Những ngày qua, sự kiện Tam Toà như lắng lại. Người am hiểu tình hình thì liền đưa ra nhận định rằng đây chỉ là một sự lắng dịu giả tạo. Trong thực tế, những động thái gần đây của nhà cầm quyền Hà Nội, được các cơ quan truyền thông một chiều toa rập, đang gây ra những quan ngại cho những người đã từng can đảm đấu tranh cho công lý và hoà bình.
1. Trước hết là sự kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Tân Rai, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Sau đó, ông đến thăm Đức cha Chủ tịch HĐGMVN – Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đây là lần thứ hai ông thủ tướng “hạ cố” tới thăm Đức Giám mục giáo phận Đà Lạt. Lần trước, ông bất thần tới thăm Đức cha Chủ tịch khi vụ Toà Khâm sứ – giáo xứ Thái Hà đang căng thẳng và lần này khi vụ Tam Toà đang sôi động.
Vấn đề là chương trình truyền hình thời sự VTV1, ngay tối 18/8/2008, đã cho phát rộng rãi bản tin này kèm theo hình ảnh vị Chủ tịch HĐGMVN cùng với một số cháu thiếu nhi người K’hor tươi cười bên cạnh thủ tướng.
Sự kiện thủ tướng Dũng tới thăm Tân Rai theo các nhà quan sát tình hình thì đó là một động thái chính trị nhắm cho toàn dân thấy sự đồng thuận cao trong Quốc Hội về vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên. Do đó, việc ông đến thăm Đức cha Chủ tịch và sự có mặt của các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor cũng không ngoài dụng ý cho thấy có một sự đồng thuận cao ngay cả bên trong Giáo Hội nữa.
Ai cũng biết vụ bauxite Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bị dư luận, trong đó có cả những vị chức sắc tôn giáo như Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, một số linh mục, các tu sĩ và giáo dân, bày tỏ sự phản đối bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, việc thủ tướng hạ cố tới thăm Đức cha Chủ tịch thì chẳng phải là một sự quan tâm hay ưu ái gì. Thực ra, ông chỉ muốn lợi dụng và mượn hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN và cũng là Giám mục giáo phận Đà Lạt nơi có mỏ bauxite Tân Rai, để nói với công luận rằng Giáo hội Việt nam cũng đồng thuận trong vụ khai thác bauxite Tây Nguyên. Bên cạnh đó, ông cũng muốn cho thấy giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền Việt Nam không có sự xung đột nào mà chỉ có những ai vi phạm pháp luật thì mới bị xử lý.
Đây quả thực là một ngón đòn nguy hiểm và hết sức thâm độc nhằm chia rẽ Giáo Hội và cố tình ngầm cho công luận thấy rằng Giáo hội Việt Nam ủng hộ việc bán đất, bán tài nguyên cho Trung Quốc, cũng như tiếp tục đi bên lề dân tộc.
Không biết vị Chủ tịch HĐGMVN có biết dụng ý thâm hiểm này của cộng sản hay không hay ngài cũng đang muốn mượn hình ảnh của thủ tướng để toan tính một điều gì khác mà ngài tưởng rằng có lợi cho Giáo Hội???
Sự thật thế nào, lịch sử sẽ trả lời.
Nhưng, cũng cần biết rằng, hình ảnh ông thủ tướng tươi cười đi bên Đức Tổng Giám mục Hà Nội khi vụ Toà Khâm sứ nổ ra và những lời hứa hẹn của ông với Đức Tổng đã được thực hiện thế nào sau đó thì ai cũng đã rõ. Hơn nữa, ai cũng biết bản chất của chính quyền cộng sản thì luôn là dối trá. Họ không bao giờ muốn Giáo Hội tồn tại. Do đó, thật ảo tưởng mà nghĩ rằng chính quyền Hà Nội quan tâm tới Giáo Hội và muốn Giáo Hội phát triển. Vì thế, cần phải hiểu rằng những người được chính quyền ưu ái thì không phải là chính quyền cộng sản yêu thương Giáo hội hay cá nhân vị đó mà thực ra vì họ nghĩ rằng họ lợi dụng được những con người đó cho mục tiêu đen tối của họ mà thôi.
2. Ngay sau khi lợi dụng hình ảnh của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN tươi cười bên các cháu thiếu nhi dân tộc K’hor, để nói về sự đồng thuận giữa Giáo hội và xã hội trong vụ bauxite cũng như trong vấn đề tôn giáo, ngày 24/8/2008, hàng loạt các tờ báo lề phải như VietnamNet, Hanoimoi… đồng loạt lên tiếng đả kích mạnh mẽ các linh mục, tu sĩ – những người vốn kiên cường trong cộng đấu tranh cho công lý và sự thật.
Điều đáng nói là những vị linh mục bị các cơ quan truyền thông một chiều, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Hà Nội, toa rập công kích cách vô lương tâm, thì lại là những vị linh mục đã được Đức cha Chủ tịch HĐGMVN bảo đảm trong công văn gửi ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – Nguyễn Thế Thảo, rằng: “những linh mục này không làm gì vi phạm Giáo luật và pháp luật”.
Việc một số tờ báo lề phải bất thần mạnh mẽ kết án các linh mục đang đấu tranh cho công lý và sự thật, nhất là các linh mục tại Thái Hà, khiến những người có lương tri e ngại về một cuộc đấu tố mới, độc ác hơn, thâm hiểm hơn. Lần này, họ không dùng quần chúng tự phát, con nghiện, các tổ chức xã hội như thói quen vẫn làm, mà dùng chính hình ảnh của Đức cha Chủ tịch để đấu tố các linh mục công Giáo ngay trong Năm thánh linh mục.
Đây là một đòn thâm hiểm, nhưng lại là cái hay để HĐGMVN, nhất là cá nhân Đức cha Chủ tịch phải chính thức lên tiếng nêu lập trường của Giáo hội về các vấn đề đã xảy ra và đang xảy ra: tại Thái Hà trước đây, tại Tam Toà hiện nay và vấn đề bauxite Tây Nguyên. Chắc chắn, ngài sẽ không im lặng nữa và càng không thể im lặng để chính quyền sử dụng hình ảnh của mình vào những mục đích không minh bạch và nhất là dùng hình ảnh của mình để đấu tố các linh mục là con cái của ngài.
Chưa biết sự thể thế nào?
Trong khi chờ đợi những động thái tiếp theo của nhà cầm quyền Hà Nội, thì cũng cần nhắc nhau điều này: “Con cái thế gian thì khôn ngoan hơn con cái sự sáng”. Nhưng không có sự thật nào là không bị phơi bày. Chỉ só sự thật mới giải thoát và đem lại hạnh phúc lâu bền cho xã hội, Giáo hội và cho con người.
24/8/2009
An Dân
วันจันทร์ที่ 24 สิงหาคม พ.ศ. 2552
No448:Câu chuyện thời sự: Ai tự thú vậy? Ai cần xin ân xá?
Gần đây công an và tuyên giáo Hà Nội bày ra trò các nhà dân chủ bị bắt vào tù lần lượt xuất hiện trên vô tuyến truyền hình và trên báo của nhà nước, với những lời thú tội theo như ý muốn của họ là: đã hoạt động chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chế độ hiện hành, vi phạm pháp luật, do non nớt, dại dột, bị lôi kéo, nay hối cải, xin được khoan hồng và ân xá để trở thành công dân tốt(!), người lương thiện(!). Họ đều đọc như máy, nói như vẹt !
Đây là trò hề rất cũ, đã được thi thố quá nhiều, bị thất bại nặng nề, nhưng trong bế tắc họ vẫn cứ đưa ra dùng, vì nhân dân ta vẫn còn có người lầm lẫn.
Họ học ở đâu? Công an cộng sản, tuyên giáo cộng sản học từ nguồn phát xít Hitle, với những mưu thâm của Gơben, tuyên truyền lắp đi lắp lại mãi gây vết hằn sâu trong não, điều giả dối nhất rồi cũng thành y như thật.
Họ học chủ yếu là ở đâu những thủ thuật ma giáo ấy? Ngay từ năm 1950, từng đoàn cán bộ công an và tuyên giáo nô nức sang Nga sang Tàu, theo dõi các trại cải tạo, các lớp chỉnh huấn, các cuộc đấu tố "phản cách mạng", thụ huấn trong các trường, lớp cao cấp, trung cấp, tiếp thu tận gốc những lý luận của các tổ sư Béria và Khang Sinh trong cái nghề đàn áp và khủng bố nhân dân, với những kho kinh nghiệm được tổng kết chuyên sâu và còn cho thực hành thử nghiệm.
Cái nghề an ninh và tuyên giáo cộng sản chính hiệu có thể tổng kết trong các thủ thuật - đánh vào cuộc sống. Từ đơn giản. Không cho uống nước, không cho ăn, không cho nằm (đứng suốt ngày), không cho đi lại (phòng quá chật), không cho ánh sáng, hoặc quá nhiều ánh sáng (đèn pha cực mạnh chiếu vào gáy) ...
- Tùy từng tính cách cá nhân đối tượng mà lập phương án tấn công: Yêu vợ con mong tin vợ con (phao tin nhảm, vợ ngoại tình, con hư hỏng, bố mẹ ốm nặng ...) để gây lo nghĩ, hoang mang; tuỳ sở thích cá nhân, ưa thuốc lá gì (Cotab hay Philip Morris hay thuốc lào) ; rượu gì (Cognac hay bia, hay rượu đế) để mua chuộc, "khuyến khích" khi cần;
- Tuỳ tính tình mà đánh vào chỗ yếu - như ưa xu nịnh, ưa danh vọng, ưa hưởng lạc, tiền bạc, so sánh người này với người khác, khơi dậy những suy tính, kèn cựa nhỏ nhen ...
- Giăng bẫy, như trong chỉnh huấn cán bộ cao cấp, họ đưa ra vài anh được bồi dưỡng kỹ rồi đưa lên báo cáo điển hình ( kể lể lu bù : con địa chủ, ăn chơi trác táng từ nhỏ, tàn ác với người ở, lừa thày phản bạn, dâm ô hủ hóa, kèn cựa địa vị, cầu an bảo mạng, mỗi tội đều có tình tiết giật gân như trong tiểu thuyết, trong phim ảnh, hay như bản nhận tội với cha cố; cuối cùng bao giờ cũng khóc, khóc nấc lên, cả hội trường cùng sụt sùi; và kết luận : tôi là đồ rác rưởi trong xã hội, đồ sâu bọ, đồ bỏ đi, đồ ăn hại, đồ phản động, đáng tội chết, may nhờ có đảng giang tay ra cứu, tôi đội ơn suốt đời và tự nguyện lập công chuộc tội ....)
- Cho đi tàu bay giấy : để tác động đến mọi người, ban chỉ đạo chỉnh huấn, cải tạo liền ca ngợi, biểu dương, tâng bốc những điển hình trên là : cải tạo rất tốt, gương mẫu trong phản tỉnh, thành khẩn để tự chiến thắng, thắng lợi quyết định trong cả cuộc đời, rồi ca ngợi là "Chân Anh hùng" - anh hùng chân chính, không phải ngụy-anh hùng (!), "Chân Quân tử", thế mới là đảng viên CS chân chính, tin ở đảng vĩ đại (!), tin ở các lãnh tụ Mác, Lênin, Staline, Mao, Hồ ...Thế rồi họ được tặng "ảnh Bác", được "Bác" gửi lời ban khen, được quàng vòng hoa, được mời lên ngồi ghế danh dự!
Thế là cả lớp học lên đồng tập thể, tự "vỗ ngực đôm đốp", cố lập công về "phản tỉnh", cố đạt kỷ lục về "thành khẩn". Không có cũng cố nghĩ ra, tưởng tượng ra, sáng tạo ra tội giật gân nhất, thường là tội về "hủ hoá": tán tỉnh cô này, sờ vú cô nọ, rủ gái nông thôn ra bãi dâu, bên đụn rạ; có khi còn ly kỳ hóa phịa ra ý định đầu hàng địch, bỏ ngũ để vào địch hậu, nói xấu lãnh đạo và lãnh tụ...
Tôi còn nhớ hồi 1953-1954, trong quân khu V giải ra quân khu IV ở Vinh viên tư lệnh phó quân khu cấp tướng; ông ta là trí thức, trong chỉnh huấn, trót tự đấm ngực để cố tỏ ra thành khẩn, tự khai có "ý tưởng"(!) đem một số quân vào vùng địch đầu hàng. Chỉnh huấn xong, ông ta bị an ninh và bảo vệ đảng tra hỏi, tra tấn cực hình, không khai nổi vì chuyện thật ra không hề có, thế là cứ thế mà ngồi tù không án, chết rụi trong một xó xỉnh nào không ai hay! Chuyện có thật 100%.
Cái trò hề tự thú và xin ân xá mới đây vẫn là chung một nguồn trăm nghìn trò hề đã diễn ra, từ an ninh và tuyên giáo cộng sản, chỉ khác là khi đảng CS đã suy tàn, hết linh thiêng, từ gốc gác, cội nguồn, từ "thuỷ tổ" đến các "thần linh" và lãnh tụ thảm hại tuốt luốt của họ. Lẽ ra phải xếp những trò hề ấy vào chỗ kín.
Thời buổi văn minh hiện tại, khi minh bạch công khai trở thành nếp sống của mọi công dân lương thiện và chính quyền lương thiện, cuộc tự thú và xin khoan hồng chỉ có giá trị khi các đương sự được hoàn toàn tự do và tự chủ - không có bất cứ một sức ép nào - tuyên bố công khai trước đại biểu chính quyền, trước đại biểu gia đình, bạn bè, trước các nhà báo (báo nói, báo viết, báo ảnh ...) trong và ngoài nước. Chỉ khi ấy mỗi lời tự thú và xin khoan hồng nếu có mới có giá trị hoàn toàn.
Việc xử án cũng vậy. Nhất thiết phải công khai, minh bạch, có đại biểu nhân dân, gia đình, các nhà báo trong và ngoài nước, có luật sư biện hộ, cho các đương sự phát biểu hết ý kiến, như ở mọi phiên toà bình thường ở mọi nước dân chủ. Hãy chờ xem. Họ chúa sợ ánh sáng của công khai, sự thật.
Các cuộc tự thú và xin ân xá tiền chế rất dơ dáng và lạc lõng vừa qua xin trả lại để cho vào kho tàng tội ác của chủ nghĩa CS hiện thực đang bị cả loài người văn minh lên án.
Nó chỉ có ý nghĩa duy nhất là sự tự thú trên thực tế của một chính quyền cộng sản toàn trị lạc lõng đã "quá đát ", đã thuộc về dĩ vãng của loài người , nhưng vẫn còn cố tồn tại như một thách thức láo xược với lương tri và lẽ phải.
Lẽ ra chính quyền toàn trị tệ hại phải tỏ lời ăn năn hối cải rồi xin ân xá với nhân dân, với lịch sử, với tiền nhân, với các nhà dân chủ ... về vô vàn đau khổ, mất mát, bất công họ đã gây ra! Chỉ có vậy mới là công bằng, là đúng đắn, là tối ư cần thiết và cấp bách!
Paris, 24-8-2009
Đây là trò hề rất cũ, đã được thi thố quá nhiều, bị thất bại nặng nề, nhưng trong bế tắc họ vẫn cứ đưa ra dùng, vì nhân dân ta vẫn còn có người lầm lẫn.
Họ học ở đâu? Công an cộng sản, tuyên giáo cộng sản học từ nguồn phát xít Hitle, với những mưu thâm của Gơben, tuyên truyền lắp đi lắp lại mãi gây vết hằn sâu trong não, điều giả dối nhất rồi cũng thành y như thật.
Họ học chủ yếu là ở đâu những thủ thuật ma giáo ấy? Ngay từ năm 1950, từng đoàn cán bộ công an và tuyên giáo nô nức sang Nga sang Tàu, theo dõi các trại cải tạo, các lớp chỉnh huấn, các cuộc đấu tố "phản cách mạng", thụ huấn trong các trường, lớp cao cấp, trung cấp, tiếp thu tận gốc những lý luận của các tổ sư Béria và Khang Sinh trong cái nghề đàn áp và khủng bố nhân dân, với những kho kinh nghiệm được tổng kết chuyên sâu và còn cho thực hành thử nghiệm.
Cái nghề an ninh và tuyên giáo cộng sản chính hiệu có thể tổng kết trong các thủ thuật - đánh vào cuộc sống. Từ đơn giản. Không cho uống nước, không cho ăn, không cho nằm (đứng suốt ngày), không cho đi lại (phòng quá chật), không cho ánh sáng, hoặc quá nhiều ánh sáng (đèn pha cực mạnh chiếu vào gáy) ...
- Tùy từng tính cách cá nhân đối tượng mà lập phương án tấn công: Yêu vợ con mong tin vợ con (phao tin nhảm, vợ ngoại tình, con hư hỏng, bố mẹ ốm nặng ...) để gây lo nghĩ, hoang mang; tuỳ sở thích cá nhân, ưa thuốc lá gì (Cotab hay Philip Morris hay thuốc lào) ; rượu gì (Cognac hay bia, hay rượu đế) để mua chuộc, "khuyến khích" khi cần;
- Tuỳ tính tình mà đánh vào chỗ yếu - như ưa xu nịnh, ưa danh vọng, ưa hưởng lạc, tiền bạc, so sánh người này với người khác, khơi dậy những suy tính, kèn cựa nhỏ nhen ...
- Giăng bẫy, như trong chỉnh huấn cán bộ cao cấp, họ đưa ra vài anh được bồi dưỡng kỹ rồi đưa lên báo cáo điển hình ( kể lể lu bù : con địa chủ, ăn chơi trác táng từ nhỏ, tàn ác với người ở, lừa thày phản bạn, dâm ô hủ hóa, kèn cựa địa vị, cầu an bảo mạng, mỗi tội đều có tình tiết giật gân như trong tiểu thuyết, trong phim ảnh, hay như bản nhận tội với cha cố; cuối cùng bao giờ cũng khóc, khóc nấc lên, cả hội trường cùng sụt sùi; và kết luận : tôi là đồ rác rưởi trong xã hội, đồ sâu bọ, đồ bỏ đi, đồ ăn hại, đồ phản động, đáng tội chết, may nhờ có đảng giang tay ra cứu, tôi đội ơn suốt đời và tự nguyện lập công chuộc tội ....)
- Cho đi tàu bay giấy : để tác động đến mọi người, ban chỉ đạo chỉnh huấn, cải tạo liền ca ngợi, biểu dương, tâng bốc những điển hình trên là : cải tạo rất tốt, gương mẫu trong phản tỉnh, thành khẩn để tự chiến thắng, thắng lợi quyết định trong cả cuộc đời, rồi ca ngợi là "Chân Anh hùng" - anh hùng chân chính, không phải ngụy-anh hùng (!), "Chân Quân tử", thế mới là đảng viên CS chân chính, tin ở đảng vĩ đại (!), tin ở các lãnh tụ Mác, Lênin, Staline, Mao, Hồ ...Thế rồi họ được tặng "ảnh Bác", được "Bác" gửi lời ban khen, được quàng vòng hoa, được mời lên ngồi ghế danh dự!
Thế là cả lớp học lên đồng tập thể, tự "vỗ ngực đôm đốp", cố lập công về "phản tỉnh", cố đạt kỷ lục về "thành khẩn". Không có cũng cố nghĩ ra, tưởng tượng ra, sáng tạo ra tội giật gân nhất, thường là tội về "hủ hoá": tán tỉnh cô này, sờ vú cô nọ, rủ gái nông thôn ra bãi dâu, bên đụn rạ; có khi còn ly kỳ hóa phịa ra ý định đầu hàng địch, bỏ ngũ để vào địch hậu, nói xấu lãnh đạo và lãnh tụ...
Tôi còn nhớ hồi 1953-1954, trong quân khu V giải ra quân khu IV ở Vinh viên tư lệnh phó quân khu cấp tướng; ông ta là trí thức, trong chỉnh huấn, trót tự đấm ngực để cố tỏ ra thành khẩn, tự khai có "ý tưởng"(!) đem một số quân vào vùng địch đầu hàng. Chỉnh huấn xong, ông ta bị an ninh và bảo vệ đảng tra hỏi, tra tấn cực hình, không khai nổi vì chuyện thật ra không hề có, thế là cứ thế mà ngồi tù không án, chết rụi trong một xó xỉnh nào không ai hay! Chuyện có thật 100%.
Cái trò hề tự thú và xin ân xá mới đây vẫn là chung một nguồn trăm nghìn trò hề đã diễn ra, từ an ninh và tuyên giáo cộng sản, chỉ khác là khi đảng CS đã suy tàn, hết linh thiêng, từ gốc gác, cội nguồn, từ "thuỷ tổ" đến các "thần linh" và lãnh tụ thảm hại tuốt luốt của họ. Lẽ ra phải xếp những trò hề ấy vào chỗ kín.
Thời buổi văn minh hiện tại, khi minh bạch công khai trở thành nếp sống của mọi công dân lương thiện và chính quyền lương thiện, cuộc tự thú và xin khoan hồng chỉ có giá trị khi các đương sự được hoàn toàn tự do và tự chủ - không có bất cứ một sức ép nào - tuyên bố công khai trước đại biểu chính quyền, trước đại biểu gia đình, bạn bè, trước các nhà báo (báo nói, báo viết, báo ảnh ...) trong và ngoài nước. Chỉ khi ấy mỗi lời tự thú và xin khoan hồng nếu có mới có giá trị hoàn toàn.
Việc xử án cũng vậy. Nhất thiết phải công khai, minh bạch, có đại biểu nhân dân, gia đình, các nhà báo trong và ngoài nước, có luật sư biện hộ, cho các đương sự phát biểu hết ý kiến, như ở mọi phiên toà bình thường ở mọi nước dân chủ. Hãy chờ xem. Họ chúa sợ ánh sáng của công khai, sự thật.
Các cuộc tự thú và xin ân xá tiền chế rất dơ dáng và lạc lõng vừa qua xin trả lại để cho vào kho tàng tội ác của chủ nghĩa CS hiện thực đang bị cả loài người văn minh lên án.
Nó chỉ có ý nghĩa duy nhất là sự tự thú trên thực tế của một chính quyền cộng sản toàn trị lạc lõng đã "quá đát ", đã thuộc về dĩ vãng của loài người , nhưng vẫn còn cố tồn tại như một thách thức láo xược với lương tri và lẽ phải.
Lẽ ra chính quyền toàn trị tệ hại phải tỏ lời ăn năn hối cải rồi xin ân xá với nhân dân, với lịch sử, với tiền nhân, với các nhà dân chủ ... về vô vàn đau khổ, mất mát, bất công họ đã gây ra! Chỉ có vậy mới là công bằng, là đúng đắn, là tối ư cần thiết và cấp bách!
Paris, 24-8-2009
วันอาทิตย์ที่ 23 สิงหาคม พ.ศ. 2552
No447: Bức Tường Berlin
http://www.blogosin.org/?p=993
August 23 2009
Tuần trước, một người Đông Đức, bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.
Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, con trai một vị tư lệnh chiến trường nổi tiếng thời đánh Mỹ và đánh Pol Pot- lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.
Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.
Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.
Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.
Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.
Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản.
Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.
Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập. Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.
Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.
Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.
Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.
Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.
Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.
Huy Đức
August 23 2009
Tuần trước, một người Đông Đức, bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.
Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, con trai một vị tư lệnh chiến trường nổi tiếng thời đánh Mỹ và đánh Pol Pot- lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.
Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.
Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.
Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.
Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.
Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản.
Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.
Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập. Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.
Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.
Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.
Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.
Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.
Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.
Huy Đức
No446:Nên để việc đó cho chiếc cân !
Cách đây chưa đến 20 năm những người đi chợ thường khổ sở về chuyện cân đo hàng hóa khi mua bán. Hàng hóa khan hiếm làm tăng thói « buôn gian bán lận », « cửa quyền », « hống hách » của người bán hàng. Những gian thương thường sử dụng những chiếc cân sai lệch (không đúng tiêu chuẩn đo lường và dĩ nhiên phải có lợi cho người bán) hoặc dùng những thủ thuật làm lệch cân khi cân hàng hóa để kiếm lợi bất chính. Gian thương có những cách cân như thế cũng thường là những người giỏi nài gọi, chèo kéo khách và luôn kèm thói dọa nạt, cưỡng ép những khách đã chót sa chân. Gian thương không bao giờ để cho khách kiểm tra cân hay tự cân lấy. Nhiều khách hàng biết là bị lừa nhưng trước sự bặm trợn, ầm ĩ, phiền phức giữa chợ, cũng đành chậc lưỡi mua « cho xong chuyện » với ý nghĩ sẽ « cạch đến già ». Nhưng cũng có những khách hàng không chấp nhận bị lừa và quyết « chống trả ». Gặp phải những người « đáo để » như thế, những gian thương thường cũng biết « tìm đường rút lui », để giành công sức cho những « con gà » khác dễ « xơi » hơn. Nhưng cũng có trường hợp dẫn đến xô xát và nghe nói có cả án mạng chỉ vì chuyện không « thuận mua, vừa bán ». Tuy nhiên, trong bối cảnh « gạo châu củi quế » như thế, vẫn có những người (tất nhiên không thể nhiều) buôn bán lương thiện, quyết lấy chữ tín làm lãi. Những người thiện thương luôn dùng những chiếc cân đúng tiêu chuẩn (quốc gia hoặc quốc tế), sẵn lòng chiều khách trong việc cân đo hàng hóa và luôn vui vẻ để khách tùy ý quyết định. Những cửa hàng như thế thường lặng lẽ nhưng tấp nập, lời mời chào (nếu có) luôn nhã nhặn, ôn tồn và tuyệt không có lời chèo kéo hay to tiếng.
Việc cân đo hàng hóa (những vật có thể sờ mó được) còn tế nhị và nan giải đến thế thì việc cân đo công lý - phán xét đúng-sai, thật-giả, chắc chắn càng không đơn giản hơn. Chưa chắc chiếc cân công lý đã được đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Chưa chắc những người cầm cán cân công lý đã là người tôn trọng sự thật. Nhất là trong hiện trạng công lý đã khan hiếm đến độ có cả dịch vụ « chạy án » thì việc tìm được công lý sẽ phải khó khăn gấp bội. Những nài gọi, chèo kéo, tán tụng, bặm trợn cho thứ « công lý » rởm luôn huyên náo, ồn ào trong xã hội cũng là điều chẳng lạ. Nhưng Công lý đâu cần nhiều đến ngôn từ. Biểu tượng nhân cách hóa của Công lý (theo triết lý phương Tây) là một nữ thần bị bịt mắt, nét mặt bình thản, miệng khép, với một bàn tay giơ lên chiếc cân có hai đĩa ngang bằng và bàn tay kia nắm đốc kiếm. Trong các định chế tư pháp ở Việt Nam như tòa án, bộ tư pháp hay hội luật gia cũng thấy thấp thoáng hình chiếc cân hai đĩa ngang bằng. Nhưng tịnh không thấy bất kỳ dấu hiệu hay biểu tượng nào cho âm thanh phán xét, sự hả hê hay hằn học của Công lý. Khi chiếc cân là chuẩn và người cầm cân là công tâm (bịt mắt) và nghiêm cẩn (tay nắm đốc kiếm) thì chỉ cần giơ chiếc cân cho « bách gia trăm họ » « mục sở thị » là đủ biết bên nào nặng bên nào nhẹ, bên nào đúng bên nào sai, đâu là sự thật đâu là giả dối. Còn khi cân đã không chuẩn và người cầm cân chỉ là đệ tử của phường danh lợi thì mọi lời tán dương kẻ cầm cân hay bài bác nạn nhân, có dụng công đến mấy, cũng chỉ làm cho sự gian trá thêm phần lố bịch. Huống hồ khi chưa ai được quyền phán quyết mà các màn phụ họa tán dương và bài bác đã ầm ĩ thì thật khôi hài.
Một nhà nước biết tôn trọng pháp luật không bao giờ hằn học khi bất lực với nghi can và càng không bao giờ tỏ vẻ hả hê khi có được lời thú tội. Nếu không chứng minh được nghi can có tội có nghĩa là đã có một công dân chắc chắn biết tuân thủ pháp luật. Còn nếu chứng minh được nghi can có tội có nghĩa là hệ thống pháp luật đã bị coi thường. Vậy tại sao phải hằn học khi pháp luật được tuân thủ và hả hê khi pháp luật bị coi thường? Và ngay lời thú tội của nghi can (nếu là sự thật) cũng không có giá trị quyết định cho việc kết tội[1]. Một nhà nước biết yêu quí công lý chỉ nên chú tâm để đảm bảo có một cán cân công lý hợp chuẩn quốc tế (hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với các công ước, thông lệ có tính phổ quát toàn cầu) và đảm bảo có những người cầm cán cân công lý thật công tâm (không bị ảnh hưởng, chi phối bởi quan điểm chính trị, phe nhóm lợi ích, tôn giáo hay sắc tộc) và nghiêm cẩn (nguyện bảo vệ hiến pháp và pháp luật đến cùng). Một nhà nước quang minh, chính đáng không cần những màn phô diễn, chèo kéo ầm ĩ chỉ để chứng tỏ công lý thuộc về mình. Và cả khi muốn cứu lại sự chính đáng đã mất cũng không nên làm như thế. Nên để việc đó cho chiếc cân công lý. Nhưng xin nhớ Công lý không bao giờ liên quan tới đổi chác hay mua bán.
Phạm Hồng Sơn
23/08/2009
Việc cân đo hàng hóa (những vật có thể sờ mó được) còn tế nhị và nan giải đến thế thì việc cân đo công lý - phán xét đúng-sai, thật-giả, chắc chắn càng không đơn giản hơn. Chưa chắc chiếc cân công lý đã được đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Chưa chắc những người cầm cán cân công lý đã là người tôn trọng sự thật. Nhất là trong hiện trạng công lý đã khan hiếm đến độ có cả dịch vụ « chạy án » thì việc tìm được công lý sẽ phải khó khăn gấp bội. Những nài gọi, chèo kéo, tán tụng, bặm trợn cho thứ « công lý » rởm luôn huyên náo, ồn ào trong xã hội cũng là điều chẳng lạ. Nhưng Công lý đâu cần nhiều đến ngôn từ. Biểu tượng nhân cách hóa của Công lý (theo triết lý phương Tây) là một nữ thần bị bịt mắt, nét mặt bình thản, miệng khép, với một bàn tay giơ lên chiếc cân có hai đĩa ngang bằng và bàn tay kia nắm đốc kiếm. Trong các định chế tư pháp ở Việt Nam như tòa án, bộ tư pháp hay hội luật gia cũng thấy thấp thoáng hình chiếc cân hai đĩa ngang bằng. Nhưng tịnh không thấy bất kỳ dấu hiệu hay biểu tượng nào cho âm thanh phán xét, sự hả hê hay hằn học của Công lý. Khi chiếc cân là chuẩn và người cầm cân là công tâm (bịt mắt) và nghiêm cẩn (tay nắm đốc kiếm) thì chỉ cần giơ chiếc cân cho « bách gia trăm họ » « mục sở thị » là đủ biết bên nào nặng bên nào nhẹ, bên nào đúng bên nào sai, đâu là sự thật đâu là giả dối. Còn khi cân đã không chuẩn và người cầm cân chỉ là đệ tử của phường danh lợi thì mọi lời tán dương kẻ cầm cân hay bài bác nạn nhân, có dụng công đến mấy, cũng chỉ làm cho sự gian trá thêm phần lố bịch. Huống hồ khi chưa ai được quyền phán quyết mà các màn phụ họa tán dương và bài bác đã ầm ĩ thì thật khôi hài.
Một nhà nước biết tôn trọng pháp luật không bao giờ hằn học khi bất lực với nghi can và càng không bao giờ tỏ vẻ hả hê khi có được lời thú tội. Nếu không chứng minh được nghi can có tội có nghĩa là đã có một công dân chắc chắn biết tuân thủ pháp luật. Còn nếu chứng minh được nghi can có tội có nghĩa là hệ thống pháp luật đã bị coi thường. Vậy tại sao phải hằn học khi pháp luật được tuân thủ và hả hê khi pháp luật bị coi thường? Và ngay lời thú tội của nghi can (nếu là sự thật) cũng không có giá trị quyết định cho việc kết tội[1]. Một nhà nước biết yêu quí công lý chỉ nên chú tâm để đảm bảo có một cán cân công lý hợp chuẩn quốc tế (hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với các công ước, thông lệ có tính phổ quát toàn cầu) và đảm bảo có những người cầm cán cân công lý thật công tâm (không bị ảnh hưởng, chi phối bởi quan điểm chính trị, phe nhóm lợi ích, tôn giáo hay sắc tộc) và nghiêm cẩn (nguyện bảo vệ hiến pháp và pháp luật đến cùng). Một nhà nước quang minh, chính đáng không cần những màn phô diễn, chèo kéo ầm ĩ chỉ để chứng tỏ công lý thuộc về mình. Và cả khi muốn cứu lại sự chính đáng đã mất cũng không nên làm như thế. Nên để việc đó cho chiếc cân công lý. Nhưng xin nhớ Công lý không bao giờ liên quan tới đổi chác hay mua bán.
Phạm Hồng Sơn
23/08/2009
วันเสาร์ที่ 22 สิงหาคม พ.ศ. 2552
Np445: Bài phát biểu của một du sinh trong lễ hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ
Là một người sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, được nuôi dạy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trong suốt mười chín năm đó, tôi không hề biết đến những bất công, đàn áp ở Việt Nam mà trong lòng luôn tin rằng mình sống trong một đất nước tôn trọng tự do nhân quyền như những điều luật trong hiến pháp Việt Nam. Đó cũng chính là những điều tôi được dạy dỗ trong suốt mười hai năm cắp sách đến trường.
Khi đặt chân đến đất Mỹ và lần đầu tiên được nghe nói đến những bất công, bạo quyền ở Việt Nam, việc Việt Nam đã và đang đàn áp tôn giáo và tước đoạt tự do nhân quyền, tôi đã chuyển từ bất ngờ, kinh ngạc sang căm phẫn và chợt sực tỉnh nhận ra rằng cái chế độ tôi luôn tưởng rằng hòa bình, êm ấm bấy lâu nay chỉ là cái vỏ bọc không hơn không kém của sự dối trá mà nhà nước đã tạo ra. Những sự thật khủng khiếp luôn luôn được che đậy và bóp méo một cách tài tình để phần phải luôn luôn thuộc về những kẻ làm luật và thi hành luật còn phần lỗi luôn thuộc về những người dân vô tội, những con người thấp cổ bé họng mang trong mình khát vọng tìm lại tự do và công lý.
Một điều đáng buồn là ở Việt Nam, chỉ có những người trực tiếp bị đàn áp mới hiểu được những áp bức, bất công; còn những người dân khác thì làm sao có thể biết được sự thật một trăm phần trăm khi mà những thông tin được tung lên các phương tiện thông tin đại chúng đã bị bóp méo đề phục vụ cho lợi ích của nhà nước Việt Nam và cũng là để tránh kích động lòng dân. Đơn cử là việc vừa xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa. Mọi thông tin được đưa ra về giáo xứ Tam Tòa đã bị bóp méo một cách trắng trợn. Những cha, những sơ, những con người đang ra sức bảo vệ giáo xứ, bảo vệ những giáo dân và phần hồn linh thiêng của mình lại trở thành những kẻ phản nghịch trên mặt báo Việt Nam.
Khi theo dõi tin tức của giáo xứ Tam Tòa, nếu việc các cha và những người giáo dân lương thiện bị đàn áp khiến tôi phẫn nộ thì có một sự việc khiến tôi đau xót vô cùng. Đó là việc một cô bé mười mấy tuổi mặc áo trắng đi học về bị một lũ công an đội lốt côn đồ không chỉ đánh đập em bầm tím mà còn trấn lột điện thọai của em vì nhầm tưởng rằng em là một trong những người đi lễ. Đã từ lúc nào việc một người dân đi lễ lại trở thành một cái tội? Đã từ lúc nào một người dân tỏ lòng thành kính tín ngưỡng của mình lại trở thành một kẻ tội phạm để đến nỗi bị đánh đập dã man? Đó không phải những gì được nêu ra trong hiến pháp Việt Nam vì Việt Nam luôn tự nhận rằng mình là một đất nước tôn trọng dân chủ và nhân quyền. Những sự thật kinh khủng đó khó có thể đến được hết với tất cả những người dân đang sinh sống ở Việt Nam.
Trong sự áp bức đó, những người dân ở Tam Toà đang cùng nhau hợp sức đấu tranh. Và chúng ta, những con người đang sống trong một đất nước tự do, không bị bó buộc bởi những đạo luật phi lý như ở Việt Nam phải cùng nhau làm một cái gì đó để cất tiếng nói, giành lại công bằng và chân lý cho đồng bào mình ở Việt Nam đang bị tước đoạt quyền sống của một con người theo đúng nghĩa. Tôi hy vọng rằng những ngọn nến chúng ta thắp lên hôm nay sẽ thắp sáng cho con đường đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho những người dân ở Tam Toà nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.
Ngoc Lan
I was born and raised under a communist regime in Vietnam for 19 years before I came here. What was related to me about the communist system which I was taught in school was completely different from what really happened in my hometown. In my mind, I never thought that the Vietnamese government restricted freedom of expression, association and religious practice because these are stated in the Vietnamese law. 4 years ago, when I heard about human right, freedom in speech, religion, I did not know those problems were happening inside of Vietnam. What I have learned does not paint a clear picture about what happened to my beautiful land until I came to America, where I had a chance to have the appropriate view about the Vietnamese society. It was the first time I had known the battlefield between the Vietnamese government and the people who were fighting for their freedom of religion. I was really disappointed knowing that freedom of religion and human right, the right for people to live as human beings does not exist in Vietnam. And I was really disappointed finding out that the Vietnamese government has been distorting the facts in the newspapers and TV channels so that millions of people in Vietnam do not know what really happen in their country.
The battlefield in Tam Toa was again the land dispute between Tam Toa parish versus the local government. And yes, this happens again after what happened in Thai Ha, Ha Noi last year. The Catholics in Tam Toa were accused and charged for having erected a tent to use as a chapel in front of the ruins of Tam Toa church. Despite the violent attacks of the government, thousands of Catholics in Tam Toa have assembled to pray and urge for their rights making this protest one of the largest ones that the Vietnamese Communist government has had to confront. However, the government has not listened to them. On the other hand, they repeatedly harassed silence protestors by using great mass of police, security forces, and even street gang members. As a result, many of our students, religious demonstrators in Vietnam are imprisoned. My heart was broken hearing the fact that a Vietnamese high school girl in Tam Toa, on the way home after school, was harassed and beaten by the Vietnamese police because they thought she was going to a Catholic mass. Why does going to a Catholic mass become a criminal offense? How come a person who has a religious belief is punished by the government? How can Vietnam while trying by all means to be recognized by the world as a civilized, democratic country, be at the same time denying our basic Human Rights to practice our religion and to own our home and our land?
I hope that together tonight we can light up the candles for Human Right and Religious Freedom for Vietnam as freedom of expression, association and religious practice continued to be restricted by the authorities. We would like to extend our greatest support to thousands of people in Vietnam who are fighting for Human Right and Religious Freedom. Our hope is to enhance your understanding about the current situation in Vietnam so that you can carry on the torch of freedom of speech and the right to own our homes and property in Vietnam where no one is allowed to report any governmental abuse of power and of its people. . The candles that together we are lighting up tonight are also lighting up our hope that will never die about the better future of Vietnam so that our people will not have to live in fear and be able to stand up to fight against injustice in the Communist regime.
Khi đặt chân đến đất Mỹ và lần đầu tiên được nghe nói đến những bất công, bạo quyền ở Việt Nam, việc Việt Nam đã và đang đàn áp tôn giáo và tước đoạt tự do nhân quyền, tôi đã chuyển từ bất ngờ, kinh ngạc sang căm phẫn và chợt sực tỉnh nhận ra rằng cái chế độ tôi luôn tưởng rằng hòa bình, êm ấm bấy lâu nay chỉ là cái vỏ bọc không hơn không kém của sự dối trá mà nhà nước đã tạo ra. Những sự thật khủng khiếp luôn luôn được che đậy và bóp méo một cách tài tình để phần phải luôn luôn thuộc về những kẻ làm luật và thi hành luật còn phần lỗi luôn thuộc về những người dân vô tội, những con người thấp cổ bé họng mang trong mình khát vọng tìm lại tự do và công lý.
Một điều đáng buồn là ở Việt Nam, chỉ có những người trực tiếp bị đàn áp mới hiểu được những áp bức, bất công; còn những người dân khác thì làm sao có thể biết được sự thật một trăm phần trăm khi mà những thông tin được tung lên các phương tiện thông tin đại chúng đã bị bóp méo đề phục vụ cho lợi ích của nhà nước Việt Nam và cũng là để tránh kích động lòng dân. Đơn cử là việc vừa xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa. Mọi thông tin được đưa ra về giáo xứ Tam Tòa đã bị bóp méo một cách trắng trợn. Những cha, những sơ, những con người đang ra sức bảo vệ giáo xứ, bảo vệ những giáo dân và phần hồn linh thiêng của mình lại trở thành những kẻ phản nghịch trên mặt báo Việt Nam.
Khi theo dõi tin tức của giáo xứ Tam Tòa, nếu việc các cha và những người giáo dân lương thiện bị đàn áp khiến tôi phẫn nộ thì có một sự việc khiến tôi đau xót vô cùng. Đó là việc một cô bé mười mấy tuổi mặc áo trắng đi học về bị một lũ công an đội lốt côn đồ không chỉ đánh đập em bầm tím mà còn trấn lột điện thọai của em vì nhầm tưởng rằng em là một trong những người đi lễ. Đã từ lúc nào việc một người dân đi lễ lại trở thành một cái tội? Đã từ lúc nào một người dân tỏ lòng thành kính tín ngưỡng của mình lại trở thành một kẻ tội phạm để đến nỗi bị đánh đập dã man? Đó không phải những gì được nêu ra trong hiến pháp Việt Nam vì Việt Nam luôn tự nhận rằng mình là một đất nước tôn trọng dân chủ và nhân quyền. Những sự thật kinh khủng đó khó có thể đến được hết với tất cả những người dân đang sinh sống ở Việt Nam.
Trong sự áp bức đó, những người dân ở Tam Toà đang cùng nhau hợp sức đấu tranh. Và chúng ta, những con người đang sống trong một đất nước tự do, không bị bó buộc bởi những đạo luật phi lý như ở Việt Nam phải cùng nhau làm một cái gì đó để cất tiếng nói, giành lại công bằng và chân lý cho đồng bào mình ở Việt Nam đang bị tước đoạt quyền sống của một con người theo đúng nghĩa. Tôi hy vọng rằng những ngọn nến chúng ta thắp lên hôm nay sẽ thắp sáng cho con đường đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho những người dân ở Tam Toà nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.
Ngoc Lan
I was born and raised under a communist regime in Vietnam for 19 years before I came here. What was related to me about the communist system which I was taught in school was completely different from what really happened in my hometown. In my mind, I never thought that the Vietnamese government restricted freedom of expression, association and religious practice because these are stated in the Vietnamese law. 4 years ago, when I heard about human right, freedom in speech, religion, I did not know those problems were happening inside of Vietnam. What I have learned does not paint a clear picture about what happened to my beautiful land until I came to America, where I had a chance to have the appropriate view about the Vietnamese society. It was the first time I had known the battlefield between the Vietnamese government and the people who were fighting for their freedom of religion. I was really disappointed knowing that freedom of religion and human right, the right for people to live as human beings does not exist in Vietnam. And I was really disappointed finding out that the Vietnamese government has been distorting the facts in the newspapers and TV channels so that millions of people in Vietnam do not know what really happen in their country.
The battlefield in Tam Toa was again the land dispute between Tam Toa parish versus the local government. And yes, this happens again after what happened in Thai Ha, Ha Noi last year. The Catholics in Tam Toa were accused and charged for having erected a tent to use as a chapel in front of the ruins of Tam Toa church. Despite the violent attacks of the government, thousands of Catholics in Tam Toa have assembled to pray and urge for their rights making this protest one of the largest ones that the Vietnamese Communist government has had to confront. However, the government has not listened to them. On the other hand, they repeatedly harassed silence protestors by using great mass of police, security forces, and even street gang members. As a result, many of our students, religious demonstrators in Vietnam are imprisoned. My heart was broken hearing the fact that a Vietnamese high school girl in Tam Toa, on the way home after school, was harassed and beaten by the Vietnamese police because they thought she was going to a Catholic mass. Why does going to a Catholic mass become a criminal offense? How come a person who has a religious belief is punished by the government? How can Vietnam while trying by all means to be recognized by the world as a civilized, democratic country, be at the same time denying our basic Human Rights to practice our religion and to own our home and our land?
I hope that together tonight we can light up the candles for Human Right and Religious Freedom for Vietnam as freedom of expression, association and religious practice continued to be restricted by the authorities. We would like to extend our greatest support to thousands of people in Vietnam who are fighting for Human Right and Religious Freedom. Our hope is to enhance your understanding about the current situation in Vietnam so that you can carry on the torch of freedom of speech and the right to own our homes and property in Vietnam where no one is allowed to report any governmental abuse of power and of its people. . The candles that together we are lighting up tonight are also lighting up our hope that will never die about the better future of Vietnam so that our people will not have to live in fear and be able to stand up to fight against injustice in the Communist regime.
No444:Lời Chức Mừng Của Một Thường Dân
Báo Dân Trí, số ra ngày 20 tháng 8 năm 2009, đi tin:
“Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Nga làm người phát ngôn mới của cơ quan này, thay thế cho ông Lê Dũng, được luân chuyển công tác khác. Bà Nguyễn Phương Nga, sinh năm 1963, đã từng theo học ngành báo chí quốc tế tại Nga từ năm 1982-1987. Bà về công tác tại Bộ Ngoại giao từ đầu năm 1989 và hiện giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.”
“Tại cuộc họp báo với tư cách là người phát ngôn của bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều ngày hôm nay 20/8, bà Nguyễn Phương Nga hi vọng nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các cơ quan báo chí Việt Nam, các hãng thông tấn nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam như đối với người tiền nhiệm của bà.”
Tôi thực vô cùng lấy làm tiếc là sẽ không có cơ hội để “ủng hộ” hay “hợp tác” với người phát ngôn mới của bộ Ngoại giao Việt Nam, như bà Nguyễn Phương Nga hy vọng. Lý do (giản dị) chỉ vì tôi không phải là một thành viên của các cơ quan báo hay các hãng thông tấn trong và ngoài Việt Nam. Tôi cũng không làm việc cho bất cứ cơ quan đại diện ngoại giao nào ráo.
Với tư cách là một công dân lão hạng, một người lớn tuổi hơn bà Nga và đã chứng kiến cung cách làm việc của những vị phát ngôn viên tiền nhiệm, tôi cũng xin được gửi lời chúc mừng bà Nga ở chức vụ mới. Và nhân dịp này cũng xin mạn phép được chia sẻ với bà vài câu chuyện (nhỏ) có liên quan đến công tác mà bà sắp đảm đương, vào những ngày tháng tới.
Tôi nghe kể lại là bà Phan Thúy Thanh, khi còn tại chức, nuôi một con két tuyệt đẹp và nói rất sõi. Có hôm, chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà ấy nhờ báo đăng tin để tìm lại con vật qúi. Báo chưa in xong, đã thấy có người đến gõ cửa.
Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi.
Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.
Sau đó bà Phan Thúy Thanh rao bán con két để lấy tiền tiêu, bù vào số lương hưu hơi (bị) thấp. Có người mua được, thích lắm, hí hửng mang về giao ngay cho vợ rồi tiếp tục đi làm. Chiều về, đương sự hấp tấp hỏi ngay:
- Con két mua ban sáng đâu rồi.
- Ở trong lò chứ đâu.
- Ối Giời, con két mua cả ngàn đô la mà đem nướng à.
- Vẹt gì mà giá cả ngàn đô?
- Nó nói sõi lắm, và nói được mấy thứ tiếng cơ đấy.
- Thế mà ban nẫy gạn hỏi mãi nó vẫn cứ chối đây đẩy nên ai mà biết!
Dù con con két đã lìa đời và bà Thanh đã hết thời nhưng truyền thống nói dối và chối thì vẫn được kế tục bởi người kế nhiệm. Ngay sau khi nhận chức, khi bị chất vấn con số thương vong của người Thượng tại Tây Nguyên – sau cuộc nổi dậy, vào hôm Lễ Phục Sinh 10 tháng 4 năm 2004 – ông Lê Dũng, Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN đã nói rằng:
“Hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột như tin của Human Rights Watch. Chúng tôi cực lực bác bỏ tin này.”
Theo truyền thống ở ta, cứ “cực lực bác bỏ” – nghĩa là chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt, chối nằng nặc, chối bai bải, chối đây đẩy, chối quầy quậy, chối tuốt luốt – như thế là kể như … xong chuyện, và hết chuyện. Khỏi phải nói nhiều.
Riêng chuyện đổ máu ở Tây Nguyên (hồi đó) ngó bộ khó xong. Bởi vậy, mấy bữa sau, ông Phạm Thế Duyệt – Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc – trong một cuộc phỏng vấn dành cho vietnamnet.vn (vào ngày 17 tháng 4 năm 2004) đành phải nhận rằng:
“Chỉ có hai người trong số những người cố ý gây rối trật tự công cộng bị chết do chính họ ném đá vào nhau. Ngoài ra, còn có vài chục người bị thương trong các cuộc ẩu đả lẫn nhau” thôi. Ít xịt hà!
Ý Yàng ơi, coi kìa: Sao khi khổng khi không cái hàng chục ngàn người Thượng, bỏ buôn làng, lũ lượt kéo vô thành phố, chia làm hai phe, dàn hàng ngang, rồi “ném đá vào nhau” và ” ẩu đả lẫn nhau” cho … tới chết luôn – vậy cà? Nói (đại) như vậy mà nói được sao? Thằng chả, rõ ràng, nói láo!
Con két của bà Thanh đã lìa đời. Bà ấy thì cũng đã hết thời. Ông Phạm Thế Duyệt cũng như ông Lê Dũng cũng không còn tại vị. Kẻ phải đứng mũi chịu sào bây giờ chỉ có mỗi bà Nguyễn Phương Nga thôi. Trước cảnh “hoa lạc giữa rừng gươm,” tôi càng nghĩ lại càng ái ngại. Một lần nữa, ước mong bà Tân Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao gặp ít sự cố hơn, và nhiều may mắn hơn, trong những ngày tháng tới.
Thường Dân Tưởng Năng Tiến
“Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Nga làm người phát ngôn mới của cơ quan này, thay thế cho ông Lê Dũng, được luân chuyển công tác khác. Bà Nguyễn Phương Nga, sinh năm 1963, đã từng theo học ngành báo chí quốc tế tại Nga từ năm 1982-1987. Bà về công tác tại Bộ Ngoại giao từ đầu năm 1989 và hiện giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.”
“Tại cuộc họp báo với tư cách là người phát ngôn của bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều ngày hôm nay 20/8, bà Nguyễn Phương Nga hi vọng nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các cơ quan báo chí Việt Nam, các hãng thông tấn nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam như đối với người tiền nhiệm của bà.”
Tôi thực vô cùng lấy làm tiếc là sẽ không có cơ hội để “ủng hộ” hay “hợp tác” với người phát ngôn mới của bộ Ngoại giao Việt Nam, như bà Nguyễn Phương Nga hy vọng. Lý do (giản dị) chỉ vì tôi không phải là một thành viên của các cơ quan báo hay các hãng thông tấn trong và ngoài Việt Nam. Tôi cũng không làm việc cho bất cứ cơ quan đại diện ngoại giao nào ráo.
Với tư cách là một công dân lão hạng, một người lớn tuổi hơn bà Nga và đã chứng kiến cung cách làm việc của những vị phát ngôn viên tiền nhiệm, tôi cũng xin được gửi lời chúc mừng bà Nga ở chức vụ mới. Và nhân dịp này cũng xin mạn phép được chia sẻ với bà vài câu chuyện (nhỏ) có liên quan đến công tác mà bà sắp đảm đương, vào những ngày tháng tới.
Tôi nghe kể lại là bà Phan Thúy Thanh, khi còn tại chức, nuôi một con két tuyệt đẹp và nói rất sõi. Có hôm, chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà ấy nhờ báo đăng tin để tìm lại con vật qúi. Báo chưa in xong, đã thấy có người đến gõ cửa.
Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi.
Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.
Sau đó bà Phan Thúy Thanh rao bán con két để lấy tiền tiêu, bù vào số lương hưu hơi (bị) thấp. Có người mua được, thích lắm, hí hửng mang về giao ngay cho vợ rồi tiếp tục đi làm. Chiều về, đương sự hấp tấp hỏi ngay:
- Con két mua ban sáng đâu rồi.
- Ở trong lò chứ đâu.
- Ối Giời, con két mua cả ngàn đô la mà đem nướng à.
- Vẹt gì mà giá cả ngàn đô?
- Nó nói sõi lắm, và nói được mấy thứ tiếng cơ đấy.
- Thế mà ban nẫy gạn hỏi mãi nó vẫn cứ chối đây đẩy nên ai mà biết!
Dù con con két đã lìa đời và bà Thanh đã hết thời nhưng truyền thống nói dối và chối thì vẫn được kế tục bởi người kế nhiệm. Ngay sau khi nhận chức, khi bị chất vấn con số thương vong của người Thượng tại Tây Nguyên – sau cuộc nổi dậy, vào hôm Lễ Phục Sinh 10 tháng 4 năm 2004 – ông Lê Dũng, Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN đã nói rằng:
“Hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột như tin của Human Rights Watch. Chúng tôi cực lực bác bỏ tin này.”
Theo truyền thống ở ta, cứ “cực lực bác bỏ” – nghĩa là chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt, chối nằng nặc, chối bai bải, chối đây đẩy, chối quầy quậy, chối tuốt luốt – như thế là kể như … xong chuyện, và hết chuyện. Khỏi phải nói nhiều.
Riêng chuyện đổ máu ở Tây Nguyên (hồi đó) ngó bộ khó xong. Bởi vậy, mấy bữa sau, ông Phạm Thế Duyệt – Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc – trong một cuộc phỏng vấn dành cho vietnamnet.vn (vào ngày 17 tháng 4 năm 2004) đành phải nhận rằng:
“Chỉ có hai người trong số những người cố ý gây rối trật tự công cộng bị chết do chính họ ném đá vào nhau. Ngoài ra, còn có vài chục người bị thương trong các cuộc ẩu đả lẫn nhau” thôi. Ít xịt hà!
Ý Yàng ơi, coi kìa: Sao khi khổng khi không cái hàng chục ngàn người Thượng, bỏ buôn làng, lũ lượt kéo vô thành phố, chia làm hai phe, dàn hàng ngang, rồi “ném đá vào nhau” và ” ẩu đả lẫn nhau” cho … tới chết luôn – vậy cà? Nói (đại) như vậy mà nói được sao? Thằng chả, rõ ràng, nói láo!
Con két của bà Thanh đã lìa đời. Bà ấy thì cũng đã hết thời. Ông Phạm Thế Duyệt cũng như ông Lê Dũng cũng không còn tại vị. Kẻ phải đứng mũi chịu sào bây giờ chỉ có mỗi bà Nguyễn Phương Nga thôi. Trước cảnh “hoa lạc giữa rừng gươm,” tôi càng nghĩ lại càng ái ngại. Một lần nữa, ước mong bà Tân Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao gặp ít sự cố hơn, và nhiều may mắn hơn, trong những ngày tháng tới.
Thường Dân Tưởng Năng Tiến
วันพฤหัสบดีที่ 20 สิงหาคม พ.ศ. 2552
No443: Thư ngỏ của người mẹ gửi một người mẹ
Kính gửi bà Trần Thị Lệ - mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân
Khi đọc bài báo về chuyến thăm con gái của bà vào ngày 20 tháng 7/ 2009 trên báo Người Việt, tôi xúc động vô cùng. Ở vị trí một người mẹ, tôi không thể cầm lòng khi hình dung đứa con gái thân yêu, thiên thần của mình lại đang trong cảnh lao tù, sống cùng với những tội phạm hình sự: Sáu mươi người chung trong một phòng giam nhỏ, diện tích nằm nghỉ là 2 m X 0,8 m/người; bệnh tật mà lại phải tắm trần ngoài trời bằng nước giếng, bất kể tiết trời nóng nực hay giá lạnh…
Trong cuộc đời, gian khổ đã từng, con cái đã trưởng thành nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi về cảnh ngộ “con bé” (1) của bà - một nữ luật sư còn trẻ tuổi, đầy năng động trong hoạt động chuyên môn, xã hội với một trái tim trong sáng, nhiệt huyết lại lâm vào hoàn cảnh như vậy. Trước mặt cô là cả một triển vọng sáng lạn về cuộc đời và sự nghiệp, thế mà chỉ vì đấu tranh cho dân chủ, tự do mà bị thế lực bảo thủ lỗi thời đang thống trị xã hội cản đường, hành hạ và đưa cô vào chốn lao tù…
Tôi viết thư này để thỏa được phần nào nỗi bức xúc của chính mình về sự việc ấy và cũng mong làm vơi đi đôi chút cho bà và tất cả những người mẹ đã có được những người con đáng tự hào mà rơi vào hoàn cảnh chớ trêu, như của sứ mệnh thời đại giao cho. Không thể chối từ, dẫu rằng thật lắm gian truân.
Tôi không làm nghề báo, nghề văn nên việc viết ra được những cảm xúc không phải là điều dễ dàng, nhưng có gì từ nơi sâu thẳm của tấm lòng người mẹ thúc giục tôi phải viết ra những dòng này. Chắc bà cũng hiểu rằng, cũng như tôi, phụ nữ chúng ta ở thời đại này đâu phải là vô cảm, thờ ơ với thời cuộc, nhưng họ đều có những hạn chế riêng tư. Và họ thường thể hiện tấm lòng của mình ở đâu đó, qua nhiều hình thức cũng không kém phần kết quả.
Với chức năng người mẹ, chúng ta đã gắn cả cuộc đời mình với những đứa con tự thuở lọt lòng, những tháng năm khi còn tấm bé. Ta xót xa cả khi chúng vấp phải những điều không hay nho nhỏ. Ta lo sợ đến hoảng hốt khi chúng ốm đau, bệnh tật. Và ta thật hạnh phúc khi mỗi khi ngắm nhìn chúng trong giấc ngủ yên lành với nụ cười trên môi. Lúc ấy, ta cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống hiện tại mà quên đi biết bao nhiêu gian truân, bao điều nhiễu nhương đang lởn vởn quanh mình giữa cuộc đời vốn đầy bất trắc này.
Trong cái thời buổi không mấy an bình này, mọi giá trị văn hóa bị đảo lộn, lý tưởng chỉ còn là một ảo ảnh giả dối, mong manh; nhân cách bị xem thường; quyền lực và lợi ích cá nhân được coi là tối thượng; đạo đức xã hội xuống cấp một cách thảm hại thì việc nuôi dạy một đứa trẻ nên người là điều thật không dễ dàng.
Trong cuộc đời, đôi lúc người ta tin vào định mệnh - vào sự sắp đặt từ trước của đấng tối thượng, nhưng dù sao thì quy luật của xã hội, của cuộc sống muôn đời vẫn đúng: Gieo nhân nào, có quả ấy. Vượt qua khốn khó ắt có ngày vinh quang… Ơn trời, con cái chúng ta đã qua được cái thuở còn non nớt, ngơ ngác trước cuộc đời. Rồi ngoảnh đi ngoảnh lại, mới ngày nào, nay chúng đã trưởng thành, đã có chính kiến rõ ràng về cuộc sống. Quý giá hơn cả là chúng có được nhân cách, có lòng nhân ái, biết nhận ra lẽ phải và căm ghét cái tham, điều độc ác.
Là người mẹ bình thường, ai chẳng mong con cái mình gặp nhiều thuận lợi trong bước trưởng thành. Mong chúng có nghề nghiệp, rồi lập gia đình, làm ăn lương thiện, có tiền đồ sáng sủa để mình được yên vui lúc tuổi già. Nhưng ông trời vốn hay thử thách con người, đã dành cho chúng ta mỗi người một cảnh ngộ, có cả niềm hạnh phúc xen lẫn với nỗi khổ đau.
Có ai dám mơ tưởng là sẽ được thỏa mãn hoàn toàn với con cái, mong muốn chúng gập toàn “vận may” trên con đường mưu cầu hạnh phúc ? Ngay cả khi cái hạnh phúc ấy chỉ nhằm toan tính cho riêng mình!
Đó là chuyện của đời thường.
May mắn thay, trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, mỗi khi đất nước lâm vào cảnh khốn cùng, thường thấy xuất hiện những người con xuất sắc từ dân chúng mà ra – những vị anh hùng. Mỗi người trong họ, ít nhiều đã góp phần làm chuyển biến tình hình, cứu nguy cho đất nước trong những lúc hiểm nghèo và thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử. Vì thế chúng ta mới có được một đất nước tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Điều khác nhau giữa xưa và nay là ở chỗ trong quá khứ thường lưu truyền lại về những nhân vật lịch sử đáng kính mà kẻ thù là bọn ngoại xâm; nhưng ngày nay, những người anh hùng trong giai đoạn lịch sử ngắn ngủi này của chúng ta lại phải đối mặt với bọn nội xâm.
Với những kẻ tự nhận là đại diện của dân, vì dân, nhưng trong mọi ý tưởng và hành động của họ đều đi ngược lại với truyền thống của dân tộc và xu thế thời đại. Thậm chí họ càng ngày càng lộ rất rõ sự hèn kém trong việc dẫn dắt, điều hành đất nước, đã đưa dân tộc ta từ thế chủ động sang thế bị động, phụ thuộc; làm mất dần ý chí tự cường để dẫn tới nguy cơ rơi vào vòng kiềm tỏa của ngoại bang.
Những người dân VN có chút lương tri không khỏi đau lòng khi nghe tin những thanh niên, sinh viên biểu tình ôn hòa tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn phản đối TQ xâm lược Hoàng – Trường Sa đã bị đàn áp thẳng tay bằng dùi cui và bắt bớ (2). Những người dân đấu tranh cho công lý, cho dân chủ, nhân quyền, thì bị bỏ tù vì bị gán tội chống phá nước cái Nhà nước cộng hòa đầy bất công và tham nhũng này.
Một đất nước không nhỏ với dân số trên 80 chục triệu con người thông minh, cần cù lao động, điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện nông nghiệp, vị trí địa lý thuận lợi, mà sau hơn 30 năm có hòa bình, vẫn ở vào mức phát triển kém của thế giới.
Những người cầm quyền đã rất lúng túng trong việc mạo nhận theo đuổi học thuyết Mác-Lê Nin lỗi thời. Mà chính nó đã làm băng hoại cả một nền đạo đức truyền thống của dân tộc có từ hàng ngàn năm nay; đã làm phung phí một lượng vô giá về sức người, sức của và trí tuệ của nhiều thế hệ trong các cuộc cải cách nội bộ phi nhân tính (cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa tư tưởng, cải tạo công thương nghiệp…) để có được quyền lực tuyệt đối. Cho đến ngày hôm nay, họ vẫn còn đang mò mẫm đi tìm “con đường phát triển xã hội” ở vị trí thua kém các nước trong khu vực tới vài thập kỷ phát triển.
Chúng ta như không thể chịu nổi, thấy đau xót và nhục nhã mỗi khi nghe tin những người lao động Việt Nam bị chủ nước ngoài đánh đập tàn nhẫn ngay trên quê hương mình; hàng đoàn thiếu nữ VN bị chào bán, lựa chọn như một thứ hàng hóa thời nô lệ - để hòng lấy được một tấm chồng già, có chốn dung thân ở nước ngoài, rồi có chút tiền chu cấp cho gia đình đang trong cơn khốn khó; hàng trăm ngư dân phải vật lộn ngoài biển sâu sóng dữ vì miếng cơm manh áo của gia đình đã phải sống trong khổ nhục, tù tội ở trại giam nước ngoài hàng tháng, hàng năm trời chỉ vì sự vô trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo hộ công dân và quản lý lãnh hải của mình…
Trong khi đó, những người cầm quyền đã dùng cả một lực lượng hùng hậu “chuyên chính vô sản” để “chăm sóc” những công dân muốn nói lên sự thật, đòi công bằng xã hội. Họ đã vận hết công lực của cả một bộ máy chính quyền để đàn áp nhân dân, bảo vệ bằng được cái quyền độc đoán của mình nhằm tiếp tục khai thác món lời ngon lành trước mắt.
Quy luật vận động xã hội cho thấy khi bộ máy thống trị thể hiện đầy đủ bản chất vô luân của nó, thì cũng là lúc thời kỳ mạt vận đang đến. Nhân tố tích cực nổi lên. Phong trào quần chúng và những nhân vật lịch sử dần xuất hiện để cáo chung cho thời kỳ đen tối và lật sang một trang mới cho lịch sử đất nước.
Chúng ta không thể nào quên được biết bao tấm gương sáng ngời trong lịch sử: Một Bà Triệu “muốn đạp bằng muôn sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, để cứu muôn dân ra khỏi cảnh lầm than”; Một Trần bình Trọng “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”; Một Nguyễn Trãi khóc vĩnh biệt cha nơi biên ải để rồi nằm gai nếm mật, giúp minh Chúa dành lại được non sông; Một Nguyễn Thái Học hy sinh cả tuổi trẻ và tình yêu tuyệt vời của mình khi mới 29 tuổi đời vì lý tưởng cao cả của đảng Quốc Dân.…
Ngày nay trong sự nghiệp chống nội xâm, đòi tiến bộ xã hội - chúng ta có quyền liên tưởng đến những người con của thời đại này đã dám hy sinh tự do cá nhân của mình, chịu cảnh tù đầy chỉ vì mưu cầu tự do, nhân quyền cho dân tộc. Chúng ta đã có một Nguyễn văn Lý vào tù ra tội, đã từng đạp đổ vành móng ngựa của tòa án cường quyền; có một Nguyễn Tiến Trung còn rất trẻ, đã bằng trí tuệ, sự dũng cảm tuyệt vời của mình đã làm được những điều mà các bậc lão thành trong và ngoài nước cảm phục; một Cù Huy Hà Vũ đã dám ngang nhiên đâm đơn kiện một Thủ tướng Chính phủ đầy quyền lực vì đã ký quyết định cho một dự án nhiều khả năng gây hậu quả tai hại khôn lường cho đất nước – điều chưa từng có trong thế giới cộng sản độc tài. Ta lại cũng có một Lê Thị Công Nhân kiên định, đã dám hy sinh những ngày tháng đẹp nhất của tuổi thanh xuân cho lý tưởng tự do dân chủ, chấp nhận cảnh lao tù khắc nghiệt mà không thèm ngỏ một lời xin ân xá (3).
Anh hùng không làm nên lịch sử, nhưng lịch sử phải có những anh hùng. Anh hùng cũng chỉ là những đứa con của người mẹ. Mà bà mẹ gian truân và bao dung nhất chính là Tổ quốc của chúng ta.
Thực tế cho thấy, khi cần thiết, không thiếu những người con trung hiếu sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự trường tồn của MẸ.
Chuyến thăm con, vào sinh nhật của cháu, bà đã tặng chiếc bánh ‘gâteau’ chocolat và bó hoa có 30 bông hồng vàng – “mà cháu rất thích”. Món quà đó thật ý nghĩa. Nhưng với một người con bất khuất - “không chịu đầu hàng”(4), lại không hề nghĩ đến bản thân mình mà chỉ lo cho những người cùng bị bắt - thì món quà mà những người mẹ chúng tôi muốn gửi cho cháu qua lá thư này là lòng mến phục sâu sắc nhất của mình.
Nó là vô giá và sẽ tồn tại mãi mãi trong tâm niệm của chúng tôi và trong suốt cả cuộc đời đáng tự hào của Nhân.
Xin chúc bà và gia đình được luôn mạnh khỏe và bình yên.
Hà Nội 19 tháng 8 năm 2009
Người mẹ - giáo viên
email: tranthikimlien09@gmail.com
Ghi chú:
(1) – Bà Lệ thường gọi con gái yêu (Lê Thị Công Nhân) là “con bé”.
(2) – Sự việc sảy ra nhiều lần vào năm 2008.
(3) – Công an đã nhiều lần gợi ý, đề nghị luật sư Nhân (hoặc gia đình) làm đơn “nhận tội và xin khoan hồng”, nhưng cô và gia đình đều từ chối.
(4) – Trước khi bị bắt Nhân đã tuyên bố là “Sẽ không chịu đầu hàng”.
Khi đọc bài báo về chuyến thăm con gái của bà vào ngày 20 tháng 7/ 2009 trên báo Người Việt, tôi xúc động vô cùng. Ở vị trí một người mẹ, tôi không thể cầm lòng khi hình dung đứa con gái thân yêu, thiên thần của mình lại đang trong cảnh lao tù, sống cùng với những tội phạm hình sự: Sáu mươi người chung trong một phòng giam nhỏ, diện tích nằm nghỉ là 2 m X 0,8 m/người; bệnh tật mà lại phải tắm trần ngoài trời bằng nước giếng, bất kể tiết trời nóng nực hay giá lạnh…
Trong cuộc đời, gian khổ đã từng, con cái đã trưởng thành nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi về cảnh ngộ “con bé” (1) của bà - một nữ luật sư còn trẻ tuổi, đầy năng động trong hoạt động chuyên môn, xã hội với một trái tim trong sáng, nhiệt huyết lại lâm vào hoàn cảnh như vậy. Trước mặt cô là cả một triển vọng sáng lạn về cuộc đời và sự nghiệp, thế mà chỉ vì đấu tranh cho dân chủ, tự do mà bị thế lực bảo thủ lỗi thời đang thống trị xã hội cản đường, hành hạ và đưa cô vào chốn lao tù…
Tôi viết thư này để thỏa được phần nào nỗi bức xúc của chính mình về sự việc ấy và cũng mong làm vơi đi đôi chút cho bà và tất cả những người mẹ đã có được những người con đáng tự hào mà rơi vào hoàn cảnh chớ trêu, như của sứ mệnh thời đại giao cho. Không thể chối từ, dẫu rằng thật lắm gian truân.
Tôi không làm nghề báo, nghề văn nên việc viết ra được những cảm xúc không phải là điều dễ dàng, nhưng có gì từ nơi sâu thẳm của tấm lòng người mẹ thúc giục tôi phải viết ra những dòng này. Chắc bà cũng hiểu rằng, cũng như tôi, phụ nữ chúng ta ở thời đại này đâu phải là vô cảm, thờ ơ với thời cuộc, nhưng họ đều có những hạn chế riêng tư. Và họ thường thể hiện tấm lòng của mình ở đâu đó, qua nhiều hình thức cũng không kém phần kết quả.
Với chức năng người mẹ, chúng ta đã gắn cả cuộc đời mình với những đứa con tự thuở lọt lòng, những tháng năm khi còn tấm bé. Ta xót xa cả khi chúng vấp phải những điều không hay nho nhỏ. Ta lo sợ đến hoảng hốt khi chúng ốm đau, bệnh tật. Và ta thật hạnh phúc khi mỗi khi ngắm nhìn chúng trong giấc ngủ yên lành với nụ cười trên môi. Lúc ấy, ta cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống hiện tại mà quên đi biết bao nhiêu gian truân, bao điều nhiễu nhương đang lởn vởn quanh mình giữa cuộc đời vốn đầy bất trắc này.
Trong cái thời buổi không mấy an bình này, mọi giá trị văn hóa bị đảo lộn, lý tưởng chỉ còn là một ảo ảnh giả dối, mong manh; nhân cách bị xem thường; quyền lực và lợi ích cá nhân được coi là tối thượng; đạo đức xã hội xuống cấp một cách thảm hại thì việc nuôi dạy một đứa trẻ nên người là điều thật không dễ dàng.
Trong cuộc đời, đôi lúc người ta tin vào định mệnh - vào sự sắp đặt từ trước của đấng tối thượng, nhưng dù sao thì quy luật của xã hội, của cuộc sống muôn đời vẫn đúng: Gieo nhân nào, có quả ấy. Vượt qua khốn khó ắt có ngày vinh quang… Ơn trời, con cái chúng ta đã qua được cái thuở còn non nớt, ngơ ngác trước cuộc đời. Rồi ngoảnh đi ngoảnh lại, mới ngày nào, nay chúng đã trưởng thành, đã có chính kiến rõ ràng về cuộc sống. Quý giá hơn cả là chúng có được nhân cách, có lòng nhân ái, biết nhận ra lẽ phải và căm ghét cái tham, điều độc ác.
Là người mẹ bình thường, ai chẳng mong con cái mình gặp nhiều thuận lợi trong bước trưởng thành. Mong chúng có nghề nghiệp, rồi lập gia đình, làm ăn lương thiện, có tiền đồ sáng sủa để mình được yên vui lúc tuổi già. Nhưng ông trời vốn hay thử thách con người, đã dành cho chúng ta mỗi người một cảnh ngộ, có cả niềm hạnh phúc xen lẫn với nỗi khổ đau.
Có ai dám mơ tưởng là sẽ được thỏa mãn hoàn toàn với con cái, mong muốn chúng gập toàn “vận may” trên con đường mưu cầu hạnh phúc ? Ngay cả khi cái hạnh phúc ấy chỉ nhằm toan tính cho riêng mình!
Đó là chuyện của đời thường.
May mắn thay, trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, mỗi khi đất nước lâm vào cảnh khốn cùng, thường thấy xuất hiện những người con xuất sắc từ dân chúng mà ra – những vị anh hùng. Mỗi người trong họ, ít nhiều đã góp phần làm chuyển biến tình hình, cứu nguy cho đất nước trong những lúc hiểm nghèo và thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử. Vì thế chúng ta mới có được một đất nước tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Điều khác nhau giữa xưa và nay là ở chỗ trong quá khứ thường lưu truyền lại về những nhân vật lịch sử đáng kính mà kẻ thù là bọn ngoại xâm; nhưng ngày nay, những người anh hùng trong giai đoạn lịch sử ngắn ngủi này của chúng ta lại phải đối mặt với bọn nội xâm.
Với những kẻ tự nhận là đại diện của dân, vì dân, nhưng trong mọi ý tưởng và hành động của họ đều đi ngược lại với truyền thống của dân tộc và xu thế thời đại. Thậm chí họ càng ngày càng lộ rất rõ sự hèn kém trong việc dẫn dắt, điều hành đất nước, đã đưa dân tộc ta từ thế chủ động sang thế bị động, phụ thuộc; làm mất dần ý chí tự cường để dẫn tới nguy cơ rơi vào vòng kiềm tỏa của ngoại bang.
Những người dân VN có chút lương tri không khỏi đau lòng khi nghe tin những thanh niên, sinh viên biểu tình ôn hòa tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn phản đối TQ xâm lược Hoàng – Trường Sa đã bị đàn áp thẳng tay bằng dùi cui và bắt bớ (2). Những người dân đấu tranh cho công lý, cho dân chủ, nhân quyền, thì bị bỏ tù vì bị gán tội chống phá nước cái Nhà nước cộng hòa đầy bất công và tham nhũng này.
Một đất nước không nhỏ với dân số trên 80 chục triệu con người thông minh, cần cù lao động, điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện nông nghiệp, vị trí địa lý thuận lợi, mà sau hơn 30 năm có hòa bình, vẫn ở vào mức phát triển kém của thế giới.
Những người cầm quyền đã rất lúng túng trong việc mạo nhận theo đuổi học thuyết Mác-Lê Nin lỗi thời. Mà chính nó đã làm băng hoại cả một nền đạo đức truyền thống của dân tộc có từ hàng ngàn năm nay; đã làm phung phí một lượng vô giá về sức người, sức của và trí tuệ của nhiều thế hệ trong các cuộc cải cách nội bộ phi nhân tính (cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa tư tưởng, cải tạo công thương nghiệp…) để có được quyền lực tuyệt đối. Cho đến ngày hôm nay, họ vẫn còn đang mò mẫm đi tìm “con đường phát triển xã hội” ở vị trí thua kém các nước trong khu vực tới vài thập kỷ phát triển.
Chúng ta như không thể chịu nổi, thấy đau xót và nhục nhã mỗi khi nghe tin những người lao động Việt Nam bị chủ nước ngoài đánh đập tàn nhẫn ngay trên quê hương mình; hàng đoàn thiếu nữ VN bị chào bán, lựa chọn như một thứ hàng hóa thời nô lệ - để hòng lấy được một tấm chồng già, có chốn dung thân ở nước ngoài, rồi có chút tiền chu cấp cho gia đình đang trong cơn khốn khó; hàng trăm ngư dân phải vật lộn ngoài biển sâu sóng dữ vì miếng cơm manh áo của gia đình đã phải sống trong khổ nhục, tù tội ở trại giam nước ngoài hàng tháng, hàng năm trời chỉ vì sự vô trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo hộ công dân và quản lý lãnh hải của mình…
Trong khi đó, những người cầm quyền đã dùng cả một lực lượng hùng hậu “chuyên chính vô sản” để “chăm sóc” những công dân muốn nói lên sự thật, đòi công bằng xã hội. Họ đã vận hết công lực của cả một bộ máy chính quyền để đàn áp nhân dân, bảo vệ bằng được cái quyền độc đoán của mình nhằm tiếp tục khai thác món lời ngon lành trước mắt.
Quy luật vận động xã hội cho thấy khi bộ máy thống trị thể hiện đầy đủ bản chất vô luân của nó, thì cũng là lúc thời kỳ mạt vận đang đến. Nhân tố tích cực nổi lên. Phong trào quần chúng và những nhân vật lịch sử dần xuất hiện để cáo chung cho thời kỳ đen tối và lật sang một trang mới cho lịch sử đất nước.
Chúng ta không thể nào quên được biết bao tấm gương sáng ngời trong lịch sử: Một Bà Triệu “muốn đạp bằng muôn sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, để cứu muôn dân ra khỏi cảnh lầm than”; Một Trần bình Trọng “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”; Một Nguyễn Trãi khóc vĩnh biệt cha nơi biên ải để rồi nằm gai nếm mật, giúp minh Chúa dành lại được non sông; Một Nguyễn Thái Học hy sinh cả tuổi trẻ và tình yêu tuyệt vời của mình khi mới 29 tuổi đời vì lý tưởng cao cả của đảng Quốc Dân.…
Ngày nay trong sự nghiệp chống nội xâm, đòi tiến bộ xã hội - chúng ta có quyền liên tưởng đến những người con của thời đại này đã dám hy sinh tự do cá nhân của mình, chịu cảnh tù đầy chỉ vì mưu cầu tự do, nhân quyền cho dân tộc. Chúng ta đã có một Nguyễn văn Lý vào tù ra tội, đã từng đạp đổ vành móng ngựa của tòa án cường quyền; có một Nguyễn Tiến Trung còn rất trẻ, đã bằng trí tuệ, sự dũng cảm tuyệt vời của mình đã làm được những điều mà các bậc lão thành trong và ngoài nước cảm phục; một Cù Huy Hà Vũ đã dám ngang nhiên đâm đơn kiện một Thủ tướng Chính phủ đầy quyền lực vì đã ký quyết định cho một dự án nhiều khả năng gây hậu quả tai hại khôn lường cho đất nước – điều chưa từng có trong thế giới cộng sản độc tài. Ta lại cũng có một Lê Thị Công Nhân kiên định, đã dám hy sinh những ngày tháng đẹp nhất của tuổi thanh xuân cho lý tưởng tự do dân chủ, chấp nhận cảnh lao tù khắc nghiệt mà không thèm ngỏ một lời xin ân xá (3).
Anh hùng không làm nên lịch sử, nhưng lịch sử phải có những anh hùng. Anh hùng cũng chỉ là những đứa con của người mẹ. Mà bà mẹ gian truân và bao dung nhất chính là Tổ quốc của chúng ta.
Thực tế cho thấy, khi cần thiết, không thiếu những người con trung hiếu sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự trường tồn của MẸ.
Chuyến thăm con, vào sinh nhật của cháu, bà đã tặng chiếc bánh ‘gâteau’ chocolat và bó hoa có 30 bông hồng vàng – “mà cháu rất thích”. Món quà đó thật ý nghĩa. Nhưng với một người con bất khuất - “không chịu đầu hàng”(4), lại không hề nghĩ đến bản thân mình mà chỉ lo cho những người cùng bị bắt - thì món quà mà những người mẹ chúng tôi muốn gửi cho cháu qua lá thư này là lòng mến phục sâu sắc nhất của mình.
Nó là vô giá và sẽ tồn tại mãi mãi trong tâm niệm của chúng tôi và trong suốt cả cuộc đời đáng tự hào của Nhân.
Xin chúc bà và gia đình được luôn mạnh khỏe và bình yên.
Hà Nội 19 tháng 8 năm 2009
Người mẹ - giáo viên
email: tranthikimlien09@gmail.com
Ghi chú:
(1) – Bà Lệ thường gọi con gái yêu (Lê Thị Công Nhân) là “con bé”.
(2) – Sự việc sảy ra nhiều lần vào năm 2008.
(3) – Công an đã nhiều lần gợi ý, đề nghị luật sư Nhân (hoặc gia đình) làm đơn “nhận tội và xin khoan hồng”, nhưng cô và gia đình đều từ chối.
(4) – Trước khi bị bắt Nhân đã tuyên bố là “Sẽ không chịu đầu hàng”.
วันพุธที่ 19 สิงหาคม พ.ศ. 2552
No442: Văn hóa Magazine phỏng vấn Đại sứ Michalak
http://bauxitevietnam.info/c/6068.html
Michalak-va-LyKienTruc.bmp
Nhà báo Lý Kiến Trúc gặp gỡ Đại sứ Michalak tại O.C.
Nhà báo Lý Kiến Trúc (Q): Good Morning Ambassador Michalak; I am very happy to see you again for the third time in Orange County.
Xin chào Đại sứ Michalak; tôi rất hân hạnh được gặp lại ngài lần thứ ba tại quận Orange này.
Q: Have you visited any of the work sites of the foreign companies in the Vietnam central highlands? What is your opinion on bauxite mining in the above mentioned regions?
Ngài đã tới thăm những địa điểm có bauxite của các công ty nước ngoài tại vùng Tây Nguyên Việt Nam chưa? Ngài nghĩ gì về việc khai thác bauxite tại các vùng đó?
Đại sứ Michalak (A): No, I mean I have not visited the bauxite site. I have visited the central highlands, I have seen a number of economic development projects there and I have talked to some companies that work in the central highlands, at least in Da Lat, Buon Me Thuot, Pleiku and a few other cities out there. There aren’t many foreign companies there but the ones that are there seem to be doing okay. In terms of the bauxite mining I think that’s a very complicated question. I know that Alcoa, the US company is interested in doing some work out there, but they’re staying out of that whole discussion right now because they believe you do have to have a good dialogue with environmental NGO’s and with local government and with local people in order to set up a realistic, viable environmental plan for doing bauxite mining. At the present time it’s less than satisfactory, let me put it that way, and so Alcoa is kind of saying we want to stay out of this at this point. As I mentioned earlier I think right now that whole bauxite debate is perhaps becoming more political than environmental.
Không, tôi chưa tới thăm chính nơi có Bauxite. Tôi đã đi thăm vùng cao nguyên; tôi đã thấy nhiều đề án phát triển kinh tế và tôi đã nói chuyện với một số công ty hoạt động ở vùng cao nguyên tại Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku, v.v. Ở vùng đó không có nhiều công ty nước ngoài, nhưng có công ty nào thì họ đều hoạt động suôn sẻ. Chuyện khai mỏ khoáng chất bauxite rất phức tạp. Tôi biết rằng Công ty Mỹ Alcoa muốn làm việc khai thác bauxite tại đó, nhưng họ đã đứng ngoài các cuộc thảo luận hiện đang diễn ra, vì họ nghĩ rằng các bạn cần nói chuyện nghiêm chỉnh với các tổ chức môi trường phi chính phủ, với chính quyền địa phương và với cư dân địa phương để thiết lập những kế hoạch môi trường thực tế và vững chắc cho việc khai thác mỏ bauxite. Hiện tại, xin cho tôi nói thẳng là những điều kiện môi sinh chưa thỏa mãn mọi người, nên dường như Alcoa muốn đứng ngoài ở thời điểm này. Như tôi đã nói, tôi nghĩ rằng cuộc thảo luận về khai thác bauxite có nhiều tính cách chính trị hơn là môi trường.
Q: And are there any other minerals for nuclear power?
Tại đó có những khoáng sản khác cho năng lượng hạt nhân không?
A: I’m not sure that there is any uranium in Vietnam. I don’t remember anybody ever talking about it. I do know that Vietnam, of course, is very interested in developing nuclear power as an alternative non polluting energy source, and we are working with them on a series of memorandum of understanding that we need to have another country in order to able to allow our companies to go in and exchange technical information on nuclear power plants. I’m confident that we will have these agreements relatively soon and that our companies will be trying to work with Vietnam on nuclear power. They intend to start work on their first nuclear power plant around 2012, and I know that Westinghouse, which is now part of Toshiba, and General Electric are very interested in working with the Vietnamese on nuclear power.
Tôi không chắc chắn là ở Việt Nam có Uranium. Tôi không nghe ai nói về chuyện đó. Tôi biết là Việt Nam tất nhiên là rất muốn phát triển kỹ nghệ hạt nhân như là một nguồn năng lượng không gây ô nhiễm. Chúng tôi đang làm việc với phía Việt Nam để soạn thảo một bản ghi nhớ thỏa thuận về sự cần thiết có một quốc gia khác tham dự, để các công ty Mỹ có thể nhập cuộc và trao đổi thông tin kỹ thuật về các nhà máy năng lượng hạt nhân. Việt Nam định xây dựng nhà máy điện hạt nhân khoảng năm 2012. Tôi cũng biết rằng Công ty Westinghouse hiện nay trực thuộc Toshiba, và General Electric rất chú ý về năng lượng hạt nhân ở Việt Nam.
Q: In April, China had a battle fleet demonstration in the South China Sea. Also in April, Vietnam also bought submarines amd warships as part of their navy modernization. Do you think Vietnam and China are secretly planning on the domination of the Gulf of Tonkin and South China Sea?
Hồi tháng Tư, Trung Quốc có cuộc biểu dương hải quân ở biển Nam Hải. Và cũng trong tháng Tư, Việt Nam cũng mua tàu ngầm và tàu chiến coi như đó là một phần của chương trình hiện đại hóa hải quân của mình. Ngài có nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc đang bí mật lên chương trình thống trị vịnh Bắc Bộ và biển Nam Hải?
A: No, I don’t think they are secretly planning on the domination of anything. Quite frankly, I think that Vietnam and China have some differences over the east sea, believe me.
Không, tôi không nghĩ họ có kế hoạch bí mật về việc thống trị cái gì hết. Thật sự mà nói, Trung Quốc và Việt Nam còn có một số bất đồng ý kiến về biển Đông. Hãy tin tôi đi.
Q: Will you create a program for the oversea Vietnamese monks to visit the Venerable Quang Do to see how he is doing in Vietnam?
Liệu Ngài có kế hoạch cho các nhà sư người Việt Nam ở nước ngoài về thăm Thượng tọa Thích Quảng Độ để xem tình hình Thượng tọa ở trong nước ra sao?
A: We have been visiting to Quang Do ourselves. I believe the last time we saw him he was in good health and in good spirits, but I made a commitment last night to congresswoman Sanchez that I’m gonna try and see him when I get back and I’m going to report back to her
on how he is doing.
Chính chúng tôi đã thăm thầy Quảng Độ. Lần thăm mới đây tôi thấy thầy vẫn mạnh khỏe và tinh thần tốt. Tối hôm qua, tôi có hứa với bà Dân biểu Sanchez là khi tôi trở về Việt Nam, tôi sẽ cố đi thăm thầy và sẽ thông báo tình hình lại cho bà.
Q: In the townhall yesterday, you stated that you believe that the academic and cultural exchange, trade normalization, and foreign investments in Vietnam will gradually bring more human rights and democracy to Vietnam. However, congressman Dana Robrabacker believes
otherwise. What is your opinion on the opposing idealisms?
Hôm qua ở Tòa thị chính, Ngài có nói rằng việc trao đổi học giả và văn hóa, việc bình thường hóa thương mại, việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ dần dần đem lại thêm quyền con người và dân chủ cho Việt Nam. Song Dân biểu Dana Robrabacker lại nghĩ khác. Xin ngài cho biết ý kiến về các ý tưởng trái ngược nhau đó?
A: Well, this is the United States, you know, you say what you believe in. I happen to believe that these kinds of things are going to the Vietnamese people the opportunity and the tools that they need to decide for themselves on their future. It’s not up to us to decide their future. It’s gonna be up to the people of Vietnam and I’m trying to make sure that they have every opportunity to do that.
Đây là nước Mỹ, ai cũng có tự do ngôn luận, có quyền phát biểu ý kiến riêng của mình. Tôi vẫn tin rằng những điều như ông vừa nhắc đến đang mang lại cho người Việt Nam cơ may và công cụ họ cần để tự quyết định tương lai của họ. Chúng ta không có trách nhiệm quyết định tương lai của họ. Đó là trách nhiệm của nhân dân Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng bảo đảm sao cho họ sẽ có được cơ hội làm điều đó.
Q: Have you received any new policies from Secretary of State Hilary Clinton regarding US Vietnam relations?
Ngài có nhận được đường lối chính sách gì mới từ Ngoại trưởng Hillary Clinton về các mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ không?
A: No, but I’m hoping to see her when I go to Washington and I’ll find out is she’s got some new instructions for me when I get there. My hope is that she’s satisfied with the way that I’ve been carrying on my business there and that she will say just keep on doing what you’re doing.
Chưa, nhưng tôi hy vọng sẽ gặp bà khi tôi đi Washington DC và tôi sẽ biết nếu bà có những chỉ thị gì mới. Tôi mong rằng bà hài lòng với cách làm việc của tôi ở Việt Nam và bà sẽ nói rằng hãy tiếp tục những gì tôi đang làm.
Q. Currently, you are endorsing an academic exchange program, which will about10,000 students in Vietnam the opportunity to higher education in the US. When will this program start?
Hiện thời, ngài đang bảo trợ một chương trình trao đổi học giả và chừng 10.000 sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội học bậc đại học ở Hoa Kỳ. Khi nào thì chương trình đó bắt đầu, thưa ngài?
A: The education priority, double # to US. 5-6k VN students in US. Since 1 yr again, up over 50-65% more he issued.
Ưu tiên cho giáo dục, nên số lượng sinh viên Việt Nam sang học ở Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi. Mới một năm thôi, đã tăng từ 50-65% rồi.
Q: On September 12, 2008 in Ha Noi, United States Deputy Secretary of State. John Negroponte had a press conference announcing the US enterprises now have the rights to exploit natural resources in the Spratly and Paracel islands belonging in the Vietnam sea, for example, ExxonMobil. However, the Chinese government is against it. What is your opinion on the Chinese government’s opposition?
Vào ngày 12 tháng Chín năm 2008 tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte họp báo cho biết giờ đây các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hãng Exxon Mobil chẳng hạn, có quyền khai thác các nguồn lực tự nhiên trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng biển Việt Nam. Nhưng chính quyền Trung Hoa chống lại. Ngài có ý kiến gì về việc Trung Quốc họ phản đối như vậy?
A: Disputes over boundary in sea. No position on boundary dispute, not just Vietnam but all over the world. We encourage the two parties to peacefully come to a settlement as quickly as possible. We protest Chinese to interfere US companies to carry on their business, private sector, affairs, should be allowed to pursue contract with whomever they want to. Important to resolve, internationally recognize freedom of navigation.
Những tranh chấp biên giới trên biển, không phải là tranh chấp biên giới nói chung, không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở khắp thế giới. Chúng tôi khuyến khích hai phía sớm đi tới dàn xếp càng nhanh càng tốt. Chúng tôi phản đối việc Trung Hoa can thiệp vào việc các công ty của Hoa Kỳ tiến hành công việc kinh doanh của họ. Khu vực tư nhân, chuyện làm ăn, cần phải được phép tiếp tục hợp đồng với bất kỳ ai họ muốn. Giải quyết vấn đề là rất quan trọng và cần được thừa nhận quốc tế về tự do giao thương.
Q: On October 6, 2008 in Ha Noi, Assistant Secretary of State for Political-Military Affairs Mark Kimmit had a meeting with Vice Minister Pham Binh Minh.
A – According to the US & Vietnamese governments, the search for American MIA’s has been showing progress. When will the search in the North Vietnam bay begin?
B – During an interview conducted by journalist Ly Kien Truc, the VN Ambassador to the US, Le Cong Phung, stated that the Vietnamese government will likely bring the Vietnam-China sea dispute to the International Court. What is your take on this matter?
- Do you think your opinion on this matter?
Ngày 6 tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về chính trị-quân sự Mark Kimmit đã có cuộc gặp mặt với Thứ trưởng Phạm Bình Minh.
a) Theo các Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, việc tìm kiếm người mất tích trong khi làm nhiệm vụ (MIA) đã cho thấy có tiến bộ. Khi nào thì bắt đầu tìm kiếm ở vịnh Bắc Bộ Việt Nam?
b) Trong một cuộc phỏng vấn trả lời nhà báo Lý Kiến Trúc, ngài Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam dường như muốn đem việc tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Quan điểm của ngài về việc này thế nào?
A: a) Did talk with VN government, discussed with Prime Minister. Done some maritime searches in the past in various places. Very difficult this is of work bc of the currents & the way the water. Trying to bring in a special hypgraphic, survey vessel with advanced capability to better search. Sometime next year.
b) As long as China & VN try to resolve dispute in any way possible. If the International court is the way to do it, go ahead. OK! I think that answers them all./
a) Tôi đã có cuộc trò chuyện với Chính phủ Việt Nam, đã có thảo luận với Thủ tướng [Việt Nam]. Đã tiến hành một số cuộc tìm kiếm trên biển ở những địa điểm khác nhau. Công việc này rất khó khăn bởi vì các dòng chảy và trạng thái nước biển ở vùng này. Chúng tôi đang tìm cách điều tới một con tàu đặc biệt với khả năng nâng cao hơn để công cuộc tìm kiếm tốt hơn. Việc đó sẽ tiến hành trong năm nay.
b) Việc tranh chấp này cần được hai bên Việt Nam và Trung Quốc giải quyết bằng mọi cách nào có thể. Nếu cần phải đưa ra Tòa án Quốc tế, thì đưa thôi. Vâng, tôi nghĩ trả lời thế là đủ rồi.
PT dịch
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguồn: Văn hóa Magazine số 136 MAY – JUNE 2009
Michalak-va-LyKienTruc.bmp
Nhà báo Lý Kiến Trúc gặp gỡ Đại sứ Michalak tại O.C.
Nhà báo Lý Kiến Trúc (Q): Good Morning Ambassador Michalak; I am very happy to see you again for the third time in Orange County.
Xin chào Đại sứ Michalak; tôi rất hân hạnh được gặp lại ngài lần thứ ba tại quận Orange này.
Q: Have you visited any of the work sites of the foreign companies in the Vietnam central highlands? What is your opinion on bauxite mining in the above mentioned regions?
Ngài đã tới thăm những địa điểm có bauxite của các công ty nước ngoài tại vùng Tây Nguyên Việt Nam chưa? Ngài nghĩ gì về việc khai thác bauxite tại các vùng đó?
Đại sứ Michalak (A): No, I mean I have not visited the bauxite site. I have visited the central highlands, I have seen a number of economic development projects there and I have talked to some companies that work in the central highlands, at least in Da Lat, Buon Me Thuot, Pleiku and a few other cities out there. There aren’t many foreign companies there but the ones that are there seem to be doing okay. In terms of the bauxite mining I think that’s a very complicated question. I know that Alcoa, the US company is interested in doing some work out there, but they’re staying out of that whole discussion right now because they believe you do have to have a good dialogue with environmental NGO’s and with local government and with local people in order to set up a realistic, viable environmental plan for doing bauxite mining. At the present time it’s less than satisfactory, let me put it that way, and so Alcoa is kind of saying we want to stay out of this at this point. As I mentioned earlier I think right now that whole bauxite debate is perhaps becoming more political than environmental.
Không, tôi chưa tới thăm chính nơi có Bauxite. Tôi đã đi thăm vùng cao nguyên; tôi đã thấy nhiều đề án phát triển kinh tế và tôi đã nói chuyện với một số công ty hoạt động ở vùng cao nguyên tại Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku, v.v. Ở vùng đó không có nhiều công ty nước ngoài, nhưng có công ty nào thì họ đều hoạt động suôn sẻ. Chuyện khai mỏ khoáng chất bauxite rất phức tạp. Tôi biết rằng Công ty Mỹ Alcoa muốn làm việc khai thác bauxite tại đó, nhưng họ đã đứng ngoài các cuộc thảo luận hiện đang diễn ra, vì họ nghĩ rằng các bạn cần nói chuyện nghiêm chỉnh với các tổ chức môi trường phi chính phủ, với chính quyền địa phương và với cư dân địa phương để thiết lập những kế hoạch môi trường thực tế và vững chắc cho việc khai thác mỏ bauxite. Hiện tại, xin cho tôi nói thẳng là những điều kiện môi sinh chưa thỏa mãn mọi người, nên dường như Alcoa muốn đứng ngoài ở thời điểm này. Như tôi đã nói, tôi nghĩ rằng cuộc thảo luận về khai thác bauxite có nhiều tính cách chính trị hơn là môi trường.
Q: And are there any other minerals for nuclear power?
Tại đó có những khoáng sản khác cho năng lượng hạt nhân không?
A: I’m not sure that there is any uranium in Vietnam. I don’t remember anybody ever talking about it. I do know that Vietnam, of course, is very interested in developing nuclear power as an alternative non polluting energy source, and we are working with them on a series of memorandum of understanding that we need to have another country in order to able to allow our companies to go in and exchange technical information on nuclear power plants. I’m confident that we will have these agreements relatively soon and that our companies will be trying to work with Vietnam on nuclear power. They intend to start work on their first nuclear power plant around 2012, and I know that Westinghouse, which is now part of Toshiba, and General Electric are very interested in working with the Vietnamese on nuclear power.
Tôi không chắc chắn là ở Việt Nam có Uranium. Tôi không nghe ai nói về chuyện đó. Tôi biết là Việt Nam tất nhiên là rất muốn phát triển kỹ nghệ hạt nhân như là một nguồn năng lượng không gây ô nhiễm. Chúng tôi đang làm việc với phía Việt Nam để soạn thảo một bản ghi nhớ thỏa thuận về sự cần thiết có một quốc gia khác tham dự, để các công ty Mỹ có thể nhập cuộc và trao đổi thông tin kỹ thuật về các nhà máy năng lượng hạt nhân. Việt Nam định xây dựng nhà máy điện hạt nhân khoảng năm 2012. Tôi cũng biết rằng Công ty Westinghouse hiện nay trực thuộc Toshiba, và General Electric rất chú ý về năng lượng hạt nhân ở Việt Nam.
Q: In April, China had a battle fleet demonstration in the South China Sea. Also in April, Vietnam also bought submarines amd warships as part of their navy modernization. Do you think Vietnam and China are secretly planning on the domination of the Gulf of Tonkin and South China Sea?
Hồi tháng Tư, Trung Quốc có cuộc biểu dương hải quân ở biển Nam Hải. Và cũng trong tháng Tư, Việt Nam cũng mua tàu ngầm và tàu chiến coi như đó là một phần của chương trình hiện đại hóa hải quân của mình. Ngài có nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc đang bí mật lên chương trình thống trị vịnh Bắc Bộ và biển Nam Hải?
A: No, I don’t think they are secretly planning on the domination of anything. Quite frankly, I think that Vietnam and China have some differences over the east sea, believe me.
Không, tôi không nghĩ họ có kế hoạch bí mật về việc thống trị cái gì hết. Thật sự mà nói, Trung Quốc và Việt Nam còn có một số bất đồng ý kiến về biển Đông. Hãy tin tôi đi.
Q: Will you create a program for the oversea Vietnamese monks to visit the Venerable Quang Do to see how he is doing in Vietnam?
Liệu Ngài có kế hoạch cho các nhà sư người Việt Nam ở nước ngoài về thăm Thượng tọa Thích Quảng Độ để xem tình hình Thượng tọa ở trong nước ra sao?
A: We have been visiting to Quang Do ourselves. I believe the last time we saw him he was in good health and in good spirits, but I made a commitment last night to congresswoman Sanchez that I’m gonna try and see him when I get back and I’m going to report back to her
on how he is doing.
Chính chúng tôi đã thăm thầy Quảng Độ. Lần thăm mới đây tôi thấy thầy vẫn mạnh khỏe và tinh thần tốt. Tối hôm qua, tôi có hứa với bà Dân biểu Sanchez là khi tôi trở về Việt Nam, tôi sẽ cố đi thăm thầy và sẽ thông báo tình hình lại cho bà.
Q: In the townhall yesterday, you stated that you believe that the academic and cultural exchange, trade normalization, and foreign investments in Vietnam will gradually bring more human rights and democracy to Vietnam. However, congressman Dana Robrabacker believes
otherwise. What is your opinion on the opposing idealisms?
Hôm qua ở Tòa thị chính, Ngài có nói rằng việc trao đổi học giả và văn hóa, việc bình thường hóa thương mại, việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ dần dần đem lại thêm quyền con người và dân chủ cho Việt Nam. Song Dân biểu Dana Robrabacker lại nghĩ khác. Xin ngài cho biết ý kiến về các ý tưởng trái ngược nhau đó?
A: Well, this is the United States, you know, you say what you believe in. I happen to believe that these kinds of things are going to the Vietnamese people the opportunity and the tools that they need to decide for themselves on their future. It’s not up to us to decide their future. It’s gonna be up to the people of Vietnam and I’m trying to make sure that they have every opportunity to do that.
Đây là nước Mỹ, ai cũng có tự do ngôn luận, có quyền phát biểu ý kiến riêng của mình. Tôi vẫn tin rằng những điều như ông vừa nhắc đến đang mang lại cho người Việt Nam cơ may và công cụ họ cần để tự quyết định tương lai của họ. Chúng ta không có trách nhiệm quyết định tương lai của họ. Đó là trách nhiệm của nhân dân Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng bảo đảm sao cho họ sẽ có được cơ hội làm điều đó.
Q: Have you received any new policies from Secretary of State Hilary Clinton regarding US Vietnam relations?
Ngài có nhận được đường lối chính sách gì mới từ Ngoại trưởng Hillary Clinton về các mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ không?
A: No, but I’m hoping to see her when I go to Washington and I’ll find out is she’s got some new instructions for me when I get there. My hope is that she’s satisfied with the way that I’ve been carrying on my business there and that she will say just keep on doing what you’re doing.
Chưa, nhưng tôi hy vọng sẽ gặp bà khi tôi đi Washington DC và tôi sẽ biết nếu bà có những chỉ thị gì mới. Tôi mong rằng bà hài lòng với cách làm việc của tôi ở Việt Nam và bà sẽ nói rằng hãy tiếp tục những gì tôi đang làm.
Q. Currently, you are endorsing an academic exchange program, which will about10,000 students in Vietnam the opportunity to higher education in the US. When will this program start?
Hiện thời, ngài đang bảo trợ một chương trình trao đổi học giả và chừng 10.000 sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội học bậc đại học ở Hoa Kỳ. Khi nào thì chương trình đó bắt đầu, thưa ngài?
A: The education priority, double # to US. 5-6k VN students in US. Since 1 yr again, up over 50-65% more he issued.
Ưu tiên cho giáo dục, nên số lượng sinh viên Việt Nam sang học ở Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi. Mới một năm thôi, đã tăng từ 50-65% rồi.
Q: On September 12, 2008 in Ha Noi, United States Deputy Secretary of State. John Negroponte had a press conference announcing the US enterprises now have the rights to exploit natural resources in the Spratly and Paracel islands belonging in the Vietnam sea, for example, ExxonMobil. However, the Chinese government is against it. What is your opinion on the Chinese government’s opposition?
Vào ngày 12 tháng Chín năm 2008 tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte họp báo cho biết giờ đây các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hãng Exxon Mobil chẳng hạn, có quyền khai thác các nguồn lực tự nhiên trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng biển Việt Nam. Nhưng chính quyền Trung Hoa chống lại. Ngài có ý kiến gì về việc Trung Quốc họ phản đối như vậy?
A: Disputes over boundary in sea. No position on boundary dispute, not just Vietnam but all over the world. We encourage the two parties to peacefully come to a settlement as quickly as possible. We protest Chinese to interfere US companies to carry on their business, private sector, affairs, should be allowed to pursue contract with whomever they want to. Important to resolve, internationally recognize freedom of navigation.
Những tranh chấp biên giới trên biển, không phải là tranh chấp biên giới nói chung, không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở khắp thế giới. Chúng tôi khuyến khích hai phía sớm đi tới dàn xếp càng nhanh càng tốt. Chúng tôi phản đối việc Trung Hoa can thiệp vào việc các công ty của Hoa Kỳ tiến hành công việc kinh doanh của họ. Khu vực tư nhân, chuyện làm ăn, cần phải được phép tiếp tục hợp đồng với bất kỳ ai họ muốn. Giải quyết vấn đề là rất quan trọng và cần được thừa nhận quốc tế về tự do giao thương.
Q: On October 6, 2008 in Ha Noi, Assistant Secretary of State for Political-Military Affairs Mark Kimmit had a meeting with Vice Minister Pham Binh Minh.
A – According to the US & Vietnamese governments, the search for American MIA’s has been showing progress. When will the search in the North Vietnam bay begin?
B – During an interview conducted by journalist Ly Kien Truc, the VN Ambassador to the US, Le Cong Phung, stated that the Vietnamese government will likely bring the Vietnam-China sea dispute to the International Court. What is your take on this matter?
- Do you think your opinion on this matter?
Ngày 6 tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về chính trị-quân sự Mark Kimmit đã có cuộc gặp mặt với Thứ trưởng Phạm Bình Minh.
a) Theo các Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ, việc tìm kiếm người mất tích trong khi làm nhiệm vụ (MIA) đã cho thấy có tiến bộ. Khi nào thì bắt đầu tìm kiếm ở vịnh Bắc Bộ Việt Nam?
b) Trong một cuộc phỏng vấn trả lời nhà báo Lý Kiến Trúc, ngài Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam dường như muốn đem việc tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Quan điểm của ngài về việc này thế nào?
A: a) Did talk with VN government, discussed with Prime Minister. Done some maritime searches in the past in various places. Very difficult this is of work bc of the currents & the way the water. Trying to bring in a special hypgraphic, survey vessel with advanced capability to better search. Sometime next year.
b) As long as China & VN try to resolve dispute in any way possible. If the International court is the way to do it, go ahead. OK! I think that answers them all./
a) Tôi đã có cuộc trò chuyện với Chính phủ Việt Nam, đã có thảo luận với Thủ tướng [Việt Nam]. Đã tiến hành một số cuộc tìm kiếm trên biển ở những địa điểm khác nhau. Công việc này rất khó khăn bởi vì các dòng chảy và trạng thái nước biển ở vùng này. Chúng tôi đang tìm cách điều tới một con tàu đặc biệt với khả năng nâng cao hơn để công cuộc tìm kiếm tốt hơn. Việc đó sẽ tiến hành trong năm nay.
b) Việc tranh chấp này cần được hai bên Việt Nam và Trung Quốc giải quyết bằng mọi cách nào có thể. Nếu cần phải đưa ra Tòa án Quốc tế, thì đưa thôi. Vâng, tôi nghĩ trả lời thế là đủ rồi.
PT dịch
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguồn: Văn hóa Magazine số 136 MAY – JUNE 2009
No441: Chuyện giải thoát cô giáo Clotilde Reiss
Chuyện giải thoát cô Cl.Reiss khỏi nhà tù Téhéran ở Iran đang làm xôn xao dư luận nước Pháp hơn 1 tháng nay.
Cô giáo về ngôn ngữ Reiss, tròn 24 tuổi, học giỏi tiếng ba-tư hè này sang Téhéran thủ đô Iran đi du lịch và muốn tìm chỗ dạy tiếng Pháp bên đó.
Téhéran đang sống những ngày sôi động về chính trị. Sau cuộc bàu tổng thống ngày 12-6-2009, tổng thống trúng cử Mahmoud Ahmadinajad bị tố cáo gian lận, các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra. Cuối tháng 6, cô Reiss gặp một cuộc tuần hành lớn, liền đi theo quan sát, tò mò chụp vài pô ảnh vào trong chiếc điện thoại di động và kể chuyện cho một cô bạn. Cô bị cảnh sát và mật vụ theo dõi.
Ngày 1-7 cô sắp lên máy bay để trở về Pháp thì bị giữ lại và bị giam chờ ngày ra toà về tội: "do thám và khuyến khích hoạt động chống đối", có thể bị tù 5 năm.
Dư luận Pháp tìm hiểu tình hình, bộ ngoại giao Pháp khẳng định cô vô tội, tổng thống Pháp Sarkosy yêu cầu chính quyền Iran thả ngay không điều kiện cô giáo trẻ này.
Cùng bị bắt với cô còn có một số người Pháp, Anh làm việc tại Iran; Chính quyền Iran cố tạo nên chứng cớ là bất ổn chính trị là do các nước phương Tây gây nên, nhằm xoa dịu sự chống đối ở trong nước. Toà án Cách mạng (!) Iran mở phiên toà đầu tiên ngày 8-8 để xét xử hàng loạt người chống đối, người Iran và cả người nước ngoài. Cách xử án theo kiểu độc đoán, không có luật sư, buộc tội một cách mơ hồ vũ đoán. Cô Reiss không nhận tội, chỉ nói : "lẽ ra tôi không nên có mặt tại cuộc tuần hành ấy!". Cô còn chờ phiên xử tiếp và kết luận của toà án.
Thế rồi bỗng nhiên sự giải thoát cô giáo Reiss trở nên một khả năng hiện thực gần. Tổng thống Sarkosy từng có sáng kiến tham gia giải thoát 8 cô ý tá Bungari khỏi chính quyền Libye năm ngoái, gần đây còn giải thoát được bà Bétancourt khỏi nhà tù Colombie, 2 thành tích làm tăng đáng kể uy tín của ông cả trong và ngoài nước. Nay ông cũng tìm ra sáng kiến mới là nhân có quan hệ khá tốt với tổng thống Syrie Bachar El-Assad, một người rất thân thiết với chính quyền Iran, ông đã yêu cầu ông El-Assad làm người trung gian thương lượng, đồng thời chấp nhận sự mặc cả của Téhéran là đóng một số tiền ký quỹ (caution) là 300.000 USD (bằng 210.000 Euro).
Thế là tối 16-8 cô Reiss được chuyển từ trại giam đến đại sứ quán Pháp, chờ quyết định tiếp theo của nền tư pháp Iran, chưa được tự do về Pháp. Cô vui mừng được nói chuyện điện thoại với Bố cô ở Pháp.
Dù sao đây cũng là tin mừng của nước Pháp, chính phủ Pháp, đặc biệt là của bố mẹ và người thân của cô Reiss và cũng là của tổng thống Sarkosy.
Sắp đến sẽ ra sao? Bao giờ cô Reiss được tự do về Pháp. Vấn đề này còn đang treo lơ lửng. Và có nhiều bàn tán khác nhau.
Ai là người quyết định việc này trong chính quyền Iran? Tổng thống mới uy tín thấp, còn chưa lập xong chính phủ. Người hiện nắm quyền quyết định là Lãnh Đạo Tôn giáo tối cao Ali Khamenei. Ông này chưa thấy nói gì.
Cũng có thể Toà án Cách mạng(!) Tehéran sẽ kêu án 45 ngày tù giam (vừa bằng những ngày đã giam giữ) rồi trục xuất.
Có tin tuần sau, tổng thống Syrie sang Iran thăm hữu nghị, ông có thể thúc đẩy việc trả tự do cho cô Reiss, để tăng thêm uy tín với châu Âu. Vì vừa qua 27 nước Liên Âu đều lên tiếng đòi Téhéran phải trả ngay và không điều kiện cô Reiss, đặc biệt là Thuỵ điển, hiện là chủ tịch của Liên Âu.
Tuần sau, vào ngày thứ sáu 28-8 sẽ bắt đầu đại lễ Hồi giáo tuần Chay Ramadan, có thể nhà nước hồi giáo Iran sẽ có cử chỉ thích đáng mà mọi người chờ đợi. Nhiều người hy vọng.
Chúc cô giáo Cl.Reiss sớm được hoàn toàn tự do và đoàn tụ với người thân.
Có một sự trùng hợp lý thú. Ở Bắc Hàn, cựu tổng thống B.Clinton đã đón được người Mỹ khỏi nhà tù của Cộng sản Kim Chung Il. Ở Miến điện, thượng nghị sỹ Mỹ J.Webb đón được người Mỹ trở về gọn gàng, nhanh chóng khỏi nhà tù của bọn quân phiệt bất lương.
Còn ở nước ta, chẳng có ai tìm cách giải thoát hàng chục ngư dân nghèo khổ của các tỉnh Thanh hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi ...đang bị bọn Đại Hán giam cầm và tước đoạt hết mọi ngư cụ, còn bị đòi tiền phạt, tiền chuộc...!
Nhà cầm quyền mà vô trách nhiệm, vô lương tâm, còn lo "đớp", "mút" và "múc" cho thật lực cho riêng họ thì ... chẳng còn gì để nói!
Paris, 19-8-2009
Cô giáo về ngôn ngữ Reiss, tròn 24 tuổi, học giỏi tiếng ba-tư hè này sang Téhéran thủ đô Iran đi du lịch và muốn tìm chỗ dạy tiếng Pháp bên đó.
Téhéran đang sống những ngày sôi động về chính trị. Sau cuộc bàu tổng thống ngày 12-6-2009, tổng thống trúng cử Mahmoud Ahmadinajad bị tố cáo gian lận, các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra. Cuối tháng 6, cô Reiss gặp một cuộc tuần hành lớn, liền đi theo quan sát, tò mò chụp vài pô ảnh vào trong chiếc điện thoại di động và kể chuyện cho một cô bạn. Cô bị cảnh sát và mật vụ theo dõi.
Ngày 1-7 cô sắp lên máy bay để trở về Pháp thì bị giữ lại và bị giam chờ ngày ra toà về tội: "do thám và khuyến khích hoạt động chống đối", có thể bị tù 5 năm.
Dư luận Pháp tìm hiểu tình hình, bộ ngoại giao Pháp khẳng định cô vô tội, tổng thống Pháp Sarkosy yêu cầu chính quyền Iran thả ngay không điều kiện cô giáo trẻ này.
Cùng bị bắt với cô còn có một số người Pháp, Anh làm việc tại Iran; Chính quyền Iran cố tạo nên chứng cớ là bất ổn chính trị là do các nước phương Tây gây nên, nhằm xoa dịu sự chống đối ở trong nước. Toà án Cách mạng (!) Iran mở phiên toà đầu tiên ngày 8-8 để xét xử hàng loạt người chống đối, người Iran và cả người nước ngoài. Cách xử án theo kiểu độc đoán, không có luật sư, buộc tội một cách mơ hồ vũ đoán. Cô Reiss không nhận tội, chỉ nói : "lẽ ra tôi không nên có mặt tại cuộc tuần hành ấy!". Cô còn chờ phiên xử tiếp và kết luận của toà án.
Thế rồi bỗng nhiên sự giải thoát cô giáo Reiss trở nên một khả năng hiện thực gần. Tổng thống Sarkosy từng có sáng kiến tham gia giải thoát 8 cô ý tá Bungari khỏi chính quyền Libye năm ngoái, gần đây còn giải thoát được bà Bétancourt khỏi nhà tù Colombie, 2 thành tích làm tăng đáng kể uy tín của ông cả trong và ngoài nước. Nay ông cũng tìm ra sáng kiến mới là nhân có quan hệ khá tốt với tổng thống Syrie Bachar El-Assad, một người rất thân thiết với chính quyền Iran, ông đã yêu cầu ông El-Assad làm người trung gian thương lượng, đồng thời chấp nhận sự mặc cả của Téhéran là đóng một số tiền ký quỹ (caution) là 300.000 USD (bằng 210.000 Euro).
Thế là tối 16-8 cô Reiss được chuyển từ trại giam đến đại sứ quán Pháp, chờ quyết định tiếp theo của nền tư pháp Iran, chưa được tự do về Pháp. Cô vui mừng được nói chuyện điện thoại với Bố cô ở Pháp.
Dù sao đây cũng là tin mừng của nước Pháp, chính phủ Pháp, đặc biệt là của bố mẹ và người thân của cô Reiss và cũng là của tổng thống Sarkosy.
Sắp đến sẽ ra sao? Bao giờ cô Reiss được tự do về Pháp. Vấn đề này còn đang treo lơ lửng. Và có nhiều bàn tán khác nhau.
Ai là người quyết định việc này trong chính quyền Iran? Tổng thống mới uy tín thấp, còn chưa lập xong chính phủ. Người hiện nắm quyền quyết định là Lãnh Đạo Tôn giáo tối cao Ali Khamenei. Ông này chưa thấy nói gì.
Cũng có thể Toà án Cách mạng(!) Tehéran sẽ kêu án 45 ngày tù giam (vừa bằng những ngày đã giam giữ) rồi trục xuất.
Có tin tuần sau, tổng thống Syrie sang Iran thăm hữu nghị, ông có thể thúc đẩy việc trả tự do cho cô Reiss, để tăng thêm uy tín với châu Âu. Vì vừa qua 27 nước Liên Âu đều lên tiếng đòi Téhéran phải trả ngay và không điều kiện cô Reiss, đặc biệt là Thuỵ điển, hiện là chủ tịch của Liên Âu.
Tuần sau, vào ngày thứ sáu 28-8 sẽ bắt đầu đại lễ Hồi giáo tuần Chay Ramadan, có thể nhà nước hồi giáo Iran sẽ có cử chỉ thích đáng mà mọi người chờ đợi. Nhiều người hy vọng.
Chúc cô giáo Cl.Reiss sớm được hoàn toàn tự do và đoàn tụ với người thân.
Có một sự trùng hợp lý thú. Ở Bắc Hàn, cựu tổng thống B.Clinton đã đón được người Mỹ khỏi nhà tù của Cộng sản Kim Chung Il. Ở Miến điện, thượng nghị sỹ Mỹ J.Webb đón được người Mỹ trở về gọn gàng, nhanh chóng khỏi nhà tù của bọn quân phiệt bất lương.
Còn ở nước ta, chẳng có ai tìm cách giải thoát hàng chục ngư dân nghèo khổ của các tỉnh Thanh hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi ...đang bị bọn Đại Hán giam cầm và tước đoạt hết mọi ngư cụ, còn bị đòi tiền phạt, tiền chuộc...!
Nhà cầm quyền mà vô trách nhiệm, vô lương tâm, còn lo "đớp", "mút" và "múc" cho thật lực cho riêng họ thì ... chẳng còn gì để nói!
Paris, 19-8-2009
วันอังคารที่ 18 สิงหาคม พ.ศ. 2552
No440: Một Số Chuyện Trong Chuyến Đi Bình Nhưỡng Của Ông Clinton
Nguyễn Khanh và Nam Phương
Theo Radio Chân Trời Mới
Trưa ngày 4 tháng 8 vừa qua, hầu như tất cả báo chí phát hành trên khắp thế giới đều sử dụng hai chữ "đột ngột" cho bản tin nhanh về chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng của cựu Tổng thống Bill Clinton. Đối với mọi người thì đây đúng là một sự đột ngột, nhưng giữa Bình Nhưỡng và Washington chẳng có gì gọi là đột ngột cả vì nó đã được bàn thảo gần ba tuần trước ngày ông Clinton lên đường.
Theo một số tin tức vừa mới tiết lộ cho biết thì vào ngày 18 tháng 7 năm 2009, một trong hai nữ ký giả người Mỹ gốc Á châu bị bắt điện thoại từ một trại tù ở Bắc Hàn về cho gia đình ở California nói rằng nếu cựu Tổng thống Bill Clinton bay sang Bình Nhưỡng nói chuyện với ông Kim Chính Nhật thì Bắc Triều Tiên sẽ thả. Gia đình người nữ ký giả này đã trình bày câu chuyện này với những người hữu trách. Chính phủ Mỹ sau khi phân tích sự việc đã kết luận rằng đây là một thông điệp mà Bình Nhưỡng muốn gởi cho Washington, nhưng để chắc ăn Nhà Trắng (White House) đã tiếp xúc với Đại diện chính quyền Bình Nhưỡng ở Liên Hiệp Quốc để xác nhận có đúng như vậy hay không. Sau khi được trả lời là đúng như vậy, Nhà Trắng mới điện thoại cho cựu Tổng thống Bill Clinton để nhờ ông ta bay sang Bình Nhưỡng. Ngày 25 tháng 7, trên nguyên tắc ông Clinton đã nhận lời nhưng hỏi lại Nhà Trắng rằng có chắc là Bình Nhưỡng sẽ trả tự do cho hai nữ ký giả Mỹ hay không. White House lại liên lạc với Đại sứ Bắc Triều Tiên ở New York và biết được rằng đây là ý kiến lãnh tụ của họ. Ông Kim Chính Nhật nói thẳng ra là đối tượng mà ông ta muốn giao thiệp là cựu Tổng thống Bill Clinton.
Tại sao vậy, vì khi ông Clinton làm Tổng thống đã nhờ cựu Tổng thống Jimmy Carter làm đặc sứ bay sang Bắc Hàn hội đàm với ông Kim Nhật Thành về vấn đề vũ khí hạt nhân với nhiều nhượng bộ. Kết quả thì ai cũng biết, Hoa Kỳ đã viện trợ năng lượng cho Bắc Triều Tiên theo như lời hứa còn Bình Nhưỡng thì xé rào, không giữ đúng cam kết vẫn bí mật chế tạo tên lửa, bom nguyên tử mà chính quyền Clinton vẫn để yên.
Sau khi xác định được Bình Nhưỡng có ý định thả hai nữ ký giả Mỹ, White House đã điện thoại thông báo cho hai nước đồng minh cật ruột của mình biết chuyện này và nhận được sự yêu cầu là khi nói chuyện với ông Kim Chính Nhật cần phải đặt vấn đề người Nhật và Hàn bị Bình Nhưỡng bắt cóc. White House đã chuyển những lơi yêu cầu này cho ông Clinton vì thế trong cuộc nói chuyện với ông Kim Chính Nhật, cựu Tổng thống Clinton đã đề nghị Bắc Triều Tiên nên thật tâm giải quyết vấn đề bắt cóc người Nhật, người Đại Hàn mới mong hai quốc gia này bãi bỏ lệnh cấm vận và tái viện trợ.
Mặc dù White House sắp xếp chuyến đi này cho ông Clinton, nhưng vì muốn giữ bí mật cho đến lúc dẫn được hai nữ ký giả về, nên trước đó chẳng hề lên tiếng và chiếc chuyên cơ Boeing 737 chở ông Clinton khi đáp xuống phi trường quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng chỉ là một chiếc phi cơ sơn màu trắng toát, chẳng có một biểu tượng gì liên hệ đến chính phủ Hoa Kỳ. Đây là chiếc máy bay riêng của tỷ phú Steve Bing (44 tuổi), một người ủng hộ đảng Dân Chủ Mỹ, quen thân với ông Clinton, cho mượn. Ngày 30 tháng 7 năm 2009, người của tỷ phú Steve Bing điện thoại cho hãng Avjet đang quản lý chiếc máy bay này bảo rằng hãy chuẩn bị sẵn để có thể bay đi Bình Nhưỡng bất cứ lúc nào. Người của hãng Avjet lấy làm thắc mắc vì theo luật hàng không hiện hành của Hoa Kỳ thì cấm tất cả máy bay Mỹ không được đáp xuống bất kỳ một phi trường nào của Bắc Triều Tiên. Thắc mắc này được giải đáp ngay là đã có phép của Cục Hàng không Hoa Kỳ.
Các ký giả đã tìm đủ mọi cách để yêu cầu chính quyền Bình Nhưỡng làm rõ hai chuyện, nhưng bị khước từ. Chuyện thứ nhất là theo như hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên loan tin thì Tổng thống Obama đã nhờ ông Clinton chuyển một bức thư thân thiện đến ông Kim Chính Nhật trong đó có viết những lời tạ lỗi, sự thật như thế nào xin cho biết, nếu không thì sẽ bị mang tiếng loan tin thất thiệt vì phía Hoa Kỳ đã khẳng định rằng chẳng bao giờ có chuyện đó, mà xin lỗi về việc gì. Chuyện thứ hai là theo thỏa thuận giữa Bình Nhưỡng với Washington thì chỉ loan tin khi chiếc máy bay chở cựu Tổng thống Bill Clinton đáp xuống phi trường Sunan thì tại sao trước đó khoảng 10 phút đài truyền hình Bình Nhưỡng lại cho đi tin để rồi một phút sau thì cắt ngang rồi cho phát một vài bản nhạc ngay trong lúc xướng ngôn viên đang đọc tin.
Chắc chắn còn rất nhiều chuyện liên quan đến chuyến đi Bình Nhưỡng của cựu Tổng thống Bill Clinton chưa được tiết lộ, Nguyễn Khanh và Nam Phương sẽ tiếp tục theo dõi để tường trình cùng quý thính giả.
Theo Radio Chân Trời Mới
Trưa ngày 4 tháng 8 vừa qua, hầu như tất cả báo chí phát hành trên khắp thế giới đều sử dụng hai chữ "đột ngột" cho bản tin nhanh về chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng của cựu Tổng thống Bill Clinton. Đối với mọi người thì đây đúng là một sự đột ngột, nhưng giữa Bình Nhưỡng và Washington chẳng có gì gọi là đột ngột cả vì nó đã được bàn thảo gần ba tuần trước ngày ông Clinton lên đường.
Theo một số tin tức vừa mới tiết lộ cho biết thì vào ngày 18 tháng 7 năm 2009, một trong hai nữ ký giả người Mỹ gốc Á châu bị bắt điện thoại từ một trại tù ở Bắc Hàn về cho gia đình ở California nói rằng nếu cựu Tổng thống Bill Clinton bay sang Bình Nhưỡng nói chuyện với ông Kim Chính Nhật thì Bắc Triều Tiên sẽ thả. Gia đình người nữ ký giả này đã trình bày câu chuyện này với những người hữu trách. Chính phủ Mỹ sau khi phân tích sự việc đã kết luận rằng đây là một thông điệp mà Bình Nhưỡng muốn gởi cho Washington, nhưng để chắc ăn Nhà Trắng (White House) đã tiếp xúc với Đại diện chính quyền Bình Nhưỡng ở Liên Hiệp Quốc để xác nhận có đúng như vậy hay không. Sau khi được trả lời là đúng như vậy, Nhà Trắng mới điện thoại cho cựu Tổng thống Bill Clinton để nhờ ông ta bay sang Bình Nhưỡng. Ngày 25 tháng 7, trên nguyên tắc ông Clinton đã nhận lời nhưng hỏi lại Nhà Trắng rằng có chắc là Bình Nhưỡng sẽ trả tự do cho hai nữ ký giả Mỹ hay không. White House lại liên lạc với Đại sứ Bắc Triều Tiên ở New York và biết được rằng đây là ý kiến lãnh tụ của họ. Ông Kim Chính Nhật nói thẳng ra là đối tượng mà ông ta muốn giao thiệp là cựu Tổng thống Bill Clinton.
Tại sao vậy, vì khi ông Clinton làm Tổng thống đã nhờ cựu Tổng thống Jimmy Carter làm đặc sứ bay sang Bắc Hàn hội đàm với ông Kim Nhật Thành về vấn đề vũ khí hạt nhân với nhiều nhượng bộ. Kết quả thì ai cũng biết, Hoa Kỳ đã viện trợ năng lượng cho Bắc Triều Tiên theo như lời hứa còn Bình Nhưỡng thì xé rào, không giữ đúng cam kết vẫn bí mật chế tạo tên lửa, bom nguyên tử mà chính quyền Clinton vẫn để yên.
Sau khi xác định được Bình Nhưỡng có ý định thả hai nữ ký giả Mỹ, White House đã điện thoại thông báo cho hai nước đồng minh cật ruột của mình biết chuyện này và nhận được sự yêu cầu là khi nói chuyện với ông Kim Chính Nhật cần phải đặt vấn đề người Nhật và Hàn bị Bình Nhưỡng bắt cóc. White House đã chuyển những lơi yêu cầu này cho ông Clinton vì thế trong cuộc nói chuyện với ông Kim Chính Nhật, cựu Tổng thống Clinton đã đề nghị Bắc Triều Tiên nên thật tâm giải quyết vấn đề bắt cóc người Nhật, người Đại Hàn mới mong hai quốc gia này bãi bỏ lệnh cấm vận và tái viện trợ.
Mặc dù White House sắp xếp chuyến đi này cho ông Clinton, nhưng vì muốn giữ bí mật cho đến lúc dẫn được hai nữ ký giả về, nên trước đó chẳng hề lên tiếng và chiếc chuyên cơ Boeing 737 chở ông Clinton khi đáp xuống phi trường quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng chỉ là một chiếc phi cơ sơn màu trắng toát, chẳng có một biểu tượng gì liên hệ đến chính phủ Hoa Kỳ. Đây là chiếc máy bay riêng của tỷ phú Steve Bing (44 tuổi), một người ủng hộ đảng Dân Chủ Mỹ, quen thân với ông Clinton, cho mượn. Ngày 30 tháng 7 năm 2009, người của tỷ phú Steve Bing điện thoại cho hãng Avjet đang quản lý chiếc máy bay này bảo rằng hãy chuẩn bị sẵn để có thể bay đi Bình Nhưỡng bất cứ lúc nào. Người của hãng Avjet lấy làm thắc mắc vì theo luật hàng không hiện hành của Hoa Kỳ thì cấm tất cả máy bay Mỹ không được đáp xuống bất kỳ một phi trường nào của Bắc Triều Tiên. Thắc mắc này được giải đáp ngay là đã có phép của Cục Hàng không Hoa Kỳ.
Các ký giả đã tìm đủ mọi cách để yêu cầu chính quyền Bình Nhưỡng làm rõ hai chuyện, nhưng bị khước từ. Chuyện thứ nhất là theo như hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên loan tin thì Tổng thống Obama đã nhờ ông Clinton chuyển một bức thư thân thiện đến ông Kim Chính Nhật trong đó có viết những lời tạ lỗi, sự thật như thế nào xin cho biết, nếu không thì sẽ bị mang tiếng loan tin thất thiệt vì phía Hoa Kỳ đã khẳng định rằng chẳng bao giờ có chuyện đó, mà xin lỗi về việc gì. Chuyện thứ hai là theo thỏa thuận giữa Bình Nhưỡng với Washington thì chỉ loan tin khi chiếc máy bay chở cựu Tổng thống Bill Clinton đáp xuống phi trường Sunan thì tại sao trước đó khoảng 10 phút đài truyền hình Bình Nhưỡng lại cho đi tin để rồi một phút sau thì cắt ngang rồi cho phát một vài bản nhạc ngay trong lúc xướng ngôn viên đang đọc tin.
Chắc chắn còn rất nhiều chuyện liên quan đến chuyến đi Bình Nhưỡng của cựu Tổng thống Bill Clinton chưa được tiết lộ, Nguyễn Khanh và Nam Phương sẽ tiếp tục theo dõi để tường trình cùng quý thính giả.
วันจันทร์ที่ 17 สิงหาคม พ.ศ. 2552
No439: Tổng Cục 2, cơ quan tình báo gây nhiều quan ngại (phần 4&5)
Trong ba buổi phát thanh trước, quý vị đã nghe Trân Văn tường trình về một số vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 mà nhiều công thần của Đảng CSVN, cũng như hàng chục tướng lĩnh của cả Quân đội Nhân dân Việt Nam lẫn Công an Nhân dân Việt Nam cùng nhận định là “sai phạm siêu nghiêm trọng”, cần xử lý triệt để, song cuối cùng vẫn bị lãnh đạo Đảng CSVN làm ngơ.
vo-nguyen-giap-200.jpg
ĐT Võ Nguyên Giáp nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là siêu nghiêm trọng.
Quý vị cũng đã nghe một số nhân vật nhắc đến Trung tá Vũ Minh Trí, sĩ quan Tổng cục 2, tác giả lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, được xem như tác nhân “hâm” lại một scandal từng bị nhấn chìm. Vừa rồi, lá thư này đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến để lập lại yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên quyết xử lý vụ Tổng cục 2.
Bây giờ, mời quý vị tiếp tục nghe Trân Văn giới thiệu các nội dung đáng quan tâm trong thư của Trung tá Vũ Minh Trí và cuộc trao đổi ngắn giữa Trân Văn và trung tá này...
Hồi đầu tháng này, các diễn đàn điện tử công bố hai lá thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cách nay hai tháng. Trong cả hai thư, tướng Võ Nguyên Giáp cùng cho biết lý do viết thư là vì đã nhận và đọc thư của Trung tá Vũ Minh Trí.
Lề lối lãnh đạo
Ở thư đầu, ghi ngày 8 tháng 6, gửi cho hai cựu Tổng Bí thư là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, tướng Giáp cho rằng: “Các anh phải thống nhất độ quan trọng của vấn đề và góp phần cùng Bộ Chính trị và Trung ương giải quyết bằng được”.
Sang thư sau, ghi ngày 10 tháng 6, gửi các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tướng Giáp thẳng thắn nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là “siêu nghiêm trọng”: “Đồng chí Nông Ðức Mạnh nói với tôi là (NV: ông Nguyễn Chí Vịnh) không thể lên trung tướng và chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện nhưng thực tế lại không làm như vậy mà tiếp tục thăng quân hàm và giao trọng trách Tổng cục trưởng, hiện nay vừa đề bạt là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm cho ai cũng ngạc nhiên, lo lắng và nếu không làm rõ thì chắc sẽ còn lên nữa”.
Lũng đoạn, phá hoại
Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu một phần nội dung thư tố cáo của Trung tá Vũ Minh Trí, đó là việc ông Nguyễn Chí Vịnh thu nạp thân nhân, thân hữu, tập hợp thủ túc để lũng đoạn Tổng cục 2 và bòn rút công quỹ. Tuy nhiên ông Nguyễn Chí Vịnh và các “chiến hữu” của ông ta còn làm những gì để sau khi đọc thư của Trung tá Trí, tướng Giáp phải lên tiếng cảnh báo: “Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”?
Trong thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí kể rằng, ông Nguyễn Chí Vịnh và “phe lũ” đã “lừa dối cấp trên”, gửi nhiều “tin tình báo” không khẳng định được độ xác thực của nội dung thông tin, chiếm tỷ lệ lớn nhất và gây tác hại nhiều nhất là “tin về nội bộ”, gây nên sự nghi kỵ, rối ren. Rất nhiều thông tin là do thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật đổ.”
Cũng theo Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thu thập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân – chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp ủy viên trung ương trở lên, không ít người đang là viên chức cao cấp của Đảng như ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, của chính phủ như hai phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải, một số bộ trưởng, thứ trưởng, kể cả hai thứ trưởng Bộ Công an là các ông Nguyễn Văn Hưởng, ông Nguyễn Khánh Toàn. Rồi bí thư các tỉnh, các thành phố lớn như ông Lê Thanh Hải (TP.HCM), ông Nguyễn Bá Thanh (thành phố Đà Nẵng)...
Dù Tổng cục 2 đã tạo ra vô số rắc rối trong quá khứ vì theo dõi, thu thập rồi ngụy tạo thông tin, thế nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, Trung tá Trí tiết lộ: “Gần đây Nguyễn Chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc Tổng cục trưởng Tổng cục 2 nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục 2 trong khi Tổng cục 2 không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục 2”.
Cũng vì vậy, Trung tá Trí nhận định: Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất, triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của Tổng cục 2 hiện nay, có người nêu câu hỏi: Phải chăng chúng là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực thù địch? Đánh giá như vậy về Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ có quá mức không?... Hoàn toàn không nếu đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định: Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trừu,... là có yếu tố địch. Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục 2 hiện nay một cách khách quan, chặt chẽ theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn cung cấp nhiều chi tiết khác được xem là hết sức nhạy cảm như sự hỗ trợ đặc biệt mà các ông Lê Đức Anh – cựu Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư đương nhiệm, Phạm Văn Trà – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn Huy Hiệu – hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Lê Văn Dũng – hiện là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,... dành riêng cho ông Nguyễn Chí Vịnh. Cũng vì vậy, trong thư ghi ngày 10 tháng 6, tướng Giáp yêu cầu Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”.
Trách nhiệm, dũng cảm
Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với Trung tá Vũ Minh Trí, tác giả thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008:
Trân Văn: Thưa ông, tôi được đọc thư của ông về vụ Tổng cục 2 và sau đó là thư của tướng Giáp, tôi muốn hỏi thăm ông về lá thư. Thưa ông, theo ông, với hiện tình của Tổng cục 2 như hiện nay, nó vi phạm những nguyên tắc nào trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam ạ?
Trung tá Vũ Minh Trí: Vâng! Thực ra tất cả những thư của tôi, tôi không gửi đến những địa chỉ bên ngoài ông ạ! Cho nên là những nội dung đấy, tôi cũng chỉ trao đổi với những cơ quan hay là những cá nhân có thẩm quyền thôi! Đấy là một, thứ hai là những chuyện này cũng không tiện trao đổi trên điện thoại, cho nên là rất cám ơn ông đã quan tâm nhưng mà xin ông cho kiếu được không ạ?
Trân Văn: Dạ được ạ! Tôi hiểu! Chỉ xin hỏi thêm ông một vài câu.
Trung tá Vũ Minh Trí: Dạ vâng, ông cứ hỏi ạ...
Trân Văn: Thưa ông, cho đến nay, ông có gặp khó khăn từ đồng đội của mình không ạ? Nếu tôi không lầm thì có lẽ ông cũng làm việc trong Tổng cục 2?
Trung tá Vũ Minh Trí: Ông ạ! Nếu đã gọi là đồng đội thì thật sự không gặp khó khăn gì. Nếu là đồng đội thì sẽ giúp đỡ mình thôi. Nếu thật sự là đồng đội của tôi đều rất là ủng hộ tôi, đều rất là giúp đỡ tôi, ông ạ!
Trân Văn: Dạ, trong thư của tướng Giáp, tướng Giáp có nhắc trực tiếp đến ông và tướng Giáp cho rằng, việc mà ông đã làm là việc làm của một người có trách nhiệm cao, dũng cảm. Tôi nghĩ có lẽ là nội tình hết sức phức tạp thì tướng Giáp mới đưa ra nhận định như thế, thành ra tôi muốn hỏi thăm thêm những diễn biến sau việc ông gửi lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đi...
Trung tá Vũ Minh Trí: Thực ra để làm đến nơi, đến chốn việc nào, kể cả việc nhỏ cũng đều là phức tạp. Tôi cũng chưa được đọc thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu quả thực đại tướng đánh giá như vậy thì tôi thấy cũng hơi ngượng bởi vì mình cũng chưa được như vậy đâu ông ạ!
Vì sao Tổng cục 2 có thể “lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi riêng, bất chính” như Trung tá Vũ Minh Trí nhận xét trong hàng chục năm mà vẫn vô sự? Điều đó có lợi cho ai? Chúng tôi sẽ tổng hợp và tường trình trong bài cuối. Mời quý vị đón nghe.
Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 5)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-16
Trong bốn bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam: Những dấu hiệu của một đại họa”, Trân Văn đã tóm tắt và tường trình về hàng loạt vấn đề được các công thần, tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội, Công an Việt Nam xác định là “sai phạm nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng cục 2 như: lũng đoạn cơ quan tình báo quân đội, bòn rút công quỹ, theo dõi – thu thập thông tin rồi bịa đặt, vu cáo nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền, gây nghi kỵ, chia rẽ trong nội bộ,...
AFP PHOTO
Những nhân vật lãnh đạo của đảng CSVN
Đáng chú ý là sau hàng chục năm, những “sai phạm nghiêm trọng” đó vẫn không được xem xét, xử lý thấu đáo nên tiếp tục làm nội bộ Đảng, nội bộ chính quyền, nội bộ quân đội Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Cũng vì vậy, đã có khá nhiều người tự hỏi, có những ai đã và đang đứng phía sau vụ này (?).
Trân Văn tiếp tục tổng hợp và tường trình bài thứ năm của loạt bài này...
Ai đứng phía sau?
Tuy không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, ai đã và đang đứng phía sau các “sai phạm nghiêm trọng” xảy ra ở Tổng cục 2 nhưng Trung tá Vũ Minh Trí, người viết lá thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đã cung cấp một số chi tiết, giúp người đọc tự tìm câu trả lời. Đó là: Thời gian qua, Tổng cục 2 bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như: Lê Đức Anh, Lê Văn Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi Văn Huấn, Nông Đức Mạnh, Phạm Hồng Lợi, Cao Tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang Trung... vào đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự, làm việc trong Tổng cục 2 (việc mà thời trước hầu như không có).
Cũng theo Trung tá Vũ Minh Trí: Không phải ngẫu nhiên mà trong Tổng cục 2 có nhiều ý kiến cho rằng, những năm qua, Nguyễn Chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí “bỏ túi” được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long,...
Vai trò Lê Đức Anh
Nếu lật lại các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2, có thể thấy trong hầu hết đơn, thư tố cáo, yêu cầu giải quyết vụ Tổng cục 2, hầu hết công thần cũng như tướng lĩnh cao cấp của chế độ đều cùng đề cập đến một người, giữ vai trò như cha đẻ Tổng cục 2, đồng thời là tổng đạo diễn các vụ việc được gọi là “siêu nghiêm trọng”. Đó là ông Lê Đức Anh.
Ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể: Trước Đại hội 7 (NV: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7 có nhiệm kỳ từ 1991 đến 1996), tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khóa 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh... và trong thực tế, vụ Năm Châu - Sáu Sứ bùng lên ở thời điểm nhạy cảm đó, đã giúp ông Lê Đức Anh tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị.
Tướng Nguyễn Nam Khánh kể tiếp: Trong khóa 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả an ninh, quốc phòng và đối ngoại... Được sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, Pháp lệnh tình báo và Nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua Quốc hội và Chính phủ... Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quyền nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết nội bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là “tình báo” để tiêu tiền, thậm chí tạo ra “cơ sở đặc tình” không có thật để tiêu tiền.
Man trá lý lịch
Tiểu sử cá nhân của ông Lê Đức Anh do Đảng và chính quyền Việt Nam công bố, cho biết, ông Lê Đức Anh là Ủy viên Bộ Chính trị trong bốn khóa liên tục, từ khóa 5 đến khóa 8, kéo dài từ 1982 đến 2001. Ông Lê Đức Anh từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng, Chủ tịch Nhà nước. Năm 2008, ông được tặng huy hiêu “70 năm tuổi Đảng”.
Tuy nhiên theo một thư tố cáo ghi ngày 3 tháng 2 năm 2005 của các ông Phạm Văn Xô (Hai Xô - một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội), ông Nguyễn Văn Thi (Năm Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền) – những người từng là cấp trên của ông Lê Đức Anh thì ông Lê Đức Anh đã man khai cả lý lịch cá nhân, lẫn man khai tư cách Đảng viên: Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp... Cũng theo các ông này, ông Lê Đức Anh chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng CSVN và họ cũng như một số cán bộ cách mạng lão thành khác ở miền Nam, đã lên tiếng tố cáo sự man trá này từ năm 1982.
Trong thư đã dẫn, các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhận định: Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua, từ Vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2 với quyền hạn siêu Đảng, siêu Nhà nước, được hợp pháp hóa bằng Pháp lệnh tình báo của Quốc hội và Nghị định 96/CP, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9... đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.
Tại một tài liệu khác là thư của ông Nguyễn Đức Tâm - cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, ghi ngày 3 tháng 1 năm 2001 – với tư cách là một trong những người đã từng nhận các đơn thư tố cáo - ông Tâm phân trần: Về thư đồng chí Năm Thi tố cáo đồng chí Lê Ðức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Ðức Thọ, anh Thọ có ý kiến đại thể như sau: Ðây chỉ là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau này sẽ tiếp tục điều tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Ðại hội 6). Sau Ðại hội 6, tôi cũng đặt ra vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh Linh không giao trách nhiệm để tổ chức điều tra (lý do có thể rất phức tạp, tôi không dám viết ra đây, chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Ủy Ban Kiểm tra Trung ương.
Tên ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong các thư, đơn tố cáo đòi xử lý triệt để vụ Tổng cục 2. Việc đối chiếu những tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên nhưng không thể xử lý. Mời quý vị đón nghe bài cuối.
vo-nguyen-giap-200.jpg
ĐT Võ Nguyên Giáp nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là siêu nghiêm trọng.
Quý vị cũng đã nghe một số nhân vật nhắc đến Trung tá Vũ Minh Trí, sĩ quan Tổng cục 2, tác giả lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, được xem như tác nhân “hâm” lại một scandal từng bị nhấn chìm. Vừa rồi, lá thư này đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến để lập lại yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên quyết xử lý vụ Tổng cục 2.
Bây giờ, mời quý vị tiếp tục nghe Trân Văn giới thiệu các nội dung đáng quan tâm trong thư của Trung tá Vũ Minh Trí và cuộc trao đổi ngắn giữa Trân Văn và trung tá này...
Hồi đầu tháng này, các diễn đàn điện tử công bố hai lá thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cách nay hai tháng. Trong cả hai thư, tướng Võ Nguyên Giáp cùng cho biết lý do viết thư là vì đã nhận và đọc thư của Trung tá Vũ Minh Trí.
Lề lối lãnh đạo
Ở thư đầu, ghi ngày 8 tháng 6, gửi cho hai cựu Tổng Bí thư là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, tướng Giáp cho rằng: “Các anh phải thống nhất độ quan trọng của vấn đề và góp phần cùng Bộ Chính trị và Trung ương giải quyết bằng được”.
Sang thư sau, ghi ngày 10 tháng 6, gửi các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tướng Giáp thẳng thắn nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là “siêu nghiêm trọng”: “Đồng chí Nông Ðức Mạnh nói với tôi là (NV: ông Nguyễn Chí Vịnh) không thể lên trung tướng và chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện nhưng thực tế lại không làm như vậy mà tiếp tục thăng quân hàm và giao trọng trách Tổng cục trưởng, hiện nay vừa đề bạt là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm cho ai cũng ngạc nhiên, lo lắng và nếu không làm rõ thì chắc sẽ còn lên nữa”.
Lũng đoạn, phá hoại
Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu một phần nội dung thư tố cáo của Trung tá Vũ Minh Trí, đó là việc ông Nguyễn Chí Vịnh thu nạp thân nhân, thân hữu, tập hợp thủ túc để lũng đoạn Tổng cục 2 và bòn rút công quỹ. Tuy nhiên ông Nguyễn Chí Vịnh và các “chiến hữu” của ông ta còn làm những gì để sau khi đọc thư của Trung tá Trí, tướng Giáp phải lên tiếng cảnh báo: “Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”?
Trong thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí kể rằng, ông Nguyễn Chí Vịnh và “phe lũ” đã “lừa dối cấp trên”, gửi nhiều “tin tình báo” không khẳng định được độ xác thực của nội dung thông tin, chiếm tỷ lệ lớn nhất và gây tác hại nhiều nhất là “tin về nội bộ”, gây nên sự nghi kỵ, rối ren. Rất nhiều thông tin là do thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật đổ.”
Cũng theo Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thu thập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân – chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp ủy viên trung ương trở lên, không ít người đang là viên chức cao cấp của Đảng như ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, của chính phủ như hai phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải, một số bộ trưởng, thứ trưởng, kể cả hai thứ trưởng Bộ Công an là các ông Nguyễn Văn Hưởng, ông Nguyễn Khánh Toàn. Rồi bí thư các tỉnh, các thành phố lớn như ông Lê Thanh Hải (TP.HCM), ông Nguyễn Bá Thanh (thành phố Đà Nẵng)...
Dù Tổng cục 2 đã tạo ra vô số rắc rối trong quá khứ vì theo dõi, thu thập rồi ngụy tạo thông tin, thế nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, Trung tá Trí tiết lộ: “Gần đây Nguyễn Chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc Tổng cục trưởng Tổng cục 2 nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục 2 trong khi Tổng cục 2 không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục 2”.
Cũng vì vậy, Trung tá Trí nhận định: Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất, triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của Tổng cục 2 hiện nay, có người nêu câu hỏi: Phải chăng chúng là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực thù địch? Đánh giá như vậy về Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ có quá mức không?... Hoàn toàn không nếu đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định: Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trừu,... là có yếu tố địch. Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục 2 hiện nay một cách khách quan, chặt chẽ theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn cung cấp nhiều chi tiết khác được xem là hết sức nhạy cảm như sự hỗ trợ đặc biệt mà các ông Lê Đức Anh – cựu Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư đương nhiệm, Phạm Văn Trà – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn Huy Hiệu – hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Lê Văn Dũng – hiện là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,... dành riêng cho ông Nguyễn Chí Vịnh. Cũng vì vậy, trong thư ghi ngày 10 tháng 6, tướng Giáp yêu cầu Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”.
Trách nhiệm, dũng cảm
Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với Trung tá Vũ Minh Trí, tác giả thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008:
Trân Văn: Thưa ông, tôi được đọc thư của ông về vụ Tổng cục 2 và sau đó là thư của tướng Giáp, tôi muốn hỏi thăm ông về lá thư. Thưa ông, theo ông, với hiện tình của Tổng cục 2 như hiện nay, nó vi phạm những nguyên tắc nào trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam ạ?
Trung tá Vũ Minh Trí: Vâng! Thực ra tất cả những thư của tôi, tôi không gửi đến những địa chỉ bên ngoài ông ạ! Cho nên là những nội dung đấy, tôi cũng chỉ trao đổi với những cơ quan hay là những cá nhân có thẩm quyền thôi! Đấy là một, thứ hai là những chuyện này cũng không tiện trao đổi trên điện thoại, cho nên là rất cám ơn ông đã quan tâm nhưng mà xin ông cho kiếu được không ạ?
Trân Văn: Dạ được ạ! Tôi hiểu! Chỉ xin hỏi thêm ông một vài câu.
Trung tá Vũ Minh Trí: Dạ vâng, ông cứ hỏi ạ...
Trân Văn: Thưa ông, cho đến nay, ông có gặp khó khăn từ đồng đội của mình không ạ? Nếu tôi không lầm thì có lẽ ông cũng làm việc trong Tổng cục 2?
Trung tá Vũ Minh Trí: Ông ạ! Nếu đã gọi là đồng đội thì thật sự không gặp khó khăn gì. Nếu là đồng đội thì sẽ giúp đỡ mình thôi. Nếu thật sự là đồng đội của tôi đều rất là ủng hộ tôi, đều rất là giúp đỡ tôi, ông ạ!
Trân Văn: Dạ, trong thư của tướng Giáp, tướng Giáp có nhắc trực tiếp đến ông và tướng Giáp cho rằng, việc mà ông đã làm là việc làm của một người có trách nhiệm cao, dũng cảm. Tôi nghĩ có lẽ là nội tình hết sức phức tạp thì tướng Giáp mới đưa ra nhận định như thế, thành ra tôi muốn hỏi thăm thêm những diễn biến sau việc ông gửi lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đi...
Trung tá Vũ Minh Trí: Thực ra để làm đến nơi, đến chốn việc nào, kể cả việc nhỏ cũng đều là phức tạp. Tôi cũng chưa được đọc thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu quả thực đại tướng đánh giá như vậy thì tôi thấy cũng hơi ngượng bởi vì mình cũng chưa được như vậy đâu ông ạ!
Vì sao Tổng cục 2 có thể “lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi riêng, bất chính” như Trung tá Vũ Minh Trí nhận xét trong hàng chục năm mà vẫn vô sự? Điều đó có lợi cho ai? Chúng tôi sẽ tổng hợp và tường trình trong bài cuối. Mời quý vị đón nghe.
Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 5)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-16
Trong bốn bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam: Những dấu hiệu của một đại họa”, Trân Văn đã tóm tắt và tường trình về hàng loạt vấn đề được các công thần, tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội, Công an Việt Nam xác định là “sai phạm nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng cục 2 như: lũng đoạn cơ quan tình báo quân đội, bòn rút công quỹ, theo dõi – thu thập thông tin rồi bịa đặt, vu cáo nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền, gây nghi kỵ, chia rẽ trong nội bộ,...
AFP PHOTO
Những nhân vật lãnh đạo của đảng CSVN
Đáng chú ý là sau hàng chục năm, những “sai phạm nghiêm trọng” đó vẫn không được xem xét, xử lý thấu đáo nên tiếp tục làm nội bộ Đảng, nội bộ chính quyền, nội bộ quân đội Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Cũng vì vậy, đã có khá nhiều người tự hỏi, có những ai đã và đang đứng phía sau vụ này (?).
Trân Văn tiếp tục tổng hợp và tường trình bài thứ năm của loạt bài này...
Ai đứng phía sau?
Tuy không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, ai đã và đang đứng phía sau các “sai phạm nghiêm trọng” xảy ra ở Tổng cục 2 nhưng Trung tá Vũ Minh Trí, người viết lá thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đã cung cấp một số chi tiết, giúp người đọc tự tìm câu trả lời. Đó là: Thời gian qua, Tổng cục 2 bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như: Lê Đức Anh, Lê Văn Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi Văn Huấn, Nông Đức Mạnh, Phạm Hồng Lợi, Cao Tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang Trung... vào đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự, làm việc trong Tổng cục 2 (việc mà thời trước hầu như không có).
Cũng theo Trung tá Vũ Minh Trí: Không phải ngẫu nhiên mà trong Tổng cục 2 có nhiều ý kiến cho rằng, những năm qua, Nguyễn Chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí “bỏ túi” được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long,...
Vai trò Lê Đức Anh
Nếu lật lại các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2, có thể thấy trong hầu hết đơn, thư tố cáo, yêu cầu giải quyết vụ Tổng cục 2, hầu hết công thần cũng như tướng lĩnh cao cấp của chế độ đều cùng đề cập đến một người, giữ vai trò như cha đẻ Tổng cục 2, đồng thời là tổng đạo diễn các vụ việc được gọi là “siêu nghiêm trọng”. Đó là ông Lê Đức Anh.
Ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể: Trước Đại hội 7 (NV: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7 có nhiệm kỳ từ 1991 đến 1996), tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khóa 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh... và trong thực tế, vụ Năm Châu - Sáu Sứ bùng lên ở thời điểm nhạy cảm đó, đã giúp ông Lê Đức Anh tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị.
Tướng Nguyễn Nam Khánh kể tiếp: Trong khóa 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả an ninh, quốc phòng và đối ngoại... Được sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, Pháp lệnh tình báo và Nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua Quốc hội và Chính phủ... Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quyền nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết nội bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là “tình báo” để tiêu tiền, thậm chí tạo ra “cơ sở đặc tình” không có thật để tiêu tiền.
Man trá lý lịch
Tiểu sử cá nhân của ông Lê Đức Anh do Đảng và chính quyền Việt Nam công bố, cho biết, ông Lê Đức Anh là Ủy viên Bộ Chính trị trong bốn khóa liên tục, từ khóa 5 đến khóa 8, kéo dài từ 1982 đến 2001. Ông Lê Đức Anh từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng, Chủ tịch Nhà nước. Năm 2008, ông được tặng huy hiêu “70 năm tuổi Đảng”.
Tuy nhiên theo một thư tố cáo ghi ngày 3 tháng 2 năm 2005 của các ông Phạm Văn Xô (Hai Xô - một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội), ông Nguyễn Văn Thi (Năm Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền) – những người từng là cấp trên của ông Lê Đức Anh thì ông Lê Đức Anh đã man khai cả lý lịch cá nhân, lẫn man khai tư cách Đảng viên: Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp... Cũng theo các ông này, ông Lê Đức Anh chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng CSVN và họ cũng như một số cán bộ cách mạng lão thành khác ở miền Nam, đã lên tiếng tố cáo sự man trá này từ năm 1982.
Trong thư đã dẫn, các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhận định: Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua, từ Vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2 với quyền hạn siêu Đảng, siêu Nhà nước, được hợp pháp hóa bằng Pháp lệnh tình báo của Quốc hội và Nghị định 96/CP, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9... đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.
Tại một tài liệu khác là thư của ông Nguyễn Đức Tâm - cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, ghi ngày 3 tháng 1 năm 2001 – với tư cách là một trong những người đã từng nhận các đơn thư tố cáo - ông Tâm phân trần: Về thư đồng chí Năm Thi tố cáo đồng chí Lê Ðức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Ðức Thọ, anh Thọ có ý kiến đại thể như sau: Ðây chỉ là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau này sẽ tiếp tục điều tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Ðại hội 6). Sau Ðại hội 6, tôi cũng đặt ra vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh Linh không giao trách nhiệm để tổ chức điều tra (lý do có thể rất phức tạp, tôi không dám viết ra đây, chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Ủy Ban Kiểm tra Trung ương.
Tên ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong các thư, đơn tố cáo đòi xử lý triệt để vụ Tổng cục 2. Việc đối chiếu những tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên nhưng không thể xử lý. Mời quý vị đón nghe bài cuối.
No 438: Công nhân thép Thông Hóa (Tonghua) giết giám đốc
Thạch Tảo ‒ Tổng hợp
“Nếu tụi bay không giết tao ngay hôm nay, nếu tao còn sống, thì tao báo cho tụi bay biết… tụi bay sẽ không có canh rau mà húp.”
Đây là những lời nói sau cùng, theo lời các nhân chứng kể lại, của ông Chen Guojun (Trần Quốc Quân) người bị các công nhân công ty Sắt Thép Thông Hóa xúm vào đánh chết (1)
Tóm tắt sự việc
Vào ngày 24/07/2009, khoảng 30 ngàn công nhân công ty Sắt Thép Tonghua (Thông Hóa Cương Thiết Tập Ðoàn‒ Tonghua Iron and Steel Co.) thành phố Cát Lâm (Jilin) đã biểu tình phản đối việc tư nhân hóa công ty Thông Hóa. Theo các công nhân kể lại thì giám đốc Quân đã ra thông báo công ty dự trù trong vòng 3 ngày sẽ giảm số công nhân trong vùng Cát Lâm từ 13 ngàn người xuống còn 5 ngàn.
Người lao động hãng Tonghoa biểu tình
Nguồn: chinaworker.org
Theo bản tin của tờ Beijing News, khi thấy các công nhân biểu tình ông Quân đã ra lệnh cho họ phải trở về làm việc, điều này làm cho họ thêm căm phẫn. Ông Quân đã bị đấm, bị đá tới tấp. Có người còn lấy chai nước và phân ném vào ông ta. Có người nói đã thấy ông Quân bị đá bằng ủng nặng (giầy bốt an toàn) của thợ thép và bị xô xuống cầu thang. Xe cứu thương và xe công an đã chạy đến và cố xông vào nhưng đều bị các công nhân chận lại và đẩy bật ra.
Vào 9 giờ tối cùng ngày, công ty Thông Hóa tuyên bố trên đài truyền hình địa phương là chính quyền tỉnh Cát Lâm ra lệnh ngưng ngay lập tức việc tư nhân hóa. Đám đông giải tán vào lúc 10 giờ tối. Nhà máy thép, sau 11 tiếng ngưng chạy, đã hoạt động trở lại vào lúc nửa đêm. (2)
Nguyên nhân cuộc biểu tình
Chen Guojun, GĐ Tonghoa bị công nhân đánh chết
Nguồn: online.wsj.com
Công ty Thông Hóa, một công ty quốc doanh điển hình của Trung Quốc, có khoảng 50 ngàn công nhân. Trong những năm gần đây Thông Hóa bị khủng hoảng trầm trọng. Năm 2005, tập đoàn Jianlong (Kiến Long Cương Thiết Công Ty‒ Jianlong Heavy Machinery Group) một trong những công ty tư nhân về thép lớn nhất Trung Quốc đề nghị mua lại Thông Hóa. Sau đó, Kiến Long đã rút ra khi thấy giá sắt thép xuống thấp. Nhưng khi thấy nhu cầu về thép tăng lên thì Kiến Long trở lại. Ðại diện của Kiến Long, Trần Quốc Quân, đã tới làm giám đốc công ty Thông Hóa để thu xếp việc tư hữu hóa.
Một người tham gia đoàn biểu tình kể lại rằng:
“Bắt đầu chỉ có một vài công nhân đã về hưu lên tiếng phản đối việc sa thải. Tin này lan nhanh sau đó, và chúng tôi tụ tập bên ngoài công ty để bàn tính với nhau. Dần dần, nhiều công nhân ca tối và gia đình của họ cũng đến họp. Ai cũng thấy nếu như Thông Hóa sa thải người nhiều người như vậy thì chẳng có ai ở khu vực này có thể kiếm được việc làm nữa.”
Ngoài ra, nếu công ty Thông Hóa bị tư nhân hóa thì các công nhân có thể bị mất đi cổ phần của họ trong công ty (từ 300 ngàn đến 30 ngàn cổ phần mỗi người tùy theo mức độ thâm niên). Sự giận dữ của công nhân còn vì sự chênh lệch trong lương bổng, người công nhân về hưu chỉ được trả khoảng 200 đồng Nhân Dân Tệ, trong khi đó, giám đốc Trương thì được lãnh tới 3 triệu đồng NDT(khoảng 440,000 đô la Mỹ).
Luật Lao Động của nhà nước Trung Quốc có nói rất rõ ràng rằng khi các công ty muốn thay đổi tô/ chức thì trước tiên họ phải có các buổi hội thảo với đại diện công nhân. Thế nhưng công ty Sắt Thép Thông Hóa đã một mình tiến hành các toán tính của mình mà không đếm xỉa gì đến ý kiến của công nhân. (3)
Lỗi tại ai?
Gia đình của ông Quân, vợ và 3 con, nói rằng họ muốn thấy công lý sáng tỏ, “Chúng tôi không cần bồi thường, chúng tôi muốn những kẻ giết người bị trừng trị” (4)
Bạo động tại hãng thép Tonghoa
Nguồn: burntbookmobile.wordpress.com
Theo phúc trình của China Labour Bulletin thì ở Trung Quốc không ai biết thực sự có bao nhiêu công nhân đấu tranh đã bị bắt giữ. Những công nhân này có thể bị bắt đi “học tập cải tạo” không cần xét xử cũng không cần chứng cứ phạm tội. Thế nhưng, sự đấu tranh của công nhân vẫn ngày càng gia tăng. (5)
Trong 15 năm gần đây những cuộc đình công, biểu tình, bạo động từ phía người dân đã liên tiếp xảy ra nhiều hơn những năm 1920. Hàng triệu công nhân các ngành sản xuất bị mất việc làm, còn lợi tức thu nhập của nông dân thì quá thấp kém.
Chính sự bùng phát về kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra sự mất quân bình to lớn nhất cho nước này kể từ năm 1949. Nếu Trung Quốc là mô hình tương lai của chủ nghĩa tư bản thì đó chắc chắn sẽ là một tương lai u ám, căng thẳng và đầy bắt trắc. (6)
(1) ‒ Workers speak of Tonghua boss' murder, en.ce.cn, 07/31/2009
(2) ‒ Steel boss dies after riot, Qiao Long, rfa.org, 07/27/2009
(3) ‒ Killing of China steel plant boss halts sale Richard McGregor in Beijing, 26/7/2009, ft.com
(4) ‒ Angry workers beat Toghua Steel boss to death, Eric Mu, danwei.org, 07/27/2009
(5) ‒ No Way Out ‒ Worker Activism in China’s State-Owned Enterprise Reforms, clb.org.hk, 07/2008
(6) ‒ Growth in Chinese inequality leads to rise in protest, socialistworker.co.uk, 28/08/2007
“Nếu tụi bay không giết tao ngay hôm nay, nếu tao còn sống, thì tao báo cho tụi bay biết… tụi bay sẽ không có canh rau mà húp.”
Đây là những lời nói sau cùng, theo lời các nhân chứng kể lại, của ông Chen Guojun (Trần Quốc Quân) người bị các công nhân công ty Sắt Thép Thông Hóa xúm vào đánh chết (1)
Tóm tắt sự việc
Vào ngày 24/07/2009, khoảng 30 ngàn công nhân công ty Sắt Thép Tonghua (Thông Hóa Cương Thiết Tập Ðoàn‒ Tonghua Iron and Steel Co.) thành phố Cát Lâm (Jilin) đã biểu tình phản đối việc tư nhân hóa công ty Thông Hóa. Theo các công nhân kể lại thì giám đốc Quân đã ra thông báo công ty dự trù trong vòng 3 ngày sẽ giảm số công nhân trong vùng Cát Lâm từ 13 ngàn người xuống còn 5 ngàn.
Người lao động hãng Tonghoa biểu tình
Nguồn: chinaworker.org
Theo bản tin của tờ Beijing News, khi thấy các công nhân biểu tình ông Quân đã ra lệnh cho họ phải trở về làm việc, điều này làm cho họ thêm căm phẫn. Ông Quân đã bị đấm, bị đá tới tấp. Có người còn lấy chai nước và phân ném vào ông ta. Có người nói đã thấy ông Quân bị đá bằng ủng nặng (giầy bốt an toàn) của thợ thép và bị xô xuống cầu thang. Xe cứu thương và xe công an đã chạy đến và cố xông vào nhưng đều bị các công nhân chận lại và đẩy bật ra.
Vào 9 giờ tối cùng ngày, công ty Thông Hóa tuyên bố trên đài truyền hình địa phương là chính quyền tỉnh Cát Lâm ra lệnh ngưng ngay lập tức việc tư nhân hóa. Đám đông giải tán vào lúc 10 giờ tối. Nhà máy thép, sau 11 tiếng ngưng chạy, đã hoạt động trở lại vào lúc nửa đêm. (2)
Nguyên nhân cuộc biểu tình
Chen Guojun, GĐ Tonghoa bị công nhân đánh chết
Nguồn: online.wsj.com
Công ty Thông Hóa, một công ty quốc doanh điển hình của Trung Quốc, có khoảng 50 ngàn công nhân. Trong những năm gần đây Thông Hóa bị khủng hoảng trầm trọng. Năm 2005, tập đoàn Jianlong (Kiến Long Cương Thiết Công Ty‒ Jianlong Heavy Machinery Group) một trong những công ty tư nhân về thép lớn nhất Trung Quốc đề nghị mua lại Thông Hóa. Sau đó, Kiến Long đã rút ra khi thấy giá sắt thép xuống thấp. Nhưng khi thấy nhu cầu về thép tăng lên thì Kiến Long trở lại. Ðại diện của Kiến Long, Trần Quốc Quân, đã tới làm giám đốc công ty Thông Hóa để thu xếp việc tư hữu hóa.
Một người tham gia đoàn biểu tình kể lại rằng:
“Bắt đầu chỉ có một vài công nhân đã về hưu lên tiếng phản đối việc sa thải. Tin này lan nhanh sau đó, và chúng tôi tụ tập bên ngoài công ty để bàn tính với nhau. Dần dần, nhiều công nhân ca tối và gia đình của họ cũng đến họp. Ai cũng thấy nếu như Thông Hóa sa thải người nhiều người như vậy thì chẳng có ai ở khu vực này có thể kiếm được việc làm nữa.”
Ngoài ra, nếu công ty Thông Hóa bị tư nhân hóa thì các công nhân có thể bị mất đi cổ phần của họ trong công ty (từ 300 ngàn đến 30 ngàn cổ phần mỗi người tùy theo mức độ thâm niên). Sự giận dữ của công nhân còn vì sự chênh lệch trong lương bổng, người công nhân về hưu chỉ được trả khoảng 200 đồng Nhân Dân Tệ, trong khi đó, giám đốc Trương thì được lãnh tới 3 triệu đồng NDT(khoảng 440,000 đô la Mỹ).
Luật Lao Động của nhà nước Trung Quốc có nói rất rõ ràng rằng khi các công ty muốn thay đổi tô/ chức thì trước tiên họ phải có các buổi hội thảo với đại diện công nhân. Thế nhưng công ty Sắt Thép Thông Hóa đã một mình tiến hành các toán tính của mình mà không đếm xỉa gì đến ý kiến của công nhân. (3)
Lỗi tại ai?
Gia đình của ông Quân, vợ và 3 con, nói rằng họ muốn thấy công lý sáng tỏ, “Chúng tôi không cần bồi thường, chúng tôi muốn những kẻ giết người bị trừng trị” (4)
Bạo động tại hãng thép Tonghoa
Nguồn: burntbookmobile.wordpress.com
Theo phúc trình của China Labour Bulletin thì ở Trung Quốc không ai biết thực sự có bao nhiêu công nhân đấu tranh đã bị bắt giữ. Những công nhân này có thể bị bắt đi “học tập cải tạo” không cần xét xử cũng không cần chứng cứ phạm tội. Thế nhưng, sự đấu tranh của công nhân vẫn ngày càng gia tăng. (5)
Trong 15 năm gần đây những cuộc đình công, biểu tình, bạo động từ phía người dân đã liên tiếp xảy ra nhiều hơn những năm 1920. Hàng triệu công nhân các ngành sản xuất bị mất việc làm, còn lợi tức thu nhập của nông dân thì quá thấp kém.
Chính sự bùng phát về kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra sự mất quân bình to lớn nhất cho nước này kể từ năm 1949. Nếu Trung Quốc là mô hình tương lai của chủ nghĩa tư bản thì đó chắc chắn sẽ là một tương lai u ám, căng thẳng và đầy bắt trắc. (6)
(1) ‒ Workers speak of Tonghua boss' murder, en.ce.cn, 07/31/2009
(2) ‒ Steel boss dies after riot, Qiao Long, rfa.org, 07/27/2009
(3) ‒ Killing of China steel plant boss halts sale Richard McGregor in Beijing, 26/7/2009, ft.com
(4) ‒ Angry workers beat Toghua Steel boss to death, Eric Mu, danwei.org, 07/27/2009
(5) ‒ No Way Out ‒ Worker Activism in China’s State-Owned Enterprise Reforms, clb.org.hk, 07/2008
(6) ‒ Growth in Chinese inequality leads to rise in protest, socialistworker.co.uk, 28/08/2007
No438: Giới trí thức VN nói về quyết định ‘cấm phản biện’ của nhà nước
Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội nói rằng Quyết định 97 của CSVN có thể gây nhiều thiệt hại cho công cuộc nghiên cứu khoa học .
“Ông Nguyễn Tấn Dũng bịt miệng cả nước!” Đó là một trong những lời chỉ trích của một số các nhà trí thức Việt Nam đối với một luật lệ mà chính phủ ở Hà Nội ban hành hồi gần đây nhằm hạn chế việc công bố ý kiến phản biện của các nhà nghiên cứu. Tiến sĩ Nguyễn Quang A của Viện Nghiên cứu Phát triển ở Hà Nội nói rằng Quyết định 97 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể gây nhiều thiệt hại cho công cuộc nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Trong khi đó, giáo sư Đoàn Viết Hoạt của Viện Quốc tế cho Việt Nam ở Virginia cho rằng hành động này nêu bật sự bảo thủ, trì trệ của giới lãnh đạo ở Hà Nội trong lúc đất nước ngày càng phát triển và hội nhập nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Mời quí vị theo dõi thêm một số chi tiết về việc này trong tiết mục Nhìn Về Á Châu với Duy Ái sau đây.
Hôm thứ hai (ngày 10 tháng 8), tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ấn bản trên mạng, đã cho đăng một bài viết với tựa đề “Tổ chức khoa học công nghệ tư nhân: Phản biện phải đúng địa chỉ.” Bài viết này nhằm trình bày về Quyết định số 97 mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ngày 24 tháng 7 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9. Theo luật mới này, cá nhân chỉ được thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học trong các lãnh vực mà chính phủ cho phép; và các nhà khoa học khi có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước thì phải gởi ý kiến đó cho cơ quan đảng và nhà nước mà không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.
Luật mới này đã nhanh chóng bị nhiều người lên tiếng chỉ trích. Ngay trong ngày bài báo vừa kể được đăng tải, một website qui tụ các chuyên gia kinh tế học Việt Nam, có tên VnEconomist.net, đã đăng tải ý kiến phản đối của một blogger, trong đó nói rằng “việc cho phép phản biện nhưng cấm công bố cũng tương tự như cho phép suy nghĩ nhưng cấm nói ra.” Blogger này nói thêm rằng “nó cũng trái với điều 69 Hiến pháp năm 1992: ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận’.”
Một ngày sau đó, nhà bình luận Ngô Nhân Dụng của nhật báo Người Việt ở California cũng đã cho đăng một bài viết chỉ trích điều mà ông gọi là “Ông Nguyễn Tấn Dũng bịt miệng cả nước.” Bài viết có đoạn nói rằng “Cái ông thủ tướng tự xưng mình là người yêu sự thật ra lệnh cho dân rằng ai muốn ‘góp ý kiến với những đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước’ thì phải đưa ý kiến của họ cho ‘các cơ quan có thẩm quyền’ mà thôi.”
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu ở Hà Nội, cho rằng quyết định đó của ông Nguyễn Tấn Dũng không thể có hiệu lực. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói: “Bản thân cái Quyết định 97 này nó có nhiều điểm sai phạm về luật pháp. Cái thứ nhất là trình tự xây dựng và ban hành của nó vi phạm Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, vừa bắt đầu có hiệu lực từ ngày mồng một tháng giêng năm 2009. Theo luật đó, những văn bản như là quyết định của thủ tướng này phải đưa ra công khai toàn văn ít nhất 60 ngày trước khi ký để các tổ chức và các cá nhân tham gia góp ý. Điều đó đã không được thực hiện. Thế thì về mặt thủ tục quyết định này vi phạm luật, nên tôi nghĩ rằng nó không thể có hiệu lực.”
Ông Nguyễn Quang A là người đứng đầu một tổ chức nghiên cứu tư nhân có tên là Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, qui tụ nhiều khuôn mặt trí thức nổi tiếng ở Việt Nam như Phan Đình Diệu, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Phạm Chi Lan, và Nguyễn Trung. Ông Nguyễn Quang A cho rằng Quyết định 97 có thể gây trở ngại rất nhiều cho công cuộc nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, trong lúc giới lãnh đạo ở Hà Nội đã nhiều lần nói tới ý định xây dựng một nền kinh tế tri thức.
Ông Nguyễn Quang A nói tiếp: “Về nội dung thì nó có rất nhiều điểm trái với nhiều luật. Như cái điểm mà ông nói, là phản biện chỉ được nói cho cơ quan, thì tôi nghĩ nó còn trái với cả hiến pháp hiện hành của đất nước Việt Nam. Ngoài ra nó còn có nhiều điểm khác. Thí dụ như việc liệt kê một danh sách các lãnh vực để cho người ta chỉ được làm theo những cái đó. Tôi nghĩ rằng đấy là vi phạm rất nặng quyền tự do nghiên cứu của các nhà khoa học. Khoa học rất mênh mông và biến đổi rất nhanh. Sự phát triển của nó cần phải như thế. Không thể khoanh lại là chỉ được làm mấy trăm cái lãnh vực mà người ta nghĩ như thế. Khoa học bây giờ nó liên ngành, nó kết nối với nhau các lãnh vực, các ranh giới cũng hòa quyện với nhau thì làm sao có thể đưa ra danh mục như thế. Mà đưa ra danh mục như thế có nghĩa là cấm tất cả các thứ khác còn lại. Mà như thế sẽ cản trở rất nhiều cho sự phát triển của khoa học của đất nước này.”
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu của Việt Nam đang sống lưu vong ở Mỹ. Ông cho biết ý kiến như sau về quyết định “cấm phản biện công khai” của chính quyền Cộng Sản ở Hà Nội.
doan_viet_hoat_210Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt, nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ
Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt nhận định: “Theo tôi thì đây, một lần nữa, cho thấy rõ cái mâu thuẫn nội tại của chế độ và nhà nước hiện nay ở Việt Nam. Vì, nếu nói theo từ ngữ của chính Marx, thì chế độ và nhà nước hiện nay ở Việt Nam đang phải đối diện với cái mà ông Marx gọi là sự khốn cùng của chế độ. Trước đây thì có thể đối phó với ngoại địch vì huy động được sức mạnh của toàn dân, nhưng ngày nay ngoại địch từ phương Bắc chính là chỗ dựa của chế độ. Còn ở trong nước thì nói tới phản biện. Nhưng mà phản biện chân chính thì phải giữ được độc lập với đảng và nhà nước, nếu không thì chỉ là phản biện giả. Cho phép phản biện, nhưng nếu phản biện một cách trung thực thì một mặt thách thức uy tín và sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, và mặt khác, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, mạnh dạn đối chất với nhà nước, nếu chưa dám đối lập thật sự.”
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng việc ông Nguyễn Tấn Dũng ra Quyết định 97 để trói tự do phản biện lại thì ông càng làm cho người dân thấy rõ sự bất nhất của người cầm quyền.
Ông nói thêm: “Mỗi một lần như thế thì lại làm hao mòn thêm cái vị thế đường đường chính chính của người cầm quyền và mất đi tính chính nghĩa và chính thống của chế độ. Vừa mở ra lại phải dùng bạo lực để trói lại, dù đó là bạo lực mềm tức là qua các quyết định hay bạo lực cứng tức là qua sự đàn áp và bắt bớ. Nhưng cơ chế hiện nay bị khốn cùng vì sự mâu thuẫn căn bản nhất chính là mâu thuẫn giữa xã hội, người dân với Đảng và Nhà nước. Theo tôi nghĩ, người dân đã được cởi trói về kinh tế thương mại, đất nước đã được mở rộng ra với thế giới bên ngoài, giúp cho người dân có thêm thông tin, hiểu biết, và từ đó họ đòi hỏi thêm tự do trong các lãnh vực thông tin, giáo dục, và hoạt động xã hội cũng như chính trị. Dân thì càng ngày trẻ hơn và tiến bộ hơn, xã hội ngày càng phát triển hơn, đất nước ngày càng được mở rộng hơn ra với thế giới; nhưng mà chế độ, cơ chế lãnh đạo cũng như nhà nước vẫn trì trệ, bảo thủ. Biện pháp trói lại phản biện là một minh chứng cho thấy cái mâu thuẫn căn bản này. Nhưng nguy cơ lớn nhất của mâu thuẫn này, theo tôi, là đất nước và dân tộc không có được sức mạnh thống nhất để đối phó với hiểm họa mất nước từ ngoại địch phương Bắc.”
VOA
“Ông Nguyễn Tấn Dũng bịt miệng cả nước!” Đó là một trong những lời chỉ trích của một số các nhà trí thức Việt Nam đối với một luật lệ mà chính phủ ở Hà Nội ban hành hồi gần đây nhằm hạn chế việc công bố ý kiến phản biện của các nhà nghiên cứu. Tiến sĩ Nguyễn Quang A của Viện Nghiên cứu Phát triển ở Hà Nội nói rằng Quyết định 97 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể gây nhiều thiệt hại cho công cuộc nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Trong khi đó, giáo sư Đoàn Viết Hoạt của Viện Quốc tế cho Việt Nam ở Virginia cho rằng hành động này nêu bật sự bảo thủ, trì trệ của giới lãnh đạo ở Hà Nội trong lúc đất nước ngày càng phát triển và hội nhập nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Mời quí vị theo dõi thêm một số chi tiết về việc này trong tiết mục Nhìn Về Á Châu với Duy Ái sau đây.
Hôm thứ hai (ngày 10 tháng 8), tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ấn bản trên mạng, đã cho đăng một bài viết với tựa đề “Tổ chức khoa học công nghệ tư nhân: Phản biện phải đúng địa chỉ.” Bài viết này nhằm trình bày về Quyết định số 97 mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ngày 24 tháng 7 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9. Theo luật mới này, cá nhân chỉ được thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học trong các lãnh vực mà chính phủ cho phép; và các nhà khoa học khi có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước thì phải gởi ý kiến đó cho cơ quan đảng và nhà nước mà không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.
Luật mới này đã nhanh chóng bị nhiều người lên tiếng chỉ trích. Ngay trong ngày bài báo vừa kể được đăng tải, một website qui tụ các chuyên gia kinh tế học Việt Nam, có tên VnEconomist.net, đã đăng tải ý kiến phản đối của một blogger, trong đó nói rằng “việc cho phép phản biện nhưng cấm công bố cũng tương tự như cho phép suy nghĩ nhưng cấm nói ra.” Blogger này nói thêm rằng “nó cũng trái với điều 69 Hiến pháp năm 1992: ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận’.”
Một ngày sau đó, nhà bình luận Ngô Nhân Dụng của nhật báo Người Việt ở California cũng đã cho đăng một bài viết chỉ trích điều mà ông gọi là “Ông Nguyễn Tấn Dũng bịt miệng cả nước.” Bài viết có đoạn nói rằng “Cái ông thủ tướng tự xưng mình là người yêu sự thật ra lệnh cho dân rằng ai muốn ‘góp ý kiến với những đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước’ thì phải đưa ý kiến của họ cho ‘các cơ quan có thẩm quyền’ mà thôi.”
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu ở Hà Nội, cho rằng quyết định đó của ông Nguyễn Tấn Dũng không thể có hiệu lực. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói: “Bản thân cái Quyết định 97 này nó có nhiều điểm sai phạm về luật pháp. Cái thứ nhất là trình tự xây dựng và ban hành của nó vi phạm Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, vừa bắt đầu có hiệu lực từ ngày mồng một tháng giêng năm 2009. Theo luật đó, những văn bản như là quyết định của thủ tướng này phải đưa ra công khai toàn văn ít nhất 60 ngày trước khi ký để các tổ chức và các cá nhân tham gia góp ý. Điều đó đã không được thực hiện. Thế thì về mặt thủ tục quyết định này vi phạm luật, nên tôi nghĩ rằng nó không thể có hiệu lực.”
Ông Nguyễn Quang A là người đứng đầu một tổ chức nghiên cứu tư nhân có tên là Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, qui tụ nhiều khuôn mặt trí thức nổi tiếng ở Việt Nam như Phan Đình Diệu, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Phạm Chi Lan, và Nguyễn Trung. Ông Nguyễn Quang A cho rằng Quyết định 97 có thể gây trở ngại rất nhiều cho công cuộc nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, trong lúc giới lãnh đạo ở Hà Nội đã nhiều lần nói tới ý định xây dựng một nền kinh tế tri thức.
Ông Nguyễn Quang A nói tiếp: “Về nội dung thì nó có rất nhiều điểm trái với nhiều luật. Như cái điểm mà ông nói, là phản biện chỉ được nói cho cơ quan, thì tôi nghĩ nó còn trái với cả hiến pháp hiện hành của đất nước Việt Nam. Ngoài ra nó còn có nhiều điểm khác. Thí dụ như việc liệt kê một danh sách các lãnh vực để cho người ta chỉ được làm theo những cái đó. Tôi nghĩ rằng đấy là vi phạm rất nặng quyền tự do nghiên cứu của các nhà khoa học. Khoa học rất mênh mông và biến đổi rất nhanh. Sự phát triển của nó cần phải như thế. Không thể khoanh lại là chỉ được làm mấy trăm cái lãnh vực mà người ta nghĩ như thế. Khoa học bây giờ nó liên ngành, nó kết nối với nhau các lãnh vực, các ranh giới cũng hòa quyện với nhau thì làm sao có thể đưa ra danh mục như thế. Mà đưa ra danh mục như thế có nghĩa là cấm tất cả các thứ khác còn lại. Mà như thế sẽ cản trở rất nhiều cho sự phát triển của khoa học của đất nước này.”
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu của Việt Nam đang sống lưu vong ở Mỹ. Ông cho biết ý kiến như sau về quyết định “cấm phản biện công khai” của chính quyền Cộng Sản ở Hà Nội.
doan_viet_hoat_210Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt, nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ
Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt nhận định: “Theo tôi thì đây, một lần nữa, cho thấy rõ cái mâu thuẫn nội tại của chế độ và nhà nước hiện nay ở Việt Nam. Vì, nếu nói theo từ ngữ của chính Marx, thì chế độ và nhà nước hiện nay ở Việt Nam đang phải đối diện với cái mà ông Marx gọi là sự khốn cùng của chế độ. Trước đây thì có thể đối phó với ngoại địch vì huy động được sức mạnh của toàn dân, nhưng ngày nay ngoại địch từ phương Bắc chính là chỗ dựa của chế độ. Còn ở trong nước thì nói tới phản biện. Nhưng mà phản biện chân chính thì phải giữ được độc lập với đảng và nhà nước, nếu không thì chỉ là phản biện giả. Cho phép phản biện, nhưng nếu phản biện một cách trung thực thì một mặt thách thức uy tín và sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, và mặt khác, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, mạnh dạn đối chất với nhà nước, nếu chưa dám đối lập thật sự.”
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng việc ông Nguyễn Tấn Dũng ra Quyết định 97 để trói tự do phản biện lại thì ông càng làm cho người dân thấy rõ sự bất nhất của người cầm quyền.
Ông nói thêm: “Mỗi một lần như thế thì lại làm hao mòn thêm cái vị thế đường đường chính chính của người cầm quyền và mất đi tính chính nghĩa và chính thống của chế độ. Vừa mở ra lại phải dùng bạo lực để trói lại, dù đó là bạo lực mềm tức là qua các quyết định hay bạo lực cứng tức là qua sự đàn áp và bắt bớ. Nhưng cơ chế hiện nay bị khốn cùng vì sự mâu thuẫn căn bản nhất chính là mâu thuẫn giữa xã hội, người dân với Đảng và Nhà nước. Theo tôi nghĩ, người dân đã được cởi trói về kinh tế thương mại, đất nước đã được mở rộng ra với thế giới bên ngoài, giúp cho người dân có thêm thông tin, hiểu biết, và từ đó họ đòi hỏi thêm tự do trong các lãnh vực thông tin, giáo dục, và hoạt động xã hội cũng như chính trị. Dân thì càng ngày trẻ hơn và tiến bộ hơn, xã hội ngày càng phát triển hơn, đất nước ngày càng được mở rộng hơn ra với thế giới; nhưng mà chế độ, cơ chế lãnh đạo cũng như nhà nước vẫn trì trệ, bảo thủ. Biện pháp trói lại phản biện là một minh chứng cho thấy cái mâu thuẫn căn bản này. Nhưng nguy cơ lớn nhất của mâu thuẫn này, theo tôi, là đất nước và dân tộc không có được sức mạnh thống nhất để đối phó với hiểm họa mất nước từ ngoại địch phương Bắc.”
VOA
No437: Văn phòng Chính phủ bị “định hướng” thông tin?
Trước nay tưởng chỉ có báo chí được nhắc nhở về chuyện định hướng thông tin, ai dè vừa phát hiện cơ quan tham mưu của Thủ tướng cũng bị “định hướng”, cố ý làm sai lệch ý kiến chỉ đạo khi phát hành thông tin ra bên ngoài. Vụ này vở lỡ khi ở cuộc họp báo thường kỳ chiều qua, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình cho biết, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận (số 222) của Thủ tướng xung quanh những sai phạm tại Vinaconex. Tuy nhiên, thông báo này lại thiếu một số nội dung đã được Thủ tướng kết luận trước đó.
Theo ông Phạm Văn Khanh, Vụ trưởng Vụ 1, Thanh tra Chính phủ, có ba nội dung liên quan đến sai phạm tại Vinaconex đã được Thủ tướng kết luận nhưng chưa được đưa vào thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng (số 222) của Văn phòng Chính phủ.
Cụ thể, các nội dung còn thiếu gồm: thứ nhất, Thanh tra Chính phủ bàn giao hồ sơ tài liệu có liên quan đến những sai phạm tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội) theo đề nghị của C37- Bộ Công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có vi phạm (kể cả những người đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác) và đã được Thủ tướng kết luận. Theo đó, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vinaconex, Giám đốc Ban quản lý dự án Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính có khuyết điểm nêu trong kết luận thanh tra phải bị kiểm điểm, xử lý nghiêm. Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc không đưa nội dung trên trong thông báo số 222 là “chưa đúng với quy trình xử lý sau thanh thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.
Thứ ba, Thanh tra Chính phủ đề nghị bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội diện tích 12.996 m2 tầng 1 các tòa nhà chung cư cao tầng, nhà văn phòng, cửa hàng tại khu Trung Hòa – Nhân Chính để sử dụng vào mục đích công cộng (đã được Vinaconex bán không qua hình thức đấu giá để thu hơn 230 tỷ đồng).
“Mặc dù Vinaconex đã bán hết số diện tích trên nhưng phải có biện pháp thu hồi lại”, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình nhấn mạnh.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị một số nội dung mà thông báo số 222 chưa đề cập hết ý kiến kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/7 và chưa rõ so với dự thảo thông báo của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu phải thu hồi các khoản tiền: giá trị cổ phần ưu đãi do 5 nhà đầu tư chiến lược hưởng không đúng (41,6 tỷ đồng), tiền lãi do sử dụng các khoản tiền chưa nộp (241 tỷ đồng), giá trị quyền phát triển dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (192 tỷ đồng), giá trị quyền sử dụng đất diện tích thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (hơn 270 tỷ đồng).
Ngoài ra, nhiều khoản tiền sai phạm khác của Vinaconex cũng chưa được thông báo cụ thể tại văn bản số 222 như: 11,8 tỷ đồng cần phải thu hồi ở Nhà máy Bê tông dự ứng lực tại Đắk Lắk; 2,9 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Vinaconex không thu của các cổ đông khác khi được Tổng công ty bù đắp các khoản lỗ; 3,3 tỷ đồng giá trị quyền sử dụng 513,4 m2 đất tại 53 Lạc Long Quân (Hà Nội)…
Theo Thanh tra Chính phủ, dự thảo thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ do cơ quan này trình Thủ tướng có đề nghị giao Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng thu hồi từng khoản trên về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Tuy nhiên, thông báo số 222 lại giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên – Môi trường, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan đề xuất biện pháp xử lý trình lên Thủ tướng trong quý III/2009. Thông báo này cũng không nêu rõ số tiền phải xử lý…
Theo tìm hiểu của BL, sau khi văn bản 222 được phát hành, Thanh tra Chính phủ đã có hẳn 2 văn bản “kiện” lên Thủ tướng và bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc.
Báo chí đưa tin không đầy đủ làm bạn đọc hiểu sai bản chất sự việc thì bị xử lý nặng nề, nhưng tin của báo chí chả có ai bắt buộc phải thi hành. Còn văn bản công quyền bớt xén thông tin có thể khiến cá nhân này, nọ thoát tội hoặc khỏi phải móc túi trả dân hàng trăm tỷ đồng thì xử lý sao đây?
Nguồn: Bút Lông’s Blog
วันเสาร์ที่ 15 สิงหาคม พ.ศ. 2552
Bai 436: Nhà nước Việt Nam học được gì từ các vụ xung đột với tôn giáo?
Lễ mừng kính ‘Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời’ hôm nay đánh dấu giáp năm ngày nổ ra vụ Thái Hà, bắt đầu bằng sự kiện bức tường “Bá Linh’ ngăn cách giữa nhà thờ và khu đất bị nhà nước tịch thu đã bị các giáo dân cùng nhau phá bỏ hôm 15/8/2008.
Ba mét tường cũ kỹ già nua tuy chỉ đáng giá vài triệu đồng nhưng hành vi ‘nổi loạn’ này lại bao hàm nhiều ý nghĩa quá lớn liên quan đến những khối tài sản giáo hội còn đang bị vướng mắc khắp nơi, khiến nhà cầm quyền hết sức lo ngại. Vì thế tám giáo dân xứ Thái Hà lập tức bị truy tố ra tòa với các tội danh “phá hoại tài sản công và gây rối trật tự công cộng”.
Mục đích ban đầu của chính quyền có thể chỉ là để ‘dằn mặt’ nhằm ngăn chận không để ‘hiệu ứng đòi đất tôn giáo’ lan rộng ra thêm nhiều nơi khác. Thế nhưng khi làm lớn vụ Thái Hà, nhà nước đã vô tình khơi lại những việc làm không ‘quang minh chính đại’ của họ trước kia.
Hình ảnh vài trăm công an, cảnh sát cơ động với vũ khí đầy đủ nhưng lại bị lâm vào thế bị động và chống đỡ vất vả trước giáo dân chỉ với mấy chữ ‘SỰ THẬT-CÔNG LÝ’ đã nói thay tất cả sự thật của vụ việc.
Mặc dù Công Lý - Sự Thật cho giáo xứ Thái Hà vẫn có nhưng các chuyến hành hương hiệp thông lần lượt của nhiều vị giám mục đứng đầu các giáo phận trên cả nước đến với giáo xứ Thái Hà và nhất là sự lên tiếng của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua văn kiện “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” do Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 25-09-2008, có thể nói sự kiện Thái Hà đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ sống đạo trong khép nép và sợ hãi ‘mang ơn’ chính quyền của hơn 6 triệu người công giáo đã kéo dài suốt mấy chục năm qua.
Cũng nhờ có sự kiện Thái Hà – Hà Nội, chúng ta mới biết, hóa ra đang có nhiều nhà thờ, họ đạo khác trên cả nước cũng đang rất muốn ‘vào vai’ Thái Hà. Đó là vụ nhà trẻ của các Nữ Tử Bác Ái tại số 2bis Nguyễn Thị Diệu, Q3 Sàigòn, khu ‘đất vàng’ 11 Nguyễn Du cạnh Đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn, đất của giáo xứ An Truyền – An Bằng giáo phận Huế, đất DCCT ở Nha Trang bị chiếm xây khách sạn Hải Yến tại Nha Trang, đất tu viện Thánh Phaolồ ở Vĩnh Long bị chiếm làm khách sạn và gần đây nhất là vụ nhà thờ tam Tòa bị tỉnh Quảng Bình chiếm đoạt vô cớ làm chứng tích chiến tranh (?) v.v…
Thái Hà tối ngày 15.8.2009
Thoạt nhìn thì có vẻ như mỗi nơi mỗi ‘quả’ nhưng thật ra tất cả đều có chung một ‘nhân’bắt nguồn từ chính sách loại bỏ tôn giáo ra khỏi xã hội mà nhà cầm quyền Csvn chủ trương và theo đuổi trước kia đã gây nên.
Việc tịch thu trái phép rất nhiều tài sản của giáo hội ở khắp nơi đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào sẽ được trả lại, đang có nguy cơ rất dễ biến thành những ‘thùng thuốc nổ’ nếu nhà nước Việt Nam tiếp tục viện lý do ‘tồn tại lịch sử’ nhưng lại âm thầm chuyển hóa chúng sang các mục đích sử dụng khác để thu lợi và phi tang dấu vết. Điển hình như vụ đất Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, mà nếu không gặp phải những phản ứng mạnh mẽ của giáo phận Hà Nội chắc chắn giờ đây đã không phải là hai cái công viên.
Trong tất cả các vụ xung đột liên quan đến tài sản của đạo công giáo xảy ra trong năm qua, nhà cầm quyền vì không nắm lẽ phải trong tay nên đã hành xử hết sức lúng túng, thậm chí đến mức đã phải mượn tay “quần chúng tự phát” để thay mặt họ giải quyết. Vấn đề là sau khi thoát hiểm trong những tình huống khó khăn như vậy, liệu nó có giúp họ ‘sáng ra’ được điều gì đó hầu có thể giúp thay đổi được chính sách tôn giáo cứng ngắt đang thi hành chăng?
Thật khó có thể trông đợi một sự ăn năn hối cải thay đổi ‘180 độ’ từ các bạo chúa ngay cả những khi triều đại của họ sắp bị lịch sử chôn vùi. Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa cái tính bản thiện của nhân chi sơ nơi họ ngày nào, nay đã chai lì hoàn toàn.
Tượng Đức Phật trong nhà Lê Khả Phiêu
Bằng chứng là ngay cả với ông Lê Khả Phiêu, một khi đã leo được đến chức tổng bí thư thì chắc chắn phải là người cực kỳ vô thần. Ấy thế mà giờ đây ông ta cũng đã biết ôm ấp tượng Phật trong nhà. Để làm gì nếu chẳng phải cầu mong được phù trợ từ thế giới siêu nhiên?
Sự sai lầm của nhà nước Việt Nam hiện nay là ở chỗ sau cái thời phá hoại tôn giáo nay Csvn đang dốc sức xây dựng chùa chiền còn kinh khủng hơn ai hết để khắc phục. như với Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương và chùa Bái Đính ở Ninh Bình, cái nào cái nấy tiêu tốn hằng ty tỷ tiền tưởng là đang tích đức lại cho chế độ nhưng thật ra cũng chỉ là tiếp tục phá hoại tôn giáo.
Sự khác nhau chỉ là ngày xưa họ dùng búa đập tượng Phật, Chúa và nhà thờ thì nay việc xây chùa để kinh doanh, cốt lấy tiếng thơm ‘tự do tôn giáo’ với thế giới hóa ra lại là phá nốt chút tâm thức vốn đã tang thương còn sót lại trong dân chúng về tôn giáo.
Có kẻ giựt nợ nào mà lại có thể tích đức được bằng cách đem tiền đi bố thí cho người này người nọ, trong khi lại tìm cách lánh mặt các nạn nhân cũ của mình với những món nợ xưa?
Trong cơn bối rối hiện nay, có thể có nhiều thứ khiến nhà nước phải băn khoăn, nhưng ít nhất họ cũng phải nhận ra được sự thật này: Tôn giáo không phải là thực dân Pháp, Phát xít Nhật hay đế quốc Mỹ, tuyên chiến với tôn giáo là dại dột đến tận cùng.
Sàigòn, 15/8/2009
Alfonso Hoàng Gia Bảo
สมัครสมาชิก:
บทความ (Atom)