วันจันทร์ที่ 23 กุมภาพันธ์ พ.ศ. 2552

Bai323: Các lãnh đạo đảng cộng sản tham nhũng còn hơn Suharto!

“…ở Việt Nam không có độc tài của 1 người nhưng rõ ràng là có độc tài của 1 nhóm người. điều đó còn nguy hiểm hơn độc tài 1 ngườ…”

Vì sao kẻ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử nhân loại vẫn chưa bị xét xử?

Đó là tựa đề trên báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam ngày 28/09/2007. Để trả lời câu hỏi trên, tôi chọn cách tìm hiểu từ nội tình Việt Nam ta. Hiện nay tham nhũng đã trở thành hiện tượng nghiêm trọng kinh khiếp, vì thế trước khi xét người cũng nên xem lại mình đã để cùng nhìn ra những gì là quy luật! Tôi cùng các bạn chúng ta cùng suy ngẫm nhé.

Tôi trích lại dưới đây một ít lời rút ra từ bài báo nói trên, có nội dung phê phán Suharto. Lạ thay, từng hàng, từng đoạn câu chữ đều có thể ứng nghiệm với ta đến thế! (Những dòng trích là những dòng in chữ nghiêng).Này nhé:

Tiền của một vị lãnh đạo ở ta tham nhũng là bao nhiêu?

Theo tờ Times Asia, số tiền mà gia đình Suharto tham nhũng trong 32 năm cầm quyền khoảng 30 tỉ USD, bao gồm tiền mặt, cổ phiếu, bất động sản, tập đoàn kinh tế lớn và cả bức tranh nghệ thụât giá trị 9 tỉ USD của các thành viên gia đình cũng được gửi bí mật tại các ngân hàng ở Áo. Gia đình Suharto hiện sở hữu 3,6 triệu m2 bất động sản, trong đó có 100.000 m2 đất trống gần các trụ sở Chính quyền ở thủ đô Jakarta, số còn lại nằm ở Đông Timor.

Các nguồn tin khác cũng cho biết, gia đình nhà Suharto còn có nhiều biệt thự lớn ở Pháp và châu Âu. Theo đại diện Ngân hàng Thế giới tại Indonesia, trong nhiều năm nắm quyền, có tới 20-30% ngân quỹ dành cho việc phát triển ở Indonesia đã bị tham nhũng.

Ở Việt Nam chưa ai thống kê (vì Thủ Tướng chưa cho phép), nhưng con số này thì báo chí của Đảng cộng sản đã công bố:

Ngay trong kháng chiến đã có những Đại tá Trần Dụ Châu ăn cắp hàng bao tải tiền của dân quyên góp (nhiều lắm! Trần Dụ Châu chỉ là con tốt thí mà thôi). Hoà bình lập lại vào hợp tác xã thì: "Một người làm việc bằng 2, để cho chủ nhiệm mua đài mua xe. Một người làm việc bằng 3 để cho chủ nhiệm xây nhà, xây ao". Gần đây là PMU18 với Bùi Tiến Dũng nổi danh dâm ô, truỵ lạc bằng tiền dân, mà nói như ĐB Quốc hội Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) tại Quốc hội: “Tôi dám khẳng định rằng cả nước không chỉ có một Bùi Tiến Dũng ở PMU 18 mà còn có nhiều Bùi Tiến Dũng khác ở các doanh nghiệp Nhà nước. Bởi nếu giám sát kỹ sẽ có hàng trăm dự án thất thoát từ 10%đến 50%...Mỗi năm Nhà nước bỏ ra 150.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản, thì trong đó thất thoát đến 50.000 tỉ đồng." (theo báo Người Lao Động, 15/8/2006).

Ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 1965, bên cạnh việc đàn áp các đảng đối lập, ông Suharto bắt tay vào chiến dịch đẩy mạnh cải cách kinh tế, trong đó có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, nhà tài phiệt giàu có để tìm cách rửa tiền.

Ở Việt Nam còn không cho phép thành lập Đảng đối lập Vậy phải chăng còn độc tài hơn Indonesia? Vì vậy mà có điều kiện tham nhũng nhiều hơn- Độc quyền tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối mà!

Ở Việt Nam cũng đẩy mạnh cải cách kinh tế! Cũng quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, nhà tài phiệt giàu có! Đây là sự kiện bình thường của tình trạng độc quyền ở các doanh nghiệp nhà nước.

Tình trạng quản lý độc đoán, mở rộng vay nước ngoài để các lãnh đạo đầu ngành tha hồ vơ vét ăn chặn các nguồn vốn này đã đẩy kinh tế Indonesia vào sự khủng hoảng.

Ở Việt Nam cũng quản lý độc đoán (cấp phép đầu tư vào các dự án béo, bở. Tính toán đổi đất lấy hạ tầng, Doanh nghiệp chỉ đền bù giá nhà nước khi bán đất lại bán theo giá thị trường...). Ở Việt Nam cũng mở rộng vay nước ngoài, cũng để các lãnh đạo đầu ngành tha hồ vơ vét ăn chặn các nguồn vốn này:

"Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta." - Nghị quyết số 04-NQ/TW Của Ban chấp hành Trung ương Đảng CS Ngày 21/8/2006.

"Ngay ở xã tôi, làm cái cống cũng bị xơi hơn một nửa. Tôi về thì bà con bảo: Hai trăm triệu mà xơi tới trăm hai, còn có tám chục...- Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (theo báo TiềnPhong, 26/05/2005).

Ông Suharto tập hợp các liên minh kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ, thép, xi măng để tuồn tiền Nhà nước cho các doanh nghiệp, sau đó tìm cách để tiền lại chảy vào gia đình mình.

Ở Việt Nam cũng...chẳng kém đâu. Tôi trích lại dưới đây hai mẩu tin về chuyện dài xứ mình, để bạn đọc tự đối chiếu mà rút ra một câu kết luận:

Thứ trưởng Tài chính Lê Thị Băng Tâm cho biết ngày 4/11, Số tiền 750 triệu USD Chính phủ phát hành trái phiếu (Thực chất là vay nặng lãi) ở Mỹ sẽ được chuyển về VN, Bộ Tài chính ngay sau đó sẽ chuyển toàn bộ cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin). (báo VnExpress, 2/11/2005).

“Báo động đỏ” ở những tổng công ty nhà nước mạnh nhất


Kết quả thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị tại những Tổng công ty 90, 91 do Thanh tra Chính phủ tiến hành gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng thất thoát tài sản công tại các tổng công ty nhà nước mạnh nhất nước...

Các Tổng công ty nhà nước chiếm phần lớn trong các sai phạm mà toàn ngành thanh tra đã phát hiện ra. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng Công ty 91 mạnh nhất nước. Tuy nhiên, đây lại là Tổng công ty gần như cũng đang dẫn đầu về số bị can (18 bị can) trong một đường dây tham ô đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ qua việc thực hiện 2 dự án thuộc loại nhỏ, 8 bị can, trong đó có một nguyên Phó Tổng giám đốc đã làm thất thoát và chiếm đoạt 54,7 tỉ đồng.

Trước đó, tại Tổng công ty lớn thứ hai trên phạm vi cả nước - Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) - cũng đã xảy ra hàng loạt sai phạm... (báo TuổiTrẻ, ngày 7/6/2005).

Ngoài ra, các lĩnh vực kinh doanh béo bở khác đều được ông gài gắm con em, người thân, bạn bè vào. Suharto cũng cho thiết lập nhiều ngân hàng lớn kiểm soát phần lớn nền kinh tế của Indonesia, do gia đình ông chi phối, để tha hồ bòn rút tiền của dân nghèo.

Ở Việt Nam Ông Tổng Nông Đức Mạnh thì một đứa con làm ở PMU 18, một đứa conkhác thì đùng một cái thành chủ tịch hội Thanh niên Việt Nam. Còn người nhà thì... ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có hai con đang du học bên Mỹ bằng tiền lương của ông!

Chính sách quản lý tài chính của ông đã tạo cơ chế “dễ dàng” và “độc quyền” mang tính gia đình. Nhiều lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế đất nước thuộc quyền kiểm soát của tập đoàn gia đình trị, giúp họ thoả sức lũng đoạn từ khâu sản xuất tới khâu tiếp thị ra thị trường.

Gớm nhỉ! Không biết ai học ai, mà ở Việt Nam cũng...Công ty “sân sau” - các lò biến tiền dân thành tiền cá nhân! Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng, Phạm Tiến Dũng, Vũ Mạnh Tiên còn rút tiền của dự án thông qua việc các công ty tư nhân do người nhà lập nên để trúng thầu những dự án béo bở của PMU 18. Một cán bộ làm việc lâu năm ở PMU 18 cho biết: “Cả ông Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng, Phạm Tiến Dũng, Vũ Mạnh Tiên đều có các công ty gia đình, ngoài ra còn dung túng cho các giám đốc công ty vốn là đàn em thân tín, để được “lại qủa”hàng tỉ đồng.”

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20, tầng lớp trí thức và sinh viên ở Indonesia đã làm nhiều cuộc biểu tình phản đối Chính phủ tham nhũng nhưng đều bị Tổng thống sử dụng quân đội đập tan.
Thậm chí, ông này còn cho giải tán Uỷ ban CTN Quốc gia.

Sao mà cứ như chuyện quê ta vậy! Ở Việt Nam thì biểu tình phản đối kẻ xâm lược mà còn bị bắt huống chi biểu tình phản đối Chính phủ tham nhũng. Ở Việt Nam thì..., thôi chẳng lí sự làm gì, cứ trích ngang một đoạn tin do báo đài nhà nước ta cho xổ lồng, vừa yên thân tôi, vừa không phạm tội chạy sang lề đường bên trái:

"Chống tham nhũng: Ai chống? Chống ai?


Quyết tâm chính trị chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã được khẳng định rất rõ qua một hệ thống Luật, Nghị định, Nghị quyết Trung ương, chương trình hành động và cả một Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên: Những cán bộ nắm công cụ pháp luật trong tay đã bóp méo công lý. Thông tin về những việc làm sai trái của họ bị bưng bít và không đến được những nơi cần đến. Trầm trọng hơn, những người dân tố cáo tiêu cực bị bôi nhọ danh dự, bị xử lý kỷ luật và chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần.

Có thể nhận thấy, người dân đã biết một phần của sự thật hoặc toàn bộ sự thật từ khá lâu trước các cơ quan điều tra vào cuộc. Ví dụ trong như vụ án PMU 18, chi bộ nơi ông Bùi Tiến Dũng sinh sống đã từng nhận xét bằng văn bản về những điểm bất bình thường trong tư cách đạo đức cũng như lối sống của vị TGĐ này. Thế nhưng, ý kiến của họ đã không được tiếp nhận cho tới khi Bùi Tiến Dũng bị bắt vì tội đánh bạc. (VTV, 10/12/2006).

Tình trạng tham nhũng mạnh nhất của “triều đại Suharto” xảy ra vào đầu những năm 80. Khi đó, có tới 50 đơn kiến nghị Chính phủ phải giảm dần sự độc quyền trong nhiều ngành kinh tế, đấu thầu tự do nhiều hợp đồng kinh tế lớn...

Ở Việt Nam đấu thầu tự do ư? Đúng là trò hề, chưa đấu đã biết ai trúng rồi!

Báo chí đăng tải đều bị Suharto cho đóng cửa.
Và hàng trăm sinh viên, cựu quan chức, lãnh đạo nhiều ngành đã phải vào tù vì những kiến nghị này.

Ở Việt Nam...Báo chí có nhớ là đã mấy lần được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gõ đầu cảnh cáo? Những vụ thay ngựa giữa dòng tại báo Tuổi Trẻ gần đây là có ý nghĩa gì?

Tình hình đó khiến khi khủng hoảng tài chính châu á mới diễn ra đã làm ngân sách của Indonesia rỗng tuếch. Hoàn cảnh này buộc chính quyền Suharto phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và nền kinh tế bắt đầu chịu sự giám sát chặt chẽ của định chế tài chính quốc tế này.

Báo chí Việt Nam biết nói đến người ta như thế, không biết các vị có sờ lên gáy mình để cũng biết lo cho kinh tế nước nhà chưa? Nên lo đi là vừa! Những câu vừa trích ở trên xem ra cũng có thể gọi là dự báo cho tương lai gần đang chờ Việt Nam đấy.

Tới tháng 8/1998 ông đã bị mất chức do các cuộc biểu tình với quy mô lớn của giới sinh viên, chính trị khiến giới quân sự cũng phải ra tay gây áp lực buộc ông rời nhiệm sở.

Ở Việt Nam không có độc tài của 1 người, nhưng có độc tài của 1 nhóm người. Nhưng so với Indonesia thì Việt Nam không có Đảng đối lập nên không có tổ chức nào lãnh đạo sinh viên, người dân biểu tình nên liệu bao giờ thì xoá bỏ được độc tài? Cách đây 300 năm Montesquieu đã định nghiã: "Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là điều ô nhục, vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó. Trong một nước quân chủ, danh diện là điều quý hơn cả quà cáp. Nhưng trong nước chuyên chế, đạo đức và danh diện đều không tồn tại, người ta hoạt động chỉ với một hy vọng là kiếm thêm được tiện nghi cho cuộc sống, cho nên việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến. (Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, trang77)

Việt Nam có quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến Không?

Dư luận cho rằng trước khi bị “gãy cánh” ông Suharto đã đưa những thành viên thân cận của mình vào bộ máy chính quyền để nếu sau này có bị luận tội cũng sẽ được nhẹ tay. Vì thế, nhiều người đã mỉa mai rằng, nhà tài phiệt này mắc tội tày trời nhưng vẫn sống hiên ngang trong trong vòng pháp luật.

Đọc đến đây tôi mới vỡ lẽ rằng bọn tham nhũng học hỏi bài bản của nhau tất kĩ: khi hạ cácnh thiếu an toàn, chúng biết rải đô la ra để dọn bãi đậu. Cứ nhìn kết cục vụ án PMU 18 ở Việt Nam thì tôi có thể hiểu kĩ thuật lập bãi đáp khẩn cấp những vẫn đảm bảo an toàn là như thế nào. Dư luận Việt Nam vẫn chưa quên rằng ở Việt Nam,Chủ tịch Uỷ ban chống tham nhũng là Thủ tướng. Vậy thì nếu Thủ tướng bảo ém nhẹm một vụ nào đó -chẳng hạn như vụ PMU 18 vừa qua đấy, thì sao đây? "Đứa nào làm gì được ông" đây?

Ở Việt Nam không có độc tài của một người nhưng rõ ràng là có độc tài của một nhóm người. Điều đó còn nguy hiểm hơn độc tài cá nhâni, vì nhóm người đó liên kết nhau lại thoả thuận với nhau để vơ vét tiền của đất nước, họ ngồi nhìn nhau không ai xử lý bọn tham nhũng đến nơi đến chốn. Vì một cá nhân không thuộc phe Nông Đức Mạnh thì thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng nên chẳng ai dám xử cả.

Trông người lại ngẫm đến ta. Nếu không cải thiện dân chủ, đa đảng thì Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết...cũng sẽ là các Suharto!

ไม่มีความคิดเห็น: