2. Nền giáo dục hiện nay cả xã hội ta thán!. Những nhà khoa học, trí thức, cả trong và ngoài nước lo cho tương lai của dân tộc đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ý kiến, kiến nghị với đảng, nhà nước, bộ giáo dục… nhưng tất cả như hòn đá ném xuống biển. Nền giáo dục ấy, nhìn lại, hẳn chúng ta cũng thấy rõ cái gốc nền tảng “công-nông” của nó!.
Nhà nước công-nông xây dựng bởi đội ngũ cán bộ thành phần “công-nông” phổ biến là thất học. Nền giáo dục xã hội của nhà nước công-nông trước hết phải “thỏa mãn” yêu cầu cho đội ngũ cán bộ ấy và sau đó là lực lượng công, nông trong toàn xã hội. Trong cơ chế lãnh đạo, quản lý xã hội bằng nghị quyết như thời cơ chế bao cấp trước đây, cấp dưới tuyết đối phục tùng cấp trên theo nguyên tắc tập trung - dân chủ. Cấp trên “bao cấp trọn gói”; cấp dưới thực hiện những gì cấp trên hướng dẫn, chỉ thị và chỉ cần làm theo khả năng nhận thức và trình độ “công-nông” của mình là đủ !!. ” Phê và tự phê” là quy luật đấu tranh, phát triển (!) mà đảng với quyền lãnh đạo tuyệt đối mà dân đã “ơn đảng” rồi thì chẳng có gì phải sợ!.
Nền giáo dục “tiên tiến” của chế độ mới đào tạo cán bộ từ “nền tảng công-nông”, trước hết là phục vụ cho bộ máy nhà nước công-nông (chứ không phải nhà nước dân chủ của nhân dân) và cho cả nền giáo dục xã hội theo tiêu chí gốc rễ ấy. Do trình độ thấp kém nhưng độ tuổi lại “làm cán bộ” - đó cũng là một loại “giặc dốt” (!) nên ngoài “bình dân học vụ” để xóa mù chữ cho nhân dân trong xã hội thì giáo dục “bổ túc công-nông” là yêu cầu cấp thiết để bổ túc học vấn cho đội ngũ cán bộ. Những trường học “công-nông” mở ra. Chương trình giáo dục tất nhiên phải vì “công-nông” ; xuyên suốt đường lối chính trị công-nông dưới sự độc quyền lãnh đạo của đảng; rút ngắn thời gian học của bậc phổ thông - 9 năm, rồi 10 năm so với 12 năm theo chương trình giáo dục của “thực dân, đế quốc, tay sai”; rồi 12 năm với nội dung chương trình “tiên tiến” để đào tạo “con người mới XHCN” để ”đưa cả nước lên CNXH” !. Trong nhà trường cũng có “hệ thống chuyên chính“ hoàn chỉnh để quản lý giáo dục!.
Đào tạo bậc đại học cũng phải theo tiêu chí “công-nông” và lấy “cơm chấm cơm” là chính!. Không phải tất cả mọi công dân xã hội đều được vào đại học. Công dân xã hội đã đựợc phân thành nhiều loại “công dân” mà thành phần tuyển sinh vào đại học theo như quy định trước đây là một minh chứng. Những “trí thức” được đào tạo qua “bổ túc” hoặc qua trường Đại học đã được tuyển chọn theo thứ tự thành phần gốc rể trung thành tuyệt đối với chế độ, với đảng. Trí thức ấy mới là “trí thức XHCN”(!). Những nhà giáo được đào tạo ở nước ngoài; được nước ngoài trọng vọng, vinh danh, về nước để hy sinh, cống hiến, ”phục vụ cách mạng”, làm vẻ vang cho giống nòi, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” hoặc là “trí thức XHCN” mà yêu nước, yêu tổ quốc, nhân dân VN hơn yêu đảng Mác Lênin, “tổ quốc XHCN” thì khó có điều kiện để thực hiện vai trò của mình hoặc có thể bị loại trừ ra khỏi đời sống xã hội!.
Đường lối, triết lý, mục tiêu giáo dục ấy vẫn tiếp tục kéo dài cả sau thời kỳ “giải phóng Miền Nam” và cho đến nay dù về đối tượng đào tạo đại học không còn phân biệt thành phần với nhiều loại công dân, thay vào đó là những điểm cộng về thành phần, đối tượng, vùng miền(!). Cán bộ trình độ “công-nông”, trước đây ít học do “tham gia kháng chiến” nay “tiêu chí” và “đội ngũ” được bổ sung mới và trẻ hơn, nhưng chưa phải là đã hết…”bổ túc công-nông”(!). Con đường làm quan của các quan chức trong mỗi cơ quan trình độ vẫn tiếp tục “bổ túc”, vẫn tiếp tục “tại chức” hoặc “tập trung” để “chuẩn hoá chức danh”. Với cái thời “cơ chế thị trường” bị méo mó theo “định hướng XHCN”, cái tệ nạn “mua bằng, bán cấp” cũng gắn liền với tệ nạn “mua quan, bán chức” có cơ hội làm ăn, phát triển. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ “bổ túc” là “già làng”, ít học trước đây sau đêm “đổi mới” đã thành ông Nghè, ông Cử - “trí thức XHCN”, và đội ngũ “tiến sỹ giả” cũng phát triển với tốc độ nhanh và nay đang muốn dựng bia đá để được “lưu danh” (hay “ô danh”?) muôn đời sau!!. Sản phẩm ”trí tuệ” tiên tiến, văn minh ấy được mọc lên không ngoài cái “hạt giống” nền tảng của nền giáo dục công-nông!. Xưa, “trí thức”, “hiền tài” là nguyên khí quốc gia, nay “trí thức xã hội chủ nghĩa” là “nguyên khí” của đảng CS chuyên chính mà quyền và lợi hai bên đã gắn chặt, hòa quyện vào nhau. Cái “nền tảng” công-nông với sự lãnh đạo của đảng CS đã được vun trồng trong toàn bộ hệ thống giáo dục “XHCN”, cả trong cấu trúc tổ chức, quản lý, nội dung chương trình, phương pháp… để đào tạo ra sản phẩm là con nguời “yêu tổ quốc XHCN”; phục tùng tuyệt đối sự lãnh đạo của đảng, cả trong ý thức, tư tưởng, hành động cùng với cả “nhân sinh quan, thế giới quan đảng CSCN (!?). “Trình độ năng lực yếu kém” luôn là lý do để bao che chạy tội, giám nhẹ tội cho những quan chức cấp thấp, cấp cao khi có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật. Nhưng cơ chế thị trường đã mở ra cùng với thời đại toàn cầu hoá, dân chủ hoá, “sản phẩm” giáo dục có đạt được như ý muốn của đảng lãnh đạo hay không lại là chuyện khác..!. Nền giáo dục ấy sai lầm là đối với nhân dân và sự phát triển, tồn vong của đất nước, di hại nhiều đời con cháu mai sau nhưng đối với đảng CS vẫn là “đúng đắn”, dù có “sai”, “sửa”, “cải cách” nhưng “sửa” rồi cũng cứ “sai”; đã hỏng rồi nhưng đảng “tiền phong”, “khoa học”, “văn minh” đâu muốn thay đổi !.
3. Văn hóa nghệ thuật cũng không thoát khỏi “nền tảng” ấy. Nền văn hóa nghệ thuật “sản xuất lớn XHCN” chẳng lẽ lại không có hương hoa!?. Cuộc “cách mạng tư tưởng văn hóa”, tất nhiên trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối chính trị của đảng CS mục đích làm sao để tư tưởng, chủ nghĩa ấy thống trị trong toàn bộ tư tưởng, tình cảm đời sống xã hội. Cả xã hội phải theo cùng một kiểu tư duy, nhận thức, cùng vì mục đích cao nhất, cũng là đạo đức cao nhất của nguời “cách mạng”, đó là lợi ích của đảng CS !. Nền văn hóa nghệ thuật XHCN vun trồng trên đất công-nông, lấy công-nông làm trung tâm, đối tuợng phục vụ, phản ánh, xây dựng hình tượng nhân vật…, và nội dung, phương pháp phải ”sáng tạo”, vẽ ra đuợc cái “hiện thực xã hội chủ nghĩa”!… Những ai không biết gieo trồng, không cày ải, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đảng, không chịu đi vào công-nông để “cải tạo” và “sáng tạo”; sản phẩm ”nghệ thuật” tạo ra không có tính đảng, tính tư tưởng... là có vấn đề, là xa rời sự lãnh đạo của đảng, chống đảng(!). Nhiều vụ án được đảng tạo ra để “đánh” vào đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ không đi cùng ”lề đường” theo sự dẫn dắt của đảng CS, ở miền Bắc sau 1954 và cả Miền Nam sau 1975… đã thành phổ biến. Những nhà văn hóa, trí thức, khoa học, văn học nghệ thuật tên tuổi như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Lê văn Thiêm…; những Văn Cao, Trần Dần, Phan Khôi, Hữu Loan, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm… và nhiều nhiều những nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ đã phải chịu bao nhiêu tủi nhục, đắng cay, khổ ải, bị treo bút, treo niêu mà người thiệt thòi nhất chính là dân tộc, xã hội, nhân dân, đất nước!… Không ít những sản phẩm trí tuệ, tinh thần, nghệ thuật có giá trị nhân văn của những văn nghệ sỹ đến nay vẫn còn được nhân dân gìn giữ, trân trọng lại được sản sinh ra trong cái thời tác giả của nó bị tiêm nhiễm bởi cái “nọc độc” của chủ nghĩa thực dân cũ và mới!?. Yếu tố nào đã tạo nên?. Có phải các loài hoa ấy nay vẫn tỏa hương đã được vun trồng từ cái gốc nền tảng công-công dưới sự chăm sóc của đảng?! Và vì sao vào cuối đời khi không còn gì để mất, để sợ nhiều trí thức, văn nghệ sỹ XHCN lại “đi tìm cái tôi đã mất” của mình?!.
สมัครสมาชิก:
ส่งความคิดเห็น (Atom)
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น