Trong khi còn quá sớm để dự báo việc giảm chi tiêu tại Hoa Kỳ sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế Việt Nam, nhiều công nhân tại công ty dệt may nhà nước Hanosimex đã bắt đầu lo lắng.
Nguyễn Thị Thảo cảm thấy hài lòng với số lương 70 đô la một tháng. Chị Thảo năm nay 28 tuổi, có chồng và một đứa con 9 tháng. Chị Thảo nói: “Tôi xem TV và nghe nói về những khó khăn kinh tế tại Hoa Kỳ và tôi biết nó sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi, bởi vì, nếu kinh tế Hoa Kỳ bị trì trệ, người Mỹ sẽ giảm đơn đặc hàng và chi tiêu. Việc đó sẽ dẫn đến nhiều việc làm cho những người giống như tôi sẽ bị mất.”
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Khoảng phân nửa các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam đến Hoa Kỳ là quần áo và giày dép.
Công ty Hanosimex xuất cảng khoảng 60 phần trăm hàng hóa của họ qua Mỹ. Nguồn: NPR by Ngo Xuan Tung |
Thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 60 phần trăm các mặc hàng xuất khẩu của Hanosimex. Phó giám đốc Nguyễn Thanh Bình nói các khách hàng đã bắt đầu cắt giảm đơn đặc hàng. Bà Bình nói: “Trong số các mặc hàng chất lượng cao, số đơn đặc hàng giảm khoảng 40 phần trăm so với năm ngoái. Đơn đặc hàng cho các sản phẩm rẻ tiền hơn thì giảm khoảng 10 phần trăm, phản ánh chiều hướng người tiêu thụ Mỹ chuyển từ các mặc hàng đắt tiền sang các mặc hàng rẻ tiền hơn bán tại các cửa hàng như Walmart và Target. Hầu hết các khách hàng của chúng tôi bắt đầu yêu cầu giảm giá.” Bà Bình nói thêm công ty của bà không có kế hoạch cắt giảm lao động, các công ty lớn với vốn nhà nước như công ty của bà được trang bị tốt đễ vượt qua sự tuột dốc của kinh tế. Các công ty sản xuất nhỏ của tư nhân tại Hà Nội và Sài Gòn thì đã bắt đầu sa thải công nhân.
Mức tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm đạt mức ngoạn mục, trung bình khoảng 8 phần trăm một năm, chỉ đứng thứ nhì sau Trung Quốc. Một số vốn kỷ lục 60 tỷ đô la đầu tư nước ngoài FDI được hứa hẹn trong năm nay, tuy nhiên, đó là trước khi kinh tế toàn cầu bị suy thoái.
Ông Phạm Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu Tư Nước Ngoài, nói Việt Nam có thể chỉ nhận được một phần ba số vốn đã được hứa hẹn vì những khó khăn về tín dụng và khan hiếm vốn trên toàn cầu. Nhưng, ông Thắng khẳng định, số vốn đó sẽ đủ.
Chính phủ Việt Nam giảm chỉ tiêu tăng trưởng trong năm nay --từ 8 phần trăm xuống còn 6 phần trăm. Đó là một tin không vui cho một nền kinh tế đang phát triển, nhưng không đến nổi là xấu lắm.
Theo ông Sitkoff: “Điều đáng mừng là nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất trên toàn cầu. Chính phủ nhận biết điều đó, các công ty cũng biết như vậy. Hàng ngày, hàng tuần, chúng tôi vẫn thấy nhiều công ty nước ngoài tìm đến Việt Nam như một điểm đến để làm thương mại, một địa điểm để sản xuất hàng hóa. Khi kinh tế toàn cầu đi xuống, các công ty trên toàn thế giới sẽ tìm đến những nơi mà nền kinh tế vẫn còn trên đà gia tăng, và Việt Nam sẽ là một trong những nơi đó.”
Nguồn:
Vietnamese Workers Fear U.S. Spending Slowdown. NPR, by Michael Sullivan, 14 Novemver 2008.
Vietnamese Workers Fear U.S. Spending Slowdown. NPR, by Michael Sullivan, 14 Novemver 2008.
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น