Bài của Phelim Kine
Ngày 31-10-2008 - Tạp chí Kinh Tế Viễn Đông - Số ra tháng 10-2008
Vào ngày 14 tháng Chín, phóng viên tờ Oriental Morning Post trú tại Thượng Hải Jian Guangzhou đã đưa những chi tiết về vụ bê bối sữa bột độc hại của Tập đoàn Sanlu Group lên blog riêng của mình. Ba ngày sau, các nhân viên kiểm duyệt đã xoá đi trang mục [entry] trên blog này.
Tại sao thứ thông tin đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng mà lại bị loại bỏ, và ai có thể làm cho nó “biến mất” như vậy? Người ta quy lỗi cho Ban Thông tin của Trung Quốc, trước đây được biết đến như là Ban Tuyên truyền. Vào đầu tháng Tám năm 2008, cơ quan này đã ra lệnh cho tất cả nhà báo Trung Quốc rằng, cùng với các cuộc phản kháng đòi độc lập của người Tây Tạng và trong công chúng, “Tất cả những vấn đề thuộc về an toàn thực phẩm, ví như nước khoáng gây ung thư, đều phải bị đình chỉ và loại bỏ” trên báo chí trong nước cho tới khi thời gian diễn ra Olympic chính thức kết thúc vào ngày 17 tháng Chín.
Đối với ông Jian và các đồng nghiệp của mình, quyết định ngày 17 tháng Mười của chính phủ Trung Quốc nới lỏng lâu dài các quy định đối với hoạt động tự do báo chí cho phương tiện truyền thông nước ngoài chỉ như là một sự gợi nhớ tàn nhẫn về thứ áo như giành để trói tội phạm mà tất cả các nhà báo Trung Quốc buộc phải mang vào. Trong lúc những quy định mới đảm bảo quyền cho các nhà báo nước ngoài được nói chuyện với bất cứ người nào được cấp phép phỏng vấn mà không có sự can thiệp, thì các nhà báo Trung Quốc vẫn là con tin cho những lời sai khiến của hệ thống tuyên truyền nhà nước bất chấp Điều 35 trong Hiến pháp Trung Quốc đảm bảo một nền tự do báo chí.
Suốt trong thập kỷ vừa qua, một số nhà báo Trung Quốc đã và đang dũng cảm cố gắng dựa vào Hiến pháp để có được thứ giá trị trên bề nổi, đưa tin tức về những nơi mà họ có thể đưa được về tệ nạn tham nhũng của giới chức nhà nước, tình trạng chiếm đoạt đất đai, và khủng hoảng môi trường. Thế nhưng trên thực tế, những gì họ được phép đưa tin vẫn bị hạn chế nặng nề trong các bản fax hàng tuần của Ban Tuyên truyền liệt kê những chủ đề “cấm kỵ”. Và các nhà lãnh đạo cao nhất đã nói rõ quan điểm của nhà nước về mục tiêu thực sự của báo chí: vào tháng Một năm 2008, không ít hơn một lần, qua một bài nói chuyện, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã thúc giục các cán bộ nòng cốt hãy “làm việc hết mình cho công tác tuyên truyền đối ngoại để thể hiện hơn nữa và nên cao một hình ảnh tích cực về đất nước.”
Vướng mắc với các giới chức kiểm duyệt Trung Quốc thì không phải là chuyện đùa. Các nhà báo và biên tập viên, những người vi phạm những chỉ đạo của cơ quan tuyên truyền sẽ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt trong phạm vi từ phạt tiền và sa thải cho tới truy tố và chịu án tù giam lâu dài. Việc chính quyền sử dụng tới những kẻ ác ôn mặc thường phục của mình để “thi hành kỷ luật” những nhà báo trong nước đã nhanh chóng tăng thêm những mối đe doạ đối với họ. Ít nhất đã có 26 nhà báo hiện đang bị phạt tù bởi hoạt động nghề nghiệp của họ, nhiều người đang bị quy kết những tội danh mơ hồ trong đó có tội “làm lộ bí mật nhà nước” và “kích động lật đổ.” Trong số họ có nhà báo tự do Lu Gengsong, người đã bị kết án bốn năm tù giam vào tháng Hai năm 2008 với tội danh “kích động lật đổ” bởi những bài báo mà ông đã viết cho các trang Web hải ngoại về tệ nạn tham nhũng và về phiên tòa xử một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc.
Có lẽ tệ hơn cả, là những nhà báo có tài năng nhưng vì hoảng sợ mà thành ra phải tự kiểm duyệt mình. Vào tháng Tư năm 2008, Chang Ping, một cựu biên tập viên và là người phụ trách một cột báo thường ngày cho tờ Southern Metropolis Weekly, đã viết trên blog cá nhân của mình: “Tôi thấy lo khi những người khác tán dương tôi như là một nhà báo dũng cảm, bởi vì biết trong tim mình đầy những nỗi sợ hãi. Tôi đã viết một số bài bình luận về những vấn đề hiện nay, và đã biên tập một số bài báo bóc trần sự thật … Thế nhưng, thành thực mà nói, thì đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ … Ở những vị trí khác nhau của mình trong làng báo qua thập kỷ vừa rồi, những gì tôi đã và đang lảm hầu hết đều là tránh né các nguy cơ. Tự kiểm duyệt đã trở thành một phần của cuộc đời tôi. Nó làm cho tôi căm ghét bản thân mình,” Trong vòng vài tuần sau khi viết những dòng này, ông Chang đã bị đuổi việc.
Bất chấp những mối nguy hiểm này, nhiều nhà báo Trung Quốc đã làm việc không biết mệt mỏi chống lại những biện pháp hạn chế của hệ thống tuyên truyền để đưa tin tức về những thực tế đang thách thức đất nước Trung Quốc hiện đại. Những nỗ lực can đảm này đã có được hơn ba thập kỷ vừa qua giúp mở ra đáng kể những sự giới hạn của việc đưa tin “khả dĩ chấp nhận được” một cách chính thức. Thế nhưng thậm chí những nhà báo Trung Quốc này, vẫn là những người học được mưu mẹo để nắm bắt quyền hạn chung để biết những sở thích bất thường của Ban Thông tin Công chúng.
Mặt khác, các thông tín viên ngoại quốc có lý do để hy vọng rằng một số hạn chế nặng nề hơn dưới những gì mà họ đã phải chịu đựng trong công việc suốt mấy thập kỷ qua có thể đang bắt đầu được nới lỏng. Họ đã hoan nghênh thông báo ngày 17 tháng Mười, thế nhưng đang chờ đợi để được thấy liệu chính phủ có tôn trọng những gì mà họ hứa đảm bảo cho việc tự do đưa tin hơn nữa hay không. Xét cho cùng, những quy định nới lỏng tương tự đã được đưa ra từ tháng Một năm 2007 tới tháng Mười năm 2008, thế nhưng thời hạn đó đã bị phá hoại bởi nhiều vụ đụng độ mà trong đó các nhà báo ngoại quốc và các nguồn cung cấp tin của họ tại Trung Quốc đã bị quấy rối, cản trở, đe dọa hoặc hành hạ thân thể trong khi đưa tin. Việc chính phủ Trung Quốc không chịu điều tra những vụ xâm phạm này chỉ khuyến khích thêm các giới chức chính quyền và lực lượng an ninh là những người vẫn coi vấn đề này nằm trong mối quan tâm của họ để cản trở truyền thông nước ngoài. Những quy định mới cũng tiếp tục hạn chế việc tiếp cận của ngoài báo nước ngoài tới những vùng nào đó của đất nước, đáng kể nhất là Tây Tạng. Thay vào đó, các thông tín viên ngoại quốc, những người vẫn mong được tới đó sẽ phải chịu chấp nhận một quy trình áp đặt phiền hà và phải chờ đợi lâu, và việc cấp phép thăm viếng hiếm khi đi tới kết quả.
Mặc dù có những sai sót đó, những điều chỉnh mới cũng tạo nên một tiêu chuẩn ổn định, phải chăng cho điều kiện tự do tác nghiệp của nhà báo nước ngoài, là thứ mà các phóng viên, chính phủ các nước và các tổ chức bênh vực cho nhà báo quốc tế có thể sử dụng như là một điểm quy chiếu để đánh giá việc thực hiện của Trung Quốc. Thế nhưng cho tới khi ông Jian Guangzhou và các nhà báo Trung Quốc khác có những quyền tương tự như các đồng nghiệp nước ngoài của họ, thì quyền tự do báo chí đích thực tại Trung Quốc vẫn còn là một chặng đường khá dài, và những vấn nạn về sức khỏe cộng đồng và những vấn đề khác của trong nước cùng mối quan tâm của quốc tế có lẽ vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân từ sự kiểm duyệt của chính phủ.
Phelim Kine là một nhà nghiên cứu làm việc cho Tổ chức Giám sát Nhân quyền tại Á châu.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
สมัครสมาชิก:
ส่งความคิดเห็น (Atom)
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น