วันศุกร์ที่ 11 กันยายน พ.ศ. 2552

No452: Báo chí lề bên trái: Màn trình diễn ngoạn mục chưa từng có.




Ảnh: Con người dưới chế độ XHCN tươi đẹp.



Chúng ta ai cũng biết trong một chế độ do nhưng kẻ nhân danh cộng sản lãnh đạo như Việt nam hiện nay, phương tiện truyền thông dưới bất kỳ hình thức nào: báo viết, báo hình , báo nói v.v.. đều bị nhà nước độc quyền quản lý và sử dụng trong việc tuyên truyền theo đường lối của họ. Lý do chính của việc độc quyền thông tin này là những kẻ lãnh đạo của các quốc gia cộng sản họ muốn bưng bít thông tin, bưng bít sự thật. Họ sợ rằng nếu cho tự do tìm hiểu thông tin thì họ khó có thể lừa dối, chính vì vậy họ đã coi dân chúng chỉ là những cái máy không hơn không kém vì họ cho rằng dân chúng của họ là một lũ ngu dốt, nói gì cũng tin.

Hiện tượng nó trên lâu dần đã trở thành một sự đương nhiên và là nguyên tắc của một xã hội cộng sản cai trị, khi mà người dân chỉ được phép nghe mà không được phép bầy tỏ ý kiến hay chính kiến của cá nhân mình, nếu những ý kiến hay suy nghĩ ấy không phù hợp với đường lối của đảng và chính quyền. Ngược lại những kẻ lên tiếng hay có các hành động phản ứng đều bị coi là hành vi chống đối và được quy tội chống đối chính sách chủ trương của đảng và nhà nước.

Trước kia, khi chưa có thông tin trên mạng internet, sự bưng bít thông tin vô cùng có hiệu quả. Người dân trong nước hầu như chỉ biết các thông tin theo một kênh duy nhất của nhà nước thông qua các tờ báo in, đài truyền hình , đài phát thanh do nhà nước thống nhất quản lý. Những tin tức trước khi được truyền tải tới người dân đã bị kiểm duyệt, lựa chọn hết sức khắt khe với mục đích phù hợp với chính sách của đảng và nhà nước nghĩa là có lợi cho sự cai trị của họ. Nhiều thông tin bị bóp méo 180 độ, nói trắng thành đen hay nói không thành có, bất kể thế nào người dân chỉ có một quyền duy nhất là nghe , xem và tin các thông tin đó là sự thật.

Ngày nay thông tin đến với người dân không chỉ còn nhà nước độc quyền như trước, nhất là từ khi cuộc cách mạng về tin học bùng nổ với hệ thống internet toàn cầu, người dân đặc biệt là những người có khả năng truy cập thông tin trên mạng đã nắm bắt kịp thời các thông tin về chính trị, xã hội ...đầy đủ và đa chiều hơn. Ngoài ra họ có quyền nói lên các suy nghĩ của mình thông qua các mạng XH, các tờ báo trong và ngoài nước, các blog cá nhân bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, kể cả nhà nước Việt nam dùng tường lửa để chặn các trang mạng, các blog mà theo họ đã truyền tải các thông tin bất lợi cho chế độ dù cho các thông tin ấy là có thực 100%.

Kể từ đó, bức màn đen bưng bít thông tin của chính quyền đã bị xé toạc, các phương tiện truyền thông độc quyền của chính quyền hết khả năng tự tung tự tác,khả năng nói một mình, nói bưng bít đã bị vô hiệu hóa khi mà người dân đã có các tin tức khác để so sánh. Dần dần người dân đã hiểu ra rằng những điều báo chí của đảng nói hầu hết là không đúng sự thật, mức độ tin cậy rất thấp vì họ được chứng kiến qua các sự việc người thật việc thật như vụ Tòa Khâm sứ Hà nội, Giáo xứ Thái hà, hay các sự kiện liên quan đến vận mệnh đất nước liên quan đến cuộc sống của họ thông qua các sự kiện HS-TS hay gần đây nhất là vấn đề khai thác bauxite Tây nguyên.

Sự mất lòng tin vào báo chí của đảng được thể hiện rõ thông qua số lượng các tờ báo in ngày càng sụt giảm, một số tờ phải đình bản vì báo in ra không bán được. Điều này thể hiện rất rõ nếu so sánh trên các trang web, các blog giữa truyền thông lề bên phải và lề bên trái. Ví dụ:

Ngày 3/4/2006, khai trương trang tiếng Trung Quốc của báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo này khoe rằng: “Bình quân mỗi tháng, báo có trên dưới 25 triệu lượt người truy cập.” (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=1953). Trang mạng báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam được cấp giấy phép ngày 01/12/2005, tức có hơn 3 năm rưỡi hoạt động, nếu số lượng người truy cập không đổi, thì đến nay số lượng truy cập lên đến hơn 1 tỷ!!!

Nếu quả thực báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút “đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước” như thế thì thật đáng mừng cho sự nghiệp tuyên giáo của Đảng, cho nền báo chí nước nhà.

Nhưng thực tế không phải như vậy, ngày hôm nay, 11 tháng 9, alexa.com – trang mạng chuyên xếp hạng các website trên thế giới – cho biết báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đứng thứ 116.901 trên thế giới. Còn bauxitevietnam.info, đến nay, sau chưa đầy 5 tháng, tuy chỉ có tổng số 6,5 triệu lượt người truy cập, nhưng đã chiếm vị trí thứ 54.235, cao gấp đôi báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam! (1).

Hay đau đớn hơn một số tờ báo online của chính quyền có số lượng truy cập hàng ngày còn thấp hơn nhiều một số blog cá nhân lề bên trái, ví dụ như theo bảng xếp hạng ngày 29/8/2009 của Alexa.com thì trang anhbasam.wordpress.com này đang đứng thứ 358.795 trên toàn thế giới trong khi Đại Đoàn Kết thứ … 847.807(2). Hiện tượng này đã trở thành phổ biến vì người dân đã hiểu rằng, báo chí nhà nước với hơn 700 tờ báo dưới các dạng truyền hình, tiếng , báo giấy, báo online v.v.. nhưng đều có chung một tổng biên tập cho phép nói một giọng và một tin y như nhau nhưng cái quan trọng hơn là người dân đã cảm giác truyền thông nhà nước coi thường khả năng hiểu và phân tích của họ.



Gần đây nhất, sự hình thành và vai trò của báo chí lề bên trái với các trang website của một số nhóm người hay các blog cá nhân đã thể hiện rõ vai trò báo chí đối lập với chính quyền nhà nước qua các sự kiện "Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lỡ lời" và đặc biệt sự kiện trang điện tử Đảng cộng sản VN mắc "sơ suất kỹ thuật" khi đăng tin hải quân Trung quốc tập trận trên hai quần đảo HS-TS của Việt nam,mà không đi kèm lời nình luận đã bị cho rằng đó là một hành động thừa nhận chủ quyền của Trung quốc trên hai quần đảo này.



Ngay sau khi được đăng, bài báo nói trên đã bị nhiều người phát hiện và đã gây phẫn nộ trong dư luận, trong bối cảnh mà một số nhà báo và blogger ở Việt Nam dám lên tiếng chỉ trích Trung Quốc thì lại bị chính quyền câu lưu, bắt giam như những kẻ tội phạm.

Điều làm cho độc giả bất bình đó là báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đưa bài báo đó lên, mà không hề có một bình luận nào kèm theo để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời họ đưa tin như thể hải quân Trung Quốc là hải quân ta.

Trước những phản ứng phẫn nộ của dư luận, ban biên tập trang điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lặng lẽ rút bài báo đó đi sau 4 ngày tồn tại, nhưng cũng không hề có một lời giải thích.(3)

Sự kiện này được đánh giá như là một màn trình diễn ngoạn mục chưa từng có của truyền thông Việt nam kể từ năm 1930 tới nay, khi mà vị GS nổi tiếng Nguyễn Huệ Chi đã lên tiếng " Đòi cách chức lãnh đạo báo Đảng"(4), ông GS Nguyễn Huệ Chi đã gay gắt: "Đây là lỗi về chính trị và do đầu óc ngu muội của con người gây ra chứ sao lại đổ cho kỹ thuật...Nếu một trang phục vụ một đảng mà đảng ấy đang cầm quyền, đảng ấy tự nhận là mình gánh trách nhiệm bảo vệ đất nước thì một trang mà để xảy ra sơ suất như thế thì phải cách chức ông Tổng Biên tập, đấy là nhẹ nhất."

Gay gắt nhưng rất dứt khoát, hành động này chỉ gặp ở một đất nước có đa nguyên về chính trị và tiếng nói đối lập được công nhận, nhưng ở Việt nam hôm nay, dầu chưa có đa nguyên , chưa chấp nhận tiếng nói đối lập nhưng báo chí lề bên trái đã làm tốt vai trò của mình.

Đó là một bước tiến dài và một thành công lớn của báo chí lề bên trái.

Mỗi ngày tiến thêm một bước, càng ngày chúng ta đã thấy rõ, lực lượng báo chí đối lập với chính quyền đã dần hình thành rõ nét, có sự liên kết và hoạt động có hiệu quả rõ rệt. Những ngày này khi vào các trang website lề bên trái trong và ngoài nước của các tổ chức và cá nhân ưa chuộng công lý và tôn trọng sự thật như bauxite.info, danluan.org, x-cafevn.or ...hay các blog cá nhân của các nhà văn, nhà báo, các trí thức có tên tuổi như: Bùi Thanh Hiếu, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập v.v.. chúng ta có thể đọc được rất nhiều ý kiến đa chiều bày tỏ sự bức xúc và trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trước vận mệnh của tổ quốc và dân tộc mình. Những ý kiến đó không ngoài với mong muốn chỉ ra cho đảng CSVN và các cấp chính quyền những sai phạm và khiếm khuyết trong việc chỉ đạo và điều hành đất nước của các quan chức và các cơ quan chính quyền. Đáng tiếc những cái đó báo chí của chính quyền đã không dám đề cập tới và không làm nổi.

Quy luật tự nhiên của sự phát triển của xã hội loài người là sự phản biện xã hội nhằm để tiến tới khắc phục các sai lầm, các tồn tại để thay thế bằng các biện pháp khác tiến bộ hơn, hiệu quả hơn. Bài học về sự tồn tại và phát triển của CNTB mà trước đây những người cộng sản luôn nói rằng nó "đang giãy chết" là do nó luôn luôn không ngừng tự điều chỉnh mình cho phù hợp với quy luật khách quan trong từng thời điểm mà kết quả là nó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển, dó là hệ quả và tác dụng của tiếng nói phản biện đối lập mà trong xã hội tư bản họ rất coi trọng và tạo điều kiện cho các cá nhân lên tiếng.

Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, sự hình thành và phát triển của báo chí đối lập lề bên trái đã và đang phát huy tác dụng hiệu quả của nó. Thời gian gần đây các nhà văn , nhà báo, các trí thức...ưu tú họ đã dũng cảm, dám lên tiếng phản biện những thiếu sót hay sai làm của chính quyền với mục đích giúp cho đảng và chính quyền thấy sai để sửa, để khắc phục những tồn tại, dó chính là họ đang giúp chính quyền giải quyết các mâu thuẫn.

Tuy các tiếng nói phản biện này còn chưa nhiều nhưng nó là một tín hiệu đáng mừng của công cuộc cải cách để xây dựng một xã hội dân sự sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, người dân thực sự làm chủ vận mệnh đất nước và cá nhân của họ. Cái quan trọng hơn cả là tiếng nói đối lập phản biện xã hội đã buộc đảng CSVN và chính quyền bước đầu lắng nghe và tiếp thu, đó là một bước tiến khá xa.

Tiếp tục việc làm đó, chúng ta mỗi nhà báo, nhà văn, mỗi trí thức có trách nhiệm với dân tộc, hãy dũng cảm lên tiếng trước các phát biểu, các hành động của các vị lãnh đạo đảng và chính quyền chưa đúng và chưa tốt bằng các bài viết, bằng các ý kiến phản biện trên các trang website, blog cả lề bên phải và bên trái để thể hiện các suy nghĩ và quan điểm của cá nhân mình. Đó là những hành động thiết thực để xây dựng và phát triển hệ thống báo chí đối lập với đảng CSVN và chính quyền và quan trọng hơn cả là tiếng nói cổ vũ cho phong trào đấu tranh vì dân chủ và xây dựng xã hội dân sự.

Đối lập hoàn toàn không có nghĩa là chống, mà ngược lại phải coi báo chí và tiếng nói đối lập là phương tiện không thể thiếu để kiểm tra, giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nước và các cá nhân quan chức các cấp trong các hoạt động. Trong giai đoạn đảng CSVN chưa chính thức chấp nhận tiếng nói phản biện công khai hay nói cách khác là tiếng nói đối lập của các tổ chức và cá nhân khác, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa trạng thái hiện tại, để chuẩn bị sẵn sàng để có thể lập tức làm vai trò chính thức khi tình thế thay đổi.

Nhìn lại quá khứ, nhất là trong vấn đề xây dựng một xã hội dân sự, báo chí lề bên trái tiếng nói phản biện đối lập đã đạt được những thành quả không nhỏ trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ và xây dựng xã hội dân sự, đó là do sự đóng góp của mỗi cá nhân chúng ta,những người tôn trọng công lý và tự do.

Dùng đấu tranh bất bạo động để đòi hỏi xây dựng một xã hội dân sự, người dân thực sự làm chủ thì vai trò của truyền thông lề bên trái hết sức quan trọng để tuyên truyền và giải thích cho đông đảo quần chúng hiểu và ủng hộ. Xây dựng một xã hội dân chủ, tự do coi trọng luật pháp, mọi người bình đẳng trước pháp luật là quy luật tất yếu của xã hội loài người. Không có bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào có thể cưỡng lại được quy luật tất yếu đó.

Ngày đó tất sẽ đến, nhanh hay chậm một phần cũng phụ thuộc vào vai trò của báo chí truyền thông lề bên trái, báo chí đối lập. Hôm nay báo chí và truyền thông đối lập đã hình thành và bước đầu đã phát huy hiệu quả rõ rệt làm cho chính quyền phải quan tâm xem xét.

Mỗi chúng ta hãy cùng nhau đóng góp sức của mình có thể để làm cho báo chí lề bên trái, tiếng nói phản biện đối lập với chính quyền ngày càng vững mạnh hơn nữa.


Hà nội, ngày 11/10/2009.



----------------------
Theo nguồn:
(1)http://bauxitevietnam.info/c/8286.html "Giá alexa.com biết nói dối"
(2)http://anhbasam.wordpress.com/2009/08/29/tin-30-8-2009/
(3)http://www.rfi.fr/actuvi/articles/117/article_4907.asp
(4)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090910_party_site.shtml

วันพุธที่ 2 กันยายน พ.ศ. 2552

No451: Chuyện Đảng ta và lũ Chó dại.

Kami.



Súc vật mang mầm bệnh dại dễ truyền sang cho người (Ảnh: aphis.usda.gov)



Hôm vừa rồi vô tình đọc được một bài báo cũ trên báo An ninh thủ đô oline nhan đề "Bệnh dại lan rộng tại các tỉnh.."(1), làm tôi liên tưởng tới các hành động bắt bớ điên cuồng của chính quyền Việt nam đối với các nhà bất đồng chính kiến, các nhà báo và các bloggers trong thời gian qua.

Ai cũng biết mùa hè là mùa của bệnh dại, đây là một bệnh rất nguy hiểm nếu không biết mà chạy chữa sớm có thể nguy hiểm tới tính mạng,ở Việt Nam, trong nhiều năm qua bệnh dại vẫn là một vấn đề y tế quan trọng gây ảnh hưởng lớn về kinh tế và sức khỏe con người. Đối tượng dễ gây nên bệnh dại nhất là loại chó hay mèo dại, một khi bị chó hoặc mèo dại cắn chỉ có một con đường duy nhất là nhanh chóng đến bác sĩ tiêm vacxin phòng chống, còn chó hay mèo dại cách xử lý duy nhất là đập chết bởi để lâu sẽ có hậu họa khôn lường.


Theo các tài liệu về bệnh dại thì giai đoạn đầu bệnh nhân cảm thấy bồn chồn, thổn thức, chán nản vô cớ ... Sau đó xuất hiện các triệu chứng của bệnh là: co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ ở mặt, tiếp đó ở gia đoạn cuối những biểu hiện lâm sàng đặc trưng của đối tượng bệnh dại dễ nhận thấy đó là: bệnh nhân có biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng (2).

Bây giờ ở Việt nam đang là mùa thu không phải là mùa hè, xong chuyện chó dại hay bệnh dại ở Việt nam hôm nay vẫn cần được nhắc tới. Bởi trong thời gian gần đây chúng ta được nhận nhiều các tin tức liên quan đến việc chính quyền nhà nước Việt nam bắt giữ hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến, các nhà báo, các bloggers vì đã lên tiếng phản biện hay góp ý đối với chính quyền trên các bài viết của họ trên báo chí, blog trong nước.

Tin nhiều và liên tiếp tới mức có người phải thốt lên rằng "chán không buồn đưa tin".

Nếu để ý so sánh với các biểu hiện lâm sàng "đặc trưng" của bệnh dại là " bệnh nhân có biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.." thì cũng cho phép ta có quyền hiểu rằng virut bệnh dại không chỉ truyền từ chó , mèo..sang người mà virut dại hình như còn có khả năng truyền sang một tổ chức đảng chính trị cầm quyền ở Việt nam mà bây giờ ta có thể gọi nó là một loại bệnh mới, đó là bệnh đảng dại.

Từ "đảng dại" có thể hiểu theo nhiều nghĩa, nếu chỉ đơn thuần nói là đảng dại thì người ta dễ liên tưởng tới câu mà nhiều người nói về đảng CSVN là bọn "khôn nhà dại chợ" vì trước các hành động hèn nhát, nem nép cúi đầu dâng đất, dâng biển cho Trung quốc, không dám có bất kỳ phản ứng để phản đối bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước sự gia tăng của các hành động lấn chiếm trên biển Đông. Nhưng ngược lại với người dân trong nước thì đảng CSVN và chính quyền của họ sử dụng các hành vi đê hèn bất chấp đạo lý và luật pháp nhằm đàn áp, bịt miệng, bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí, các hành động và tiếng nói phản biện của người dân dã man hơn cả thời thực dân, đế quốc trước đây.

Nhưng không đơn thuần như vậy, trước những diễn biến của tình hình đàn áp gần đây nhất đã cho thấy đảng CSVN đã bộc lộ rõ các biểu hiện của kẻ mắc bệnh dại , đó là họ sợ (Người buôn)gió, sợ (người yêu)nước và đặc biệt là sợ ánh sáng của công lý và sự thật. Những nhân vật bất đồng, các nhà báo, các bloggers họ dùng quyền của mình theo Hiến pháp và Luật pháp cho phép để nói lên các suy nghĩ và cá ý kiến góp ý chân thành mang tình phản biện với mong muốn góp phần cùng đảng CSVN và chính quyền Việt nam xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn tại sao lại phải điên cuồng đàn áp, bắt bớ và bịt miệng họ?

Không có cá nhân hay tổ chức nào có thể hoàn thiện tuyệt đối, những kẻ luôn tự vỗ ngực xưng mình là "đỉnh cao của trí tuệ loài người" hay "đại biểu ưu tú của giai cấp" này nọ v.v..hãy thử soi lại mình xem đã hoàn thiện đủ như một người dân bình thường hay chưa mà ngăn cấm tiếng nói phản biện của các tổ chức và cá nhân khác góp ý cho mình?

Đừng quên rằng, sự thật các vị lãnh đạo chỉ là những kẻ đầy tớ thực thụ, ăn tiền thuế của dân để làm cái việc lãnh đạo đất nước, mà ngay cái quyền lãnh đạo của các vị hôm nay cũng không phải do ý nguyện thực sự của nhân dân thông qua một cuộc bầu cử dân chủ và công bằng mà ra. Mà do các vị lừa bịp đánh cắp quyền của dân chúng.

Đừng quên rằng, sự thật dân phải là người chủ có toàn quyền lựa chọn và đồng thời phế truất các kẻ đầy tớ như các vị, bất kẻ lúc nào nếu các vị có các hành động vi phạm Hiến pháp và Pháp luật hoặc không thực hiện những lời cam kết của các vị trước quốc dân đồng bào. Thử hỏi rằng có bao giờ các vị lãnh đạo hôm nay đã từng hứa sẽ làm việc gì tốt đẹp cho dân cho nước để họ lựa chọn các vị vào các vị trí các vị đang nắm giữ hay chưa?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:"“Một Đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính”.(3)

Ngoài mồm thì các vị lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền ra rả kêu gọi mọi người, mọi tầng lớp mọi tổ chức trong nước học tập tư tưởng của Hồ Chí Minh nhưng cá nhân họ ngược lại lại sợ sự thật và những lời phê bình góp ý.

Phải chăng đến hôm nay Đảng CSVN của các vị đã thực sự hỏng, đã bị mắc bệnh dại như lũ cầm thú kia chăng?

Phải chăng các hành động điên cuồng đàn áp bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến, các nhà báo, các bloggers thời gian qua là biểu hiện của con bệnh dại đang giãy chết chờ ngày xuống mồ. Càng gần ngày chết nó càng dữ, nó càng giãy giụa, nó sẵn sàng cắn bất kể ai mà nó không vừa lòng cho đến lúc nó tận số. Càng đàn áp điên cuồng bao nhiêu càng chứng tỏ cái Đảng CSVN mắc bệnh dại nó đã tới ngày cáo chung.

Thú vật như con chó, con mèo... mắc bệnh dại chỉ có một cách duy nhất đập chết nó đi không còn cách nào khác, bởi nếu ta còn xót thương nó, để nó còn tồn tại ngày nào thì sẽ gây biết bao nhiêu thảm họa chết người cho những người dân vô tội khác.

Chính vì vậy, một đảng cầm quyền như đảng CSVN hôm nay, khi họ đã bộc lộ rõ các biểu hiện của kẻ mắc bệnh dại , đó là họ sợ (Người buôn)gió, sợ (người yêu)nước và đặc biệt là sợ ánh sáng của công lý và sự thật. Họ ngày càng điên cuồng đàn áp bắt bớ gây bao nhiêu đau đớn cho những người dân khác thì số phận dành cho họ cũng không thể khác được lũ thú hoang mắc bệnh dại.

Chúng ta phải kiên quyến đập chết nó đi.(4)


Ngày lễ Độc lập 02/9/2009

---------------------
Nguồn dẫn theo:
(1)http://www.antd.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=7845&ChannelID=100
(2)http://www.tuyenquang.gov.vn/Yte/Phongbenh/tabid/105/postid/88/Default.aspx
(3)http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30456&cn_id=171130
(4)Nhại lời Hồ Chí Minh " Nếu còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi"

วันอังคารที่ 1 กันยายน พ.ศ. 2552

Bai 451: Hấp hối vinh, chết nhục, ngắc ngoải thơm tho (phần 2)

(xem phần 1)

Trên đây tôi trình bầy sơ qua về những nhu cầu sơ đẳng, như nhân quyền, dân chủ, nhu cầu làm chủ bản thân, nhu cầu người dân làm chủ nhà nước. Từ những điều rất sơ đẳng này, tôi sẽ nói tới ý chính của bài viết.

Thực ra, mục đích của bài viết này cũng không nhằm vào những gì đao to búa lớn như dân sinh, nhân quyền, tự do, dân chủ. Ngược lại, nó bàn đến một vấn đề, nhỏ thôi, nhưng đang là thời sự.

Trước hết, hãy quay lại nhân vật đầu tiên: Lê Công Định bị bắt và rưng rưng tỏ tình đọc bản thú tội rất lâm li mùi mẫn và cũng không kém xót xa.

Sau khi Lê Công Định xuất hiện trên truyền hình đọc bản nhận tội, thi sĩ Bùi Chát nhắn tin cho tôi: “Anh thất vọng về LCĐ quá” (tôi và Bùi Chát vì ai cũng tranh làm anh nên đều xưng anh với nhau). Tôi nhắn tin trả lời: “Em không nên bắt ai cũng là anh hùng. Vì anh hùng luôn là của hiếm. Chưa kể vụ việc đầu cua tai nheo ra sao ta còn chưa hề biết. Và quan trọng hơn nữa, ta là ai, là cai thá gì mà đòi hỏi người này phải thế nọ, người nọ phải thế kia?”. Chát lại nhắn: “Ừ, Anh cũng công nhận điều đó, nhưng anh ước gì Công Định được như Công Nhơn (Nhân), hay một phần Công Nhơn thì hay biết mấy” (Chát thích phát âm theo phương ngữ Nam Bộ mặc dù trong huyết quản hắn còn đầy máu chiêm trũng Thái Bình trên tầu há mồm). Tôi nhắn lại: “Em ạ, dân ta hiện có khoảng tám sáu triệu ngưởi. Anh không cần ai cũng giống, cũng khí phách như Công Nhân, thậm chí chỉ là một phần nhỏ, rất nhỏ thôi. Anh chỉ cần chừng 2%, nhắc lại nhé: hai phần trăm con người có tư tưởng và khí phách tương đương như Công Nhân, thì khiêm tốn nhất cũng có thể khẳng định rằng Việt Nam chúng ta là đất nước tự do, văn minh và giầu mạnh vào loại nhất nhì khu vực ĐÔNG-NAM-BẮC Á - tất nhiên không sánh với mấy ông Tây Á – Trung Cận Đông – Vùng Vịnh, chuyên móc bùn móc đất lên đổi Bảng Anh với USD. Nhưng đó chỉ là vấn đề kinh tế. Còn dân trí, văn hóa, chúng ta sẽ vượt họ xa lắc. Ta chẳng hề chủ quan mà nói thế.

***

Cũng trong thời gian đó, trên talawasblog xuất hiện một bài viết của một tác giả lớn tuổi, ông lớn gấp đôi tuổi tôi - tiếc rằng tôi cũng có quen biết ông ta mà không góp ý được cho ông. À, mà suy cho cùng, mình là cái thá gì mà góp ý với góp tứ kia chứ? Tôi tôn trọng ông về tuổi tác. Tôi cũng nên tôn trọng chính kiến của ông ta. Thậm chí, tôi nên tôn trọng ngay cả sự ngây ngô bốc đồng của ông ta nữa. Ông khoe ông đã hoàn tất một bài thơ để ca ngợi Lê Công Định, nhưng khi thấy LCĐ đọc bản nhận tội, xin khoan hồng, ông đã nổi giận đùng đùng vo viên bài thơ ném đi và ông cảm thấy như ông đã bị phản bội. Ông viết ra giấy trắng mực đen như thế. Thật lòng, tôi thương ông. Ông đã quá nhiều tuổi đời, mà bản lĩnh đối nhân xử thế cũng như bản lĩnh chính trị ông còn (nói thì bảo xấc, bảo mách qué, nhưng sự thật là như vậy) kém thằng con trai tôi.

Cũng cần nói thêm. Tôi ham vui, “xong sớm nghỉ sớm” nên con tôi năm nay đã sắp hết năm hai đại học. Nói cho công bằng, đến cử nhân ở Việt Nam còn chẳng hơn lợn con bao nhiêu, năm hai đại học mang ra khoe chẳng bõ xấu mặt. Ấy thế nhưng mà thằng ku này nó lại có cái đáng để khoe, bởi nó khác chúng bạn ở điểm: nó quan tâm tới vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa hơn các trò bắn đì đùng như StarCaft, Halflife, Audition hay chatchit với show hàng qua webcam. Và (khổ thân nó) lại rất thích triết. Làm thơ thì vào loại khá hay (càng khốn nạn thân nó). Từng lọt vào tới chung khảo (1 trong 5 tác phẩm lọt vòng chung kết) một cuộc thi thơ coi như lớn nhất Viêt Nam hiện nay - năm 2008 (lẽ ra, cháu phải ăn giải nhất, bởi những người biết thẩm thơ đều công nhân điều đó, vì độ chênh với 4 cuốn còn lại… hơi bị xa xôi. Híc. Nhưng cháu nó không ăn giải vì “can tội” trong thơ cháu hơi nhiều “phân bò”, “tử cung”, “huyệt mộ”…v.v. Thôi thì bắt chước nói theo kiểu bác Hoàng Ngọc Hiến: Cái Việt Nam mình nó thế.

Đến lần này, sau khi cháu đọc bài: Những nhà dân chủ thích sống nhục thì cháu trở nên trẻ con thật sự, cháu không hề đáng mặt trang nam tử 19 tuổi tí nào khi mà cháu bừng bừng đỏ mặt tía tai, đá thúng đụng nia rồi hét lên: “Ông ta ngồi khểnh, gãi… ấy bên Ba Lan, uống bia Bỉ, rồi ông vỗ ngực (sorry- VVQ) vỗ mông, ông kết án ai, sỉ nhục ai, mạt sát ai thế nào mà chả được. Ông anh hùng thế sao ông không về Việt Nam mà dấn thân? Sao ông không về Việt Nam mà làm dân chủ để chết vinh, để khi dựa cột phút giây thiêng anh còn gọi Bác ba lần , rồi còn tranh thủ mà thò chân vào lịch sử để thơm cho con cháu? Cho con cháu được dịp đánh bóng lư đồng mỗi khi giỗ Tết”

Thú thật, tôi không nghĩ cháu nói sai, nhưng tôi phải mắng át đi. Rằng đây không phải chuyện của con. Rằng đây không phải vấn đề con quan tâm (tuy rằng tôi coi cháu như bạn, chẳng mắng mỏ to tiếng bao giờ), vì dẫu sao, cháu cũng đã 19 tuổi. Tôi không muốn cháu bức xúc vì những chuyện không đáng. Nhưng thật bất ngờ, đợi cho tôi hùng hổ quát lác xong xuôi, cháu điềm đạm hỏi tôi: Vậy theo bố, đây là chuyện dành cho ai quan tâm? Là chuyện của ai? Của người Hàn Quốc chăng?

Tôi ớ người. Ớ thật sự ( bởi tôi phải thú nhận chân thành là một dòng nước dãi từ từ khẽ khàng và duyên dáng chảy rớt bên khóe mép tôi - vì đôi môi tôi há hốc một cách vô thức). Và, tôi còn có thể nào thốt lên dù chỉ là nửa lời? Trong đầu tôi hiện lên một hình ảnh vô cùng bi đát, thằng con tôi, đẹp giai ngời ngời, mắt kính cận lòi tói đang dán vào những viên gạch sỉ to vật vã có tên, nào Hiện tượng học tinh thần, nào Phê phán lí tính thuần túy…, rồi những viên gạch thẻ nhè nhẹ hơn về trọng lượng từ các lò có tên J.Satre đến M.Heidegger, rồi Freud, K.G.Jung, chán chê thì la liếm sang Kierkegaard, EdMund Husserl, rồi lang thang vật vờ qua M.Foucault, Roland Barthes…. Cỡ gạch thẻ 2 lỗ như Bàn về tự do của J. Stuart Mill hay Thế giới như tôi nhìn thấy của A.Einstein thì nó ngấu nghiến như ăn phở bò Bát Đàn hay bánh dầy Quán Gánh. Nói nó thông làu là ngoa ngôn, là bốc phét, có thể đọc 10 nó chưa hiểu 1, nhưng oái oăm thay, đó lại là ý thích của nó. Cứ những cục gạch to tổ bố mang tên “philosophi” là nó vồ lấy gặm lấy gặm để. Hiểu đọc đã đành, không hiểu cũng đọc luôn. Mà tai quái là càng không hiểu nó lại càng đọc! Đấy, một thanh niên như vậy, (nói dại và trộm vía) chính là một hình mẫu đầy tiềm năng vào một ngày đẹp trời nào đó sẽ lên ti vi, cầm tờ giấy nhận tội và xin tha đét đít , và lại đỏ mặt thỏ thẻ xin nhà nước CHXHCNVN khoan hồng để sớm trở về đoàn tụ gia đình.

Mắt tôi chợt cay xè và mồm đắng như uống nhầm nhựa đường. Tôi có phải con người đúng nghĩa không? Và tôi đang sống ở đâu đây? Xứ phù thủy độc ác trong truyện thần thoại chăng?

Đấy là tôi còn chưa muốn kể ra một series những lập luận của cháu, những lập luận hoàn toàn tự biện nhưng vô cùng thuyết phục, nó cũng khiến một thằng già vừa ngu vừa bựa như tôi thầm cảm phục. Và kết luận của cháu là gì: Là cái tình hình làng xã Việt Nam, với những người đấu tranh, rồi bị bắt, bị đưa ra làm hề, theo cách nhìn, cách đánh giá của các “chuyên gia phân tích trời Tây” và các nhà tiên tri phỏng đoán trời Ta thật không hình ảnh so sánh nào đắc địa hơn cái hình ảnh, ếch ngồi đáy giếng và phán rằng, trời xanh kia to đúng bằng cái vung.

***

Có một tâm lý ăn vào thâm căn cố đế, ăn vào cốt tủy tế bào dân tộc Việt, rằng, phàm đã là việc lớn, phải có minh chủ. Đành rành, minh chủ là quan trọng, đôi khi là quyết định. Nhưng thử nhìn một lượt xung quanh thiên hạ mà xem. Một dân tộc có nội lực mạnh mẽ lại thường tự tạo dựng nên cho mình những khối óc vĩ đại, hoặc họ tự nhào nặn nên một minh chủ đâu ra đấy. Họ tạo ra minh chủ. Bởi họ, tập thể dân tộc ấy, cộng đồng dân tộc ấy chính là minh chủ trước đã. Cái minh chủ A,B,C …cụ thể kia đôi khi (mà cũng có thể là phần lớn) chỉ mang tính danh nghĩa.

Chẳng phải ngẫu nhiên, từ thời phong kiến, vua chúa phương Tây muốn “tòm tem” phải thì thà thì thụt đi “ăn vụng phở” đấy ư? Đã vậy đi không khéo bị phát hiện còn ăn đòn ghen bét xác. Làm gì có tam cung lục viên, làm gì có chuyện vua bụng phệ thở vắn than dài: “Hậu cung ta ba ngàn sáu trăm mĩ nữ, mà vẫn chưa vừa ý một người nào” Tuy tôi trích dẫn câu nói lối trong Chèo cho vui, nhưng đây là điều hoàn toàn có thật ở xứ phương Đông. Tất cả những điều đó không nói lên tính DÂN CHỦ sẵn có trong máu mủ người châu Âu, thì nói lên cái gì đây.

Nhưng ngày nay là Kỉ nguyên mạng, là Thế giới phẳng. Phương Đông và phương Tây không nên quá khác nhau mới là hợp logic.

Ngắn gọn thôi, nhưng chúng ta hãy nhớ lấy điều này. Vì nó gần chân lí hơn cả:

+ Người ta chỉ thật sự là con người khi người hiểu rõ giá trị con người và người ta khát khao làm người.
+ Tương tự, người ta chỉ có dân chủ, khi họ thực sự hiểu về giá trị của dân chủ, và dân chủ chỉ tới khi người ta thật sự có nhu cầu và vô cùng khao khát nó.

***

Riêng trường hợp của Nguyễn Tiến Trung thì quả là một trò hề. Trò hề vừa vụng vừa nhạt. Và hơn hết, nó tỏ ra vô cùng rẻ tiền. Cực kì rẻ tiền. Rẻ tiền, nhạt nhẽo, tựa như những trương trình hài vẫn phát trên TV nhà nước vậy. Thứ hài mà khi xem khiến ta nổi da gà, vì … xấu hổ. Đây là xấu hổ thay. Nói theo các cụ là: “Người dại để lồn người khôn xấu hổ”. Sự thật trăm phần trăm, không ngoa ngôn, dù chỉ một chút.

Thật vậy. Với một đầu óc tư duy loại bình thường, ta thử suy diễn một chút nhé: một thanh niên có trình độ, cộng với bản tính khá điềm đạm, vậy mà trong hơn một năm quân ngũ, anh ta luôn phải “bật như tôm” (từ lóng, chỉ hành vi chống lệnh), kiên quyết từ chối không đọc 1 trong 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, chính là lời thề đầu tiên, lời thề thứ nhất: Thề trung với Đảng [Cộng sản]. Tôi tin chắc rằng, trên thế giới này, không có một thứ quân đội nào lời thề đầu tiên là thề trung thành với 1 đảng phái chính trị. Quân đội nào cũng vậy thôi, kể cả quân đội trên sao Hỏa, tôi tin chắc như thế! Lời thề đầu tiên là phải trung thành và bảo vệ đất nước. Đây là một lí lẽ không thể chối cãi. Không thể và không có cơ sở tranh luận. Chưa kể, đây là lời thề mà đảng CSVN tự tiện thay đổi so với nội dung 10 lời thề của QĐNDVN do đích thân Hồ Chủ tịch soạn thảo. Và nó luôn là như vậy: Trung với nước/Hiếu với dân…. Trong khi đó, giờ đây, người ta bắt Quân đội của một quốc gia cất lên lời thề đầu tiên là thề trung thành với 1 đảng phái chính trị.

Vô hình chung, người ta đặt đảng phái của một thiểu số người cao hơn Tổ Quốc, cao hơn Đất nước, cao hơn Dân tộc. Điều này có thể lọt tai ai đây?

Và Trung đã bị kỉ luật lên kỉ luật xuống, hành lên hành xuống (chính đồng đội của Trung kể), mà kỉ luật của Quân đôi nhân dân Việt Nam thì biết rồi. Ai đã từng đi lính, từng xem lính bị kỉ luật thì mới biết đủ trò… vui. Vui một cách cay đắng. Vui một cách khốn nạn. Ví dụ: Vi phạm kỉ luật (bất kể tỗi gì, nhưng chắc chắn là thứ “tội” nho nhỏ trở xuống: gánh nước giếng từ chân đồi lên đỉnh đồi (Qủa đồi đât đỏ cao chừng 20m, trời mưa, đường lép nhép khó đi, dép cao su sút quai liên tục, thùng loại 20 lít. 2 thùng =40 lít = 40kg. Và việc tất yếu là anh lính nọ “vồ ếch” liên tục. Vồ ếch là té, là ngã, là đổ nước tóe tòe loe. Lại quay lại múc) sau đó lại gánh lên đỉnh đồi để đổ cho đầy… một rổ nước. Tôi, kẻ viết bài này đã từng được xem một “xen” như vậy. Đó là vào năm 1988, đơn vị lính nọ đóng tại Ba Vì (Hà Tây cũ), tôi đi cùng thằng bạn, lên thăm anh nó đóng quân tại đó. Chuyện thật trăm phần trăm, không đùa bỡn chút nào. Tất nhiên, rổ nước cũng sẽ đầy, đó là khi B hay C trưởng (thường là C trưởng) ngồi chán quá, phẩy tay phán: Đầy rồi.

Hơn một năm được tôi luyện trong môi trường quân đôi, mà không chỉ tôi luyên “suông”, Trung còn “bật như tôm” để liên tục lãnh án kỉ luật, và những lời hăm dọa: “tao có thể cho mày biến khỏi trái đất này trong tíc tắc” vẫn hoàn toàn không làm anh chàng này không khuất phục. Vậy mà chỉ vài ngày, vài ngày thôi, vào cơ quan an ninh, Nguyễn Tiến Trung ta bỗng trở nên yểu điệu thục nữ, liễu yếu đào tơ, đài các thanh tao, thỏ thẻ oanh vàng tỏ tình nhận tội ngọt xớt.

Liệu đây có phải là một kiểu logic? Và chúng ta nên hiểu logic này như thế nào đây?

***

Trở lại vụ Lê Công Định. Khi đó, ngoài người bạn hiền lớn tuổi của tôi, sau khi làm một bài lục bát để ca ngợi anh Tô Vĩ Dọ lấy thân chèn pháo, nhưng chưa kịp công bố trên tờ Văn Nghệ thì anh đã bị phản bội phũ phàng. Tên LCĐ tuổi trẻ tài cao đẹp giai như sĩ điều đã vội phản bội mà không nhận lấy bài thơ do anh sáng tác bằng tất cả tâm huyết, thật phí ! Trong cái bản Symphony khá dở và ồn ào đó, tôi thấy nổi lên giai điệu cung M minor của cây Cello vô cùng liêu trai huyền hoặc, nhưng cũng không kém phần… đanh thép, cây Cello cung Mi thứ mang tên Phạm Thị Hoài. Chữ tỏ tình là tôi “thuổng” trong cái cung Mi thứ huyền hoặc ấy của chị ta (mà trong bài viết này tôi cũng có dùng)

Tôi không muốn bình luận gì nhiều cái mệnh đề: Những nhà dân chủ thích sống nhục. Bởi giữa tôi và anh Đức có đôi chút thân tình. Hơn nữa, bình luận nó, tôi e rằng chỉ phệt không tới ba dòng thì cái luận điệu đầy bồng bột và mách qué mang đậm chất bé thơ kia sẽ không thể đứng vững. Nôm na: luân điểm của anh Đức như thển quả tạ đặt trên cọng bún vậy.

Nếu muốn “sống nhục”, Tiến Trung hoàn toàn vẫn là một nhà “dân chủ nhớn”, oai phong đường bệ, “sếp xòng” của THTNDC, đàng hoàng tiếp kiến từ tổng thống Mỹ, tới thủ tướng Canada, lại bắt tay đá chân chủ tịch liên hiệp EU, đồng thời với tấm bằng thạc sĩ, Trung hoàn toàn có thể sống và làm việc thoải mái tại Paris. Với từng đấy cái gạch đầu dòng, sao anh ta phải sống nhục nhỉ? Qủa là khó hiểu!

Về anh Lê Công Định. Anh là một tri thức sáng giá, một luật sư tiếng tăm, nếu thật sự anh là thứ “…ấu trĩ, nông nổi về tư duy cách mạng, ngựa non háu đá, ảo tưởng, thích nổi tiếng vớ vẩn, bạc nhược,” thì quả thật, anh chẳng cần thêm bất cứ chút cố gắng nào, anh đã đầy đủ những cái gọi là “nổi tiếng”. Văn phòng riêng hoành tráng, vợ hoa hậu, nhà nằm trong khu quistoc đất Sài thành, thỉnh thoảng buồn tình quẳng lên BBC những bài viết cực kì sang trọng, cực kì chất lượng (anh Đức có thể tìm, và đọc lại)… nào, sự “nổi tiếng” chẳng cần làm thêm trò gì anh cũng đã có. Thậm chí có… hơi bị nhiều. Một tri thức học vấn đầy mình như anh mà còn ấu trĩ, nông nổi, ngựa non háu đá ư? Điều này e rằng mang ra kể với học sinh vùng sâu vùng xa cấp tiểu học chúng nó cũng khó mà tin nổi.

Khi sự việc anh Lê Công Định tỏ tình với nhà nước Việt Nam, xin tha đét đít, rất, rất nhiều người cay đắng, phẫn nộ. Họ đòi hỏi LCĐ phải như Phù Đổng Thiên Vương, hay chí ít cũng là Sơn Tinh núi Tản với dương vật vắt vai thì họ mới hài lòng. Tại sao chúng ta không dành vài giây để nghĩ rằng, chúng ta đều là người, người trần mà thôi ?

Ngược chút thời gian, một nhân vật cũng lên TV tỏ tình xin tha đét đít, nhưng có vẻ như công luận không mấy quan tâm tới nhân vật này. Bởi vậy họ chưa bắt bà cưỡi mây hay cưỡi hạc. Đó là Trần Khải Thanh Thủy. Sau khi tỏ tình rất đỗi nồng nàn, vài tháng sau, chàng nhà nước cũng rộng lòng buông háng thả bà, đặng để bà đi bộ về đoàn tụ với chồng con. Nhưng chỉ không lâu sau đó, cửa nhà bà trở thành cái hố xí công cộng, cái chuồng chồ hai lỗ (So sorry - tôi dùng toàn từ Bắc nghe cho nó gợi). Gia đình bà cứ dùng cơm với những thứ mùi đó, đảm bảo sẽ khỏe, sẽ mang đầy tính giai cấp, đỡ tốn tiền mua thức ăn. Trường hợp của bà Thanh Thủy, anh Đức có làm thơ tặng không? Và anh gọi trường hợp này là gì đây?

KẾT LUẬN: Thật lòng, tôi sẽ không mất công gõ tới từng này chữ, nếu cái tựa đề bài viết của anh Đức xuất hiện trên báo CAND, hay ANTG. Nhưng cơ khổ, nó lại ưỡn ẹo nằm chình ình trên talawas, cho nên tôi đành lòng mà cầm… ấy vậy

SG 23/08/09

No450: Hấp hối vinh, chết nhục, ngắc ngoải thơm tho (phần 1)

Buổi sáng hôm tôi nghe tin Lê Công Định bị bắt, chưa hiểu đầu cua tai nheo nó ra hình thù gì, chỉ biết rằng một tình cảm lập tức ùa vào ngập tràn hồn tôi: đó là sự bàng hoàng! Bàng hoàng đền rã rời. Ngũ chi cùng đổ đốt. Trời ơi, tại sao, tại sao, tại sao… Tại sao người ta lại có thể táng tận lương tâm đầy ải con người như vậy vào chốn lao tù? Một con người ưu tú, một đại diện của giới “intelligentsia” trẻ, một con người rất, rất có thể là một nhân tố thúc đẩy đất nước này sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Hồ Chủ tịch dậy thiếu niên nhi đồng năm xưa kia chứ!?

Đấy là những ý nghĩ rối bời và tức thời ban đầu, nhưng chỉ sau ba khắc, bình tĩnh lại, tôi chợt nhớ tới lời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Bọn làm chính trị là lũ giả hình, chúng nhân danh lương tâm, nhân danh trật tự ổn định xã hội, đạo đức, mỹ học, thậm chí chúng nhân danh cả dân tộc nữa”. “Còn điều này, đã nói thì nói cho xong. Thời loạn dứt khoát phải có một nền chính trị bá đạo. Còn thời bình, đường lối chính trị bá đạo sẽ đưa dân tộc tới thảm họa. Thời bình thì chỉ một nền chính trị dân chủ, tín nghiã, đạo đức văn minh mới có thể làm cho dân tộc, đất nước phồn vinh”(1).

Nhưng đấy là ông Thiệp đang nói tới thứ chính trị của lũ ăn trên ngồi trốc, lũ phe phẩy chính trị, làm ăn chính trị, đầu cơ chính trị, mánh mung chính trị để vinh thân phì gia và cai trị đồng thời hút máu một đám đông bầy đàn con dân mông muội.

Chính trị, về bản chất không thối tha như người ta vẫn nghĩ. Nó không phải và không thể như vậy nếu được vận hành trong một xã hội tốt, cơ chế tốt. Hiểu chính trị như vậy là mới hiểu chính trị một vế. Một nền chính trị, mà nói theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là nền chính trị bá đạo. Cái thứ chính trị đó không giúp gì cho xã hội mà ngược lại, nó tàn phá xã hội, nó kéo lùi bánh quay của lịch sử, nó phá phách mọi giá trị nhân văn tốt đẹp của con người. Nó là thứ chính trị biến người với người thành chó sói. Đấy là thứ chính trị ở những xã hội mông muội lạc hậu, những xã hội mà ở đó con người chưa tiến xa loài khỉ là mấy. Chưa phải xã hội của “homo sapiens”

Ở những xã hội văn minh, dân trí cao, họ - dân tình, được thụ hưởng một nền giáo dục tốt đẹp mang tính sáng tạo do nền chính trị tốt đẹp mang lại, hay nói cách khác, giáo dục chính là con đẻ của chính trị. Cha mẹ sao con cái vậy. Nền giáo dục sinh ra từ nền chính trị tốt đẹp không có đất cho mầm mống giáo dục giáo điều & nhồi sọ, và như vậy, xã hội sẽ tiến lên, con người trở nên người hơn, nhân văn, nhân bản hơn. Và người dân sẽ ý thức rằng, đời sống chính là chính trị, hay nói cách khác, chính trị và đời sống luôn liên quan khắng khít với nhau. Thậm chí có chính trị gia còn nói vui rằng thắt cravat sao cho ngay hay đậy nắp bồn cầu thế nào cũng là một thái độ chính trị kia mà!

Như vậy, một điều như chân lí hiển nhiên rằng: Chính trị không phải món dành riêng cho tầng lớp cai trị, mà chính trị là của mọi người, của toàn dân. Càng quan tâm tới chính trị, càng chứng tỏ anh có một tấm lòng với đất nước.

***

Tôi sinh ra là người, anh sinh ra là người, chị sinh ra là người. Con người chúng ta đều có ngũ quan để cảm nhận thế giới, đều có khối óc để tổ chức, tận hưởng cuộc sống. Hà cớ gì anh định hướng cho tôi đi; chị áp đặt những chuẩn mực để rồi buộc tôi theo; chú đòi đương nhiên có quyền lãnh đạo tôi và cả cộng đồng tôi chỉ vì một lí do xa xôi, mơ hồ và vớ vẩn nào đó? Có quyền sinh quyền sát tôi bằng những chuẩn mực chủ quan của các anh, các chị một cách vô lối, vô lý, vô tổ chức? Đại khái là như thế.

Thủa hồng hoang, con người giải quyết các vấn đề, các áp đặt đơn giản bằng sức mạnh, giờ đây, khi sức mạnh cơ bắp chỉ còn là trò giải trí thì sức mạnh tri thức thức trở thành quyết định. Người ta vận dụng sức mạnh trí não, (có thể hiểu một phần là sức mạnh tri thức) một cách vô cùng biến báo, muôn hính vạn trạng. Người ta dùng mưu mô (cũng là sức mạnh), sức mạnh ma giáo, thứ sức mạnh của quỉ dữ để áp đặt đè nén kẻ yếu. Qui luật xem ra cũng đơn giản, dễ hiểu! Bởi nó cũng tương tự qui luật cá lớn nuốt cá bé.

Nhưng thực tế nó lại chẳng đơn giản và dễ hiểu đến mức khiến ai cũng nhìn ra, khi quan hệ xã hội mỗi ngày một phức tạp. Các ý thức hệ, hệ tư tưởng lừa phỉnh chằng chéo xiên xẹo, những chân lí từ “đẹp” đến “đểu” rồi “ma bùn” sinh ra từng ngày từng giờ, thì sự phức tạp sẽ tăng theo cấp số nhân. Sự rắc rối tăng lên bội phần. Từ đây, một nghịch lí nảy sinh: Dường như con người trở nên ngu dốt và yếu đuối hơn thủa hồng hoang ăn lông ở lỗ!

Ngẫm xem, ngẫm cho kĩ xem có phải vậy không? Và điều này có phải là thậm… thậm vô lí?

***

Một bầy người lầm lũi bước đi, chợt một kẻ dừng lại, tách ra và suy nghĩ. Suy nghĩ giản đơn chứ chẳng cao siêu gì, chỉ cần đứng lại và ngẫm nghĩ KHÁC đi một chút, như tại sao ta lại đi theo hướng này, với tốc độ này? Và vấn đề bắt đầu nẩy sinh. Một số điều tất yếu sẽ xẩy ra. Người chợt thắc mắc, chợt đứng lại và nghĩ xâu xa hơn thế nữa, chút chút thôi, đó chính là mầm mống của con-người-phản-biện. Mầm mống của sự tiến bộ.

Ở đây tôi sẽ nói thật vắn tắt. Văn tắt, tối giản có thể.

Nếu một số người làm giống hắn, cũng đứng lại, và đưa ra câu hỏi, vậy là một xã hội có tính cách mạng ra đời. Kèm theo nó, sự phản - biện cũng manh nha xuất hiện. Và, mọi điều đó, đều tốt.

Đây là những hành vi gây nguy cơ cho thể chế độc tài.

Những có một số người, họ không muốn ai hỏi han, thắc mắc. Họ chỉ muốn đoàn người lầm lũi đều bước. Từ đây sẽ nẩy sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa con người-phản-biện (tiến bộ) và con-người-nguyên-tắc (bảo thủ).

Như đã nói, những người tách khỏi đầy đàn đầu tiên, nhìn và suy nghĩ, đó chính là những con-người-phản-biện (tiến bộ). Họ sẽ phản biện với ai? Tất nhiên là những đầu lãnh, tộc trưởng… nôm na là họ sẽ góp ý cho lãnh đạo. Họ phản đối đi theo đường thẳng vì phía trước có vực sâu, họ yêu cầu tìm hang trú ẩn vì một cơn bão lớn đang tới …v.v. Họ không làm chính trị bằng cách cai quản một tập thể. Nhưng họ quan tâm và làm chính trị bằng cách phản biện với lớp cai trị, lớp lãnh đạo. Họ không làm chính trị, họ không có tham vọng làm đầu lãnh, tộc trưởng, nhưng họ quan tâm một cách sâu sắc tới lợi ích của đoàn người, quan tâm từ đời sống cộng đồng ấy cho tới những hành vi của các đầu lãnh, tộc trưởng, tức là họ đang quan tâm vô cùng sâu sắc tới mọi mặt đời sống chính trị.

Khi xuất hiện một nhóm người không làm chính trị, không có tham vọng làm lãnh đạo, nhưng họ luôn quan tâm một cách rất sâu sắc (trách nhiệm) tới cộng đồng, và họ cũng quan tâm tới nhóm, tầng lớp cai trị, lãnh đạo với tinh thần tương tự như thế.

***

Như vậy, một xã hội có càng nhiều con-người-phản–biện, tức những con người quan tâm tới chính trị, xã hội ðó sẽ là xã hội tốt đẹp. Tất nhiên phải kèm theo điều kiện: Nhà nước ấy có tạo điều kiện để lớp người ưu tú này phát huy khả năng (ở đây là khả năng phản biện, giám sát), hay là nhà nước ấy, với công cụ là công an, mật thám trong tay, dùng đủ mọi mưu ma chước quỉ để tiêu diệt lớp người ấy!

Với con-người-phản-biện, bất kể hình thức nhà nước nào cũng là đối tượng phản biện của họ. Bởi loài người chưa tìm ra một mô hình nhà nước tối ưu. Chưa có thiên đàng trên mặt đất, nên ngài thủ tướng “xì gà” Sir Winson Churchill, đã phát biểu một câu đầy chất hài hước, nhưng vô cùng chính xác: “Dân chủ là một hình thức chính quyền tồi, nhưng các hình thức chính quyền khác mà nhân loại đã từng nghĩ ra và thử nghiệm còn tồi tệ hơn nhiều”.

Một xã hội văn minh, một xã hội phát triển ở trình độ cao là một xã hội mà người dân trong đó tuyệt đại đa số là những người luôn túc trực ý thức phản-biện. Những công-dân-phản-biện. Và cái nhà nước của xã hội ấy, cũng luôn tự giác, tạo điều kiện tối đa cho họ phản biện

Đây là những công dân lý tưởng cho những xã hội dân chủ, văn minh; nhưng lại là tai họa cho những thể chế độc tài.

Chính chàng lùn người Đức gốc Áo, Adolf Hitler phải hoan hỉ nhận xét: “Thật may phước cho nhà cầm quyền nào có người dân không biết suy nghĩ!”

Vậy mà đau đớn thay, chỉ gần đâu đây thôi, người ta tỉnh bơ ra một thông tư hay sắc lệnh gì đó “cấm phản biện” (2). “Người ta” ở đây chính là chính quyền nước Việt Nam “giầu đẹp” của chúng ta chứ không phải những bộ tộc săm trổ đầy mình, vẽ mặt, cởi truồng sống trong rừng sâu Amazon

Ấy vậy mà có một vị giáo sư “quốc doanh” hùng hồn tuyên bố (ông Tô Duy Hợp), rằng một nhà nước mạnh, tự tin, “nắm chánh nghĩa sáng ngời” (3) thì không có lí do gì e ngại đối thoại với mọi tầng lớp nhân nhân, kể cả tầng lớp ưu tú nhất, và kể cả những ý kiến trái chiều.

Ta nghĩ về lời phát biểu của ngài giáo sư, rồi liên hệ sang cái thông tư nghị định tươi roi rói giẫy đành đạch mà không khỏi băn khoăn. Và thật khó để không đặt câu hỏi: logic là ở đâu?

Đến cách thức suy nghĩ về chính trị của một nhà văn lớn còn đơn sơ như vậy, trách gì trên vầng trán ngắn của hơn tám mươi sáu triệu dân Việt ta hằn sâu hai chữ “Latin”: Le NoLe.

Có lẽ chẳng còn là quá sớm khi mà một nhóm hay một vài nhóm, mà tốt hơn là thật nhiều nhóm elite, celeb cần dừng lại, tách ra khỏi bầy đàn, suy nghĩ, đặt câu hỏi, như là ta đang đi về đâu, phía trước kia có gì mà ta đi về đó …v.v. Vậy là chúng ta đã tập tành phản biện đi (hay gọi là cãi giả cho dễ hiểu, nhỉ?), là vừa, nếu không nói là đã quá muộn. Còn lại tám sáu triệu dân, gồm tôi, anh, chị, ông, bà, tất tật cũng nên đã tới lúc đừng lầm lũi bước đi nữa, mà cần ngừng lại một giây, một phút và tự vấn, ta đã thật sự phải con người, ta đã thật sự được sống một chút nào với những phẩm chất cao đẹp cũa con người mà Đấng tối cao ban tặng cho chúng ta chưa? Và cái dấu bằng tiếng “Latin”: Le Nole trên trán chúng ta, thực chất có ý nghĩa gì?

Chúng ta có nên dùng công nghệ lade để vứt bỏ nó đi chưa? Có cần phải nghĩ rằng, phải “quán triệt sâu sắc” rằng, mình là người, mà đời sống con người phải gắn liền với chính trị! Chúng ta không lật đổ ai, chúng ta không xách động bạo loạn, chúng ta không chém giết tranh giành, chúng ta phản đối và ghê tởm chiến tranh, nhưng chúng ta nhất quyết vứt bỏ dấu ấn trên trán chúng ta, bằng mọi giá. Làm được điều đó, chúng ta là những con người tự do đích thực. Nhưng lại cần nói ngược lên một chút, rằng chúng ta đã thực sự có nhu cầu vứt bỏ dấu ấn ấy chưa?

Tự do nhất định sẽ đến, nếu chúng ta có nhu cầu, chúng ta khao khát nó.

Chúng ta phản biện nhà nước là chúng ta hoàn thiện cho chính chúng ta, và hơn hết, chúng ta là những con người đầy trách nhiệm và đầy lòng yêu nước. Những luận điệu mà nhà cầm quyền lâu nay tuyên truyền, nhồi sọ cho chúng ta, như Đảng thiên tài sáng suốt, mọi việc đã có Đảng, chống Đảng, chống chủ nghĩa Mark, chống XHCN là phản động vân vân và vân vân, không thể nói khác hơn, đó là những luận điệu tuyên truyền, lòe bịp, mị dân. Vậy mà đau đớn thay, tám mươi sáu triệu dân ta, phần lớn vẫn còn tin vào điều đó. Chính vì vậy, ta cần những Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung …v.v hơn bao giờ hết. Chúng ta cần họ không phải cần những “minh chủ”, mà chúng ta cần họ, hy vọng vào tri thức, đức độ, tài năng của họ đánh thức được đám đông u tối vẫn đang lầm lũi bước di trên con đường vạch sẵn mà chưa một lần hỏi tại sao (chứ đừng nói chuyện đứng lại).

Yêu nước không phải là ngoan ngoãn nghe lời lãnh đạo. Trung thành với lãnh đạo - Quân xử thần tử thần bất tử bất trung - Yêu nước không phải là vote cho rừng Cúc Phương, Vịnh Hạ Long, cho người đẹp, hoa hậu trên mạng. Yêu nước không phải treo quốc kì trên Avatar mỗi dịp quốc khánh, yêu nước không phải quấn quốc kì vào người rồi nẹt pô chạy xe lạng lách hết tốc độ trên đường sau mỗi kì bóng đá.

Và, nếu yêu nước là như vậy, thì động từ “Yêu nước” là động từ đáng ghét nhất. Một hot blogger với nick name Bulldog (từ thời blog Yahoo360) từng viết một entry khá dài về tình yêu nước, trong đó có đoạn:

“…Động từ "yêu nước" sẽ thật đáng ghét khi người ta nhân danh nó, lợi dụng nó để biện minh, tuyên truyền cho những việc khuất tất không hề liên quan gì tới tình yêu nước.

Thật đáng ghét khi mồm hô yêu nước mà tay bòn rút của công!

Thật đáng khinh khi luôn cho rằng mình yêu nước hơn người khác, và những người có tư tưởng khác mình là không yêu nước.

Thật đáng ghê tởm và phỉ nhổ khi chém giết đồng loại nhân danh yêu nước”.

***
Một đảng viên đảng Cộng sản Đức, ông Rosa Luxemburg (1871-1919), ðã tuyên bố thế này: “Tự do, nếu dành riêng cho những ai ủng hộ chính phủ hay dành riêng cho đảng viên của một đảng – dù đảng ấy đông đảo đến mấy – thì ðó không phải là Tự do. Tự do luôn phải là Tự do của những người bất đồng chính kiến”. Trong trường hợp chúng ta ngày hôm nay, chúng ta coi “những người bất đồng chính kiến” của Rosa Luxemburg chính là những con người phản biện. Nói cho vuông vắn, nhanh nhẩu, đó chính là những người dân thường chúng ta – những thường dân biết nhận thức.

Một danh nhân sống vào thế kỉ 18, ngài Claude Audrien Helvétius (1715–1771) phán rằng: “Hạn chế tự do báo chí tức là lăng mạ toàn thể quốc dân. Cấm đoán những cuốn sách này nọ chẳng khác nào tuyên bố rằng nhân dân hoặc là ngu si hoặc chỉ là một bầy nô lệ”. Vâng, chúng ta đâu có hạn chế báo chí, chúng ta chỉ hạn chế tổng biên tập thôi (hơn 700 tờ báo chỉ với 1 tổng biên tập) Còn việc cấm cuốn sách này, ngãn cuốn sách kia thì rõ ràng, hiển nhiên là (nhà nước) chúng ta vô cùng chăm chỉ. Tại sao tới giờ này, đầu thế kỉ XXI rồi mà người dân Việt Nam vẫn bị lãng mạ, vẫn bị coi là một bầy nô lệ? Chao ôi! Ðau đớn thay!

Vậy là không còn nghi ngờ gì, nếu không thay đổi ngay, đứng ra khỏi hàng và suy nghĩ ngay mà vẫn cặm cụi ở cái lề bên phải (dù biết nhưng sợ, hay hoàn toàn không biết) thì ý nghĩa của dòng chữ “Latin” trên trán tám mươi sáu triệu đồng bào: Le Nole! Vẫn mờ mờ nhân ảnh.

Và nếu chúng ta đồng lòng đi sang lề trái, đi ra giữa đường, đi bất kể đâu chúng ta muốn, coi cái lề phải chỉ là cái đinh mục, miễn là tách khỏi hàng và đi tứ tung, vừa đi vừa suy nghĩ với niềm hân hoan thơ thới cực độ. Làm được như vậy, chúng ta sẽ khá lên rất nhanh. Và quan trong hơn, trong cõi đời ngắn ngủi này, chúng ta sẽ thực sự được làm người. Và đương nhiên, dòng chữ “Latin” cổ kia sẽ tự nhiên biến mất mà không cần nhờ tới công nghệ lade.

Phần 2

© Đàn Chim Việt Online

Ghi chú:

[1] Trích truyện ngắn Những bài học nông thôn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - trích theo trí nhớ nên có thể chỉ chính xác tới 95% về câu chữ. Nhưng chắc chắn đúng 100 % về ý tứ.
[2] Dân Luận
[3] Lời ông Nguyễn Minh Triết nhân dịp thành lập 50 năm ngành ngoại giao VN

วันจันทร์ที่ 24 สิงหาคม พ.ศ. 2552

No449:Những động thái khác lạ liên quan tới Giáo hội Việt Nam!

Những ngày qua, sự kiện Tam Toà như lắng lại. Người am hiểu tình hình thì liền đưa ra nhận định rằng đây chỉ là một sự lắng dịu giả tạo. Trong thực tế, những động thái gần đây của nhà cầm quyền Hà Nội, được các cơ quan truyền thông một chiều toa rập, đang gây ra những quan ngại cho những người đã từng can đảm đấu tranh cho công lý và hoà bình.

1. Trước hết là sự kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Tân Rai, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Sau đó, ông đến thăm Đức cha Chủ tịch HĐGMVN – Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đây là lần thứ hai ông thủ tướng “hạ cố” tới thăm Đức Giám mục giáo phận Đà Lạt. Lần trước, ông bất thần tới thăm Đức cha Chủ tịch khi vụ Toà Khâm sứ – giáo xứ Thái Hà đang căng thẳng và lần này khi vụ Tam Toà đang sôi động.

Vấn đề là chương trình truyền hình thời sự VTV1, ngay tối 18/8/2008, đã cho phát rộng rãi bản tin này kèm theo hình ảnh vị Chủ tịch HĐGMVN cùng với một số cháu thiếu nhi người K’hor tươi cười bên cạnh thủ tướng.

Sự kiện thủ tướng Dũng tới thăm Tân Rai theo các nhà quan sát tình hình thì đó là một động thái chính trị nhắm cho toàn dân thấy sự đồng thuận cao trong Quốc Hội về vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên. Do đó, việc ông đến thăm Đức cha Chủ tịch và sự có mặt của các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor cũng không ngoài dụng ý cho thấy có một sự đồng thuận cao ngay cả bên trong Giáo Hội nữa.

Ai cũng biết vụ bauxite Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bị dư luận, trong đó có cả những vị chức sắc tôn giáo như Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, một số linh mục, các tu sĩ và giáo dân, bày tỏ sự phản đối bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, việc thủ tướng hạ cố tới thăm Đức cha Chủ tịch thì chẳng phải là một sự quan tâm hay ưu ái gì. Thực ra, ông chỉ muốn lợi dụng và mượn hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN và cũng là Giám mục giáo phận Đà Lạt nơi có mỏ bauxite Tân Rai, để nói với công luận rằng Giáo hội Việt nam cũng đồng thuận trong vụ khai thác bauxite Tây Nguyên. Bên cạnh đó, ông cũng muốn cho thấy giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền Việt Nam không có sự xung đột nào mà chỉ có những ai vi phạm pháp luật thì mới bị xử lý.

Đây quả thực là một ngón đòn nguy hiểm và hết sức thâm độc nhằm chia rẽ Giáo Hội và cố tình ngầm cho công luận thấy rằng Giáo hội Việt Nam ủng hộ việc bán đất, bán tài nguyên cho Trung Quốc, cũng như tiếp tục đi bên lề dân tộc.

Không biết vị Chủ tịch HĐGMVN có biết dụng ý thâm hiểm này của cộng sản hay không hay ngài cũng đang muốn mượn hình ảnh của thủ tướng để toan tính một điều gì khác mà ngài tưởng rằng có lợi cho Giáo Hội???

Sự thật thế nào, lịch sử sẽ trả lời.

Nhưng, cũng cần biết rằng, hình ảnh ông thủ tướng tươi cười đi bên Đức Tổng Giám mục Hà Nội khi vụ Toà Khâm sứ nổ ra và những lời hứa hẹn của ông với Đức Tổng đã được thực hiện thế nào sau đó thì ai cũng đã rõ. Hơn nữa, ai cũng biết bản chất của chính quyền cộng sản thì luôn là dối trá. Họ không bao giờ muốn Giáo Hội tồn tại. Do đó, thật ảo tưởng mà nghĩ rằng chính quyền Hà Nội quan tâm tới Giáo Hội và muốn Giáo Hội phát triển. Vì thế, cần phải hiểu rằng những người được chính quyền ưu ái thì không phải là chính quyền cộng sản yêu thương Giáo hội hay cá nhân vị đó mà thực ra vì họ nghĩ rằng họ lợi dụng được những con người đó cho mục tiêu đen tối của họ mà thôi.

2. Ngay sau khi lợi dụng hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN tươi cười bên các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor, để nói về sự đồng thuận giữa Giáo hội và xã hội trong vụ bauxite cũng như trong vấn đề tôn giáo, ngày 24/8/2008, hàng loạt các tờ báo lề phải như VietnamNet, Hanoimoi… đồng loạt lên tiếng đả kích mạnh mẽ các linh mục, tu sĩ – những người vốn kiên cường trong cộng đấu tranh cho công lý và sự thật.

Điều đáng nói là những vị linh mục bị các cơ quan truyền thông một chiều, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Hà Nội, toa rập công kích cách vô lương tâm, thì lại là những vị linh mục đã được Đức cha Chủ tịch HĐGMVN bảo đảm trong công văn gửi ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – Nguyễn Thế Thảo, rằng: “những linh mục này không làm gì vi phạm Giáo luật và pháp luật”.

Việc một số tờ báo lề phải bất thần mạnh mẽ kết án các linh mục đang đấu tranh cho công lý và sự thật, nhất là các linh mục tại Thái Hà, khiến những người có lương tri e ngại về một cuộc đấu tố mới, độc ác hơn, thâm hiểm hơn. Lần này, họ không dùng quần chúng tự phát, con nghiện, các tổ chức xã hội như thói quen vẫn làm, mà dùng chính hình ảnh của Đức cha Chủ tịch để đấu tố các linh mục công Giáo ngay trong Năm thánh linh mục.

Đây là một đòn thâm hiểm, nhưng lại là cái hay để HĐGMVN, nhất là cá nhân Đức cha Chủ tịch phải chính thức lên tiếng nêu lập trường của Giáo hội về các vấn đề đã xảy ra và đang xảy ra: tại Thái Hà trước đây, tại Tam Toà hiện nay và vấn đề bauxite Tây Nguyên. Chắc chắn, ngài sẽ không im lặng nữa và càng không thể im lặng để chính quyền sử dụng hình ảnh của mình vào những mục đích không minh bạch và nhất là dùng hình ảnh của mình để đấu tố các linh mục là con cái của ngài.

Chưa biết sự thể thế nào?

Trong khi chờ đợi những động thái tiếp theo của nhà cầm quyền Hà Nội, thì cũng cần nhắc nhau điều này: “Con cái thế gian thì khôn ngoan hơn con cái sự sáng”. Nhưng không có sự thật nào là không bị phơi bày. Chỉ só sự thật mới giải thoát và đem lại hạnh phúc lâu bền cho xã hội, Giáo hội và cho con người.

24/8/2009
An Dân

No448:Câu chuyện thời sự: Ai tự thú vậy? Ai cần xin ân xá?

Gần đây công an và tuyên giáo Hà Nội bày ra trò các nhà dân chủ bị bắt vào tù lần lượt xuất hiện trên vô tuyến truyền hình và trên báo của nhà nước, với những lời thú tội theo như ý muốn của họ là: đã hoạt động chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chế độ hiện hành, vi phạm pháp luật, do non nớt, dại dột, bị lôi kéo, nay hối cải, xin được khoan hồng và ân xá để trở thành công dân tốt(!), người lương thiện(!). Họ đều đọc như máy, nói như vẹt !

Đây là trò hề rất cũ, đã được thi thố quá nhiều, bị thất bại nặng nề, nhưng trong bế tắc họ vẫn cứ đưa ra dùng, vì nhân dân ta vẫn còn có người lầm lẫn.

Họ học ở đâu? Công an cộng sản, tuyên giáo cộng sản học từ nguồn phát xít Hitle, với những mưu thâm của Gơben, tuyên truyền lắp đi lắp lại mãi gây vết hằn sâu trong não, điều giả dối nhất rồi cũng thành y như thật.

Họ học chủ yếu là ở đâu những thủ thuật ma giáo ấy? Ngay từ năm 1950, từng đoàn cán bộ công an và tuyên giáo nô nức sang Nga sang Tàu, theo dõi các trại cải tạo, các lớp chỉnh huấn, các cuộc đấu tố "phản cách mạng", thụ huấn trong các trường, lớp cao cấp, trung cấp, tiếp thu tận gốc những lý luận của các tổ sư Béria và Khang Sinh trong cái nghề đàn áp và khủng bố nhân dân, với những kho kinh nghiệm được tổng kết chuyên sâu và còn cho thực hành thử nghiệm.

Cái nghề an ninh và tuyên giáo cộng sản chính hiệu có thể tổng kết trong các thủ thuật - đánh vào cuộc sống. Từ đơn giản. Không cho uống nước, không cho ăn, không cho nằm (đứng suốt ngày), không cho đi lại (phòng quá chật), không cho ánh sáng, hoặc quá nhiều ánh sáng (đèn pha cực mạnh chiếu vào gáy) ...

- Tùy từng tính cách cá nhân đối tượng mà lập phương án tấn công: Yêu vợ con mong tin vợ con (phao tin nhảm, vợ ngoại tình, con hư hỏng, bố mẹ ốm nặng ...) để gây lo nghĩ, hoang mang; tuỳ sở thích cá nhân, ưa thuốc lá gì (Cotab hay Philip Morris hay thuốc lào) ; rượu gì (Cognac hay bia, hay rượu đế) để mua chuộc, "khuyến khích" khi cần;

- Tuỳ tính tình mà đánh vào chỗ yếu - như ưa xu nịnh, ưa danh vọng, ưa hưởng lạc, tiền bạc, so sánh người này với người khác, khơi dậy những suy tính, kèn cựa nhỏ nhen ...

- Giăng bẫy, như trong chỉnh huấn cán bộ cao cấp, họ đưa ra vài anh được bồi dưỡng kỹ rồi đưa lên báo cáo điển hình ( kể lể lu bù : con địa chủ, ăn chơi trác táng từ nhỏ, tàn ác với người ở, lừa thày phản bạn, dâm ô hủ hóa, kèn cựa địa vị, cầu an bảo mạng, mỗi tội đều có tình tiết giật gân như trong tiểu thuyết, trong phim ảnh, hay như bản nhận tội với cha cố; cuối cùng bao giờ cũng khóc, khóc nấc lên, cả hội trường cùng sụt sùi; và kết luận : tôi là đồ rác rưởi trong xã hội, đồ sâu bọ, đồ bỏ đi, đồ ăn hại, đồ phản động, đáng tội chết, may nhờ có đảng giang tay ra cứu, tôi đội ơn suốt đời và tự nguyện lập công chuộc tội ....)

- Cho đi tàu bay giấy : để tác động đến mọi người, ban chỉ đạo chỉnh huấn, cải tạo liền ca ngợi, biểu dương, tâng bốc những điển hình trên là : cải tạo rất tốt, gương mẫu trong phản tỉnh, thành khẩn để tự chiến thắng, thắng lợi quyết định trong cả cuộc đời, rồi ca ngợi là "Chân Anh hùng" - anh hùng chân chính, không phải ngụy-anh hùng (!), "Chân Quân tử", thế mới là đảng viên CS chân chính, tin ở đảng vĩ đại (!), tin ở các lãnh tụ Mác, Lênin, Staline, Mao, Hồ ...Thế rồi họ được tặng "ảnh Bác", được "Bác" gửi lời ban khen, được quàng vòng hoa, được mời lên ngồi ghế danh dự!

Thế là cả lớp học lên đồng tập thể, tự "vỗ ngực đôm đốp", cố lập công về "phản tỉnh", cố đạt kỷ lục về "thành khẩn". Không có cũng cố nghĩ ra, tưởng tượng ra, sáng tạo ra tội giật gân nhất, thường là tội về "hủ hoá": tán tỉnh cô này, sờ vú cô nọ, rủ gái nông thôn ra bãi dâu, bên đụn rạ; có khi còn ly kỳ hóa phịa ra ý định đầu hàng địch, bỏ ngũ để vào địch hậu, nói xấu lãnh đạo và lãnh tụ...

Tôi còn nhớ hồi 1953-1954, trong quân khu V giải ra quân khu IV ở Vinh viên tư lệnh phó quân khu cấp tướng; ông ta là trí thức, trong chỉnh huấn, trót tự đấm ngực để cố tỏ ra thành khẩn, tự khai có "ý tưởng"(!) đem một số quân vào vùng địch đầu hàng. Chỉnh huấn xong, ông ta bị an ninh và bảo vệ đảng tra hỏi, tra tấn cực hình, không khai nổi vì chuyện thật ra không hề có, thế là cứ thế mà ngồi tù không án, chết rụi trong một xó xỉnh nào không ai hay! Chuyện có thật 100%.

Cái trò hề tự thú và xin ân xá mới đây vẫn là chung một nguồn trăm nghìn trò hề đã diễn ra, từ an ninh và tuyên giáo cộng sản, chỉ khác là khi đảng CS đã suy tàn, hết linh thiêng, từ gốc gác, cội nguồn, từ "thuỷ tổ" đến các "thần linh" và lãnh tụ thảm hại tuốt luốt của họ. Lẽ ra phải xếp những trò hề ấy vào chỗ kín.

Thời buổi văn minh hiện tại, khi minh bạch công khai trở thành nếp sống của mọi công dân lương thiện và chính quyền lương thiện, cuộc tự thú và xin khoan hồng chỉ có giá trị khi các đương sự được hoàn toàn tự do và tự chủ - không có bất cứ một sức ép nào - tuyên bố công khai trước đại biểu chính quyền, trước đại biểu gia đình, bạn bè, trước các nhà báo (báo nói, báo viết, báo ảnh ...) trong và ngoài nước. Chỉ khi ấy mỗi lời tự thú và xin khoan hồng nếu có mới có giá trị hoàn toàn.

Việc xử án cũng vậy. Nhất thiết phải công khai, minh bạch, có đại biểu nhân dân, gia đình, các nhà báo trong và ngoài nước, có luật sư biện hộ, cho các đương sự phát biểu hết ý kiến, như ở mọi phiên toà bình thường ở mọi nước dân chủ. Hãy chờ xem. Họ chúa sợ ánh sáng của công khai, sự thật.

Các cuộc tự thú và xin ân xá tiền chế rất dơ dáng và lạc lõng vừa qua xin trả lại để cho vào kho tàng tội ác của chủ nghĩa CS hiện thực đang bị cả loài người văn minh lên án.

Nó chỉ có ý nghĩa duy nhất là sự tự thú trên thực tế của một chính quyền cộng sản toàn trị lạc lõng đã "quá đát ", đã thuộc về dĩ vãng của loài người , nhưng vẫn còn cố tồn tại như một thách thức láo xược với lương tri và lẽ phải.

Lẽ ra chính quyền toàn trị tệ hại phải tỏ lời ăn năn hối cải rồi xin ân xá với nhân dân, với lịch sử, với tiền nhân, với các nhà dân chủ ... về vô vàn đau khổ, mất mát, bất công họ đã gây ra! Chỉ có vậy mới là công bằng, là đúng đắn, là tối ư cần thiết và cấp bách!

Paris, 24-8-2009

วันอาทิตย์ที่ 23 สิงหาคม พ.ศ. 2552

No447: Bức Tường Berlin

http://www.blogosin.org/?p=993

August 23 2009



Tuần trước, một người Đông Đức, bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.

Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, con trai một vị tư lệnh chiến trường nổi tiếng thời đánh Mỹ và đánh Pol Pot- lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.

Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.

Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.

Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.

Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.

Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản.

Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.

Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập. Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.

Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.

Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.

Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.

Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.

Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.



Huy Đức