốc gia lợi dụng WTO để đưa họ lên nhưng sau này chính họ chỉ hành động có lợi một chiều mà thôi. Hoa kỳ là nước đầu tiên bảo vệ cho lợi ích mình trước đã.( Unilaterally)

9- Giá nhà cửa của Hoa kỳ sẽ ngưng giảm , hệ quả vụ Suprime ít hoành hành đi. Trái lại, Anh và Ái nhĩ lan rối loạn về tín dụng địa ốc sẽ gia tăng khủng khiếp.

10- Hoa kỳ sẽ bắt đầu làm hòa với Venezuela, Cuba, hay Iran. Thái độ này là dấu hiệu Obama sẽ đi theo học thuyết Sino-American của chính phủ Nixon trước đây (Sino-American của tt Nixon = cũng không đồng minh mà cũng không là kẻ thù với Tàu) ; nội các Obama sẽ kiện toàn thêm từ học thuyết này của cố tt Nixon.

วันจันทร์ที่ 26 มกราคม พ.ศ. 2552

No271: Hướng đi tương lai cho Việt Nam

Thế giới ngày nay đang chuyển dần theo xu hướng toàn cầu hóa trong mọi lãnh vực từ chính trị, quân sự, kinh tế đến khoa học, phát triển và môi sinh.... Lằn ranh biên giới giữa các quốc gia đang lần lần được tháo gở để nhường bước cho những qui định chung đã được bàn thảo và đồng ý trước . Một số quốc gia Âu châu đã đi tiên phong trong việc áp dụng cùng hệ thống tiền tệ và thuế khóa khi giao dịch. Do đó chiều hướng mới của lịch sử toàn cầu là sẽ khó chấp nhận một nước nào trên thế giới đứng độc lập hay tự cô lập. Không một hiện tượng hay vấn nạn nào xảy ra cho một quốc gia mà không liên đới ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Biên giới địa dư đang bị xóa dần dưới nhiều hình thức khác nhau.

Bầu khí quyển bao bọc thế giới cần được mọi người lưu tâm đúng mức và có biện pháp xử lý cấp thời. Nguồn nước sinh hoạt, các mạch nước ngầm...cần phải được san sẻ giữa các quốc gia để tránh cảnh thiếu-thừa. Các giòng sông lớn sẽ không còn là tài sản của bất cứ quốc gia nào. Các nước không thể viện dẫn bất cứ lý do gì để quản lý và sử dụng tắc trách nguồn nước chảy xuyên suốt qua địa phận mình mà không có sự tham dự và thảo luận của các quốc gia liên hệ. Tất cả phải cùng chăm sóc các đại dương để bảo vệ nguồn tài nguyên biển cho nhân loại, ngăn chặn kịp thời các vi phạm đến từ bất cứ quốc gia nào. Sẽ không còn một địa danh nào trên quả địa cầu được xem là miễn nhiễm hoàn toàn cả! Ngay cả trong lãnh vực tôn giáo, Tây phương đã lần lần từ bỏ ý niệm dân tộc của họ là con của Thượng đế, là một giống người được soi sáng hơn cả so với các dân tộc khác. Ngày nay đã có ít nhiều cảm thông về lòng tin giữa các tôn giáo với nhau. Và trong một tương lai không xa, tôn giáo sẽ không còn là những cuộc tranh chấp dành quyền lảnh đạo tinh thần của con người, mà phải là một tác hợp hữu cơ trong đó mọi đức tin của mỗi tôn giáo đều được tôn trọng như nhau. Đây cũng chính là hiện tượng toàn cầu hóa cho vấn đề tâm linh của con người.

Việt Nam, một thành tố của cộng đồng thế giới, nếu muốn tìm một hướng đi thích ứng cho đất nước cũng phải hội nhập vào xu hướng chung của toàn cầu. Quả thật không còn con đường nào khác hơn cho các quốc gia trên thế giới; ngay cả một nước hùng mạnh về quân sự và kinh tế như Hoa Kỳ hay một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam. Đây mới đích thực là bánh xe lịch sử mà Việt Nam phải quay theo.

Với chiều hướng suy nghĩ trên các gợi ý sau đây được đề nghị cho Việt Nam một khi đã bước vào thiên niên kỷ mới.

Tính tiêu cực trong phát triển

Đối với Việt Nam, nếu nhìn về các con số thống kê, không ai có thể phủ nhận mức phát triển tăng vọt hàng năm. Về mặt xuất cảng trên thế giới, Việt Nam được xếp hàng thứ nhì về gạo, thứ ba về cà phê, cao su, tiêu, trà, điều; các mặt hàng nầy đã chiếm vị trí quan trọng trong cán cân xuất cảng chỉ sau dầu hỏa. Ngược lại, Việt Nam phải trực diện với muôn vàn vấn nạn ô nhiễm môi trường. Nhưng để đổi lại, người dân chẳng những không được hưởng những phúc lợi do xuất cảng đem lại mà còn phải chịu đựng thêm nhiều áp lực kinh tế trong đời sống hàng ngày và sức khỏe ngày càng bị đe dọa nhất là đồng bào miền Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Các nghịch lý trên đưa đến những mặt tiêu cực sau đây: 1- Nhiều dịch vụ phát triển quá nhanh chóng và không được điều nghiên kỹ lưỡng như việc thiết lập các trung tâm giải trí, khách sạn, sân golf.. . với mục đích phục vụ cho người giàu và ngoại quốc tạo thêm ranh giới cách biệt giữa tuyệt đại đa số quần chúng và một nhóm thiểu số "tư bản mới"; 2- Một số tư bản mới đã thành hình, từ đó phát xuất ra thêm nhiều mâu thuẫn và hệ lụy tiêu cực trong hệ thống quyền lực - kinh tế - chính trị. Chính hai mặt tiêu cực trên đã là một trong nhiều nguyên nhân chính tạo nên khủng hoảng xã hội gần đây.

Việc tăng trưởng kinh tế - kỹ nghệ quá nhanh so với tốc độ trước khi có chính sách đổi mới, nhưng không đủ nhanh so với nhu cầu của quốc gia, đã tạo nên những biến động ảnh hưởng lên môi trường ở những vùng được phát triển mạnh. Tại các nơi trên, bầu không khí ngày càng ô nhiễm thêm. Thán khí cùng với nhiều kim loại độc hại như chì, thủy ngân, manganese, chrome và một số hợp chất hữu cơ nhẹ làm dung môi trong quá trình sản xuất đã được ghi nhận. Nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt ở các vùng tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các nhà máy vào hệ thống cống rãnh. Kết quả phân tích cho thấy ô nhiễm hữu cơ đã được ghi nhận ở Bến Than, thượng nguồn sông Đồng Nai, nguồn nước chính cung cấp nước cho cư dân thành phố. Ở nhiều nơi, chỉ dấu oxy hòa tan (Dissolved oxygen_DO) giảm xuống đến 2.3 mg/L (nếu chỉ số DO xuống dưới 3,5, cá tôm sẽ không đủ nguồn oxy trong nước để có thể tồn tại được). Lượng E-coliform, vi khuẩn gây bịnh đường ruột và có thể làm chết người nếu không cứu cấp kịp thời, tăng trung bình túy nơi từ 14.000 đến 480.000 MPN/100mL ở kinh Nhiêu Lộc (tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt ở Hoa kỳ là 23MPN/100mL) (MPN, most probable numbers). Đặc biệt cũng tại Bến Than, độ mặn đo được vào giữa tháng 2/1999 (giữa mùa khô) là 400 mg/L. Mới đây nhất, sự kiện nhà máy bột ngọt Vedan đã biến sông Thị Vải thành dòng sông chết chỉ là một trong những hệ luỵ của phát triển và quản lý tồi tệ của VIỆT NAM mà thôi.

Về các bãi chứa rác, các bãi chính không bảo quản đúng tiêu chuẩn như bãi rác Đông Thạnh ở Hốc Môn đã xảy ra nhiều vụ "bể bờ" làm cho nước rỉ chảy tràn ra sông Rạch Tra và Sàigòn năm 2000. Cũng tại nơi bãi rác nầy, chính quyền đã chi ra trên 500 tỷ đồng (tương đương 32 triệu Mỹ kim) để xây dưng nhà máy xử lý nước rỉ. Nhưng tiếc thay, nhà máy chỉ hoạt động không hơn một tuần lễ sau khi khánh thành vào giữa tháng 7/2002. Ngoài ra, còn vô số bãi rác "phụ" chen lẫn trong các khu dân cư đông đúc đã làm tăng thêm điều kiện cho các bịnh truyền nhiễm phát triển. Và còn bao nhiêu bãi rác sau đó như Gò Cát I, II, III,IV, khu liên hợp Đa Phước….tiếp tục gây thêm ô nhiễm cho người dân sống quanh vùng do việc quản lý và xử lý nguồn nước rỉ của rác không đúng quy luật.

Nhìn chung, tình trạng môi sinh ở Việt Nam đã đến mức báo động, nhất là ở các thành phố lớn mặc dù mức độ khai triển kỹ nghệ vẫn chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của dân chúng toàn quốc, chỉ tập trung váo những thành phố lớn mà không lưu tâm hay quy hoạch tùy theo điều kiện của từng địa phương. Hiện nay vẫn còn khoảng 75% dân chúng sống tập trung ở các vùng nông nghiệp, vẫn sống trong điều kiện sơ khai của thời đại phát triển kỹ nghệ.

Từ các nhận định trên, nguyên nhân của việc trì trệ phát triển cho những năm gần đây cũng như hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam có thể được tóm tắt vào những ghi nhận sau đây:

- Hệ thống tiền tệ Việt Nam chưa hoán chuyển được và chưa thiết lập được thị trường chứng khoán cùng các luật định ngân hàng phức tạp và thay đổi thường xuyên, không bảo đảm tối thiểu cho cuộc giao thương với bên ngoài.

- Hệ thống ngân hàng không hữu hiệu, chưa thể hiện chức năng đúng đắn trong dịch vụ trao đổi và không có tính xuyên suốt trong báo cáo. Thống đốc ngân hàng Nhà nước mới đây đã xác quyết chức năng của ngân hàng là phục vụ cho nhu cầu của quốc gia và dân chúng chứ không thi hành theo chỉ thị và mệnh lệnh của Đảng nữa (?)

- Mặc dù có sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Chương trình phát triển LHQ (UNDP).. . về tài chính và kỹ thuật cho việc nâng cấp và giải quyết các vấn nạn môi sinh ở Việt Nam do sự phát triển kỹ nghệ và nạn gia tăng dân số, nhưng hầu hết các hạng mục, công trình trên vẫn còn nằm bất động trên hình thức các dự án khả thi. Mức độ thi công tiến hành quá chậm do thủ tục hành chánh rườm rà và bất nhất cũng như các tệ nạn quan liêu, tham nhũng khiến cho đôi khi dự án phải bị bỏ dở nửa chừng.

- Việc phá hoại các rừng ven biển và việc dẫn nước mặn vào sâu trong đất liền để khai thác dịch vụ nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chính cho việc nhiễm mặn. Ngay cả việc nuôi tôm, sau một vài mùa có thu hoạch cao, dịch vụ nầy lần lần đi vào phá sản vì tôm con bị chết quá nhiều do hệ sinh thái thay đổi và môi trường sinh sống của tôm không còn đồng nhất như vùng nước mặn nguyên thủy. Việc thay thế chloramphenicol, một hóa chất được sử dụng như thuốc kháng sinh trong kỹ nghệ nuôi tôm đã bị cấm vì không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất cảng qua Liên Hiệp Âu châu và Hoa Kỳ, bằng rễ của cây thuốc cá có chất rotenone trong thời gian gần đây cũng sẽ là một đề tài cần phải thảo luận và nghiên cứu lại trong kỹ nghệ nầy. Ảnh chụp từ vệ tinh năm 1999 cho thấy khoảng 150.000 mẫu tây ở ven biển Cà Mau, Bạc Liêu đã bị bỏ hoang trong số khoảng 200.000 mẫu đã khai thác trong thời gian 5 năm trở lại đây. Từ xa xưa, các rừng tràm, đước, vẹt.. . đã phát triển vững mạnh trong vùng nầy, thiết lập một hệ sinh thái thiên nhiên vừa cân bằng và cầm chân nước mặn tiến sâu vào đất liền, vừa là môi trường sống thích hợp cho tôm cá, do đó tôm khó thể phát triển lâu dài được vì sự mất cân bằng trên.

- Trong những năm sau nầy, lãnh đạo Việt Nam có khuynh hướng cứng rắn hơn trong việc điều hành quốc gia. Đường lối và chính sách hiện tại thể hiện sự bất an, bối rối trong quyết định trước những vấn nạn sinh tử của đất nước.

- Có nhiều thành phần tham gia vào việc phát triển Việt Nam. Đó là quân đội, công an, chính quyền, tư nhân, và ngoại quốc. Một khi đã nắm chặt quyền lực trong tay, cộng thêm sức mạnh kinh tế có sẵn, các thành phần như công an, quân đội, và chính quyền có khả năng tạo ra nạn kiêu binh có thể làm xáo trộn xã hội mà lãnh đạo sẽ khó kiểm soát được. Điều nầy sẽ làm giảm thiểu mức đầu tư của dân chúng và nhất là đầu tư quốc tế.

- Đối với nhu cầu phát triển, điều kiện tiên quyết là phải có sự bàn thảo và đồng thuận giữa chính quyền và các tư nhân. Cho đến nay, sự hợp tác giữa chính quyền – tư nhân – ngoại quốc chưa được đặt trên căn bản công bằng và đồng thuận, do đó vẫn còn nhiều cản ngại trong việc giao thương quốc tế. Vẫn còn có nhiều thiên vị cho các đối tác có liên quan đến chính quyền (tức là Đảng). Công ty quốc doanh chiếm đa số vẫn còn được tài trợ và ưu đãi mặc dù làm ăn thua lỗ. Việc kiểm soát môi sinh còn quá lỏng lẻo đưa đến việc lơ là trong bảo quản và xử lý phế thải.

- Một số dự án có tầm vóc quốc gia, đối tác được chọn chưa thu thập đầy đủ dữ kiện nghiên cứu tác hại môi trường, nhân sự chuyên nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của công trình, do đó nhiều dự án phải bị bỏ dở nửa chừng.

- Các công ty tư vấn ngoại quốc được Việt Nam mời đến để khai triển một số dự án kỹ thuật và tính khả thi trong từng điều kiện hiện có. Đôi khi Việt Nam dùng tư cách chủ nhà để "chỉ đạo" dự án hay sữa đổi không đúng với quy cách kỹ thuật làm cho dự án càng khó được thực hiện hoàn chỉnh. Cũng có nhiều công ty ngoại quốc vì muốn được trúng thầu mà thiết lập dự án khả thi khi chưa hoàn tất thủ tục điều tra cơ bản. Điều nầy làm cho việc phát triển Việt Nam bị trì trệ về thời gian, tài lực, nhân lực, và nhất là làm giảm thiểu niềm tin của người dân về thực tâm xây dựng đất nước của những người có trách nhiệm. Một thí dụ điển hình mới nhất là dự án cầu đường và đường ngầm Thủ Thiêm bị nứt nẻ trước khi khánh thành vì dùng xi măng Kiên Lương thay vì dùng xi măng Đài Loan như hợp đồng đã ghi, cũng như tiền hối lộ lên đ61n 800 ngàn Mỹ kim cho cán bộ Việt Nam để được trúng thầu do chính phủ Nhật Bản khám phá ra.

Qua việc nhận diện được một số nguyên nhân căn bản đưa đến sự kiện chậm phát triển cho Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ cần một ít động não, việc truy tìm giải đáp cho bài toán phát triển cũng không khó vậy.

Cực đoan trong quản lý đất nước

Từ các hiện tượng tiêu cực trong phát triển, ấu trĩ trong quản lý môi trường, lãnh đạo Việt Nam còn thể hiện tính cực đoan trong quản lý đất nước. Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa trong mọi lãnh vực của con người, lằn ranh quốc gia, chủng tộc cũng lần lần phai mờ dần. Cùng với sự tiếp tay của các nước hậu kỹ nghệ, người dân ở các quốc gia đang phát triển ngày càng được tiếp thu và hấp thụ thêm nhiều thành quả của tiến bộ khoa học để cải thiện xã hội từng bước một. Tuy nhiên, cũng cần nhận rõ thêm nhiều mặt tích cực và tiêu cực của một số quốc gia Tây phương trong cung cách hành sử trước xu hướng trên để có cái nhìn khái quát về các phương cách tiếp cận môi sinh cho toàn cầu. Xin đan cử ra đây hai trường hợp điển hình để từ đó lãnh đạo Việt Nam có thể chuyển hóa được những nét cực đoan trong việc quản lý và phát triển đất nước. Đó là trường hợp nước Đức và Pháp.

Pháp quốc và người Pháp luôn luôn tự hào là chiếc nôi của cách mạng dân chủ trên thế giới qua cuộc nổi dậy phá ngục Bastille năm 1789. Họ đã kiêu hãnh vì có một nền văn hóa ưu việt và một ngôn ngữ văn minh, tiến bộ nhất trên thế giới. Nước Pháp cũng là một trong những quốc gia đầu tiên phát triển công-kỹ-nghệ và có nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu. Nhưng đứng trước nhu cầu toàn cầu hóa, người dân Pháp đã thể hiện một số mặt tiêu cực có thể làm chậm lại tiến trình đi đến gần nhau của các dân tộc trên thế giới để cùng giải quyết những vấn đề chung cho nhân loại. Các thí dụ điển hình sau đây liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ trong giao dịch quốc tế đã nói lên tính "cô lập" tiêu cực của người Pháp.

Kể từ năm 1994, chính phủ Pháp đã dự phóng tính toàn cầu hóa của nhân loại nên khuyến cáo về việc sử dụng tiếng Anh trong giáo dục, dịch vụ công cộng và trao đổi quốc tế. Claude Allegré, Bộ trưởng giáo dục Pháp thời bấy giờ đã yêu cầu các nhà nghiên cứu khoa học trong khi viết luận án hay báo cáo nên trình bày bằng Anh ngữ. Nhưng cho đến nay (2008), đa số các tài liệu nghiên cứu từ Pháp vẫn hoàn toàn soạn thảo bằng Pháp ngữ, và đây là một cản ngại lớn cho thế giới và nước Pháp trong việc trao đổi các tiến bộ của khoa học. Hiện tại chỉ còn 130 triệu người nói tiếng Pháp so với hơn 6 tỷ người hiện diện trên thế giới.

Tính cực đoan còn thể hiện trong việc trao đổi trong lãnh vực hàng không. Các phi công Pháp vẫn tiếp tục cưỡng lại lệnh của chính phủ đề ra trong luật an toàn không lưu vào tháng 2/2000 về việc sử dụng Anh ngữ khi đi và đến phi trường De Gaulle (Paris). Hai sự kiện kể trên thể hiện rõ tinh thần tự mãn và tự ái dân tộc cực đoan của người Pháp. Kết quả là hiện tại nước Pháp không còn ảnh hưởng mạnh về kinh tế-chính trị-văn hóa đối với các quốc gia đang phát triển như ngày xưa nữa. Vị trí của nước Pháp đã tụt xuống hàng thứ yếu cùng với các trì trệ về kinh tế-xã hội mà chính phủ Pháp đang phải đương đầu. Trước kia, ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Pháp rất quan trọng đối với Việt Nam. Vào giữa thế kỷ 20, có thể nói rằng hầu hết trí thức từ Bắc chí Nam đều sử dụng Pháp ngữ một cách rành rọt. Cho đến ngày nay, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học toàn quốc (2000) có 528.380 thí sinh, trong đó có 471.585 thí sinh chọn môn Anh ngữ làm ngoại ngữ chính, trong khi chỉ có 18.006 chọn Pháp ngữ và 5.801 chọn tiếng Nga. Chính những nét đặc thù trên thể hiện tính cực đoan của dân Pháp và đang là một cản lực lớn cho sự phát triển của đất nước nầy.

Trở về nước Đức, từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ, người dân và chính phủ Tây Đức trong vòng 10 năm phải cưu mang hai vấn nạn chính: 1- Một Đông Đức nghèo nàn và hạ tầng cơ sở cùng hệ thống công-kỹ-nghệ không còn phù hợp với cung cách phát triển mới; 2- Dân sinh va dân trí người Đông Đức ở dưới mức trung bình quá xa so với người Tây Đức. Thêm nữa sau gần 50 năm dưới chế độ Cộng sản, người dân Đông Đức không còn thấy một định hướng mới nào khác cho xã hội trước sự phát triển vượt bực của người anh em từ bên kia bức màn sắt.

Đứng trước tình trạng đó, thay vì hành sử với cung cách của kẽ chiến thắng về kinh tế và chính trị đối với người chiến bại, chính phủ và người dân Tây Đức đã mở rộng vòng tay cứu vớt đồng bào ruột thịt Đông Đức. Họ đã tân trang, chuyển vận các công nghiệp sạch qua Đông Đức cùng với việc hàn gắn vết thương ý thức hệ do một chủ thuyết không tưởng đã tạo ra sự nghèo đói cho phân nữa phần đất nước. Theo ước tính, Tây Đức dự trù chuyển dịch từ 200 đến 300 tỷ Mỹ kim trong vòng 20 năm tới để vực dậy kinh tế và xã hội ở miền đất nghèo khó nầy. Vì vậy khoảng cách kinh tế-kỹ thuật giữa hai miền đất nước lần lần được thu hẹp lại. Hai người anh em ruột thịt Tây và Đông Đức lần lần hội nhập vào sinh hoạt của một tổ quốc chung: quốc gia thống nhất Đức Quốc.

Về cung cách hành sử quốc tế, nước Đức thống nhất đã có tầm nhìn toàn cầu hóa bằng cách sáng lập và khai sinh đồng tiền chung cho Âu Châu: Euro Dollar. Nước Đức thống nhất không còn đứng về phía cánh hữu cực đoan và chính phủ Đức hiện tại đã chuyển vận theo xu hướng toàn cầu hóa về lập trường chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng ôn hòa.

Về đối nội, nước Đức thống nhất đã xem đồng bào chính quốc như một. Về đối ngoại họ đã có cái nhìn vị tha hơn đối các quốc gia đang phát triển bằng cách mang đến cho các quốc gia nấy nhiều khoảng viện trợ không bồi hoàn và xóa nợ.. . hơn là tận dụng và bốc lột kinh tế-lao động.

Đức quốc trong chiều hướng tiếp cận tương lai như trên đã có một tầm nhìn thật dân tộc, nhân bản và một hướng đi khai phóng phù hợp với nguyên ắc căn bản chân chính cho nhân loại để tiếp tục cuộc hành trình vào thế kỷ 21. Tinh thần dân tộc cự đoan của người Đức, từng tự ví mình như một chủng loại siêu nhân, đã nhường bước cho khuynh hướng xích lại gần nhau trên thế giới.

Nhìn lại Việt Nam, chính quyền hiện tại vẫn tiếp tục giữ trong đầu ý tưởng siêu việt, đỉnh cao trí tuệ để điều hành đất nước mà không chịu mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài: thế giới của sự hợp tác hài hòa và tôn trọng lẫn nhau. Một nước Việt Nam thống nhất nhưng đâu đây vẫn còn phảng phất mối ngăn cách vô hình của người chiến thắng và kẽ chiến bại! Kết quả đã cho thấy trước mắt là, sau hơn 33 năm thống nhất đất nước, cho dù có ý nghĩ hết sức lạc quan, Việt Nam không còn thể hiện một chỉ dấu nào chứng nghiệm cho khuynh hướng đứng đắn trong việc phát triển quốc gia nữa. Lãnh đạo không tìm ra được hướng đi khả dĩ phù hợp cho sự hồi sinh của Việt Nam. Và người dân, như hàng thần lơ láo, quanh quẩn lo toan cho cuộc sống hàng ngày (mà vẫn chưa xong!) thì đâu còn trí tuệ nào nữa để nghiền ngẫm đến việc bồi đấp quốc gia.

Lãnh đạo Việt Nam đã áp dụng chủ nghĩa hình thức thể hiện qua hầu hết các điều luật, biện pháp, quy định để quản lý đất nước. Nhân danh dân tộc, nhân dân để bào chửa cho những thất bại trong chính sách. Do đó dân có nghèo thêm, có khổ thêm cũng vì những hình thức luật pháp, hình thức dân chủ, hình thức tự do qua các Nghị Quyết. Làm sao người dân cảm thấy an toàn được khi mà đại đa số không đủ ăn, đủ mặc, không đủ nước sạch để sinh hoạt, nấu nướng, không đủ không khí trong lành để thở, vân vân và vân vân. Làm sao người dân gắn bó với quê hương và chế độ khi những điều kiện tối thiểu cho một cuộc sống bình thường không thể có được trên đất nước nầy.

Nước Việt Nam đã chính thức thống nhất từ năm 1976 về phương diện địa dư, nhưng tình tự dân tộc vẫn còn bị ngăn chặn do những rào cản vô hình. Người dân miền Nam vẫn còn mang nhiều uẩn khúc trong cuộc sống hàng ngày từ đó đến nay. Trái lại người miền Bắc, đa số còn đang hả hê với cuộc giải phóng miền Nam, mải mê tiếp thu xã hội vật chất trong Nam mà trong suốt cuộc chiến họ không thể nào hình dung được cái di sản "vĩ đại" của miền đất nầy.

Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới, báo Nhân Dân ngày 6/7/2000 đã nói thay quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam trước sức ép của toàn cầu hóa:" Toàn bộ vấn đề là ở chỗ, chúng ta, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội, có thái độ và cần hành động như thế nào trước quá trình toàn cầu hóa? Câu trả lời của chúng ta là: "hội nhập", "mở cửa", dĩ nhiên trên cơ sở nguyên tắc của chúng ta, vì lợi ích của chúng ta, và trong hội nhập phải chủ động, phải căn cứ thực lực và không thể không cảnh giác, không thể quên đấu tranh, phải nên nhớ hội nhập mà không hòa tan". Tuy nói như thế, nhưng cuối cùng bài viết cũng phải thú nhận rằng:" Nếu không tranh thủ được những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, dù là toàn cầu hóa do chủ nghĩa tư bản chi phối nhu ngày nay, thì chúng ta không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được". Cơ hội đó đã xảy ra ngày 13/7/2000 sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết hiệp ước thương mại giữa hai nước.

Và cuộc tranh thủ của Việt Nam là thực hiện "toàn cầu hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Và hiện tại là đất nước đã không thay đổi bao nhiêu, hay thay đổi theo chiều nghịch tạo ra khoảng cách giữa giàu-nghèo càng cách biệt và người nghèo càng nghèo hơn theo thời gian. Quả thật vậy, sau hơn tám năm áp dụng hiệp ước thương mại Mỹ-Việt, hiện tại vẫn còn quá nhiều phức tạp và rào cản trong thủ tục, nguyên tắc, luật lệ mà phía Việt Nam phải còn mất nhiều thời gian mới có thể thẩm thấu được "cuộc chơi của thế giới".

Với cung cách suy nghĩ trên cộng thêm tâm khảm của một não trạng nghi ngờ, mặc cảm phải tỏ ra chủ động và hội chứng chếch choáng hơi khói chiến tranh vẫn còn đâu đây, làm sao Việt Nam có thể hội nhập vào cộng đồng thế giới và tạo được một sự thông cảm toàn diện và đồng thuận ở cả hai mặt chính quyền và người dân như trường hợp của nước Đức ngày hôm nay.

Thay lời kết

Từ đây, trong giờ phút nầy, Việt Nam vẫn còn kịp thời gian để điều chỉnh phát triển qua các đề nghị sau:

- Việt Nam cần phải hội nhập và nói cùng một ngôn ngữ với thế giới. Sự tiến bộ và phát triển hài hòa trong mọi lãnh vực để phục vụ phúc lợi cho người dân ở các quốc gia tiên tiến là đúc kết của mọi tập hợp trí tuệ trên thế giới. Do đó không có tự ái dân tộc nào không cho phép chúng ta dùng những kết quả thực tiển ấy để ứng dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phủ nhận điều trên tức là tự đưa tương lai dân tộc vào bóng đêm của sự tụt hậu.

- Phát triển quốc gia và ô nhiễm môi trường là hai yếu tố có liên hệ hữu cơ chặt chẻ, không còn là vấn đề của từng quốc gia riêng rẽ nửa. Không khí ô nhiễm của các nhà máy sản xuất ở Vân Nam – Trung Quốc – đã di chuyễn đến tận Hoa Kỳ. Do đó sẽ không có một qui luật riêng biệt nào áp dụng cho mỗi quốc gia cả, mà mọi nước phải theo một qui luật liên đới toàn cầu. Và Việt Nam sẽ không thể là một ngoại lệ! Chấp hành qui tắc chung của thế giới để phát triển hài hòa cho đất nước là con đường tối ưu phải đi. Không thể nào vì muốn có thêm ngoại tệ nặng để trang trải ngân sách thiếu hụt mà phải khai thác tận cùng nguồn tài nguyên đất đai, sử dụng thuốc sát trùng và phân bón hóa học một cách vô trách nhiệm ... để mang đến kết quả sau cùng là người dân phải chịu thêm tình trạng khan hiếm nguồn nước và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Chúng ta đã nghe nhiều tin tức về chất độc màu da cam (chứa độc tố dioxin) trong thuốc khai quang mà Hoa Kỳ gieo rắc trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Hiện tại, chúng ta lại tự nguyện tiếp tục vung rãi DDE, DDT..., các chất hóa học độc hại dưới mọi hình thức của thuốc sát trùng, diệt cỏ dại, diệt sâu bọ ... lên mãnh đất thân yêu Việt Nam. Các loại hóa chất trên có cùng một ảnh hưởng tác hại trên con người tương tự như dioxin. Đây có phải là một hình thức đúng đắn mang lại phúc lợi cho người dân hay đưa dân tộc vào con đường tự diệt?

- Đối với các qui luật về quản lý môi trường, đất, nước, không khí...đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như các định mức về ô nhiễm đang được các nước chấp hành nghiêm chỉnh, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ trên để tránh khỏi bị tụt hậu ngay cả về phát triển kinh tế quốc gia cùng phúc lợi cho người dân. Từng bước học hỏi và chấp hành các qui luật trên hầu tìm biện pháp giải quyết thích ứng cho từng vấn nạn đặc biệt của đất nước nhất là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Thay vì tiếp tục kêu gào trên báo chí, kêu gọi sự giúp đở của thế giới, cần nên tập trung trí tuệ hiện có và các phương tiện khả thi của chính mình để lần lần tháo gở các vấn nạn trên.. Có làm được như thế dân trí sẽ tăng trưởng dần và người dân sẽ là những trợ lý đắc lực để giúp chính quyền lần lần hoàn chỉnh quy trình phát triển quốc gia phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Việt Nam đang có nhiều lợi điểm: - lực lượng lao động còn non trẻ và có khả năng thích ứng với thị trường sản xuất, - kinh tế/kỹ nghệ đang phát triển và đang cần được phát triển mạnh, - nhu cầu của người dân còn quá lớn so với mức sản xuất của quốc gia. Từ ba lợi điểm căn bản trên, bất cứ quốc gia có kỹ thuật cao nào cũng đều muốn đầu tư vào để trục lợi. Do đó cần cân nhắc đắn đo mọi đề xuất để có một phương án chung hài hòa cho điều kiện Việt Nam, tránh trùng lấp và giảm thiểu mọi tác hại đến mức tối đa. Mặc cảm bị ngoại quốc khai thác cũng như rụt rè trong quyết định....sẽ làm cho đất nước mất cơ hội thu ngắn sự cách biệt giữa phúc lợi quốc gia so với các nước trên thế giới. Chấp nhận đầu tư bừa bãi không cân xứng với nhu cầu quốc gia và không theo qui luật chẳng hạn như phát triển không đồng bộ về du lịch, khách sạn, giải trí ...sẽ không mang lại phúc lợi cho đại đa số mà ngược lại, chỉ làm tăng thêm hố cách biệt giữa các tầng lớp dân chúng trong nước.

- Từ những hợp tác quốc tế và đầu tư, Việt Nam dần dần tạo được một đội ngủ thợ chuyên môn có tay nghề cao, một tầng lớp chuyên viên kỹ thuật và quản lý đầy kinh nghiệm sẳn sàng thay thế sự hiện diện của các chuyên gia ngoại quốc. Tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hấp thụ các công trình công nghệ cao và sạch.... là con đường ngắn nhất để đem đất nước đi vào thịnh vượng đáp ứng với các định luật phát triển bền vững toàn cầu.

- Rốt ráo hơn nữa, Việt Nam hiện tại đang ở giữa ngã ba đường trước các cực kinh tế – quân sự có ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp lên vận mạng đất nước như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Đại Hàn, Úc châu, Ân châu, và thế giới Hồi giáo....Mỗi cực đều có không nhiều hay ít lý do liên quan đến Việt Nam. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tự nhận hoàn toàn độc lập và không liên hệ đến thế giới bên ngoài. Ngay cả hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện tại, Hoa Kỳ có còn hoàn toàn miễn nhiễm về bịnh sốt rét và lao phổi như đã từng công bố cách đây mấy chục năm không? Trung Quốc cuối cùng rồi cũng phải dọn con đường mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài để hội nhập vào cộng đồng quốc tế, chấm dứt giai đoạn dài bế quan tỏa cảng làm cho đất nước bị trì trệ trong một thời gian dài. Người Việt với truyền thống hiền hòa và dễ tha thứ sẽ sẳn sàng kết hợp lại để cùng đưa đất nước đi tới nếu chính quyền thực sự tỏ quyết tâm mang niềm tin đến cho người dân. Muốn được như thế việc điều hành quốc gia phải có tính xuyên suốt – transparency- và mọi người dân đều phải được cư xử bình đẳng với nhau căn cứ theo luật lệ hiện hành. Bất cứ ngoại lệ nào rồi cũng đưa đất nước đến xáo trộn, bất ổn. Sự trong sáng trong báo cáo chính thức, thành thật trong thống kê sẽ là chất kết dính để tạo ra sự đoàn kết dân tộc trong bất cứ tình huống nào. Làm được như thế, Việt Nam có thể biến cải các yếu điểm của mình về kỹ thuật, nguồn vốn, đội ngủ công nhân chuyên môn non tay nghề...thành nguồn trợ lực chính thúc đẩy phúc lợi cho người dân trong nước với vận tốc nhanh hơn.

Với thành tích đi giây giữa các đối cực quân sự trong quá khứ, Chúng ta hy vọng Việt Nam thêm một lần nữa có những quyết định khôn ngoan trước xu thế phát triển toàn cầu hiện tại. Phát triển quốc gia đúng đắn, mang lại phúc lợi thực sự cho người dân đòi hỏi một quyết tâm sáng suốt và nghiêm chỉnh. Mọi vấn nạn môi trường ở Việt Nam hiện tại đang đi dần đến mức bế tắc gần như vô phương cứu chữa, và người dân sẽ khó chấp nhận trong tương lai nếu còn thấý những sữa sai về chính sách phát triển quốc gia sai lầm nữa.

Nhìn lại 33 năm qua, Việt Nam tuy đã có một số tiến bộ trong việc xây dựng và phát triển quốc gia nhưng chưa đủ mau và mạnh so với nguồn nhân lực, tài nguyên và công nghệ hiện có.

Nhìn lại 33 năm qua, Việt Nam vẫn còn những cảnh mua bàn trẻ em, cô gài trên Ebay hay trình bày trần truồng trước người ngoại quốc.

Nhìn lại 33 năm qua, Việt Nam vẫn còn đang mờ mịt trước hiễm họa do đàn anh nước lớn Trung Quốc mang đến qua việc mất Hoàng Sa, Trường Sa, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, và vùng hải phận Bắc Việt.

Nhìn lại 33 năm qua, Việt Nam với mức lợi tức đầu người là 550 $US năm 2007, so với 2.550 của Thái Lan, 24.850 của Singapore, cũng đủ để chúng ta hình dung mức phát triển của Việt Nam như thế nào rồi?

Có phải vì những đắn đo, dằn co nội bộ trong chính sách tiếp cận xu thế toàn cầu hóa không? Hay vì quan niệm quốc gia cực đoan và mặc cảm trước đàn anh nước lớn Trung Quốc?

Phát triển quốc gia mà không đi kèm với quản lý và kiểm soát môi trường sẽ đưa Đất Nước đến tình trạng kiệt quệ về tài nguyên và môi trường thoái hóa.

Phát triển quốc gia mà không đi kèm với việc thực hiện dân chủ hoá và nhân quyền hoá sẽ đưa Đất Nước kề cận với nạn diệt vong.

Vì, khi cánh cửa dân chủ chưa mở ra được thì tất cả tài nguyên, tài sản quốc gia sẽ tích luỹ trong tay của một nhóm thiểu số, do đó, phúc lợi xã hội sẽ không được chia sẻ đồng đều và công bằng theo nhu cầu của xã hội. Và chính điểm nầy mới là bế tắc cần phải tháo gở của Việt Nam hiện tại.

Thời gian không cho phép Việt Nam chờ đợi một hướng đi nào khác hơn được nữa.

Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)
Xuân 2009