วันพุธที่ 29 กรกฎาคม พ.ศ. 2552

No369: Nhà nước đàn áp thẳng tay xã hội dân sự

Từ bản báo in The Economist

Một trong những dấu hiệu hy vọng mong manh về dân chủ ở Trung Quốc trong ít năm qua là sự gia tăng số lượng những luật sư quan tâm tới dân chúng sẵn sàng thách thức những hành động vi phạm của tòa án và tình trạng tham nhũng của chính quyền trung ương hay địa phương. Giờ đây, đế chế này đang phản công lại.

Vào ngày 17 tháng Bảy, các quan chức chính phủ đã bất ngờ tấn công vào một trong những nhóm nghiên cứu luật pháp nổi tiếng nhất và lấy đi mọi thứ của họ ở đây – tài liệu, bàn ghế, máy tính, thậm chí cả máy làm lạnh nước uống. Để làm cho tình hình càng xấu thêm, các giới chức thuế đã giáng cho nhóm nghiên cứu này một hóa đơn khổng lồ, lệnh phải trả một khoản tiền 1,42 triệu nhân dân tệ (207.900 USD).

Tổ chức này, có tên gọi là Sáng kiến Hiến pháp Mở (OCI), rất nổi tiếng trong số các tổ chức phi chính phủ [NGO] của Trung Quốc và được biết đến rất nhiều trong các vụ việc về quyền dân sự mà chính phủ tỏ ra thận trọng trong việc phải đương đầu trực tiếp. Thay vì noi gương người Nga, các quan chức ở đây lại đang làm cho sự tồn tại của tổ chức này trở nên không thể. Ở Trung Quốc có rất ít tổ chức phi chính phủ được phép đăng ký theo cách thông thường. Cách duy nhất để họ có thể hoạt động hợp pháp là đăng ký như là các doanh nghiệp.

Cái tên của OCI được dịch ra tiếng Trung như là Công ty Tư vấn Kiến thức Liên kết Công chúng (tên thường được tham chiếu theo chữ viết tắt, đọc là Gongmeng). Tổ chức này phải trả tiền thuế kinh doanh. Vì lý do đó mà tờ hóa đơn thuế chính là số tiền họ đã phải trả. Các nhà chức trách cũng đã không úp mở rằng một nhóm nghiên cứu mà nằm trong tổ chức là bất hợp pháp, bởi vì theo họ, nó chưa được đăng ký.

Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu, ông Xu Zhiyong, đang tự xác định là mình có thể bị bắt. Vào ngày 21 tháng Bảy, những người chủ sở hữu văn phòng và nơi cư trú của ông đã gọi điện cho ông, nói rằng họ muốn ông ra đi. Guo Yushan, một người lãnh đạo khác của tổ chức phi chính phủ ít nổi tiếng hơn, một nhóm nghiên cứu thị trường tự do có tên là Viện nghiên cứu Quá trình Chuyển đổi, đã phải chịu đựng một cuộc điều tra thuế vào năm ngoái. Tuần trước, chính phủ đã khai trừ khỏi đoàn luật sư 53 luật sư, trong đó có một người cộng tác với OCI.

Ông Xu có vẻ như đã gây ra vài kẻ thù có quyền lực lớn. Kể từ khi được thành lập vào năm 2003, OCI, với một nửa tá nhân viên và đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, đã nổi tiếng trong việc đưa ra những lời khuyên bảo về luật pháp cho các nạn nhân của sự bất công từ nhà nước. Sau khi hàng ngàn trẻ em bị ốm do uống sữa nhiễm chất melamine năm ngoái, OCI đã giúp cho cha mẹ các em gây áp lực đòi bồi thường, chuyển sự tập trung vào mưu đồ được chính phủ hậu thuẫn nhằm đưa ra những khoản bồi thường thấp hơn. Vào tháng Năm, OCI có lẽ đã chọc tức thêm chính phủ bằng việc đưa ra một bản báo cáo về những nguyên nhân xảy ra tình trạng náo loạn tại Tây Tạng năm ngoái. Chính phủ đã đổ lỗi cho tình trạng rối loạn hoàn toàn là do một thứ mà họ cho là mưu đồ của những người Tây Tạng lưu vong được Đức Dalai Lama lãnh đạo. Nghiên cứu của OCI cho thấy rằng Đức Dalai Lama là một nhân tố, có “những nguyên nhân bên trong”, ví dụ như tình trạng như tồn tại bên lề xã hội của nền kinh tế Tây Tạng và sự can thiệp của các quan chức chính quyền vào Đạo Phật Tây Tạng.

Năm nay đang cho thấy là một năm khó khăn cho những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc do mối lo âu của chính phủ về những ngày kỷ niệm nhạy cảm về chính trị (năm ngoái, những hoạt động chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic đã làm cho chính phủ phải bối rối). An ninh sẽ được tăng cường vào những tuần tới, trước lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Trung Quốc Cộng sản mùng 1 tháng Mười. Các luật sư độc lập của Trung Quốc từ lâu đã phải chịu rủi ro vì bị các giới chức địa phương đánh đập và đe doạ. Cuộc sống của họ thậm chí có vẻ đang trở nên khó khăn hơn.

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

—————

Economist.com

China, the law and NGOs

ไม่มีความคิดเห็น: