วันศุกร์ที่ 7 สิงหาคม พ.ศ. 2552
No413:Tóm Tắt Vụ Án Chính Trị của Tổng Cục II Trực Thuộc Bộ Quốc Phòng
Từ trái sang phải: hàng trên: Lê Đức Anh, Võ Nguyên Giáp, Nông Đức Mạnh; hàng dưới: Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng
Vụ án Tổng Cục II, trực thuộc Bộ Quốc Phòng Cộng sản Việt Nam đang làm chấn động dư luận ở trong và ngoài Việt Nam, qua những lá thư tố cáo của một số cựu tướng lãnh và cựu đảng viên cao cấp trong đảng Cộng sản Việt Nam. Theo dư luận đánh giá thì vụ án này còn nghiêm trọng hơn vụ án Nam Cam, Lã Thị Kim Oanh, liên quan đến sự sống còn của đảng Cộng sản Việt Nam vì nó liên hệ đến giới lãnh đạo cao cấp trong việc dùng cơ quan an ninh tình báo để tiêu diệt và khống chế nhau. Vụ án này khởi sự từ một vài lá thư tố cáo của một số cựu chiến binh vào năm 1998. Họ tố cáo Tổng Cục II, cơ quan tình báo và phản gián của quân đội đã ’sử dụng những thông tin sai lạc để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong đảng’, cụ thể là qua các vụ án được liệt kê như vụ Sáu Sứ, vụ Xiêm Rệp, vụ T4... mà đa số nhắm vào việc tố cáo tướng Lê Đức Anh đã cho đàn em nguỵ tạo tin tức để tấn công cựu tướng Võ Nguyên Giáp và một số nhân vật cao cấp ở trong đảng bị cơ quan CIA mua chuộc. Được biết, Tổng Cục II, nguyên trước đây là Cục Quân báo nằm trong Bộ Tổng Tham mưu; nhưng từ sau đại hội đảng Cộng sản Kỳ VII vào năm 1991, tướng Lê Đức Anh, lúc đó là Chủ tịch nước đã ra Nghị Quyết số 96/CP nâng lên thành Tổng Cục II, có chức năng lo về an ninh, tình báo, phản gián nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ truởng Bộ Quốc Phòng. Thời đó, Tổng Cục II đuợc giao cho Tướng Đặng Vũ Chính, Tưóng Nguyễn Chí Bình, là những người thân tín của Tuớng Anh nắm giữ.
Bẵng đi một thời gian, vụ ’Tổng Cục II’ lại được nhắc đến vào đầu năm 2004 qua lá thư của Tướng Võ Nguyên Giáp gửi Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư và ủy ban kiểm tra trung ương đảng để góp ý kiến về việc tổng kết 3 năm thực hiện nghị quyết của đại hội đảng kỳ IX. Trong lá thư này ở phần chót, ông Giáp đã nêu lên vấn đề ’bảo vệ chính trị nội bộ’ để yêu cầu trung ương đảng giải quyết những vụ án chính trị xoay quanh Tổng Cục II, một cách công khai theo pháp luật của nhà nước và kỷ luật của quân đội. Để hỗ trợ cho các yêu cầu của tướng Giáp, một số cựu tướng lãnh và cựu sĩ quan trong quân đội đã soạn lá thư đề ngày 17 tháng 6 năm 2004, đứng tên Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, gửi ban chấp hành trung ương đảng, bộ chính trị, ban bí thư và ủy ban kiểm tra trung ương đảng của khóa 7, 8 và 9 để yêu cầu điều tra và đem ra xét xử công khai những người có liên hệ trong các vụ án chính trị do Tổng Cục II dựng ra, đồng thời chấn chỉnh lại Tổng cục này. Tướng Nguyễn Nam Khánh từng là Ủy viên Trung Ương đảng, Cục phó cục tuyên huấn, phó chủ nhiệm kiêm bí thư đảng ủy thuộc Tổng cục chính trị quân đội Cộng sản cùng thời với Tướng Lê Đức Anh, Tướng Đoàn Khuê và có thời được Bộ chính trị giao cho nhiệm vụ theo dõi một số vấn đề gọi là ’bảo vệ chính trị nội bộ".
Vì lá thư này mà ông Lê Hồng Hà, cựu Đại tá Công an hồi hưu đã bị đàn em là Đại tá công an Hà Nội Đào Trọng Sĩ dẫn một tiểu đội công an đến nhà lục soát để tìm kiếm bức thư vào tối ngày 10 tháng 7; nhưng đã không tìm thấy. Đúng một tuần sau, lá thư của Thượng Tướng Nguyễn Nam Kháng đã phổ biến khá rộng trên mạng Internet và đuợc tán phán rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc, tạo một sự giao động khá lớn trong hàng ngũ đảng viên cán bộ cao cấp của Cộng sản Việt Nam. Trong lá thư, Tướng Nguyễn Nam Khánh đã tố cáo một số vụ án đáng quan tâm như:
1/ Vụ án Xiên Riệp. Đó là vụ án tàn sát đẫm máu hàng trăm cán bộ cộng sản Campuchia ở Xiên Riệp năm 1983 với nhiều nghi vấn là có liên hệ đến Tướng Lê Đức Anh, vì tướng Anh đang là người chỉ huy mặt trận Campuchia trong thời kỳ này. Theo tố cáo thì vụ Xiên Riệp là do Cục 12 trước là Cục 2 đã dựng tài liệu, chứng cứ không có thật, dựa theo tin địch, vu oan cho nhiều cán bộ Campuchia, dùng nhục hình, tra tấn, mớn cung gây ra những đau đớn tinh thần lẫn thể xác và sau đó là tàn sát.
2/ Vụ án T4. Đó là vụ án tình báo ma, dựng chuyện lên rằng CIA đã móc nối một số cán bộ lãnh này, để tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau qua một số tin ngụy tạo như CIA đã móc nối ông Trương Tấn Sang, ông Phan Văn Khaỉ, ông Nguyễn Tấn Dũng... để làm việc cho nước Mỹ hoặc gây phân hóa trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
3/ Vụ án Sáu Sứ. Đó là vụ án mà theo tài liệu do chính bà Nguyễn Thị Sứ là một cán bộ cao cấp ở Sài Gòn khai với Tổng Cục II gồm 16 cuộn băng rằng bà đã cùng một số người từ miền Nam ra móc nối với một số bộ hạ của tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có Hà Kế Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương đảng. Bộ trưởng Thủy Lợi, Thanh Quảng, nguyên bí thư của Tướng Giáp. Lê Hoàng, Phó bí thư thành uỷ Hà Nội. Họ đích thân gặp tướng Giáp bàn chuyện đưa Tướng Giáp lên làm Tổng Bí Thư hoặc làm chủ tịch nước, đưa tướng Trần Văn Trà ra làm bộ trưởng Quốc phòng để rồi sẽ thay Tướng Giáp làm Tổng bí thư trong tương lai.
Trước diễn biến nói trên, ngày 20 và 21 tháng 7, hai ông Đỗ Mười và Nông Đức Mạnh đã phải đến nhà gặp riêng Tướng Võ Nguyên Giáp để yêu cầu không xé to vấn đề và hứa là sẽ giải quyết vấn đề này rốt ráo trong nội bộ đảng; nhưng Tướng Giáp đã không đồng ý và yêu cầu mang ra xử công khai. Liền sau đó, ngày 25 tháng 7 năm 2004, một số cán bộ lão thành tại Hà Nội gửi thêm một số lá thư đặt vấn đề Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành trung ương đảng không có quyền ngăn cản việc truy tố những tội phạm trong Tổng cục II, tức là đòi lãnh đạo đảng đứng ra ngoài vụ án, dành quyền truy tố cho bộ công an và viện kiểm sát.
Lược qua một số diễn biến nói trên, vụ án Tổng Cục II đã xảy ra từ nhiều năm qua nhưng lãnh đạo Hà Nội đã cố tình bao che và không ai dám lấy quyết định giải quyết vì những liên hệ phức tạp giữa các phe nhóm trên thượng tầng. Khi tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng cùng với sự hậu thuẫn của một số cựu tướng lãnh trong thời gian qua, đã đặt lãnh đạo Hà Nội ở vào thế không thể không giải quyết. Tuy nhiên, trong tiến trình giải quyết vụ án Tổng Cục II, mỗi phe nhóm sẽ tung ra những đòn hỏa mù, với rất nhiều loại tin tức khó có thể kiểm chứng để dùng đó làm lý cớ tấn công lẫn nhau hoặc tránh né giải quyết rốt ráo vì sợ ’diễn biến hòa bình’ do những thế lực bên ngoài xách động. Hơn thế nữa, thành phần lãnh đạo hiện nay vừa yếu kém về mặt tư thế lãnh đạo ở trong đảng, vừa không có bề dầy ’chính trị’ so với Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp nên không có khả năng giải quyết rốt ráo mà chỉ muốn xoa dịu để không nổ lớn.
Trong khi đó từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã viết một lá thư gửi cho lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam để ba điều:
1/ Mở phiên tòa đại hình xét xử công khai và nghiêm minh các đối tượng liên hệ quanh vụ án chính trị mà ông cho là nó xuất phát từ những hiềm khích cá nhân với một số đối tượng liên quan tương đối hẹp, đứng đầu là các ông Lê Đức Anh, Đặng Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh. Phiên tòa có thể kéo dài nhiều tháng nhưng phải được mở sớm, ít nhất là trước Đại hội X. Không nên viện chiêu bài ’ổn định chính trị’ để tránh né.
2/ Hủy bỏ pháp lệnh tình báo của quốc hội ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và Nghị định 96/CP của chính phủ ký ngày 11 tháng 9 năm 1997.
3/ Thanh lọc về nhân sự đối với Tổng Cục II;
4/ Đổi mới triệt để công tác nghiên cứu lý luận chính trị - xã hội nhằm có được nhãn quan chính trị mới, phù hợp với thực tiễn và xu thế thời đại. Tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề đối ngoại, đặc biệt là về mối bang giao Việt Nam - Trung Hoa và Việt Nam - Hoa Kỳ.
Mãi cho đến ngày 8 tháng 7 năm 2004, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam mới thống nhất ý kiến, cử Phan Diễn, Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên thường trực ban bí thư mở cuộc gặp gỡ với Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh tại văn phòng Trung ương đảng ở đường Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra lúc 4 giờ chiều có Trưởng ban nội chính trung ương cùng ngồi dự với Phan Diễn và Tướng Nguyễn Nam Khánh.
Theo sự mô tả lại cuộc gặp gỡ này qua lá thư thứ hai viết ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh, thì phía lãnh đạo Hà Nội tiếp tục bịt kín nội vụ và không muốn mang ra xử công khai những sai quấy của các cán bộ liên hệ.
Trong cuộc gặp này, Phan Diễn cho biết là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh có nhận lá thư và đồng ý một số nội dung mà lá thư của tướng Khánh đề cập. Tuy nhiên trong câu chuyện thì Phan Diễn cho rằng vụ án T4 là một vụ án chính trị nghiêm trọng và đã đưa ra pháp luật truy tố bốn người là Chấp; Nguyên; Vinh, Diệu từ 5 năm tù trở lên. Phan Diễn còn nói rằng hai pháp lệnh tính báo là Pháp lệnh Tình Báo và Nghị Định 96/CP về tình báo quân sự có nhiều nội dung sai phạm cần sửa chữa. Tuy nhiên tướng Nguyễn Nam Khánh cho rằng Hà Nội chỉ mang ra sét xử những nhân vật thừa hành và bưng bít mọi tin tức trong khi những người lãnh đạo Tổng Cục II của Bộ quốc phòng như Vũ Chính, Nguyễn Chí Vinh lại chỉ bị xử lý nội bộ.
Trong cuộc gặp gỡ này, Phan Diễn đã trách tướng Nguyễn Nam Khánh là đã vi phạm việc tiết lộ những tin tức nội bộ gây nguy hại đến đảng vì ông Diễn cho là nếu những tài liệu mật này lọt ra ngoài thì kẻ địch sẽ lợi dụng để phá hoại đảng. Tướng Khánh nói rằng vì ông muốn gặp trực tiếp tổng bí thư Nông Đức Mạnh để nói chuyện; nhưng chờ hơn 1 tháng không thấy trả lời gặp hay không gặp nên phải phổ biến lá thư đến một số Ủy viên trung ương đảng và nhờ văn phòng trung uơng chuyển. Do đó tướng Khánh đã nói rằng ông không gửi tài liệu mật cho địch, nếu làm lộ tài liệu là do việc trung ương làm lộ ra mà thôi.
Qua những gì mà Tướng Nguyễn Nam Khánh trình bày qua cuộc gặp gỡ với ông Phan Diễn, Ủy viên thường trực ban bí thư thì phía lãnh đạo Hà Nội chỉ xử lý những nhân vật thừa hành trong Tổng Cục II mà không mang ra xử công khai những nhân vật lãnh đạo của Tổng Cục này. Cách trả lời của ông Diễn cho người ta thấy rằng Bộ chính trị vẫn cố tình bưng bít và bao che cho các nhân vật lãnh đạo ở Tổng Cục II vì sợ sẽ ảnh hưởng đến đại hội đảng kỳ thứ 10 và ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn lựa nhân sự cho đại hội 10 và về sau nữa.
Bạn đọc có thể tìm đọc nhưng tài liệu trên tại phụ bản nhật báo NGƯỜIĐƯATINKAMI:
http://vn.myblog.yahoo.com/Hot-New
สมัครสมาชิก:
ส่งความคิดเห็น (Atom)
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น