Ngày 06 tháng 06 năm 1931 cảnh sát Anh tại Hồng Công đã bắt được một yếu nhân của Quốc tế Cộng sản III – một tổ chức được liệt vào hàng cực kỳ nguy hiểm tới an ninh của các thuộc địa Anh và Pháp quốc trên toàn thế giới vào lúc đó. Tuyên ngôn Cộng sản có ghi rõ « ...giai cấp vô sản sẽ là người đào mồ chôn Chủ nghĩa Tư bản...và công khai tuyên bố rằng mục đích của họ là dùng bạo lực lật đổ trật tự xã hội hiện hành. »
Người bị bắt là Tống Văn Sơ tức Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc, nhân viên cao cấp của Quốc Tế Cộng sản III được điều sang hoạt động tại vùng Đông Dương (theo hồ sơ của cơ quan mật thám Pháp). Với thân phận chỉ là người dân bản xứ của thuộc địa Pháp tại Đông Dương và lại bị sa lưới nơi đất khách quê người, cùng với số đồng chí thân cận và có khả năng hỗ trợ cho Tống Văn Sơ tại Hồng Công lúc đó chỉ đếm được trên đầu ngón tay và bản thân họ cũng phải luôn lẩn tránh sự truy lùng ráo riết của các mật thám Pháp và Anh, tính mạng của Tống Văn Sơ thực đã bị rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc. Chưa kể, Tống Văn Sơ lại đang là đối tượng bị truy nã án tử hình do tòa án tại Đông Dương đã tuyên vắng mặt vào năm 1929 vì những hoạt động bị cho là kích động bạo loạn. Có lẽ lúc đó, Hồ Tùng Mậu, người lĩnh trách nhiệm đi nhờ luật sư người Anh Frank Loseby để bào chữa cho Tống Văn Sơ cũng không thể hy vọng nhiều có thể giải thoát được cho Tống Văn Sơ.
Nhưng cuối cùng, như chúng ta đều biết, Tống Văn Sơ đã được tuyên là vô tội trước tòa án Hồng Công và an toàn rời Hồng Công để trở về tiếp tục con đường đấu tranh bạo lực mà ông đã theo đuổi. Tư liệu lịch sử có kể lại vụ án đã được đưa ra tòa tới chín lần, với nhiều tình tiết gay cấn, kịch tính và vô cùng khó khăn để buộc quan tòa phải tuyên Tống Văn Sơ vô tội chiểu theo pháp luật Anh quốc lúc đó và chỉ được trục xuất theo một hạn định có lợi cho Tống Văn Sơ.
Nhưng cái đáng kể trong vụ án và phiên tòa chính là các luật sư được hoàn toàn tự do tác nghiệp. Và phán quyết vô tội của tòa hoàn toàn chỉ do tài tranh biện, sự thấu hiểu pháp luật và tài ứng đối thuyết phục của luật sư trước mọi mưu toan kết tội đã có sẵn của chính quyền Anh tại Hồng Công, có sự câu kết với chính quyền Pháp tại Đông Dương. Những kẻ cầm quyền có mưu đồ xấu của cả hai chính quyền thực dân khét tiếng, cuối cùng, đã phải lắng nghe lý lẽ, đã chịu nghe ra lẽ phải và đã chấp nhận tuân thủ luật pháp, cho dù một cách khiên cưỡng. Kẻ cầm quyền của chế độ thực dân cách đây hơn ba phần tư thế kỷ đã biết hổ thẹn trước Lẽ phải và nhường bước trước Công lý.
Trở lại với hiện tại. Phiên phúc thẩm dành cho tám bị cáo Công giáo vào ngày 27 tháng Ba tới đây tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội – Tòa án của chính thể nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (do cựu tù nhân Tống Văn Sơ năm xưa dựng lên tại Việt Nam cách đây hơn 60 năm) liệu có chứng tỏ biết nghe lý lẽ, chịu nghe lẽ phải và biết tuân thủ pháp luật hơn chính quyền thực dân năm xưa hay không? Lẽ nào người Việt của chúng ta lại cư xử với nhau tệ hơn người ngoại chủng ? Lẽ nào chế độ chính trị do chính người Việt chúng ta nắm giữ lại thô bỉ hơn chế độ thực dân ? Lẽ nào ?
Phạm Hồng Sơn
24/03/2009
วันอังคารที่ 24 มีนาคม พ.ศ. 2552
No366: Mưu ma chước quỉ
Thông qua cách ứng xử mà các cơ quan truyền thông nhà nước dành cho tám giáo dân Thái Hà, qua cách thức “khủng bố” bằng báo chí hay bằng các cơ quan công quyền tại Gò Vấp với Văn Phòng Luật Sư Pháp Quyền (VPLSPQ) đặc biệt với cá nhân luật sư Lê Trần Luật, cô Tạ Phong Tần và những người cộng sự của họ trong thời gian gần đây, những ai quan tâm tới thế sự hẳn đã nhận ra “chủ trương lớn của đảng và chính phủ” trong việc đối phó với những kẻ không một tấc sắt trong tay. Tôi xin mạnh dạn đưa ra vài nhận định của tôi trước khi diễn ra phiên xử phúc thẩm tám giáo dân tại Hà Nội.
Tiên phát chế nhân
“Tiên phát chế nhân” là một trong 36 kế của các chiến lược gia cổ. Kế này còn được diễn tả cách khác là “tiên hạ thủ vi cường”, với ý nghĩa ra tay trước sẽ giành được thế chủ động trong các cuộc tranh chấp. Thế nhưng kế sách này có liên quan gì với những vụ việc tôi đang muốn bàn tới ở đây?
Những sự việc diễn ra với tám giáo dân Thái Hà những ngày gần đây cho thấy các cơ quan truyền thông tại Hà Nội đã nhận được “chỉ thị” bằng mọi cách bóp chết ý chí tranh đấu của các giáo dân này thông qua những cách thức “cù nhầy”, tỏ ra như đang lép vế, nhưng lại có tác dụng làm nản lòng, làm nhụt nhuệ khí đối phương.
Việt Nam Cộng sản
Nguồn: jaunted.com
--------------------------------------------------------------------------------
Mặt khác, ở phía nam đất nước, các cơ quan truyền thông, các cơ quan công quyền đang dùng những biện pháp “khủng bố” tấn công trực diện vào tinh thần, thể xác, công việc, người thân của luật sư Lê Trần Luật và những người cộng sự. Mục tiêu trước mắt của họ là bằng mọi cách tách luật sư Lê Trần Luật ra khỏi nhóm giáo dân khiếu kiện, đồng thời triệt hạ đường làm ăn của ông và những ai liên quan tới ông, dùng kế “sát kê hách hầu”, giết gà nhằm doạ khỉ, để cảnh cáo tất cả những luật sư hay những ai đang muốn tiếp tay cho những thành phần dân oan khiếu kiện.
Xét cho cùng, khi đồng ý để luật sư Lê Trần Luật bào chữa cho hai trong số tám giáo dân bị đưa ra toà ngày 08/12/2008, chính quyền đã không lường trước được vụ việc sẽ diễn biến phức tạp đến như vậy. Hẳn họ đã cho rằng khi “ban” cho tám người một cái án không thể nhẹ hơn như thế, trong bối cảnh chính quyền xưa nay có toàn quyền sinh sát, sẽ chẳng ai dại gì tiếp tục làm cái việc vô ích “con kiến đi kiện củ khoai”. Như vậy, dù đã gây không ít khó khăn cho luật sư và tám giáo dân, khi để cho luật sư Lê Trần Luật và nhóm giáo dân này liên kết lại với nhau trong một vụ kiện, chính quyền đã vô ý đánh mất thế “tiên phát chế nhân”. Những việc họ đang ra sức làm hiện nay phản ảnh tâm trạng hậm hực chữa cháy của họ.
Mặt khuất của vụ việc
Những gì đa số chúng ta biết tới, những biện pháp bỉ ổi nhắm vào Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần và cả tám giáo dân thực ra chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Những tuần vừa qua, các cây viết từng đưa lên liên mạng toàn cầu những bài nóng hổi về vụ việc Thái Hà và Toà Khâm Sứ như J.B. Nguyễn Hữu Vinh, Alfonso Hoàng Gia Bảo, An Dân, Hà Thạch v.v… đang bị truy tìm hoặc lôi đi thẩm vấn liên tục. Nhà chức trách đang cố khép họ vào tội “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”! Tuy nhiên, việc khép tội còn là chuyện tương lai. Trước mắt là công việc làm ăn, người thân và gia đình họ đang bị đe doạ cách này hay cách khác.
Những ai từng nếm mùi khủng bố của hệ thống chuyên chính vô sản đã đạt tới mức phi nhân tính cao độ hẳn có thể mường tượng được rằng cũng như Lê Trần Luật và Tạ Phong Tần, những cây bút can trường đó cũng đang phải từng giây phút đối mặt với tất cả những trò côn đồ, gian ác và lưu manh bỉ ổi nhất. Những gì đã xảy ra với Hà Sĩ Phu, Vũ Cao Quận, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Hoàng Hải, Trần Khải Thanh Thuỷ, Phạm Thanh Nghiên và tất cả những ai đang lên tiếng vì một Việt Nam dân chủ và tốt đẹp hơn cho thấy rằng ngay cả những điều vô lý đến không thể tưởng tượng nổi cũng vẫn có thể xuất hiện đường hoàng dưới ánh mặt trời của xứ sở thiên đường XHCN Việt Nam.
Liệu có nên mỗi người một chút, “góp gió thành bão”, để chia nhỏ sức tấn công của con quái vật đang trong cơn gầm gừ say máu?
Và những mưu ma chước quỉ
Kiểu tấn công thí mạng, không thèm đếm xỉa tới ngay cả thứ “chính nghĩa” mà chính quyền từng ra rả rao giảng còn cho ta thấy rằng họ đang trong cơn điên loạn cùng quẫn. Cái đích xa hơn mà họ đang nhắm tới chính là cái gai trong mắt họ từ hơn một năm nay: Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt.
Những ngày vừa qua, xem ra mối tương quan giữa chính quyền và vị Tổng giám mục Hà Nội đang được cải thiện. Nhưng thiết tưởng đó chỉ là thời gian biển lặng trước trận cuồng phong. Mặt biển càng phẳng lặng thì cơn giông tố sẽ càng khủng khiếp. Lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo với ngoại giao đoàn tại Hà Nội hé mở cho ta thấy rằng “chủ trương lớn của đảng và chính phủ” là tìm mọi cách đẩy Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Họ đã dùng tới nhiều biện pháp như đấu tố, tạo dư luận quần chúng, ngay cả tìm cách đi đêm với Vatican, nhưng dường như mọi nỗ lực vẫn còn như muối bỏ bể. Khi các phương pháp êm thấm không xong, con thú sẽ hiện nguyên hình với tất cả bản chất bất nhân khát máu. Thời gian hẳn đã đủ để ta nhận thấy rằng họ sẽ không từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi và xấu xa nào.
Hơn một năm qua, nhà cầm quyền đã làm tất cả mọi chuyện để minh chứng cho “chủ trương lớn của đảng và chính phủ” là họ không bao giờ, không hề có thiện chí, cũng không bao giờ có khả năng giải quyết những tranh chấp, do chính họ đã tạo ra, bằng một con đường đàng hoàng theo luật pháp của chính họ.
Dẫu sao, người xưa có câu “hồi đầu thị ngạn”, lại cũng có câu “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.
Tiên phát chế nhân
“Tiên phát chế nhân” là một trong 36 kế của các chiến lược gia cổ. Kế này còn được diễn tả cách khác là “tiên hạ thủ vi cường”, với ý nghĩa ra tay trước sẽ giành được thế chủ động trong các cuộc tranh chấp. Thế nhưng kế sách này có liên quan gì với những vụ việc tôi đang muốn bàn tới ở đây?
Những sự việc diễn ra với tám giáo dân Thái Hà những ngày gần đây cho thấy các cơ quan truyền thông tại Hà Nội đã nhận được “chỉ thị” bằng mọi cách bóp chết ý chí tranh đấu của các giáo dân này thông qua những cách thức “cù nhầy”, tỏ ra như đang lép vế, nhưng lại có tác dụng làm nản lòng, làm nhụt nhuệ khí đối phương.
Việt Nam Cộng sản
Nguồn: jaunted.com
--------------------------------------------------------------------------------
Mặt khác, ở phía nam đất nước, các cơ quan truyền thông, các cơ quan công quyền đang dùng những biện pháp “khủng bố” tấn công trực diện vào tinh thần, thể xác, công việc, người thân của luật sư Lê Trần Luật và những người cộng sự. Mục tiêu trước mắt của họ là bằng mọi cách tách luật sư Lê Trần Luật ra khỏi nhóm giáo dân khiếu kiện, đồng thời triệt hạ đường làm ăn của ông và những ai liên quan tới ông, dùng kế “sát kê hách hầu”, giết gà nhằm doạ khỉ, để cảnh cáo tất cả những luật sư hay những ai đang muốn tiếp tay cho những thành phần dân oan khiếu kiện.
Xét cho cùng, khi đồng ý để luật sư Lê Trần Luật bào chữa cho hai trong số tám giáo dân bị đưa ra toà ngày 08/12/2008, chính quyền đã không lường trước được vụ việc sẽ diễn biến phức tạp đến như vậy. Hẳn họ đã cho rằng khi “ban” cho tám người một cái án không thể nhẹ hơn như thế, trong bối cảnh chính quyền xưa nay có toàn quyền sinh sát, sẽ chẳng ai dại gì tiếp tục làm cái việc vô ích “con kiến đi kiện củ khoai”. Như vậy, dù đã gây không ít khó khăn cho luật sư và tám giáo dân, khi để cho luật sư Lê Trần Luật và nhóm giáo dân này liên kết lại với nhau trong một vụ kiện, chính quyền đã vô ý đánh mất thế “tiên phát chế nhân”. Những việc họ đang ra sức làm hiện nay phản ảnh tâm trạng hậm hực chữa cháy của họ.
