วันอังคารที่ 18 พฤศจิกายน พ.ศ. 2551

No89: Nick Caistor: Làm báo ở Việt Nam, cấm không được thắc mắc

Các nhà báo Việt Nam phải chịu đựng khi họ đào quá sâu

Quy định về đạo đức người làm báo của Việt Nam năm 2005 nhấn mạnh về điểm đầu tiên và quan trọng nhất rằng: “Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Tiếp đến quy định còn khuyên bảo các nhà báo nên “Sống lành mạnh, trong sáng” và luôn “gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân”.

Vì các quy định này, báo chí và đặc san của Việt Nam làm cho người Tây phương đọc thấy chán nản. Trang đầu hầu như luôn luôn được chia ra để dành cho các bài báo viết về ông tổng bí thư đảng đã làm gì, ông thủ tướng nói cái chi, và bí thư đảng uỷ tới đâu rồi. Những gì đi theo sau các tựa đề này luôn luôn là những tin tức tốt đẹp: lễ khai trương một ngôi trường, một xa lộ, hoặc một dự án khác đầy tham vọng, hoặc một chuyến viếng thăm để bày tỏ tình đoàn kết hoặc đầy nghi thức ngoại giao.

Ðiều này có nghĩa là những tin tức xấu, nhất là các tin tức về Việt Nam và giới cầm quyền cai trị, thì vô cùng hiếm hoi ở trong nước. Chỉ có lần duy nhất loại tin tức này được đăng tải khi giới lãnh đạo đảng muốn loại bỏ ai đó. Nếu họ cảm thấy đây là lúc để cho người nào đó phải ra đi, thì họ liền cung cấp cho các tổng biên tập nhiều tin tức về các hành động phi pháp mà người đó đã phạm phải, và ai là kẻ nhận lãnh trách nhiệm.

Vì thế cho nên vào năm 2006, cùng với nhiều vụ việc khác nhau như chuyện một chiếc cầu bị xụp đổ, thì có một vụ xì-căng-đan lớn trong Bộ Giao thông vận tải về việc dùng ngân quỹ chính phủ để đánh cá vào các trận bóng đá Âu Châu, và việc tham ô biển thủ từ ngân quỹ của Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới cùng nhiều nguồn vốn quốc tế khác để tư lợi; bỗng nhiên được đăng tải đầy rẫy trên nhiều tờ báo Việt Nam. Bộ trưởng giao thông Ðào Ðình Bình bị cách chức và người phụ tá cuả ông ta phụ trách về quản trị công trình bị bỏ tù.

Nhưng một vài nhà báo lại nắm lấy điều này như một dấu hiệu rằng họ có thể tiếp tục tường thuật về vụ này, và thật tình điều tra về những gì đã xảy ra. Ðặc biệt là hai ký gỉa Nguyễn Văn Hải (33 tuổi) và Nguyễn Việt Chiến (56 tuổi) còn đào sâu hơn. Cả hai đều làm việc cho các tờ báo nhắm vào giới đọc giả trẻ hơn, và được cho là không bị đảng kiểm soát.

Vào tháng 5 năm nay, họ bị bắt giữ và truy tố về tội “lạm dụng chức vụ và quyền hạn” để tường thuật xa hơn về vụ xì-căng-đan. Báo Tuổi Trẻ (nơi nhà báo Nguyễn Văn Hải công tác) cũng cho biết rằng kể từ năm 2005, hàng chục phóng viên địa phương đã bị công an triệu tập lên để thẩm vấn và đòi hỏi phải tiết lộ các nguồn cung cấp tin tức cho họ về vụ xì-căng-đan trên.

Sự doạ dẫm này dường như có kết quả vì sau đó có hai cựu cán bộ công an bị bắt giữ cùng với các nhà báo, về tội danh “có ý định tiết lộ bí mật”. Khi những người này được đem ra xét xử hồi tháng 10, thì Nguyễn Văn Hải đã nhìn nhận tội trạng. Ông ta bị tuyên án “hai năm giáo dục” nhưng được miễn án tù.

Ðồng nghiệp của ông ta là Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam vì bị cho là đã viết nhiều bài báo không chính xác về vụ xì-căng-đan. Chánh án Trần Văn Vỹ nói rằng các nhà báo đã “làm thiệt hại đến thanh danh một số cán bộ cao cấp và gây ra dư luận tiêu cực trong quần chúng”.

Hai cán bộ công an có dính dáng đến vụ án cũng gặp số mệnh tương tự. Ông Ðinh Văn Huynh, một cán bộ cảnh sát điều tra, bị một năm tù, trong khi Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, hiện đã về hưu, thì được tha bổng với lời cảnh cáo chính thức.

Việt Nam đang trải qua việc mở rộng kinh tế cho thế giới bên ngoài. Một thị trường chứng khoán đã được khai trương, có một số lớn nhiều ngân hàng ngoại quốc đổ xô vào, và đầu tư nước ngoài được tích cực khuyến khích. Nhiều tờ báo Việt Nam được khuyến khích tìm kiếm để đăng tải quảng cáo có trả tiền. Cùng lúc đó thì giới lãnh đạo cộng sản lại không bằng lòng cho phép các nhà báo trong nước được nêu ra bất cứ thắc mắc nào hầu có thể đưa đến việc những tin tức thật sự được xuất hiện trên báo chí của họ.

Tác giả Nick Caistor đã làm việc với British Council (một tổ chức quan hệ văn hóa giáo dục quốc tế của chính phủ Anh Quốc) và các nhà báo trẻ của Việt Nam trong thời gian từ 2005 đến 2008.
http://www.indexoncensorship.org/2008/11/14/vietman-ask-no-questions/



Quy định về đạo đức người làm báo
Ngày 13/8, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam như sau:

1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
4. Sống lành mạnh, trong sáng, không được lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.
5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.
6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.
7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.
9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác

ไม่มีความคิดเห็น: