http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/08/090803_tamtoa_lequocquan.shtml
Lê Quốc Quân, Luật sư
Viết cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
LS Lê Quốc Quân là nhà bất đồng chính kiến hiện sống tại Hà Nội
Sự kiện Tam Tòa thuộc tỉnh Quảng Bình đang thu hút sự chú ý của dư luận. Liệu nó có thể trở thành một Lễ Vượt qua cho toàn cục không? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào cách hành xử của Chính quyền Việt Nam.
Do tính chất phân tháp để tiêu diệt người Công giáo hàng trăm năm trước, họ bị chia tách, lưu đày hoặc tự bỏ trốn đến những vùng hoang vu.
Hơn 400 năm kể từ khi có những tín hữu đầu tiên, người Công giáo chiếm tới 10% dân số và nằm ở hầu hết các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Sau sự kiện Tam Tòa, ngày 26/07 hơn 200.000 giáo dân của Giáo phận Vinh đã đổ về với những biểu ngữ và cờ Hội thánh trên tay. Ngày 02/08 có 178 giáo xứ tiếp tục thắp nến cầu nguyện.
Đã có những giáo dân mang biểu ngữ ra đứng bên đường quốc lộ, nồng nhiệt photo các bài viết về Tam Tòa, không ngần ngại vào các hàng quán bên đường đưa cho những cư dân qua lại.
Chưa bao giờ những người Công giáo nghênh diện mãnh liệt như hôm nay.
Đi ngang đường là một dấu hỏi nhưng đứng giữa đường là một dấu chấm than!
Nghệ thuật 'vừa đánh vừa đàm'
Đức Thánh Cha Benedicto XVI mới tấn phong 4 giám mục cho Việt Nam và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chuẩn bị sang thăm Vatican sau việc Thủ Tướng diện kiến Ngài năm trước.
Điều đó cho thấy kỹ thuật "vừa đánh vừa đàm" là một nghệ thuật của những người cộng sản. Họ có kinh nghiệm từ Geneve đến Paris, từ Washington đến Vatican.
Nhưng đánh và đàm làm sao với sự xuất hiện ngày càng nhiều áp lực từ người anh em Trung Quốc thực sự làm đau đầu những nhà lãnh đạo đảng CS.
Trong khi người Công giáo đã vượt ra khỏi việc đòi đất mà là đòi công lý và sự thật, những câu chuyện về Trung Quốc chiếm đảo, đâm thủng tàu cá, giết hại ngư dân, xây dựng nhà máy, rượt đánh dân lành đang ngày càng được các Cha phổ biến rộng rãi… Trang Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam đặt banner của Bauxiteinfo lên dòng đầu.
Miền Trung – dải đất gầy khẳng khiu, nơi có những con người mà tâm hồn bị va đập trở nên xác xơ, tuẫn tiết. Họ mong được cháy bùng lên!
Miền Trung, nơi chiều ngang hẹp nhất của tổ quốc chỉ có 40 km, trải rộng những nghĩa trang dài hút mắt nhắc nhở cho chúng ta sự hy sinh và thôi thúc chúng ta đặt dấu hỏi về tội ác của tất cả những người đã khởi xướng chiến tranh.
Đồng Hới, thành phố duy nhất không có Nhà thờ, là điểm giữa cong lên như chiếc đòn gánh, gồng mình hứng chịu đạn bom gánh cả dân tộc suốt thời chiến, nay đã là nơi khởi phát cho những cuộc tuần hành và cầu nguyện bất bạo động đông nhất Việt Nam.
Quảng Bình, nơi người mẹ kẹp ớt nhai cơm mớm cho con ăn từ bé đang làm nóng lên những linh hồn mộ đạo của hàng triệu người dân Công giáo. Liệu có thể trở thành nơi khởi phát cho những thay đổi lớn lao chăng ?
Lịch sử đặt trên vai người Công giáo?
Vụ Tam Tòa đang thu hút sự chú ý của dư luận
Lịch sử phiêu du có khi đặt vận mệnh lên vai của những người thiểu số bình thường. Theo hồi ký Trường Chinh thì vào năm 1945, "Việt Nam lúc đó là một ngôi nhà trống, ai vào trước thì được làm chủ".
Ngày Việt Minh bước vào ngôi nhà trống đó, họ nhờ đội kèn của người Công giáo duyệt binh, nhờ ông Nguyễn Hữu Đang là người Công giáo làm lễ đài, hát bài Quốc ca của Văn Cao với những ảnh hưởng của âm nhạc Nhà thờ. Giáo dân nô nức đi bầu cử lần đầu.
Trước đó Việt Nam có một Hoàng Hậu Phương Nam, xưa nữa một Công Chúa Mai Hoa, chị của vua Lê Thế Tông là tín hữu.
Trước năm 1954, những người Công giáo Việt Nam chiếm một vị trí xứng đáng trong giới trí thức. Hàng loạt luật sư, kiến trúc sư, bác sỹ theo Tây học có tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn là người Công giáo.
Cả một gia đình Công giáo họ Ngô đã trị vì nền Đệ nhất Cộng hòa.
Ngày nay người Công giáo Việt Nam rải rác khắp các quốc gia trên toàn cầu.
Thế rồi, những người vô thần lên cầm quyền, Học thuyết Mác Lê vốn coi Tôn giáo là ma túy, được Đảng đưa thành nguyên tắc Hiến định, làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Người ta bắt đầu tấn công thánh thất, đập phá chùa chiền, đem miếu mạo làm sân kho hợp tác, vứt tượng Phật ra trước ao chùa, hung hăng nhảy xuống, cưỡi lên nhấn chìm. Với sự đàn áp có hệ thống, hơn 5 thập niên sau, Chính quyền lề hóa được những người có tôn giáo, đặc biệt người Công giáo và coi họ như là những “công dân hạng hai”.
Khác với chính phủ liên hiệp năm 1946 của Hồ Chí Minh, nơi người Công giáo còn có những vị trí lãnh đạo quan trọng, hiện nay hàng chục bộ trưởng, hàng trăm thứ trưởng, các tỉnh trưởng cùng hàng loạt cơ cấu chính quyền khác không có người Công giáo nào được phép tham gia.
Khoảng 10 năm nay, người Công giáo đã có thể trở thành những nhà chuyên môn và doanh nhân nhưng chưa một ai, đang giữ đức tin của mình, có thể làm đến chức Chủ tịch xã.
Họ cũng không có đại diện xứng đáng trong cơ cấu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
Vai trò tổ chức và quả bóng trong chân ai?
Dù ít, nhưng người theo Chúa ở Việt Nam có tổ chức hết sức chặt chẽ. Khi có tổ chức, có mục tiêu rõ ràng, những người có đức tin sẵn sàng đối mặt khó khăn, gánh vác trách nhiệm.
Thế nhưng mục tiêu và bản chất của tôn giáo không phải là tham gia chính quyền.
Những linh mục mạnh mẽ nhất tôi từng gặp đều khẳng định rằng họ không hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền vì tôn giáo không tham gia vào chính trường. Họ cũng xác nhận rằng chưa hề thấy một tổ chức, đảng phái nào có khả năng cầm quyền tốt hơn vào thời điểm này.
Họ lên tiếng mạnh mẽ vì công lý, vì sự thật, vì sự thăng tiến của con người và sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Họ là những tiếng nói phản biện đúng đắn cho sự phát triển của một Việt Nam, cho sự thay đổi hướng đến một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Câu chuyện còn lại của một Lễ Vượt qua nằm trong tay những người Cộng sản.
Tại sao không coi sự thay đổi như một nghi lễ và hãy cung nghinh trọng thể?
สมัครสมาชิก:
ส่งความคิดเห็น (Atom)
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น