Huỳnh Ngọc Sỹ, ăn hối lộ $820 ngàn Mỹ Kim và Bùi Tiến Dũng thua cá độ 2.4 triệu mỹ kim tiền ODA của Nhật
Phát biểu trong Hội nghị Các Nước Tư Vấn về Viện trợ cho Việt Nam tại Hà Nội ngày 4 tháng 12 năm 2008, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam hứa hẹn "Việt Nam hứa tôn trọng từng cắc bạc viện trợ từ nguồn ODA (Official Development Assistance) và sẵn sàng làm tất cả mọi thứ trong tinh thần trách nhiệm của mình".
Ông Dũng nói vậy mà không phải vậy. Vì đây không phải là lần đầu tiên các viên chức cộng sản cao cấp hứa hẹn. Tuy nhiên lần này bối cảnh đã khác vì thế giới đã chán ngáy hành vi tham nhũng hết thuốc chữa của các đảng viên cao cấp trong đảng CSVN. Cùng ngày, đại sứ Nhật bản, ông Mitsuo Sakaba chính thức thông báo cho chính phủ Việt Nam biết Nhật sẽ ngưng các khoản viện trợ thuộc ODA vì lý do tham nhũng, cụ thể nhất là sự kiện ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Sài Gòn, kiêm Giám đốc Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông - Tây, đã ăn hối lộ 820 ngàn mỹ kim cho dự án làm đường xá từ công ty Tư Vấn Quốc Tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International) của Nhật.
Trước khi quyết định rốt ráo cúp viện trợ ODA, Nhật đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam hợp tác điều tra, nhưng chỉ nhận được những đáp ứng ù lì cho qua chuyện. Thậm chí Việt Nam còn lên giọng trách móc Nhật đã công bố sự kiện tham nhũng quá sớm khi chưa có đủ bằng chứng, làm ảnh hưởng đến Việt Nam . Thái độ lấp liếm, kiểu ăn vạ, đừng chen vào công việc nội bộ, chủ quyền của Việt Nam đã làm cho phía Nhật Bản nổi giận.
Nhật bản cho biết chỉ khi nào Việt Nam có phương án chống tham nhũng triệt để và thuyết phục thì lúc đó viện trợ ODA từ Nhật mới có thể xét lại. Năm ngoái, các quốc gia viện trợ đã đổ vào Việt Nam 5.426 tỷ mỹ kim, trong đó ngân hàng phát triển Á châu, ngân hàng thế giới và Nhật là ba nguồn viện trợ nhiều nhất. Năm 2007, Nhật chi 1 tỷ mỹ kim, với lãi xuất thấp, cho Việt Nam vay trong các dự án chỉnh trang đường xá, cầu cống, hệ thống xa lộ Bắc- Nam, đường xe lửa và cả công viên kỷ nghệ.
Bê Tông Cốt Tre Xa lộ 18, sáng tạo của tham nhũng Việt Nam thuộc dự án PMU18
Tuy nhiên, vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ là giọt nước làm tràn ly vì đây không phải là sự kiện bị phanh phui đầu tiên. Trước đó, vụ án PMU 18, Bùi Tiến Dũng, giám đốc các dự án xây cất cầu Bải Cháy, Xa lộ 18, 10, 2, 3, v.v.. trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, lấy tiền ODA đánh bạc đã làm cho các quốc gia viện trợ, trong đó có Nhật bản choáng váng và rúng động.
Nắm trong tay các dự án xây cất, hầu hết do ODA Nhật viện trợ, ông Bùi Tiến Dũng và các lãnh đạo Đảng CSVN thuộc Bộ Giao Thông Vân Tải đã tham nhũng vô tội vạ. Năm 2001, ông Dũng cất nhà mát ở ngoại ô Hà Nội 165 ngàn mỹ kim. Từ 1998 đến 2005, Dũng đã chi tiêu riêng 167 ngàn mỹ kim cho các phí tổn xe cộ cá nhân. Trầm trọng nhất, chỉ trong vòng hai tháng trong năm 2006, các tài liệu thu được từ công an xác nhận Dũng đã cá độ bóng đá và thua mất 2.4 triệu mỹ kim. Dù vậy, tháng 8 năm ngoái, Dũng chỉ bị truy tố tội đánh bạc thay vì tham nhũng với bản án 13 năm tù. Cùng lúc, đảng CSVN cũng bao che, huỷ bỏ luôn án tham nhũng đối với Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.
Bên ngoài, Việt Nam đã hứa hẹn, sẽ làm đủ mọi cách để bảo đảm số tiền ODA của Nhật không bị thất thoát, sẽ chống tham nhũng, truy tố, trừng trị và có phương cách quản lý tốt các nguồn vốn này. Bên trong, Đảng ra tay trấn áp các tờ báo đã phanh phui, tố cáo tham nhũng bằng cách bắt giam hai ký giả của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, tuyên án tù để răn đe, bịt miệng, làm chìm vụ án. Đảng CSVN đã cố che đậy sự kiện tham nhũng nguồn viện trợ ODA bằng cách chỉ truy tố ông Dũng tội đánh bạc, thay vì tội tham nhũng vì sợ vụ việc bị lây lan đến các lãnh đạo cao cấp khác, và ảnh hưởng tới mối nguy cơ Nhật có thể cắt giảm hoặc ngưng viện trợ.
Sau vụ PMU 18, dư luận Nhật đã không còn thiện cảm với Việt Nam nữa, họ đã đề nghị phải xét lại số tiền viện trợ và có phương án bảo đảm tiền của nhân dân Nhật không bị đảng viên đảng CSVN ăn cắp, tham nhũng. Họ cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam phải bồi hoàn lại Nhật tiền viện trợ ODA nếu có bằng chứng tham nhũng.
Tưởng rằng bằng những thủ đoạn lấp liếm, bao biện, lãnh đạo đảng CSVN có thể che dấu được hành vi tham nhũng của tầng lớp đảng viên và ngay chính bản thân họ. Tuy nhiên, tham nhũng tại Việt Nam đã trở thành hệ thống, một chứng bệnh lây lan từ cấp thừa hành cho đến lãnh đạo, kể cả những ủy viên Trung ương hay trong chính trị bộ như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Lê Khả Phiêu hoặc Lê Đức Anh v.v.. Vì vậy, phương cách răn đe, chửa cháy và bịt miệng mà đảng CSVN đã thực hiện thời gian qua không thể giải quyết tận gốc rể một tệ nạn mang tính bản chất, hậu quả của chế độ độc tài, đảng trị.
Khi hàng tỷ mỹ kim, theo hình thức mượn vốn với lãi xuất nhẹ ODA, đổ vào Việt Nam hàng năm, tạo cơ hội cho đảng viên đảng CSVN tha hồ tham nhũng. Hậu quả trầm trọng nhất là dân tộc Việt Nam trở thành con nợ, trả vốn lẫn lời, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tham nhũng tại Việt Nam là bệnh ung thư mãn tính đã đến kỳ hết thuốc chữa, làm mục rửa và xói mòn hệ thống chính quyền CS, nhưng cũng tàn phá tương lai dân tộc và đất nước Việt Nam.
Sự kiện Nhật chính thức công bố ngưng viện trợ ODA năm 2009, trong ngày Hội nghị các nước Tư Vấn về Viện Trợ tại Hà Nội, là cái tát trời giáng vào mặt Đảng CSVN. Ngoài việc cho biết Việt Nam đừng trong mong gì số tiền viện trợ của Nhật nữa, ông Mitsuo Sakaba, đại sứ Nhật tuyên bố, số tiền 690 triệu mỹ kim còn sót lại của viện trợ ODA cho dự án cầu cống và đường xá năm 2008 cũng sẽ tạm ngưng luôn cho đến khi có quyết định mới.
Để đối phó với tình trạng suy thoái và giải quyết các vấn nạn kinh tế đã tràn tới Việt Nam do hậu quả của khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam đã xuất qủy 1 tỷ mỹ kim, gần 10% trong tổng số quỷ dự trử quốc gia để cấp cứu kinh tế có nguy cơ xụp đổ. Số tiền này dự chi cho các dự án công cộng, đường xá và buôn bán lẻ nhằm kích cầu nền kinh tế. Dự phóng, Việt Nam là quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì mang bản chất kinh tế tầm gửi, lợi tức phụ thuộc hoàn toàn vào các mặt hàng xuất khẩu nông và ngư nghiệp, lao động thủ công thấp, du lịch và các dịch vụ may mặt. Bên cạnh đó, nạn tham nhũng hoành hành, đục khoét tài sản của công, ăn cắp nguồn viện trợ quốc tế, đẩy Việt Nam vào hoàn cảnh đối diện với áp lực cả trong lẫn ngoài. Giờ đây lại bị mất đi nguồn viện trợ béo bở cả tỷ mỹ kim, kinh tế Việt Nam sẽ hết sức khốn đốn. Việt Nam đang trong cơn thử thách trước viễn ảnh hàng loạt các biến động chính trị, xã hội, tôn giáo có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là những chỉ dấu báo hiệu một Việt Nam có nguy cơ bị hoảng loạn, bất ổn, hậu quả của nền chính trị độc đảng.
Cũng trong Hội nghị Viện trợ này, đại diện các quốc gia Khối Âu Châu đã phát biểu "quyền về dân sự và chính trị phải được tôn trọng và không thể tách rời ra được". Đại diện khối này cho biết là "họ tin tưởng mạnh mẽ rằng nếu Việt Nam không tôn trọng các quyền về dân sự và chính trị, nền kinh tế của Việt Nam theo hướng cải cách sẽ bị nguy hại một cách trầm trọng"
Riêng Hoa Kỳ tuyên bố "Thành quả về kinh tế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đang bị thử thách bởi chính sự hạn chế các quyền về tự do cá nhân công dân của họ"; "Chấp nhận sự khác biệt chính kiến và độc lập về quan điểm chính là nền tảng để làm cho xã hội tiến bộ".
Trong xứ sở cai trị bởi độc tài và toàn trị, quyền công dân hoàn toàn bị tước đoạt; nhà nước khôn dân nhờ, lãnh đạo ngu dân chịu!. Không có nền tự do báo chí để làm nhiệm vụ cảnh báo và hướng dẩn dư luận quần chúng, mọi quyết định chính trị, kinh tế và xã hội trong hoàn cảnh "dầu xôi lửa bỏng" đều nằm trong tay của những lãnh đạo như ông Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vấn đề đặt ra là liệu ông Triết hay ông Dũng có đủ tầm nhìn xa, trông rộng, có trình độ và kiến thức căn bản, có khả năng để dẫn dắt Việt Nam qua khỏi cơn khủng hoảng hiện nay hay không?. Tuy nhiên, một Chủ tịch nước như ông Triết khi bị lên án vi phạm nhân quyền, đã ngây ngô chống chế trước dư luận thế giới rằng "chúng tôi không đối xử tệ với nhân quyền", hoặc như ông Dũng, trơ trẻn trả lời với phóng viên báo chí ngoại quốc "Việt Nam có nền tự do báo chí không thua kém các nước trên thế giới" thì có lẽ cũng không cần thời gian mới có câu trả lời.
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น