วันเสาร์ที่ 28 กุมภาพันธ์ พ.ศ. 2552

No334:Các thầy Mác-Lê sắp thất nghiệp hay làm không hết việc ?

Hoan và Lượng (nhóm Bách Khoa)

Nhờ “hầu hạ trà, nước” cho một nhóm các cụ ở câu lạc bộ Thăng Long, chúng tôi vừa có chút tiền cho cuộc sống sinh viên, lại được nghe lỏm chuyện của các cụ trước đây là cán bộ cấp cao trong đảng và chính quyền nước ta.
Chuyện các cụ cứ vô tư gọi là “thằng” những vị như Nguyễn Minh Tríp, Nguyến Lú Trọng hay Lông Đếch Mạnh… thì không có gì mới. Về mọi mặt, các vị này chỉ là hàng con cháu các cụ.

Nhưng mới nhất là chuyện Hội nghị thượng đỉnh của khối Asean lần thứ 14.
Năm nào khối này cũng họp, nhưng các vị nguyên thù chỉ đến bắt tay, nói năm câu ba điều, rồi ai về nhà nấy. Những lần họp từ xa xưa, báo chí VN còn làm rùm beng chuyện VN chủ trì, hoặc đưa ra “sáng kiến” gì gì đó cho có vẻ “vị thế VN được nâng cao”, nhưng càng ngày việc đưa tin này chỉ còn chiếu lệ.
Thì ra, nguyên tắc đồng thuận khiến khối này chẳng có được quyết định gì lớn; vì rằng ý thức hệ khác nhau giữa các nước (Miến Điện thì độc tài; VN và Lào thì độc đảng), làm sao cả 14 nước có thể đồng thuận 100% những vấn đề về thể chế, dân chủ và nhân quyền? Việt Nam ta phét lác về nhân quyền quá nhiều, nhưng khi có đề xuất thực thi theo quy định chung thì VN lại tuyên bố ở Asean rằng… “chưa sẵn sàng” (!). VN rành rành đã ký cam kết với quốc tế về thi hành bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền mà sau mấy chục năm còn chưa dám công bố cho toàn dân biết nội dung bản Tuyên Ngôn này, thì thử hỏi: Làm sao VN dám “đồng thuận” ở Asean về vấn đề này ?

Asian đã có hiến chương, đây là thời điểm phải thi hành
Vậy thì lần họp thứ 14 này của Asean có gì đặc biết mà các cụ bàn tán rôm rả đến vậy? Xin trả lời (theo tin của các cụ): Asean đã có bản Hiến Chương và năm nay phải thực thi. Hiến Chương được xem như hiến pháp của 14 nước, có nhiều điều khoản rất tiến bộ mà những nước “giả vờ tiến bộ” đành phải thông qua. Nay tới lúc phải thi hành. Chính do vậy, cuộc họp báo lần này có số phóng viên quy tụ “đông đảo hiếm thấy”. Vị tổng thư ký của Asean (chủ trì họp báo) nói: Tham vọng của Asean sau khi có hiến chương là tiến tới chỗ thống nhất thể chế - như gương EU - để tăng cường đoàn kết và sức mạnh cạnh tranh; tuy nhiên đó là tương lai rất xa…

“Thế có “bỏ mẹ” không cơ chứ”
Đó là câu đùa của cụ K, nguyên là cấp thứ trưởng ở thập niên 80. Cụ bảo: Các nước XHCN cũ ở Đông Âu khi trưng cầu dân ý để xin gia nhập EU đều biết rằng nghị viện EU đã ra quyết nghị lên án chế độ Cộng Sản là tàn ác; vậy mà họ vẫn cứ xin gia nhập có nghĩa rằng họ đã đoạn tuyệt với quá khứ XHCN rồi, giống như cố quên đi cơn ác mộng…
Xin các bạn đọc thêm tin của BBC (các cụ cũng đọc tin này ở BBC và của nhiều hãng tin khác) tại địa chỉ: http://www.bbc.co.uk/
để biết thêm về cuộc họp báo nói trên.

Các cụ bàn thêm: Báo chí VN chắc chắn sẽ dấu tịt những tin nhậy cảm và sẽ lái dư luận sang hướng khác.
Tuy nhiên, đây là cơ hội hiếm có để ĐCSVN thuyết phục Asean bắt chước VN mà “đồng thuận” bỏ chủ nghĩa tư bản và “đồng thuận” theo CNXH. Sau đó VN sẽ được tôn lên làm lãnh đạo Asean.

Chuyện cao xa, tôi không dám có ý kiến
Chỉ nghĩ rằng các thầy Mác-Lê, mà bao năm nay chúng ta cứ tưởng là vô tích sự, rất có thể được huy động sang các nước trong khối Asean để dạy cũng chưa biết chừng. Hạnh phúc mà sinh viên VN được hưởng sắp phải chia sẻ cho sinh viên các nước trong khối?

ไม่มีความคิดเห็น: