วันจันทร์ที่ 8 ธันวาคม พ.ศ. 2551

No156: Vẫn Còn Hồng Vệ Binh?

805200125001823.jpgThanh niên, du học sinh hò hét với lá cờ đảng cộng sản Trung Quốc. 805200130581823.jpgKhẩu hiệu “giải phóng toàn nhân loại” thời hồng vệ binh.

805200130591823.jpg 805200131001823.jpg 805200131011823.jpg 805200138021823.jpg

805200131021823.jpgCảnh náo loạn của đám thanh niên bị kích động. 805200141061823--ss.jpg
Tổ chức lễ Rước Đuốc Nhân Quyền.

Nguyên bản: http://news.epochtimes.com/gb/8/5/20/n2124175.htm

Cách mạng thông tin một thời được tin tưởng như một trận bão khổng lồ, có thể thổi tung đi tất cả những gì tối tăm vào thật xa trong quá khứ… Nhưng không phải thế. Bây giờ vẫn còn có những tuổi trẻ Hồng Vệ Binh đang bị nhồi sọ tại Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam, bất kể là cả kho tàng thông tin có thể dễ dàng tìm được nơi các mạng Internet, tuy đang bị tường lửa nhưng cũng dễ dàng vượt qua.

Tại sao như thế? Có phải rằng sự thật lịch sử và sự thật khoa học đang nằm sẵn trong những pho sách khổng lồ Internet vẫn không xua tan nổi những gì mà trẻ thơ bị nhồi sọ từ nhỏ bởi các thầy tu đầy giáo điều của các Đảng Cộng Sản? Có phải vẫn còn nhiều người thật sự tự hào xem mình là những Hồng Vệ Binh thời mới để bảo vệ thành trì các thánh đường của họ Mao, họ Hồ, họ Kim? Tại sao cách mạng thông tin không làm nổi chức năng thức tỉnh cho các Hồng Vệ Binh thời mới này, những người hết lòng hết sức đang bảo vệ và bênh vực cho nhiều Huỳnh Ngọc Sĩ khác và nhiều Bùi Tiến Dũng khác chưa bị lộ mặt?

Như hồi rước Đuốc Thế Vận mấy tháng trước, nhiều đơn vị Hồng Vệ Binh, trong đó có nhiều sinh viên TQ du học, đã xuất hiện toàn cầu để xông vào phá vỡ, cản trở những cuộc biểu tình đòi nhân quyền cho dân Trung Quốc, đòi bảo vệ lao động cho thợ thuyền TQ, và đòi nêu hồ sơ tự trị cho Tây Tạng. Tại sao các thanh niên Hồng Vệ Binh này lại muốn phải hy sinh các giá trị cao quý của nhân loại để bảo vệ một chế độ tàn bạo đang núp dưới lá cờ Thế Vận?

Tờ Thời Báo Đại Kỷ Nguyên, thuộc khuynh hướng Pháp Luân Công, trong số ngày 13-7-2008 đã có bài viết nhan đề "Hồng vệ binh thời mới 'giải phóng toàn nhân loại'" đã ghi nhận không chỉ trường hợp tuổi trẻ Hồng Vệ Binh TQ xuất hiện ở Mỹ để bênh vực cho Thế Vận, mà họ cũng đã xuất hiện từ 4 năm trước đó để phá hoại một vận động nhân quyền. Bài báo viết:

"…Ngày 19-4-2004, khi các nhân sĩ dân chủ tổ chức Rước Đuốc Nhân Quyền ở Mỹ quốc, nhằm thức tỉnh người dân thế giới về thảm trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, thì hàng trăm du học sinh Trung Quốc đã xuất hiện. Họ tung hô cờ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), điên cuồng hò hét. Kết hợp với một số người Hoa bị ĐCSTQ cài vào để tạo một khung cảnh náo loạn. Những ai từng sống qua thời Đại Cách Mạng Văn Hoá, hẳn còn nhớ những thanh niên trẻ tuổi bị kích động bởi học thuyết bá chủ lừa phỉnh của ĐCSTQ để tham gia Hồng Vệ Binh, và giờ đây khung cảnh đó lại tái hiện, thậm chí cả với những khẩu hiệu đặc trưng của Hồng Vệ Binh: "giải phóng toàn nhân loại". Năm xưa Hồng Vệ Binh bị tẩy não bằng những học thuyết như: đấu tranh không phải chỉ tự giải phóng mà còn giải phóng toàn nhân loại, v.v…"

Giải phóng toàn nhân loại? Để về sống ở thiên đường xã hội chủ nghĩa kiểu Mao, kiểu Hồ, kiểu Kim, hay kiểu Castro? Vậy mà năm 2004 vẫn còn, rồi tới Thế Vận 2008 vẫn còn hình ảnh và ngôn ngữ như thế…

Và rồi mới đây, một trường hợp xảy ra tại Bắc Kinh lại gây thêm suy nghĩ về các Hồng vệ Binh thời mới. Trong bản tin UPI hôm 4-2008, phóng viên S.L. Shen từ Bắc Kinh kể về trường hợp 2 nữ sinh viên đã ra báo cáo với công an về một ông giáo sư "phản cách mạng" của họ tại đại học East China University of Political Science and Law tại Thượng Hải.

Bản tin cho biết giáo sư Yang Shiqun trong lớp dạy về cổ ngữ Trung Hoa có thêm một vài lời bàn về văn hóa, chính trị và chính phủ TQ. Hai nữ sinh viên này đã nước mắt ràn rụa, giận dữ chất vấn thầy Yang, "Vì sao thầy có thể chỉ trích chính phủ chúng ta như thế?"

GS Yang nói là ông có quyền bày tỏ quan điểm, nói, "Nếu quý vị khÔng thÍch nghe tôi trong lớp, thì đừng chọn vào lớp này."

Không ngờ, 2 nữ sinh viên này sau đó ra báo cáo với Ty Công An và Uy Ban Giáo Dục Quận rằng GS Yang là "một tên phản cách mạng." Thêm nữa, GS Yang kể với phóng viên, Ty Công An chính thức lập hồ sơ điều tra.

GS Yang giải thích trên trang blog của ông rằng các nữ sinh kia như thế là người "thổi còi," và bác bỏ rằng ông không hề nói gì trong lớp về các đề tài cấm kỵ như Pháp Luân Công, một giáo phái bị cấm ở TQ, và bản văn nổi tiếng "Cửu Bình" (Chín Bài Bình Luận về CSTQ) của giáo phái này.

Sau đó, không hiểu vì lý do gì, GS Yang gỡ bài này ra khỏi trang blog, nhưng một số người đọc đã nhanh tay copy kịp để phóng khắp toàn cầu. Thế là có chuyện tranh cãi mới cho dân Hoa Kiều khắp nơi.

Hầu hết mọi người bênh vực GS Yang, nói rằng một giáo sư có quyền tự do học thuật để chỉ trích chính phủ và bình luận về các vấn đề xã hội. Thêm nữa, Hiến Pháp CS Trung Quốc cho người dân quyền tự do phát biểu…

Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền quan ngại rằng khi công an lập hồ sơ điều tra, thì thế nào cũng sẽ có chuyện không lành. Một luật gia nói rằng may cho GS Yang, tội "phản cách mạng" đã bị xóa trong bộ luật hình sự TQ năm 1997. Do vậy, công an không thể khởi tố GS Yang về tội này.

Thế thì, công an có thể khởi tố GS về tội làm cho 2 nữ Hồng Vệ Binh tức giận tới nổi khóc ràn rụa? Tuy nhiên, nhiều người lo ngại là công an sẽ khởi tố GS Yang về tội "kích động lật đổ chính phủ," hay là tội "làm hại nghiêm trọng cho trật tự xã hội và lợi ích nhà nước," nghĩa là những tội không có thước đo cụ thể, mà lại có thể hiểu co giãn sao cũng được.

Trong khi đó, một số người khác nói rằng lý ra, 2 nữ sinh viên Hồng Vệ Binh kia có thể đứng lên xin tranh luận với Thầy, bởi vì như thế mới là không khí đại học. Nói như thế, đúng là dân hải ngoại nói.

Điều chúng ta thắc mắc là tại sao vẫn còn Hồng Vệ Binh với lòng đầy "bức xúc" như thế? Có phải đó là các sản phẩm robot được sản xuất hàng loạt ở các xưởng máy?

Một điều bùi ngùi để nghĩ tới rằng, theo nhiều sử liệu, và dễ tìm nhất là ở Wikipedia, trong suốt thời Cách Mạng Văn Hóa, tuổi trẻ Hồng Vệ Binh rời bỏ lớp học để bước ra đi khắp Trung Quốc, rồi vào các đại học, trường học, rao giảng tư tưởng Mao cho cả các thầy cô, đập phá mọi biểu tượng gọi là "tứ cổ hủ" của xã hội, đó là 4 điều phải phá vỡ: ý tưởng cổ, văn hóa cổ, thói quen cổ và phong tục cổ. Tổng cộng trong 6,843 ngôi chùa nổi tiếng, trong danh sách di tích, đã bị phá hủy mất 4,922 ngôi chùa.

Mao Trạch Đông đã có buổi tụ họp 1 triệu Hồng Vệ Binh tại Thiên An Môn ngày 18-8-1966, để ca ngợi và chỉ thị đốt sách cổ, xóa bỏ các tàn tích cũ… Và cũng nơi Thiên An Môn đó, vào tháng 6-1989, nhà nước đưa xe tăng tràn vào, cùng với bộ binh bắn, vây bắt cuộc biểu tình đòi dân chủ của hàng trăm ngàn sinh viên nơi đây.

Điều khó hiểu vẫn là, tại sao lại còn Hồng Vệ Binh? Tại Bắc Hàn, Cuba thì còn dễ hiểu. Nhưng tại sao có ở cả Trung Quốc và Việt Nam?

ไม่มีความคิดเห็น: