วันศุกร์ที่ 31 กรกฎาคม พ.ศ. 2552

No385:Cuộc tấn công vào tu viện Bát Nhã


BBC News
Bat Nha monastery sign
Cuộc tấn công vào
một tu viện ở Việt Nam

Một cuộc tấn công mới đây vào một tu viện đang tu luyện theo một môn phái Phật giáo phi truyền thống chỉ là một trong một số biến cố làm dấy lên mối quan ngại về những hạn chế quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Krassimira Twigg của Đài BBC quan sát các sự kiện tại tu viện Bát Nhã.

Thứ Năm, ngày 30-7-2009

Vào ngày 29 tháng Sáu, một nhóm đội viên dân phòng đã cố xua đuổi các nhà sư và ni cô đang sống tại tu viện Bát Nhã trên vùng cao nguyên trung phần của Việt Nam.

Cuộc tấn công đã làm cho các nhà sư trong suốt hai tuần lễ không có đồ ăn thức uống và tu viện còn không có cả điện nước.

Mặc dù không có ai bị thương nghiêm trọng, song nhà cửa bị lục soát, đồ đạc cá nhân bị lấy đi và các nhà sư bị đe doạ.

Pháp Hội là một trong 379 người đang sống trong tu viện Bát Nhã. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với đài BBC, ông đã cho biết rằng mặc dù những kẻ tấn công đã rút lui, song các nhà sư và ni cô vẫn đang sống cùng với những hậu quả của những gì đã xảy ra.

“Cuộc sống vẫn còn khó khăn. Vấn đề lớn nhất là nước. Chúng tôi không có điện, chúng tôi không thể bơm được nước từ giếng lên,” ông nói.

“Nhà bếp và phòng ăn bị khoá, nên chúng tôi không thể sử dụng … Chúng tôi không có bất cứ nguồn cung cấp đồ ăn uống nào trong tuần đầu tiên. Giờ thì người dân từ trong làng đã đem đồ ăn cho chúng tôi.”

Những điều quen thuộc với bối cảnh của câu chuyện này cho thấy tình hình là phức tạp và “u ám”. Những người chứng kiến nói rằng trong đám đông tấn công liên miên các nhà sư có những nhà sư khác, với lối tu hành gần với truyền thống hơn, họ chống lại những cách truyền đạo kiểu mới được thực hành tại tu viện này.

Mặc dù sự liên quan của chính quyền là không thể chứng minh được, nhưng nhiều người tin chắc rằng chiến dịch đẩy đuổi các nhà sư đến từ một cấp cao hơn.

Cảnh sát mặc thường phục và đồng phục cũng có mặt, song theo tin tức thì họ không làm gì để ngăn chặn cuộc tấn công.

Ngăn cản hoạt động tôn giáo

Các nhà sư ở tu viện Bát Nhã theo học các khóa giảng dạy của ông Thích Nhất Hạnh – một Thiền sư nổi tiếng thế giới, nhà hoạt động hòa bình và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất.

Ông đã và đang sống lưu vong kể từ năm 1966, khi ông tới Hoa Kỳ kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên quê hương mình.

Ông đã lập Làng Mai tại miền nam nước Pháp – một trung tâm thiền tập và là tổ ấm cho Giới luật cùng Hiện hữu của ông *.

Năm 2005, chính phủ Việt Nam đã mời ông trở về và thuyết giảng ở trong nước **. Thích Đức Nghi, thầy viện trưởng của tu viện Bát Nhã, cũng đã mời ông giúp đỡ phát triển tu viện.

Các môn đồ của thầy Thích Nhất Hạnh cho biết họ đã mua đất đai và xây lên những ngôi nhà tại tu viện này để có nơi ở cho gần 400 nhà sư và ni cô Việt Nam trẻ tuổi trải qua thời kỳ tu tập ở đó theo các bài tập của Làng Mai.

Thế nhưng lòng khoan dung khai mở và mới mẻ đối với những lối truyền giáo phi truyền thống này đã bị chết yểu. Trưởng ban Việt ngữ của Đài BBC, Nguyễn Giang, nói rằng chính quyền đã lợi dụng những gì mà họ cần từ một mối quan hệ với ông Thích Nhất Hạnh, và giờ đây họ đang gạt bỏ sự hậu thuẫn đối với ông.

“Lúc đó, chính phủ đã muốn được xem như là mềm dẻo và có thể xem xét tới những hệ tư tưởng khác nhau. Họ muốn được đưa ra khỏi bản danh sách đen về tôn giáo của Hoa Kỳ, muốn trở thành một thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO và thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Giờ đây họ đã đạt được điều đó,” ông nhận xét.

Các môn đồ của thiền sư Thích Nhất Hạnh cảm thấy rằng pháp môn Thiền của ông bị chính phủ Việt Nam coi như là một mối đe doạ tiềm tàng, khi nó trở nên phổ biến đối với những người dân còn trẻ tuổi, có học và có thiên hướng độc lập.

Đối với Ni cô Chang Kong từ Làng Mai, những lý do đằng sau cuộc tấn công là rõ ràng.

“Chính phủ lo sợ rằng chúng tôi quá mạnh và họ không thể kiểm soát được chúng tôi. Công an địa phương tại tất cả các tỉnh đã và đang đến thăm những bậc cha mẹ của các môn đồ trẻ tuổi của chúng tôi, để nói với họ là hãy bảo con họ đừng dính líu với Bát Nhã nữa vì chúng tôi liên quan tới ‘chính trị’ “.

“Tình huống nhạy cảm”

Không có tuyên bố chính thức về những gì đã xảy ra tại Bát Nhã, và các phương tiện truyền thông ở Việt Nam đã không đưa bất cứ tin tức nào về sự kiện này.

Thế nhưng một manh mối cho thấy cách mà các nhà chức trách nhìn nhận về lối tu tập ở đây có thể được tìm thấy trong một cơ quan về các vấn đề tôn giáo được chứng minh bằng tài liệu vào năm 2008, trong đó chỉ trích các tu sĩ từ mạng lưới Làng Mai về việc có “cách tiếp cận sai trái đối với các vấn đề chính trị của nhà nước Việt Nam”.

Một sĩ quan công an địa phương, người muốn được giấu tên, đã nói với BBC rằng các nhà chức trách đã không làm gì đối với hành động tấn công và họ có nhiệm vụ phải để cho các nhà sư tự quyết định nếu như họ muốn ở lại hay ra đi.

“Đây là mối quan hệ nội bộ giữa hai nhóm Phật giáo. Chúng tôi không biết ai là những người tấn công và họ đến từ đâu. Đã có một đám đông rất nhiều người. Một vài người trong số họ mặc những bộ quần áo tu viện, cho nên chúng tôi không thể kết luận rằng họ là những kẻ tội phạm,” ông nói.

“Những viên cảnh sát có mặt tại hiện trường đã không can thiệp do đó là một tình huống nhạy cảm cần được các lực lượng an ninh và ban tôn giáo chính phủ xử lý.”

Ông Trần Giác Hạnh là một môn đồ của Sư ông Thích Nhất Hạnh hiện đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã chứng kiến vụ tấn công và cho rằng chính sự thiếu vắng hành động của công an đã tự nó nói lên tất cả.

“Chuyện không thể tin được. Khi một cuộc xung đột bạo lực như vậy xảy ra, các nhà chức trách phải can thiệp vào, nhưng họ đã chẳng làm gì. Họ đã đứng nhìn khi những người chân tu bị đánh đập và tài sản bị huỷ hoại,” ông kể.

“Anh không thể làm vậy ở một đất nước nơi mà luật pháp được tôn trọng. Liệu họ có thể nói rằng họ tôn trọng tự do tín ngưỡng được không khi họ lại ngăn cản những tín đồ đức hạnh tới chùa chiền để tu luyện và thờ cúng?”

Tự do tôn giáo không phải là mối quan ngại duy nhất đối với chuyện rắc rối này. Trish Thompson, một môn đệ của thầy Thích Nhất Hạnh đang sống ở Việt Nam, nói rằng những sự kiện ở tu viện Bát Nhã làm dấy lên những vấn đề mang tính khái quát hơn.

“Mọi người ở trên khắp thế giới, trong đó có tôi, đã đóng góp gần 1 triệu đô la để xây dựng tu viện này. Chúng tôi cảm thấy việc đầu tư của mình cho lớp trẻ hiện tại và trong tương lai ở Việt Nam, mà nhiều người trong đó đã đến từ những nơi nghèo khổ nhất trong những nơi nghèo khổ, giờ thì đã bị mất cả.” ***

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

* Trang web Làng Mai.

** Xem: Đằng sau chuyến trở về của Thầy Nhất Hạnh (BBC).

*** Xem thêm các bài khác: – Căng thẳng tại Tu viện Bát Nhã (BBC). – Vụ

ไม่มีความคิดเห็น: