Hình ảnh con trâu đi trước người nông dân cầm cày theo sau là hình ảnh quen thuộc của đồng quê Việt Nam từ mấy ngàn năm nay. Bao đời nay, người nông dân an phận sau lũy tre làng để làm ra hạt thóc nuôi sống con người. Thế nhưng sau hơn 70 năm từ khi có Cộng Sản thì bức tranh quê ấy có nguy cơ bị hủy diệt. Khi ruộng đồng không còn, thì con trâu cũng đi trước nhưng vào các lò mỗ và người nông dân cũng theo sau bỏ làng lên phố thị bán sức lao động kiếm sống .
Những Khu Công Nghiệp Vắng Tanh
Đầu tư nước ngòai vào Miền Nam đưa tứ giác vàng : Sài Gòn- Bình Dương- Đồng Nai- Vũng Tàu thành mô hình "lý tưởng" khiến cho các địa phương khác thi nhau mở khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm kéo các nhà đầu tư vào tỉnh mình. Cuộc chạy đua không tính toán, không lường sức để lại nhiều hậu quả đau lòng. Trời mưa thì đất chịu bao giờ người nông dân cũng là đội ngũ tiên phong lãnh hậu quả trước.
Thử một chuyến kinh lý từ Ải Nam Quan đến Cà Mau thấy nhiều khu công nghiệp mọc lên nhưng hết thảy đều thanh vắng vô cùng. Qua khỏi địa phận Hà Nội các khu công nghiệp ở Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định còn ngỗn ngang nhưng chưa có bao nhiêu nhà máy đi vào hoạt động. Ra khỏi Đà Nẵng đến địa phận Quảng Ngãi, Bình Định các khu công nghiệp gần như ế ẩm. Các khu công nghiêp ở các tỉnh Miền Tây: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang thì như là các nàng công chúa mơ màng.
Lòng tham của nhà cầm quyền đến mức ngớ ngẩn. Các nhà đầu tư nước ngoài có bỏ vốn ra thì người ta cũng tính cách nhanh nhất lấy lại vốn chứ đâu có chuyện đem tiền cho không, biếu không. Nghe 1 nhà đầu tư sau khi đến Cần Thơ phát biểu mới thấy đau lòng : Từ Taipei đến Sài Gòn chúng tôi mất 3 tiềng đồng hồ đã mệt mà từ Sài Gòn đến Cần Thơ mất 5 tiếng đồng hồ thì làm sao mà chúng tôi về đến tận đây để đầu tư.
Báo cáo của Bộ tài chính thì rất nhiều tỉnh muốn mở sân bay và cảng biển dù địa phương mình rất khó kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Muốn kêu gọi đầu tư nước ngoài thì địa phương phải có hạ tầng cơ sở tức là phải có khu công nghiệp, khu chế xuất, có sân bay, có cảng. Mà muốn có những thứ này thì cần có mặt bằng tức là có đất. Mà Cộng Sản để có đất thì họ chỉ làm 1 việc là cướp đất của nông dân nghèo.
Một tay cò ở Bình Phước tên Nguyễn Cát Vân Qùynh chuyên "chạy" lo khu công nghiệp đã rót lời đường mật với chúng tôi: "Tụi em đi nước ngoài nhiều biết có nhà đầu tư nào cần xin đất lập khu công nghiệp chị lo cho, sẽ có hoa hồng hậu hĩ cho các em. Ở Bình Phước đất bao la luôn, chị chạy được lo giấy thành lập khu công nghiệp Mỹ Phước, Đồng Xoài rồi đó". Ở Bình Phước hàng ngàn người S’tiêng bị cướp đất, bị đánh đập có bàn tay nhuốm máu của Cộng Sản với sự tham gia của những tay cò này đây.
Người Cày Mất Ruộng
Cộng sản có được ngày nay là nhờ họ khuếch trương khẩu hiệu : "Người cày có ruộng" khi đã cướp chính quyền xong thì cộng sản quay ra cướp luôn nguồn sống của các ân nhân của mình. Người nông dân trắng tay. Ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng, số 110 Cầu Giấy, 37 Hùng Vương- Hà Nội thì nông dân đủ 64 tỉnh thành kéo đến đây tố cáo chính quyền địa phương cướp đất của họ làm khu công nghiệp, khu chế xuất. Có khi các "quan" còn chiếm đất của nông dân để làm nhà ở của chính mình như vụ chiếm đất ở Đồ Sơn - Hải Phòng báo Tuổi Trẻ đã lên tiếng : "Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan" .
Cái tàn độc của Cộng Sản là cướp đất của người nông dân là những gia đình liệt sĩ, là những mẹ anh hùng của họ. Vụ biểu tình ở Văn phòng 2 quốc Hội có nhiều người mang ảnh, mang bằng liệt sĩ được cộng sản ghi công mà vẫn bị đàn áp thương đau. Rảo 1 vòng ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, 110 Cầu Giấy , 44 và 48 Lý Thường Kiệt thì thấy mẹ Việt Nam anh hùng hay gia đình liệt sĩ nhiều hơn dân thường.
Và mới đây nhất, đình đám nhất là vụ Bí thư tỉnh ủy Cà Mau cướp đất của một "mẹ Việt Nam anh hùng" làm biệt thự để mà sống xa hoa khiến bà này ra che 1 cái chòi rách nát ở cạnh bên. Ngày bà mẹ đau khổ này chết ông bí thư chả buồn đến đốt cho người đồng chí, cho ân nhân của mình 1 nén nhang. Sự việc bắt đầu từ chuyện ông bí thư Võ Thanh Bình, bí thư tỉnh Cà Mau cầm 100 triệu VND ( 6000 USD) nói là của một thuộc cấp nhằm chạy chức kiếm 1 chỗ ngồi ở 1 sở của ông. Ông này buồn tình phán ngay : "Tôi mà cầm tiền thì chắc trên 1 tỷ". Các phóng viên nhào vô Cà mau để tìm hiểu sự thật. Điều tra ra là ông giám đốc sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn cầm tiền chạy chức. Nhưng bất ngờ và thú vị nhất là nhà báo Võ Đắc Danh có bà con với ông Võ Thanh Bình đã đưa ra công luận bài phóng sự điều tra : "Đất của Mẹ". Phóng sự này kể lại việc chính ông Võ Thanh Bình cướp đất của một bà "mẹ Việt Nam anh hùng" làm biệt thự. Và qua điều tra nhiều quan chức ở Cà Mau đã chiếm rất nhiều ruộng đất.
Ngay cả chú ruột của Nguyễn Tấn Dũng cũng bị các quan miệt vườn này chiếm đất. Khi Nguyễn Tấn Dũng đắc cử chức Phó Thủ Tướng, trợ lý số 1 cho Phan Văn Khải các quan mới xanh mặt lạy dạ ông này để trả lại đất cho ổng. Người đồng chí của họ mà còn vậy thì nỗi đau của dân thường hay oan dân chắc lên tận trời xanh.
Lão nông Lâm Văn Phát từ huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng đội đơn ra quỳ lạy ở số 48 Lý Thường Kiệt đòi lại 5000m vuông đất thấy mà xót xa. Bà Nguyễn Minh Chiếu ở An Giang bị cướp mất 70 công đất và 650 giạ lúa lại bị tù 3 năm vì lũ cướp ngày gian ác. Bà đã lăn lết ra Hà Nội để đòi công lý nhưng công lý xa vời quá .
Hình ảnh ông Nguyễn Thanh Đạo ở Mộc Hóa- Long An quỳ lạy ở nhà ông Đặng Quang Phương, Trần Văn Tú là những phó Chánh án toà án Tối cao ở Hà Nội thấy đau lòng quá. Thức cả đêm chờ đến sáng các quan này đi làm họ chờ cổng mở họ quỳ xuống đội đơn trên đầu và lạy theo từng bước chân các quan trên này. Nhưng các quan này y hệt bọn đàn em cướp đất của dân nghèo, lạnh lùng bước lên xe hơi đóng cửa cái rầm kèm theo vài lời chửi mắng. Vậy mà oan dân vẫn chờ đợi và quỳ lạy, vì họ không còn đường nào khác quay về nhà thì đất bị cướp mất rồi.
Trên chuyến xe đò từ Cà Mau về Cần Thơ tôi bắt gặp một gia đình ở tỉnh Hậu Giang đi gặt lúa mướn ở huyện Cờ Đỏ- Cần Thơ, họ gồm 6 người ruộng đất không có chỉ đi làm thuê mà thôi.
Ngay cả người có ruộng cũng chưa chắc đủ sống. Ông Nguyễn Phú Tâm ở Trường Khánh- Long Phú, Sóc Trăng có 30 công ruộng nhưng theo ông vừa gặt xong là bán lúa tươi cho thương lái tại ruộng ngay lập tức vì đã đến hẹn trả nợ tiền phân, giống, thuốc trừ sâu, công thợ. Sau khi trừ đi chi phí không biết có đủ tiền mua gạo cho cả nhà ông gồm 6 người không ? May mà có thân nhân ở nước ngòai nếu không cũng bán ruộng mà thôi.
Tại đồng bằng Sông Cửu Long người nộng dân khổ một tại các tỉnh Miền Trung, Cao Nguyên người nộng dân và dân tộc thiểu số khổ gấp trăm lần.
Lối Thoát Nào?
Ruộng không còn giá gạo tăng lên từng ngày người nông dân Việt Nam đang sống trên đống lửa. Đường cùng của họ chính là nguy cơ diệt vong của ác nhân Cộng Sản. Bộ mặt thật của ác quỷ hiện nguyên hình, người nông dân chất phát đã nhận ra.
Nhiều người đã tham gia các tổ chức đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền. Nhiều người sẵn sàng trả lời trên Đài Chân Trời Mới và Á Châu Tự Do họ đã bước qua sự sợ hãi và mong cho đến ngày lũ ác nhân bị tận diệt.
Người nông dân sẵn lòng cho một cuộc đổi đời. Bởi họ không còn con đường nào khác!
Và đâu rồi những anh hùng hào kiệt của dân tộc sao không ra tay giúp dân đen thóat khỏi bạo quyền Cộng sản?
Lương tâm nhân loại lẽ nào yên lặng nhìn Cộng Sản đang chống lại loài người?
Có còn ai thương cho người nông dân Việt Nam đang trắng tay chờ chết?
Nam Bình
สมัครสมาชิก:
ส่งความคิดเห็น (Atom)
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น