Các em học Kindergarten (mẫu giáo) tại Mỹ, mỗi ngày chào cờ tại lớp trước giờ học, sẽ đọc thuộc lời tuyên thệ như sau:
“Tôi thề trung thành với lá cờ Hợp Chủng Quốc và nền Cộng Hòa, mà lá quốc kỳ đại diện, một quốc gia trên có Thượng Đế, bất khả phân, có tự do và công lý cho mọi người.”
(I pledge Allegiance to the flag of the United States of America and to the Republic for which it stands, one nation under God, indivisible, with liberty and justice for all.)
“Tự do” và “công lý” là hai thứ người Mỹ hướng tới. Còn “độc lập” thì sao nhỉ? Chắc là không quan trọng? Nước Mỹ là siêu cường, đương nhiên là... độc lập. Làm gì có “thằng” nào dám đụng tới?
Nhưng ở lâu tại quốc gia này, và quan sát kỹ, tôi nhận ra rằng người Mỹ tuy không to miệng vinh danh độc lập như nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, nhưng họ làm tất cả những gì có thể trong giáo dục cũng như luật pháp để nuôi dưỡng, phát triển, củng cố những cá thể độc lập trên mọi phương diện: lối suy nghĩ, sự lựa chọn, cách sống, sinh hoạt trong xã hội, ect...
Xin được bắt đầu từ sự quan sát được tại một khu nuôi trẻ tại Mỹ. Trẻ vừa vào lúc hai tuổi đã được tập cho tự ăn lấy, không bú, đút nữa. Sữa được uống bằng ly (training cup), không dùng bình, thức ăn để khay, và trẻ em tự bốc, xúc lấy. Hết giờ sẽ được dọn đi, mặc đổ tháo, hoặc không ăn hết. (Người viết từng cảm thấy phí phạm quá; nếu ép thì trẻ em sẽ ăn hết, vừa... mập mà lại không đổ phí thức ăn.) Nhưng nhà trẻ không quan tâm, thậm chí người giữ trẻ còn không được quyền đút giúp cho các em. Mục đích chính của họ là các trẻ phải được “buông” để tự ăn, không cần trợ giúp.
Khi các trẻ em vào mẫu giáo cũng vậy. Một vài tuần lễ đầu trẻ được chú ý giúp đỡ cách biết tự cột dây giầy, cởi nút quần áo, để tập khả năng làm những việc mà các bố mẹ thường làm giùm, cho lẹ, cho tiện. Sau đó mới bắt đầu vào chương trình học chính, viết tên, chữ, số, màu sắc... Cũng ngay từ mẫu giáo, chương trình học cũng biểu hiện rõ lối giáo dục khuyến khích tính độc lập và sáng tạo của các trẻ. Bài vở hàng ngày thường ra đều có ít nhất hơn một đề tài cho các em lựa chọn để làm, với mục đích tạo cơ hội cho trẻ thói quen quyết định. Những quyết định nhỏ bé này lúc nào cũng được khen ngợi. Sư phạm Mỹ tránh dùng từ “No” với các trẻ nhỏ, và những từ khuyến khích như “good idea”, “good thinker”, “that's wonderful”, ect... luôn luôn được xử dụng. Điều này giúp trẻ quen thuộc và tự tin vào khả năng tự quyết định của mình. Những ý tưởng độc đáo luôn được cổ vũ trong suốt các năm tháng tai học đường. Chẳng hạn một bức tranh đẹp, nhưng giống với hình mẫu của thầy cô hay giống đám đông sẽ không được tuyên dương bằng một bức vẽ vụng về hơn nhưng có nội dung khác biệt. Người Mỹ không tìm kiếm “followers”, du toàn hảo. Họ thưởng thức những cá thể đặc biệt, nổi trội trong đám đông.
Những đề tài viết văn trong suốt chương trình trung, tiểu cho đến đại học cũng luôn cho người viết một cái khung rất rộng cho chính kiến và nhận định cá nhân. Không có vấn đề “phải” hay “trái” trong các quan điểm cho bài văn. Cho dù đề tài là một câu nói của một danh nhân hay một lề luật của chính phủ, học sinh đều có quyền chọn quan điểm riêng, tán đồng hay bất đồng, miễn là phân tích rõ ràng, dẫn chứng và có thí dụ đầy đủ bảo vệ cho quan điểm của mình.. Điểm chấm sẽ dựa trên cách diễn giải trình bày bổ sung cho ý chính, chứ không màng là ý chính đó có tương đồng với chính kiến của người chấm hay không. Một bài văn, không cần lời chải chuốt; văn giản dị dễ hiểu với ý tưởng độc đáo sẽ được điểm cao. Người Mỹ rất ưa... “của lạ”. Trong tôn chỉ này, học sinh và sinh viên chính là đang thực tập tư tưởng, tinh thần tự do và độc lập.
Các bậc cha mẹ Mỹ cũng rất tôn trọng sự độc lập của con cái. Sau khi tốt nghiệp Trung học, công dân Mỹ được luật che chở có toàn quyền quyết định cho lối sống của mình. Thanh niên có thể chọn đi làm, học nghề, tiếp tục đại học và bố mẹ thường có ảnh hưởng rất ít. Đặc biệt trong hôn nhân, phụ huynh thường đứng ngoài sự quyết định của con mình. Một người bạn cùng sở đã tâm sự, bà không thích người bạn gái của con trai, than phiền những khuyết điểm này khác của cô gái. Nhưng khi được hỏi sao bà không bày tỏ với cậu con thì bà lắc đầu quầy quậy nói bà không muốn cậu con trách móc mình sau này về việc cưới cô gái hay không cưới cô gái. Người viết đã rất ngạc nhiên về lối suy nghĩ này. Và đó là một bà mẹ điển hình Mỹ chứ không phải trường hợp cá biệt. Ngược lại, cha mẹ Việt Nam, thường thích con lập gia đình với người đồng ngôn ngữ, chủng tộc. Qua gia đình những người bạn Mỹ quen biết, tôi thấy họ không hề có vấn đề trong việc người nhà chọn người phối ngẫu khác chủng tộc. Ngược lại, họ còn có vẻ thích thú với một cô dâu hay chú rể đến từ một văn hóa, tập quán khác.
Khi về già, người Mỹ cũng được chính phủ Mỹ bảo vệ cho quyền độc lập, không phải lệ thuộc vào con cái. Những người khá giả, có tiền hưu bổng cao, có tiêu chuẩn riêng. Những người già nghèo sống bằng tiền trợ cấp chính phủ, còn được chính phủ thuê nhân viên chăm sóc khi yếu bệnh, không tự chăm sóc được nữa. Với luật pháp, con dù giầu có, không có nhiệm vụ phải chu cấp cho bố mẹ. Và nếu ngay cả khi con cái phải chăm sóc cho bố mẹ già yếu, chính phủ Mỹ cũng vẫn trả lương, chứ không thể tính vào “bổn phận làm con”.
Tóm lại, chỉ riêng về các tôn chỉ “độc lập” này, người viết đã cảm thấy rất ngưỡng mộ nước Mỹ. Tôi tin rằng: “Những cá thể độc lập tạo nên một quốc gia độc lập.” Những người Mỹ quả có được đào luyện để có lối suy nghĩ riêng, không nhìn quanh, ăn theo, nói leo trở thành những con người có óc phán đoán, làm những quyết định tốt nhất cho bản thân. Từ đó, theo tính số nhân, tập hợp gia đình, công ty, xã hội, sẽ là những tập hợp của những người với khả năng làm những lựa chọn tốt nhất cho tổ chức của mình.
Dân chủ là gì, nếu không là mọi người dân biết rõ họ muốn gì, thích gì, có óc phán đoán độc lập, không có thói quen phải trông chừng chung quanh hay sợ bị phê bình là ... “Người gì mà hổng giống ai!”
Nếu so sánh về tính độc lập của người Mỹ, văn hóa, lề lối con người Việt Nam của chúng ta cần học hỏi rất nhiều. Tôi thường tự hỏi chương trình giáo dục của Việt Nam có được cải tiến về phương hướng “độc lập” này không? Xin nhường câu trả lời cho các nhà giáo dục của Việt Nam (trong tương lai, chứ hiện tại thì không dám đặt kỳ vọng). Khi câu nói – “Ai thì có thể sai chứ bác Mao và bác Stalin thì không thể sai được.” – của một lãnh tụ nổi tiếng, mà trên lý thuyết, cả nước vẫn noi theo và học tập tư tưởng, thì có thể tưởng ra sự độc lập của nước nhà vào mức độ nào.
Tôi mong rằng thế hệ mới của Việt Nam, nền văn hóa, giáo dục mới của Việt Nam sẽ được thay đổi, đào tạo ra những cá thể có lối suy nghĩ độc lập, không bị ảnh hưởng thành kiến, khuôn mẫu. Muốn được như vậy, phải bắt đầu từ ... baby, và cần phải có chủ trương, chính sách của chính phủ trợ giúp.
Tuy cổ vũ cho tính độc lập, nhưng tôi biết có một tổ chức không thể độc lập, đứng một mình được. Đó là DCVOnline, tờ báo thân yêu của chúng ta. Nó phải “dựa” vào những đóng góp của bạn đọc về mọi mặt: tình, tiền và tư tưởng. Phải không các bạn đọc thân mến?
Nhưng ở lâu tại quốc gia này, và quan sát kỹ, tôi nhận ra rằng người Mỹ tuy không to miệng vinh danh độc lập như nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, nhưng họ làm tất cả những gì có thể trong giáo dục cũng như luật pháp để nuôi dưỡng, phát triển, củng cố những cá thể độc lập trên mọi phương diện: lối suy nghĩ, sự lựa chọn, cách sống, sinh hoạt trong xã hội, ect...
Xin được bắt đầu từ sự quan sát được tại một khu nuôi trẻ tại Mỹ. Trẻ vừa vào lúc hai tuổi đã được tập cho tự ăn lấy, không bú, đút nữa. Sữa được uống bằng ly (training cup), không dùng bình, thức ăn để khay, và trẻ em tự bốc, xúc lấy. Hết giờ sẽ được dọn đi, mặc đổ tháo, hoặc không ăn hết. (Người viết từng cảm thấy phí phạm quá; nếu ép thì trẻ em sẽ ăn hết, vừa... mập mà lại không đổ phí thức ăn.) Nhưng nhà trẻ không quan tâm, thậm chí người giữ trẻ còn không được quyền đút giúp cho các em. Mục đích chính của họ là các trẻ phải được “buông” để tự ăn, không cần trợ giúp.
Khi các trẻ em vào mẫu giáo cũng vậy. Một vài tuần lễ đầu trẻ được chú ý giúp đỡ cách biết tự cột dây giầy, cởi nút quần áo, để tập khả năng làm những việc mà các bố mẹ thường làm giùm, cho lẹ, cho tiện. Sau đó mới bắt đầu vào chương trình học chính, viết tên, chữ, số, màu sắc... Cũng ngay từ mẫu giáo, chương trình học cũng biểu hiện rõ lối giáo dục khuyến khích tính độc lập và sáng tạo của các trẻ. Bài vở hàng ngày thường ra đều có ít nhất hơn một đề tài cho các em lựa chọn để làm, với mục đích tạo cơ hội cho trẻ thói quen quyết định. Những quyết định nhỏ bé này lúc nào cũng được khen ngợi. Sư phạm Mỹ tránh dùng từ “No” với các trẻ nhỏ, và những từ khuyến khích như “good idea”, “good thinker”, “that's wonderful”, ect... luôn luôn được xử dụng. Điều này giúp trẻ quen thuộc và tự tin vào khả năng tự quyết định của mình. Những ý tưởng độc đáo luôn được cổ vũ trong suốt các năm tháng tai học đường. Chẳng hạn một bức tranh đẹp, nhưng giống với hình mẫu của thầy cô hay giống đám đông sẽ không được tuyên dương bằng một bức vẽ vụng về hơn nhưng có nội dung khác biệt. Người Mỹ không tìm kiếm “followers”, du toàn hảo. Họ thưởng thức những cá thể đặc biệt, nổi trội trong đám đông.
Những đề tài viết văn trong suốt chương trình trung, tiểu cho đến đại học cũng luôn cho người viết một cái khung rất rộng cho chính kiến và nhận định cá nhân. Không có vấn đề “phải” hay “trái” trong các quan điểm cho bài văn. Cho dù đề tài là một câu nói của một danh nhân hay một lề luật của chính phủ, học sinh đều có quyền chọn quan điểm riêng, tán đồng hay bất đồng, miễn là phân tích rõ ràng, dẫn chứng và có thí dụ đầy đủ bảo vệ cho quan điểm của mình.. Điểm chấm sẽ dựa trên cách diễn giải trình bày bổ sung cho ý chính, chứ không màng là ý chính đó có tương đồng với chính kiến của người chấm hay không. Một bài văn, không cần lời chải chuốt; văn giản dị dễ hiểu với ý tưởng độc đáo sẽ được điểm cao. Người Mỹ rất ưa... “của lạ”. Trong tôn chỉ này, học sinh và sinh viên chính là đang thực tập tư tưởng, tinh thần tự do và độc lập.
