วันพุธที่ 24 ธันวาคม พ.ศ. 2551

No193: Giáo dục & Dân chủ

Ở một hệ thống dân chủ thực người dân được hoàn toàn được tự do do bầu cử hay ứng cử và có quyền truất phế những người lãnh đạo tham nhũng, thiếu đạo đức mà không phải lo bị chính quyền áp bức.

Hệ thống giáo dục trong sạch và dân chủ thực

Giáo Dục

Xây dựng được một nền giáo dục trong sạch là bước mở đầu cho sự phát triển kinh tế, tạo dựng trật tự và ổn định xã hội. Khi giáo dục sai và tham nhũng hoành hành (nền giáo dục) thì xã hội loạn và những việc nghịch lý có môi trường để tồn tại.

Khi chúng ta loại bỏ lý do vì nghèo không thể đến trường thì hệ thống giáo dục trong sạch hoạt động như một bộ phận thanh lọc và phân loại những gì đi qua nó. Quả thận của con người thì lọc các chất độc nguy hại cho cơ thể và thải ra. Khi thận bị hư thì toàn cơ thể sẽ chứa nhiều chất độc và nhiều chứng bệnh phát sinh và đưa đến tử vong. Trong máy móc cơ khí thì có lọc nhớt (oil filter), lọc gió (air filter) để tránh các vật cứng làm hư hỏng máy. Hệ thống giáo dục thì thanh lọc trí thông minh và sự siêng năng của con người. Khi chúng ta mới bắt đầu ở bậc tiểu học thì sự thanh lọc đã bắt đầu. Đi học mà lười biếng thì bị điểm thấp không được lên lớp. Em nào học siêng năng hơn thì ít nhất cũng được hạng trung bình. Nếu vừa siêng năng vừa thông minh thì được hạng xuất sắc, được khen ngợi, được lãnh thưởng. Khi lên trung học thì sự cạnh tranh càng cao và hệ thống giáo dục càng thanh lọc gắt gao hơn. Sau bậc trung học thì một số đã bỏ cuộc vì không chịu khó học hành, ham chơi hoặc không đũ thông minh để theo đuổi việc học hành. Khi bước vào ngưỡng cửa đại học thì đã trải qua 12 năm học và đã vượt qua một đoạn đường dài thanh lọc của hệ thống giáo dục. Ở đại học, sinh viên sẽ phải cạnh tranh với những thành phần ưu tú đã vượt qua bậc trung học nên càng phải chịu khó học hành. Nếu bỏ cuộc giữa đường thì hệ thống thanh lọc trong sạch đã không cấp bằng đại học để thành kỹ sư, y tá, dược sĩ, bác sĩ, v.v...

Sau khi đã gạn lọc qua hệ thống giáo dục trong sạch thì các tầng lớp xã hội đã thành hình. Khi đi xin việc làm thì các hảng xưởng sẽ nhìn vào trình độ văn hóa mà giao công việc. Những người chịu khó học hành và có trí thông minh thì sẽ được giao phó những công việc khó khăn hơn và được hưởng nhiều lương hơn. Đó là sự công bình của trật tự xã hội dành cho người chịu học hành. Nói chung là qua sự gạn lọc của hệ thống giáo dục trong sạch thì người giao việc mới có kiến thức giao đúng việc và người nhận việc thì có được công việc đúng với khả năng nhờ vậy thì trật tự xã hội được thành hình.

Một hệ thống giáo dục bị tham nhũng lũng đoạn và thiếu trong sạch thì sao? Khi không cần đi học mà chỉ cần có tiền mua được bằng cấp và đi xin việc làm và giữ chức vụ cao nhờ mua bằng cấp hoặc là học kém nhưng có tiền mua chuộc thầy cô giáo để được điểm cao. Những điều sau đây sẽ xảy ra:

– Người giao việc thì không hiểu việc phải giao cho nhân viên.
– Người nhận việc thì không có khả năng để hoàn thành công việc tốt đẹp.
– Sức cạnh tranh sẽ yếu kém và đưa đến thua lổ hay phá sản.
– Trật tự xã hội bị đảo lộn vì người dốt lãnh đạo người tài giỏi và sẽ sinh ra bất mãn. Người giỏi thì bất
mãn bỏ đi và người lãnh đạo thì không đũ khả năng hiểu biết để tìm người thay thế hoặc là tìm người
thay thế cũng có một bằng cấp giả vừa mới mua.
– Khi người tài giỏi ra đi và được thay thế bởi người thiếu khả năng và cứ cái đà đó mà tiếp tục thì một
đám bất tài sẽ làm việc với nhau và kết quả là phá sản.

Chúng ta có thể nhìn thấy hệ lụy này ở các công ty quốc doanh khi các cán bộ chỉ làm chuyên viên bóp cò súng hay có tài ca ngợi chế độ và bỏ tiền ra mua chức vụ lãnh đạo. Một hệ thống giáo dục dơ bẩn sẽ đưa đến các hệ lụy có thể gây tai nạng chết người, đất nước nghèo đói. Người dân sống trong một đất nước như vậy họ rất vui mừng, sung sướng và hãnh diện khi tìm được một việc làm mà những người dân của các nước có hệ thống giáo dục lành mạnh không chịu làm. Chúng ta thử đặt câu hỏi là tại sao trước đây Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục trong sạch mà hiện nay dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN thì biến mất một cách tiệm tiến. Câu trả lời là Việt Nam hiện tại đang thiếu một nền dân chủ thực.


Dân chủ thực

Nếu chỉ có hệ thống giáo dục trong sạch mà thiếu dân chủ thì đã đũ để giữ vững đất nước và trật tự xã hội hay không? Câu trả lời là không khi cứ nhìn hình ảnh dân oan khiếu kiện đòi lại đất đai bị nhà nước cướp đi.

Có một thiểu số những người có kiến thức sâu rộng, có bằng cấp tiến sĩ nhưng thiếu lương tri, độc ác, tham lam. Họ có thể vì tham lam mà gây ra chiến tranh, hay vì tham lam mà bán đi một phần lãnh thổ nếu có cơ hội được lãnh đạo đất nước. Khi thiếu dân chủ đích thực thì những người trí thức, lúc đầu làm việc tốt nhưng có thể trở thành lạm quyền, tham nhũng khi giữ chức vụ quá lâu.

Ở một hệ thống dân chủ thực người dân được hoàn toàn được tự do do bầu cử hay ứng cử và có quyền truất phế những người lãnh đạo tham nhũng, thiếu đạo đức mà không phải lo bị chính quyền áp bức.

Quyền tự do ngôn luận sẽ giúp báo chí, và hệ thống truyền thanh và truyền hình phát giác ra lịch sử độc ác, tham ô của những kẻ trí thức gian ác. Khi người dân được nghe, được thấy hành động của những kẻ này thì sẽ dùng lá phiếu để ngăn chận những kẻ nguy hiểm độc ác lên cầm quyền. Nhưng điều quan trọng hơn hết là trong một đất nước thực sự có dân chủ, có quyền tự do ngôn luận thì những thành phần trí thức có lịch sử tham ô, gian ác sẽ không dám ứng cử vì sợ dư luận. Như thế là tự do ngôn luận có thể loại bỏ rất nhiều thành phần không lương thiện vào các chức vụ quan trọng.

Chúng ta thử suy nghĩ xem những gì có thể xảy ra khi một quốc gia có một nền dân chủ không thực, một nền dân chủ chỉ có trong hi ến pháp hay chỉ được các nhà lãnh đạo nói với các nước láng giềng là hiến pháp của chúng tôi có tự do, có dân chủ. Nếu nền dân chủ chỉ có trên giấy tờ để dùng vào việc rao bán mà không thực hành thì kể như không có “Mục đích tối thượng của con người là hành động chứ không phải là lý thuyết”.

Một nền dân chủ giả tạo sẽ đưa đến một trong muôn ngàn hệ lụy và nghịch lý sau đây:

– Người tố cáo tham nhũng thì bị kêu án và bỏ tù.
– Kẻ tham nhũng thì được hưởng quyền cao chức trọng và được tôn vinh.
– Người yêu nước thì bị bỏ tù vì tội kêu gọi chống xâm lăng.
– Người lãnh đạo ký kết hiệp ước biên giới với lân bang thì không cần cho dân chúng biết vì đất
nước là của họ chứ không phải của toàn dân.
– Kẻ dốt nát với trình độ văn hóa thấp kém được giữ những chức vụ cao.
– Người dân không được quyền truất phế những người lãnh đạo bất tài. Lãnh đạo bất tài đưa đất nước
đến chổ hèn yếu, nghèo khổ nhưng vẫn tiếp tục làm lãnh đạo.
– Người dân không được quyền lựa chọn người tài đức để lãnh đạo đất nước.
– Đại đa số người dân trong nước chỉ mơ ước được rời khỏi qưê hương đất nước của họ dưới đũ mọi hình thức từ tốt cho đến xấu. lắm khi phải hy sinh cả tính mạng để trốn khỏi nanh vuốt của nền dân chủ giả tạo mà ngày đêm đang cấu xé, cướp bóc họ.

Tất cả những điều vừa kể đã xảy ra trên đất nước Việt Nam sau 1975 và vẫn còn tiếp diễn. Taị sao? Chỉ vì Việt Nam chưa có một hệ thống giáo dục trong sạch vá không có một nền dân chủ đích thực. Khi chưa có cả hai thứ vừa kể thì sự tàn phá cứ tiếp diển và kết quả là phân hóa dân tộc và yếu kém.

ไม่มีความคิดเห็น: