Hôm 13.10.2008 đài BBC đã công bố bài phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình vào tháng 8 vừa qua tại Hà Nội về nhiều vấn đề. Người phỏng vấn là Xuân Hồng. Bà Bình nguyên là Ủy viên Trung ương Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Trưởng đoàn thương thuyết của Mặt Trận tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao trong Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Bộ Trưởng Giáo Dục, Phó Chủ Tịch Nước CHXHCNVN, v.v.
Cuộc phỏng vấn này giúp ta hiểu rõ hơn chủ trương của nhóm bảo thủ trong đảng CSVN mà bà Nguyễn Thị Bình là một khuôn mặt tiêu biểu. Tuy nhiên, trước khi đề cập đến những ý kiến của bà, chúng tôi xin nói qua vài nét về cuộc đời của bà
VÀI NÉT VỀ NGUYỄN THỊ BÌNH
Nguyễn Thị Bình có tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26.5.1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, người Điện Bàn, Quảng
Ông Nguyễn Đồng Hợi là tham tá công chánh (agent technique) thời Pháp thuộc, được đổi lên làm việc ở Phnom Penh, Kampuchia, nên lúc nhỏ bà học ở trường Lycée Sisowath tại Phnom Penh. Đây là một trường nổi tiếng dạy bằng tiếng Pháp. Bà học hết Tú Tài I. Năm 1944, mẹ bà qua đời, lúc đó bà mới 17 tuổi. Bà theo gia đình trở về nước rồi tham gia Mặt Trận Việt Minh.
Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ vào cuối năm 1945, thân phụ bà theo Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ đi ra chiến khu, bà ở lại chăm sóc các em và hoạt động bí mật cho Việt Minh trong khối sinh viên học sinh và phụ nữ với bí danh là Yến Sa. Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1951, bà bị Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, Sài Gòn, sau đó bị giam ở Khám Chí Hòa (1951-1953).
Năm 1954, bà được phóng thích theo Hiệp Định Genève ngày 20.7.1954. Mới được phóng thích một thời gian, vào tháng 10 năm 1954, bà tham gia ngay Phong Trào Hòa Bình do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập để yểm trợ cho Việt Minh đòi quân đội Pháp rút khỏi miền
Năm 1960, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt
Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng thương thuyết của Mặt Trận Giải Phóng đi dự Hội nghị
Sau khi Đảng CSVN thống nhất đất nước, bà làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục (1976-1987), rồi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V (03/1982-1986), Phó Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Đảng (1987-1992), Đại biểu Quốc hội từ khoá VI đến khoá X (1976-2002).
Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó Chủ Tịch Nước CHXHCNVN và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà nghỉ hưu từ năm 2002.
Chúng tôi đã nghe một nhân viên an ninh có nhiệm vụ thẩm vấn bà Bình năm 1951 khi bà vừa bị bắt, kể lại những chuyện đã xẩy ra. Tuy nhiên, có một tin đồn mà cho đến nay chúng tôi vẫn chưa kiểm chứng được. Chúng ta nhớ lại, vào ngày 19.6.1965, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã thành lập chính phủ mới gồm 5 tổng ủy viên (tổng trưởng), 10 ủy viên (bộ trưởng) và 2 thứ ủy (thứ trưởng). Luật sư Đinh Trịnh Chính được cử làm Bộ Trưởng Tâm Lý Chiến. Luật sư Chính là em của Đinh Khang, chồng của bà Bình, đang làm Đại Sứ của Hà Nội tại Bắc Kinh. Vào khoảng tháng 7 năm 1967, một nguồn tin mật cho biết nhân viên an ninh đã theo dõi và bắt được bà Nguyễn Thị Bình đang ở trong nhà Luật sư Đinh Trịnh Chính. Nhưng ngày hôm sau, Đại Sứ Bunker đến và cho biết bà Bình đang làm việc với Hoa Kỳ nên yêu cầu thả ra. Tổng Nha Cảnh Sát phải trả bà lại tại nhà Luật sư Đinh Trịnh Chính. Đây là thời kỳ Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp xúc với Bắc Kinh và Hà Nội để mở cuộc thương thuyết. Tuy nhiên, cho đến nay nguồn tin trên vẫn không thể kiểm chứng được.
TIẾP TỤC NGUỴ BIỆN
Xuân Hồng của đài BBC đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình như là một khuôn mặt tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam, về 3 chủ đề chính sau đây: Số phận của MTGPMN sau khi chiến tranh chấm dứt, những người bất đồng chính kiến, và sự phá sản của nền giáo dục Việt Nam.
Mặc dầu Xuân Hồng đã cố gắng đưa ra những câu hỏi rất nhẹ nhàng, nhưng nghe những câu trả lời của bà Bình ai cũng thất vọng!
Kể từ khi làm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao trong Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đến nay, bà Bình có một lối trả lời phỏng vấn không thay đổi: Thứ nhất, bà nổi tiếng là một “thợ né” rất vụng về, luôn tránh trả lời trực tiếp câu hỏi được đưa ra mà chỉ tìm cách biện giải hay nguỵ biện. Thứ hai là bảo thủ. Những gì bà được học để trả lời báo chí khi còn làm Bộ Trưởng Ngoại Giao trong Chính Phủ Lâm Thời, nay bà vẫn tiếp tục nhai lại, mặc dầu tình thế đã đổi thay: Đảng CSVN không còn đi xuống xã hội chủ nghĩa nữa mà đi lên chế độ tư bản. Đảng cũng từ bỏ chủ trương “chống Mỹ kíu nước” và đang nỗ lực “nhờ Mỹ cứu đảng”. Do đó, những câu trả lời của bà thường lạc lỏng.
1.- Về số phận MTGPMN sau 1975
Bà Bình nói tổ chức này khi ấy đã hoàn thành "nhiệm vụ lịch sử". Bà giải thích thêm: "Những ai có thể tham gia vào tổ chức nhà nước, đoàn thể... cũng đã tích cực tham gia. Chúng tôi hòa vào cái chung của dân tộc, cùng nhau xây dựng đất nước." Nhưng rồi bà cũng phải thừa nhận "không phải ai cũng vừa lòng với cái mình có, nhưng cơ bản, những người nào còn tiếp tục đóng góp thì vẫn được đánh giá tốt."
Thật sự, sau khi chiếm được miền Nam, Hà Nội đã quyết định loại bỏ MTGPMN, một công cụ xâm chiếm miền Nam của họ. Ngày 25.4.1976 Hà Nội cho bầu cử trên toàn quốc để thống nhất đất nước. Các thành phần của MTGPMN không chống đối, được đưa vào giữ những chức vụ ngồi chơi xơi nuớc, còn những thành phần chống đối như Thượng Tướng Trần Văn Trà, Bộ Trưởng Tư Pháp Trương Như Tảng đều bị loại.
2.- Về những thành phần bất đồng chánh kiến
Phóng viên Xuân Hồng hỏi bà Bình nghĩ gì về những phong trào bất đồng chính kiến, mà một điển hình là Câu lạc bộ Kháng chiến cũ, xuất hiện cuối thập niên 1980. Nhóm này hình thành năm 1986, với phần lớn hội viên là cựu chiến binh cộng sản miền
Bà Bình không trả lời thẳng câu hỏi nhưng cho rằng "mỗi người có suy nghĩ của mình, nhưng nếu có ý thức xây dựng thì nhà nước không xem đó là chuyện nặng nề... Hiện nay cũng có những ý kiến khác nhau, nhưng hành động phải đi một hướng, mới có kết quả. Những gì thống nhất, ta thực hiện; những gì chưa thống nhất, ta tiếp tục trao đổi.”
Khi Xuân Hồng so sánh về hoạt động thời trẻ của bà Bình với hoạt động của những người bất đồng chính kiến gần đây như luật sư Lê Thị Công Nhân và hỏi bà có suy nghĩ gì, bà cười và cho rằng phóng viên BBC "mở rộng vấn đề". Bà nói:
"Tại sao tôi tham gia kháng chiến? Ông Hồng nên nhớ nhân dân Việt Nam bắt buộc phải cầm vũ khí chống xâm lược. Nhưng bây giờ chúng tôi chủ trương đoàn kết dân tộc, trên cơ sở Hiến pháp, luật pháp." Bà nhấn mạnh: "Những việc làm của họ [những người đấu tranh chính trị] trong tình hình này không đem lại lợi ích cho đất nước."
3.- Nền giáo dục Việt Nam phá sản
Câu hỏi thứ ba đã cho thấy rõ sự thiếu hiểu biết và trò nguỵ biện vụng về của bà Bình.
Khi được hỏi có nhiều nguồn tin nói giáo dục Việt Nam đang phá sản, bà nghĩ sao, bà Bình trả lời rằng nói giáo dục mà phá sản thì không đúng đâu... Theo bà, giáo dục là một bộ phận văn hoá của dân tộc. Trong thời gian qua, giáo dục đã đóng góp vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong những năm vừa rồi nó cũng đóng góp vào việc kiến thiết lại đất nước. Tuy nhiên, trước những nhu cầu mới của đất nước, có những vấn đề cần được chấn chỉnh lại để đáp ứng lại những nhu cầu và nhiệm vụ mới. Bà công nhận rằng “nền giáo dục hiện tại có nhiều bất cập” nhưng không cho rằng nó đang phá sản.
Khi dược hỏi giáo dục tư nhân có đóng góp gì được cho nền giáo dục hiện tại hay không, bà Bình cho rằng cần phải huy động tiềm năng của đất nước, vì thế nhà nước cũng chủ trương nới rộng nền giáo dục ra ngoài nhà nước, ngoài công lập để bổ sung cho công lập, nhưng phải tuỳ theo tình hình, nhất là cái mục tiêu...
Xuân Hồng hỏi có thể cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục hay không, bà lại lặp lại câu trả lời nói trên và nhấn mạnh đến “cái mục tiêu”. Tuy bà không nói rõ, nhưng chúng ta phải hiểu rằng điều kiện chủ yếu là nền giáo dục phải phục vụ chế độ hiện tại. Đây chính lại là lý do đang làm cho nền giáo dục Việt Nam ngày càng suy thoái.
Xuân Hồng nói rằng trước đây Công Giáo có Đại Học Minh Đức, Phật Giáo có Đại Học Vạn Hạnh..., họ cũng đóng góp tốt cho việc giáo dục thanh niên, bà nghĩ sao? Bà Bình nói rằng không phải nền giáo dục nào cũng cho phép tôn giáo tham gia vào việc giáo dục vô giới hạn, ở Pháp hay ở Mỹ cũng vậy. Bây giờ nhà nước chưa xét đến vấn đề này. Xuân Hồng hỏi khi nào mới xét, bà nói rằng khi nào cần thiết!
NỀN GIÁO DỤC CÓ NHIỀU BẤT CẬP
Sau cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình, báo Dân Trí ở trong nước trong số ra ngày Chủ Nhật, 31.8.2008 có đăng bài “Còn nhiều điều bất cập về Giáo dục Đại học” của Khuất Thanh, với nội dung như sau:
“Đúng là còn nhiều cái cần bàn về Giáo dục Đại học ở nước ta. Với cách nhìn của “người trong cuộc”, tôi xin đóng góp một số ý kiến trong tầm hiểu biết của mình.
“Chất lượng đào tạo đại học ở nước ta vốn đã thấp kém vì chương trình và cách thức tổ chức đào tạo còn nhiều bất cập, qua quá trình đổi mới chưa thấy nâng lên mà ngược lại còn sa sút hơn. Điều đó, có nguyên nhân quan trọng trước hết là do sự “bùng nổ” của các trường đại học và cao đẳng kéo theo sự tăng quá nhanh số lượng sinh viên, không thể đáp ứng đủ về cơ sở vật chất cần thiết, nhất là chất lượng đội ngũ giảng viên giảm đi rõ rệt, vừa thiếu trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế. Phương pháp đào tạo vẫn không có gì đổi mới, còn giảng theo kiểu lý thuyết suông, đơn giản chỉ là viết lý thuyết lên bảng mà không có thực hành.
“Đối với các sinh viên thuộc các ngành kinh tế còn tạm chấp nhận được vì không cần phòng thí nghiệm và xưởng thực tập; những sinh viên các ngành công nghệ thì rất thiếu phương tiện thực hành. Thực tế ở nước ta, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay về các trường có gần đủ các phương tiện thực tập như Đại học: Bách khoa hay Xây dựng.Còn một số trường khác như Đại học Công nghiệp Hà Nội hay khá hơn như Đại học Giao thông Vận tải vẫn ở tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật, chưa nói đến các trường mới được nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng.
“Trường nào cũng vậy, toàn là những xưởng thực tập không ra sao, cứ mỗi lần sinh viên đi thực hành lại phát hiện thêm ở xưởng đó có bao nhiêu thiết bị hư hỏng, có bao nhiêu con linh kiện không còn hoạt động để lần sau nhỡ có kiểm tra thì nên tránh xa kẻo mà bị vạ lây...
“Một nguyên nhân thứ hai, mà tôi nghĩ là là không kém phần quan trọng, đó là do chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ giảng dạy, nhất là cán bộ trẻ, quá thấp, không đủ bảo đảm cuộc sống. Thời nay mà các thầy lao động từ sáng tới trưa được “bồi dưỡng” bằng một suất cơm bình dân đạm bạc thì hỏi lấy đâu ra sức lực mà nhiệt tình giảng dạy. Đã có nhiều giáo viên dùng tiết học để giãi bãy nỗi niềm lo toan về vấn đề cơm áo gạo tiền với các sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước - cứ như là để cho các em biết mà tránh xa cái nghề “trồng người” chỉ cần ăn… không khí để có thể làm nên sự nghiệp ươm hạt giống cho đất nước vậy.
“Điều đáng quan tâm khác, đó là vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục. Không biết có phải ai cũng sợ thầy cho nên rất ít nghe thấy đài báo nói về những tiêu cực trong môi trường này. Tình hình phổ biến ở nhiều trường, môn nào sinh viên không qua được thì cứ “nộp” 2 hoặc 3 “lít” (trăm nghìn) cho thầy là có thể yên tâm về những thứ mà đáng lẽ ra ta phải mất ăn mất ngủ vì chưa học được, chưa nắm được.
“Có thầy cô còn lộ liễu mà ép sinh viên đi nộp “lệ phí”. Nếu không đi thì nguy cơ được thầy cô “quý mến” là cái chắc. Cứ thử hỏi bất kỳ một sinh viên nào thì chắc chắn rằng họ sẽ không có dưới 3 cái tên mà họ đã từng phải “lụy” hay ít ra là nghe thấy uy danh của quý thầy cô nào đó. Thử hỏi trong môi trường như thế làm sao mà tránh được tiêu cực cơ chứ.
“Điều đáng quan tâm cuối cùng, đó là sự “thăng hoa” của lối sống đua đòi. Qúa nhiều yếu tố của thời buổi cơ chế thị trường khiến cho sinh viên có thể sa ngã bất kỳ lúc nào. Đó là việc mê mẩn chơi đề, Internet, đua nhau sống thử, hút hít thử, dùng thuốc lắc thử... Ai cũng biết, ai cũng nói, nhưng vẫn thiếu cảnh giác và chẳng ai tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa từ xa. Mọi người cứ tưởng đâu những sinh viên hư hỏng ấy có thể là đứa này đứa kia, nhưng không bao giờ là con mình, hay cháu mình.
“Ngay sinh viên nhiều khi cứ tưởng mình sẽ không thể bị những tệ nạn ấy cuốn đi. Nhưng ai học chữ ngờ; nó lại len lỏi vào bản thân lúc nào không biết. Thử hỏi phải đối mặt với nguy cơ khó lường như vậy thì sinh viên có bị phân tâm trong việc học hành hay không. Đấy là chưa nói hoàn cảnh xã hội bây giờ, nhiều khi đồng tiền quyết định nhiều chuyện, không những trong quá trình học tập mà cả lúc ra trường khi đi xin việc làm, nhiều khi nó còn có ý nghĩa quyết định hơn cả kết quả phấn đấu của mấy năm học. Điều bất công đó nhiều khi cũng làm nản lòng chuyên cần của không ít sinh viên.
BẦN CÙNG HÓA ĐẤT NƯỚC
Ngày 27.10.2008, hãng thông tấn AsiaNews đã phóng lên website AsiaNews.it bài “VTNAM Education has become a means to make money, and Vietnam grows poorer” (Giáo dục đã trở thành một phương tiện để kiếm tiền, bần cùng hóa đất nước) của Thanh Thủy với nội dung như sau:
“Giáo dục ở Việt Nam đã trở thành một hệ thống để kiếm tiền: không có tự do tư tưởng trong các trường học và trường đại học, và chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận, chứ không chú trọng đào tạo giới trẻ, và điều này làm bần cùng hóa đất nước.
“Tất cả mọi người bị phụ thuộc và bị dẫn dắt bởi các chính sách của Đảng Cộng Sản, vì vậy mà hệ thống giáo dục được dùng để đóng vai trò quan trọng cho việc bảo vệ chế độ. Hệ thống giáo dục suy đồi và tạo ra “sản phẩm dzỏm” cho đất nước. Nó thậm chí tạo ra những kẻ nói láo, những kẻ đang xâm hại đến đất nước.
“Nhiều trường học và đại học dân lập, và ngay cả các trường đại học nhà nước, đang biến giáo dục trở thành một cơ sở thương mại. Những người đứng đầu các cơ quan giáo dục đang tìm kiếm lợi nhuận, và đang bỏ quên hoặc thậm chí đang coi thường các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam. Họ đang mất dần truyền thống giáo dục sinh viên. Một giáo sư kinh tế của Viện Kế Toán và Quản Trị Kinh Doanh tại Sài Gòn cho biết: “Chúng tôi được thuê như là những giáo sư ‘thực dụng’, chứ không phải như là những người ‘giỏi’. Có thể chúng tôi giảng dạy và bán kiến thức vì lợi nhuận của họ. Họ càng có nhiều sinh viên thì họ càng có nhiều tiền. Các vị đứng đầu các đơn vị giáo dục có thể làm việc cho thành phố vì họ có 'ô dù’ từ chính quyền địa phương, và làm việc cho các văn phòng công an của thành phố. Vì vậy, họ cho ra đời những sinh viên không được giáo dục tốt. Ngay cả sinh viên ngành quản trị kinh doanh và các chương trình tiến sĩ quản trị kinh doanh không cần phải viết luận văn và luận án khi nghiên cứu trong các khóa đào tạo”.
“Chính quyền địa phương đang ăn hối lộ từ hệ thống giáo dục. Họ đã cho phép các văn phòng giáo dục biến công việc của mình trở thành cơ sở thương mại. Công cuộc giáo dục của họ là làm kinh doanh và kiếm tiền. Giáo viên và học sinh không được tự do tư duy: tất cả mọi thứ đều phụ thuộc và và bị dẫn dắt bởi các viên chức chính quyền, bởi các “cán bộ giáo dục”. Thân, một giáo viên Anh ngữ tại Trường Đại Học Mở Tp.HCM cho Tin Tức Á Châu hay: “Bây giờ các trường đại học cạnh tranh với nhau. Vì vậy, các trường đại học chạy theo quảng cáo và tiếp thị bằng sự thiếu trung thực. Hệ thống giáo dục của Việt Nam từ nhà trẻ đến đại học với những người làm kinh doanh trong giáo dục, làm quảng cáo bằng cách sử dụng từ ngữ lừa dối. Trước 1975, các trường Công Giáo như đại học, trung học phổ thông và thậm chí cả các trường tiểu học không bao giờ làm những việc giả dối như thế. Rõ ràng là giáo dục đã bị sa sút và ‘làm thành chuyện nhức nhối’ cho xã hội, với nhiều hiện tượng xấu như bằng giả, học vẹt, học lý thuyết nhưng không thực hành, học tư duy bằng hệ tư tưởng một chiều”.
“Tất cả những điều này làm bần cùng hoá đất nước, với sự nghèo nàn về kinh tế, đạo đức, và giáo dục, cũng như không cho phép tự do tư tưởng.”
ÁCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Bà Bình nói rằng không phải nền giáo dục nào cũng cho phép tôn giáo tham gia vào việc giáo dục vô giới hạn, ở Pháp hay ở Mỹ cũng vậy. Nói như vậy là bà Bình không hiểu gì về nền giáo dục ở Pháp và Mỹ cả. Chúng tôi xin đưa trường hợp của Hoa Kỳ ra làm một thí dụ điển hình.
Nhìn một cách tổng quát, tại Hoa Kỳ hiện có hơn 19.000 trường đại học với hai dạng chính: trường công và trường tư. Luật pháp và chính phủ Hoa Kỳ cho phép các trường đại học được thành lập và phát triển tự do với ba điều kiện tiên quyết: giảng viên, chương trình giảng dạy, hạ tầng cơ sở.
Muốn được công nhận là một trường đại học thực thụ, các trường đại học ở Hoa Kỳ đều phải đạt được và duy trì chất lượng giáo dục ấn định.
Bộ Giáo Dục không trực tiếp can thiệp, kiểm tra các hoạt động và chất lượng của các trường đại học, mà giao nhiệm vụ này cho một số tổ chức kiểm định giáo dục. Mỗi tổ chức kiểm định chịu trách nhiệm giám định chất lượng cho hàng trăm trường đại học. Một trường đại học muốn được giám định phải trải qua một quá trình phức tạp: đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do tổ chức kiểm định đưa ra, và chịu sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của tổ chức này về chất lượng. Có những trường tuy có cơ sở hẳn hoi, nhưng vì chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng nên vẫn không được kiểm định.
Như vậy, ở Hoa Kỳ gần như không có sự hạn chế nào trong việc thành lập các đại học tư hay đại học tôn giáo, chỉ với điều kiện phải đạt những tiêu chuẩn đã nói trên. Cũng không hề có luật lệ nào bắt buộc các trường đại học phải hướng chương trình giáo dục vào việc phục vụ chế độ đương quyền. Hiện nay tại Hoa Kỳ, các đại học danh tiếng đều là các đại học tư như Harvard, Yale, Stanford, Massachusetts Inst Tech, Princeton, v.v. Như vậy đại học tư và đại học tôn giáo đã góp phần đáng kể vào việc giáo dục thế hệ tương lai. Tại sao nhà cầm quyền lại từ chối sự đóng góp của các đại học tư và đại học tôn giáo?
THỬ NHÌN VỀ Á CHÂU
Năm 2004, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo của Vatican cho biết tại Á Châu hiện có hơn 500 trường Đại Học Công Giáo, và hơn một nửa số Đại Học Công Giáo trên toàn thế giới thuộc về các nước đang phát triển.
Ấn Độ là nước có nhiều trường Đại Học Công Giáo nhất với tổng số trường lên đến 291. Tiếp theo là Phi Luật Tân với 164 trường. Nam Dương nơi đa số dân chúng theo Hồi Giáo cũng có đến 48 trường Đại Học Công Giáo. Nhật Bản có 39 trường. Pakistan, Đài Loan và Thái Lan mỗi nước có 3 trường.
Tại xứ sở Phật Giáo và Ấn Giáo chiếm đa số, người Công Giáo chưa có tới 1% như Sri Lanka cũng có 2 trường Công Giáo. Các nước như Bangladesh, Iraq, Lebanon, Nepal và Singapore mỗi nước có 1 trường Đại Học Công Giáo. Nếu tính cả trường tiểu học và trung học, ở Ấn Độ hiện nay có trên 25.000 trường Công Giáo.
Bản tin của hãng thông tấn AsiaNews ngày 30.9.2008 cho biết riêng tại giáo phận Bangkok, Thái Lan, đã có 300 trường công giáo với khoảng 400.000 sinh viên và học sinh, trong đó tại thủ đô Bangkok có 65.775 sinh viên và học sinh. Hầu hết các sinh viên là Phật Giáo hay Hồi Giáo, số sinh viên công giáo chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10%.
Bản tin viết rằng các trường công giáo cống hiến “sự ưu tú nhất” trong việc giáo dục và hầu hết những người tốt nghiệp nạp đơn vào đại học đều đã vượt qua các cuộc khảo hạch. (Catholic schools offer “absolute excellence” in education and most graduates who apply to university get through the entry exams).
Bản tin này được AsiaNews phổ biết với mục đích nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam rằng các trường tư thục và trường tôn giáo đã cung ứng một nền giáo dục tốt cho thế giới. Chính quyền không thể viện bất cứ lý do gì, kể cả lý do bảo vệ chế độ, để loại hệ thống giáo dục này ra ngoài.
Lữ Giang
Ghi chú: Muốn tìm các bài của chúng tôi, xin vào website motgoctroi.com, mục “Mỗi tuần một chuyện”
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น