Các bậc cha mẹ Mỹ cũng rất tôn trọng sự độc lập của con cái. Sau khi tốt nghiệp Trung học, công dân Mỹ được luật che chở có toàn quyền quyết định cho lối sống của mình. Thanh niên có thể chọn đi làm, học nghề, tiếp tục đại học và bố mẹ thường có ảnh hưởng rất ít. Đặc biệt trong hôn nhân, phụ huynh thường đứng ngoài sự quyết định của con mình. Một người bạn cùng sở đã tâm sự, bà không thích người bạn gái của con trai, than phiền những khuyết điểm này khác của cô gái. Nhưng khi được hỏi sao bà không bày tỏ với cậu con thì bà lắc đầu quầy quậy nói bà không muốn cậu con trách móc mình sau này về việc cưới cô gái hay không cưới cô gái. Người viết đã rất ngạc nhiên về lối suy nghĩ này. Và đó là một bà mẹ điển hình Mỹ chứ không phải trường hợp cá biệt. Ngược lại, cha mẹ Việt Nam, thường thích con lập gia đình với người đồng ngôn ngữ, chủng tộc. Qua gia đình những người bạn Mỹ quen biết, tôi thấy họ không hề có vấn đề trong việc người nhà chọn người phối ngẫu khác chủng tộc. Ngược lại, họ còn có vẻ thích thú với một cô dâu hay chú rể đến từ một văn hóa, tập quán khác.
Khi về già, người Mỹ cũng được chính phủ Mỹ bảo vệ cho quyền độc lập, không phải lệ thuộc vào con cái. Những người khá giả, có tiền hưu bổng cao, có tiêu chuẩn riêng. Những người già nghèo sống bằng tiền trợ cấp chính phủ, còn được chính phủ thuê nhân viên chăm sóc khi yếu bệnh, không tự chăm sóc được nữa. Với luật pháp, con dù giầu có, không có nhiệm vụ phải chu cấp cho bố mẹ. Và nếu ngay cả khi con cái phải chăm sóc cho bố mẹ già yếu, chính phủ Mỹ cũng vẫn trả lương, chứ không thể tính vào “bổn phận làm con”.
Tóm lại, chỉ riêng về các tôn chỉ “độc lập” này, người viết đã cảm thấy rất ngưỡng mộ nước Mỹ. Tôi tin rằng: “Những cá thể độc lập tạo nên một quốc gia độc lập.” Những người Mỹ quả có được đào luyện để có lối suy nghĩ riêng, không nhìn quanh, ăn theo, nói leo trở thành những con người có óc phán đoán, làm những quyết định tốt nhất cho bản thân. Từ đó, theo tính số nhân, tập hợp gia đình, công ty, xã hội, sẽ là những tập hợp của những người với khả năng làm những lựa chọn tốt nhất cho tổ chức của mình.
Dân chủ là gì, nếu không là mọi người dân biết rõ họ muốn gì, thích gì, có óc phán đoán độc lập, không có thói quen phải trông chừng chung quanh hay sợ bị phê bình là ... “Người gì mà hổng giống ai!”
Cá thể có lối suy nghĩ độc lập, không bị ảnh hưởng thành kiến, khuôn mẫu. Nguồn: lavistachurchofchrist.org |
Tôi mong rằng thế hệ mới của Việt Nam, nền văn hóa, giáo dục mới của Việt Nam sẽ được thay đổi, đào tạo ra những cá thể có lối suy nghĩ độc lập, không bị ảnh hưởng thành kiến, khuôn mẫu. Muốn được như vậy, phải bắt đầu từ ... baby, và cần phải có chủ trương, chính sách của chính phủ trợ giúp.
Tuy cổ vũ cho tính độc lập, nhưng tôi biết có một tổ chức không thể độc lập, đứng một mình được. Đó là DCVOnline, tờ báo thân yêu của chúng ta. Nó phải “dựa” vào những đóng góp của bạn đọc về mọi mặt: tình, tiền và tư tưởng. Phải không các bạn đọc thân mến?
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น