Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là mối lo không của riêng ai. Tuy nhiên, đổ hết cho hệ quả nầy để trốn trách nhiệm điều hành yếu kém tới tồi tệ của hệ thống chính trị cộng sản Việt nam thì rõ ràng…nói không nghe được. Đồng thời, người dân luôn nghe nhà cầm quyền lập luận biện minh cho sự tồn tại đáng ra không còn cần thiết của đảng cộng sản là sự lãnh đạo sáng suốt tài tình,nào là cần có dân trí rồi mới dân chủ,hay nhà nước nầy là của dân, do dân và vì dân.Những gì diễn ra trong một thời gian ngắn, những tệ nạn khác với xưa nay là đàn áp cướp bóc nhằm vào đầu người dân thấp cổ bé họng và cô thế, thì hiện tại lại “ quen thói”lan ra nước ngoài, nằm trong tất cả là đảng viên của đảng cộng sản có những mối quan hệ mang tính chất nước ngoài.Cái tội làm nhục một cá nhân đã thành án được ghi cụ thể trong luật. Cái tội làm nhục quốc thể, dân tộc của một tổ chức càng nặng nề tới bao nhiêu? Khi người của họ liên tiếp làm hoen ố hai chữ Việt nam trước cộng đồng quốc tế. Ấy thế mà mới hôm nào đây, âm mưu chiếm hữu, tư túi đất đai của Tòa Khâm sứ, linh mục Ngô Quang Kiệt chỉ nói rằng” ra nước ngoài, cầm cái visa Việt nam thấy xấu hổ” trong một đoạn văn dài thì bị tất thảy những phương tiện của đảng xỉa xói tới ngấy tận cổ. Còn chẳng bao ngày nữa là tống tiễn năm cũ 2008, thử điểm lại những trọng tội mà họ gây ra cho dân tộc đất nước là gì?
Vụ bà Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của đại sứ quán Việt nam tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác, bị quay phim vẫn chối tội, khiến nước ngoài mang chiếu cho toàn cầu xem về “ mẫu” người Việt năng động trong cơ chế thị trường. Bà Anh không chỉ buôn hàng quốc cấm, thế giới cấm, mà buôn cả hình ảnh đảng viên cộng sản, buôn luôn cả hình ảnh Việt nam chỉ trong cái chìa tay cầm “hộ” sừng tê giác. Nhưng cho tới nay sự vụ rơi vào im lặng đáng sợ. Đáng sợ ở đây là cho những ai còn dám nhắc lại bất kỳ hình thức nào, nếu không muốn tương tự như Nguyễn Việt Chiến báo Thanh niên.Bà Anh dám nói không là đảng viên cốt cán của đảng chăng?
Vụ việc thứ hai mang tính trò chơi liên quốc gia của hãng Hàng không Việt nam Air line, đó là người của hãng nhiều thành phần đã “ cầm nhầm” từ ngoại tệ lậu,những vụ cảnh sát Úc bắt giữ cho tới ma túy. Mới đây, tới hàng ăn trộm mà có như vụ mỹ phẩm diễn ra ở Nhật bản do ông Đặng Xuân Hợp cơ phó của hang này. Dám nói ông Hợp không là đảng viên của đảng cộng sản chăng?
Vụ việc rộ ràng nhất tới nay còn nằm trong ngăn kéo chờ tìm đường cho “ chìm”là vụ dính tới vốn ODA Nhật bản kẻ phạm tội trực tiếp là Huỳnh Ngọc Sĩ, và còn bao nhiêu kẻ gián tiếp khác nữa thì chưa hé lộ chút gì rõ ràng.Nếu nói tới tham nhũng ở Việt nam thì không chỉ một vụ, mà rất nhiều tới không đếm xuể. Nhưng đây là vụ tiêu biểu vì chính người Nhật vạch mặt chỉ tên. Thế nhưng,từ thủ tướng cho tới thứ trưởng ngoại giao, do quen lối hành xử với người trong nước, đã không biết ngượng miệng xem như việc của nhà hàng xóm,thậm chí còn muốn bịt miệng chính giới và báo giới Nhật rằng:” Chúng ta cũng đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của Nhật Bản cũng như của Việt Nam đều không nên đưa tin, bài về việc này; nếu có đưa tin thì phải khách quan, theo đúng quy định pháp luật của mỗi nước. Rất tiếc là đến nay, các thông tin mà các cơ quan chức năng Nhật Bản cung cấp cho chúng ta vẫn còn sơ sài và chưa phù hợp với các thủ tục pháp lý của Việt Nam; trong khi đó, báo chí Nhật Bản lại có một số bài viết không thật khách quan, thậm chí cá biệt có thông tin không đúng sự thật, gây nghi ngờ về chính sách ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam, về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cách viết như vậy không có lợi cho hai nước Việt Nam - Nhật Bản cũng như mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước hiện đang phát triển rất thuận lợi.” (Trích lời ông Hồ Xuân Sơn thứ trưởng Ngoại giao Việt nam.).
Phần người đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng, khi bị chất vấn tại quốc hội thì nói rắng:” “Khi báo chí Nhật Bản đưa tin trong việc hối lộ, tham nhũng này có liên quan đến một cán bộ quan chức của Việt Nam. Chúng tôi đã yêu cầu bộ Ngoại giao quan hệ với bạn ngay. Việt Nam chúng ta rất chủ động quan hệ với bạn, yêu cầu chuyển hồ sơ cho chúng ta xử lý, chứ không thể công dân Việt Nam mà để cơ quan tư pháp nước khác điều tra. Phía bạn một thời gian dài mới gửi gọi là hồ sơ, nhưng hồ sơ đó cũng chưa đủ cơ sở pháp lý, chúng tôi đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận, phối hợp để làm rõ vấn đề này, làm rõ tới đâu sẽ xử lý đúng pháp luật của Việt Nam. Cơ quan chức năng đang thực hiện việc này và giữa ta và Nhật Bản đã lập một uỷ ban phối hợp để đấu tranh, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng trong sử dụng ODA. Nhật Bản rất hoan nghênh”. (Trả lời đại biều Nguyễn Minh Thuyết về PCI). Trước đó, ông Dũng từng nói , chính phủ Việt nam trân trọng “từng đồng” vốn ODA, nhưng cỡ 2,6 triệu đút túi trong một lần như vụ Huỳnh Ngọc Sĩ thì được.
Gần đây nhất, phái đoàn quốc hội ( hội đồng chuột) của đảng cộng sản Việt nam đi họp với nghị viện châu Âu, có một đại biểu là ông xứng được tuyên dương và ghi vào Guness thành tích mang chuông đi đánh xứ người là ông Nguyễn Viết Thịnh đại biểu Hà nội nói về nhân quyền ở Việt nam rằng:” nhân quyền là những giá trị chung, nhưng sự áp dụng nhân quyền tùy thuộc mức độ kinh tế của quần chúng: Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no”
Đành rằng nước ta nghèo, lạc hậu, hay nhiều thứ kém với những quốc gia khác, nhưng “ đỉnh cao trí tuệ” cỡ như những đảng viên cộm cán trên đây thì lời nói của LM Ngô Quang Kiệt(dù bị xuyên tạc cóhệ thống và có hậu ý xấu) còn quá nhẹ nhàng.Tiến nhân chúng ta nói đói cho sạch rách cho thơm. Đói mà phải cho sạch, rách mà phải cho thơm. Đảng cộng sản thì không đói dù dân đang đói, cán bộ của cộng sản thì không đói mà đặc biệt giàu. Cơ chế thị trường là mua bán, cho là tranh giành nhau, nhưng nhiều nước tư bản thị trường cả nước nghèo, có mấy ai tương tự. Phải chăng đây là cái định hướng xã hội chủ nghĩa?
Từ trích một ít vụ việc trên đây, để gắn lại với đề bài là Nên hay đừng, người viết xin được có vài lời cá nhân gửi gắm.
Trên phương diện quan hệ loài người, chị ngã em nâng không nhất thiết phải là họ hàng ruột thịt,người có giúp người không có, nước giàu giúp nước nghèo, dù là cho vay, cho mượn để chung sống hài hòa trong thế giới. Có ý đồ trục lợi hay không với kẻ móc hầu bao,thì vẫn miếng khi đói bằng gói khi no. Người dưng khác giống chứ không chỉ khác họ như thế đã tốt lắm rồi. Vì cớ làm sao người trong một nước lại có lối hành xử như trên với đồng bào mình, rồi bắt con cháu các đời sau phải trả nợ?Do lòng tham thì rõ rồi, nhưng do hệ thống tổ chức cũng chẳng phải sai, xa hơn do cả sự giáo dục người của tổ chức không biết liêm sĩ là truyền thống vốn có của dân tộc. Đói cho sạch rách cho thơm là truyền thống tốt đẹp , thì no , sang mà tồi có phải do chủ nghĩa?
Nên ở đây là các quốc gia cấp viện không thiếu hiểu biết khi sử dụng đồng tiền để gây ra hậu quả trước mắt như trên, và hậu quả lâu dài là hằn thù dân tộc. Nói như thế không phải đao to búa lớn, mà là một sự thật. Đồng tiền vay người dân phải trả cả vốn lẫn lãi,chỉ mang lại lợi ích cho riêng đảng cộng sản và những đảng viên của họ, không vay mà trả không chỉ một thế hệ có phải là sinh ra lòng hằn thù không? Nhất là người Việt đa phần không đủ sống qua ngày với thu nhập quá thấp.Chưa nói tới là tạo thêm cho họ sức mạnh, cả tinh thần lẫn phương tiện để tiếp tục có những Sĩ, rồi tới Tướng, hết ( Mộc) Anh rồi tới chị,Hết Thịnh( Nguyễn Viết Thịnh) tới suy, hết Hợp ( Đặng Xuân Hợp) tới tan thì người trong nước biết bao giờ mới trả nỗi những món nợ hôm nay.Nên chăng bảo nhau dừng lại vì khó mà đòi được. Một mai, biết đâu người dân sẽ trả lời quốc gia cấp viện là tìm đảng cộng sản mà đòi, nợ không trả thì phải xiết nợ, sinh chiến tranh như Hoàng –Trường sa là hậu quả của nợ.Không hằn thù dân tộc thì là cái gì. Điều nên tránh.
Nên chăng dù trục lợi là mục đích của con người, thì cũng nên tha cho 80 triệu con người không còn gì ăn mà nợ chồng nợ chất bằng ngoại tệ. Dù là người Nhật, hay bất kỳ ai, thậm chí đông như Trung quốc trước một Chí Phèo là dân Việt ( ý của ông Nguyễn Viết Thịnh với nghị viện châu Âu)đều thành Bá Kiến chứ không thể khác được. Đằng nào cũng chết, thì đòn trí mạng cũng không thể chừa. Nên chăng xa lánh để khỏi lo nghĩ về sau. Giàu thì lấy của che thân, nghèo thì lấy thân che của.
Đừng ở đây là đừng vì một lý do tế nhị nào khó nói mà dồn người đói rách thêm gánh nặng, việc ấy là bạc ác vì chỉ có thiểu số hưởng lợi làm ẩu, ăn trên xương máu người khác,chứ người dân không tạo ác mà lấy nhân quả. Những quốc gia cho mình là văn minh, giàu có lại đi tiếp tay để vắt kiệt sức dân thì sự văn minh ấy nên đừng.
Nên hay Đừng là việc các quốc gia cấp viện, hoặc có quan hệ khắc biết. Chuyện hai chiếc thuyền va nhau trong Cổ học tinh hoa là bái nghiệm mà hành xử, thuyên không người thì không việc gì, không xô xát. Thuyền có người tác động thì lại khác. Chiều sâu của vụ việc với các thế hệ tương lai giữa các dân tộc với nhau e khó nói bây giờ.
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น