Mặt khuất của vụ việc
Những gì đa số chúng ta biết tới, những biện pháp bỉ ổi nhắm vào Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần và cả tám giáo dân thực ra chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Những tuần vừa qua, các cây viết từng đưa lên liên mạng toàn cầu những bài nóng hổi về vụ việc Thái Hà và Toà Khâm Sứ như J.B. Nguyễn Hữu Vinh, Alfonso Hoàng Gia Bảo, An Dân, Hà Thạch v.v… đang bị truy tìm hoặc lôi đi thẩm vấn liên tục. Nhà chức trách đang cố khép họ vào tội “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”! Tuy nhiên, việc khép tội còn là chuyện tương lai. Trước mắt là công việc làm ăn, người thân và gia đình họ đang bị đe doạ cách này hay cách khác.
Những ai từng nếm mùi khủng bố của hệ thống chuyên chính vô sản đã đạt tới mức phi nhân tính cao độ hẳn có thể mường tượng được rằng cũng như Lê Trần Luật và Tạ Phong Tần, những cây bút can trường đó cũng đang phải từng giây phút đối mặt với tất cả những trò côn đồ, gian ác và lưu manh bỉ ổi nhất. Những gì đã xảy ra với Hà Sĩ Phu, Vũ Cao Quận, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Hoàng Hải, Trần Khải Thanh Thuỷ, Phạm Thanh Nghiên và tất cả những ai đang lên tiếng vì một Việt Nam dân chủ và tốt đẹp hơn cho thấy rằng ngay cả những điều vô lý đến không thể tưởng tượng nổi cũng vẫn có thể xuất hiện đường hoàng dưới ánh mặt trời của xứ sở thiên đường XHCN Việt Nam.
Liệu có nên mỗi người một chút, “góp gió thành bão”, để chia nhỏ sức tấn công của con quái vật đang trong cơn gầm gừ say máu?
Và những mưu ma chước quỉ
Kiểu tấn công thí mạng, không thèm đếm xỉa tới ngay cả thứ “chính nghĩa” mà chính quyền từng ra rả rao giảng còn cho ta thấy rằng họ đang trong cơn điên loạn cùng quẫn. Cái đích xa hơn mà họ đang nhắm tới chính là cái gai trong mắt họ từ hơn một năm nay: Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt.
Những ngày vừa qua, xem ra mối tương quan giữa chính quyền và vị Tổng giám mục Hà Nội đang được cải thiện. Nhưng thiết tưởng đó chỉ là thời gian biển lặng trước trận cuồng phong. Mặt biển càng phẳng lặng thì cơn giông tố sẽ càng khủng khiếp. Lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo với ngoại giao đoàn tại Hà Nội hé mở cho ta thấy rằng “chủ trương lớn của đảng và chính phủ” là tìm mọi cách đẩy Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Họ đã dùng tới nhiều biện pháp như đấu tố, tạo dư luận quần chúng, ngay cả tìm cách đi đêm với Vatican, nhưng dường như mọi nỗ lực vẫn còn như muối bỏ bể. Khi các phương pháp êm thấm không xong, con thú sẽ hiện nguyên hình với tất cả bản chất bất nhân khát máu. Thời gian hẳn đã đủ để ta nhận thấy rằng họ sẽ không từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi và xấu xa nào.
Hơn một năm qua, nhà cầm quyền đã làm tất cả mọi chuyện để minh chứng cho “chủ trương lớn của đảng và chính phủ” là họ không bao giờ, không hề có thiện chí, cũng không bao giờ có khả năng giải quyết những tranh chấp, do chính họ đã tạo ra, bằng một con đường đàng hoàng theo luật pháp của chính họ.
Dẫu sao, người xưa có câu “hồi đầu thị ngạn”, lại cũng có câu “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.
วันจันทร์ที่ 23 มีนาคม พ.ศ. 2552
No365: Các sinh viên đã biểu tình
Ngày hôm qua có một tin nhỏ nhưng lạ: Các sinh viên Ðại học Hồng Bàng ở Tân Bình, Sài Gòn biểu tình phản đối việc tăng học phí, và họ đã thành công. Ðiều lạ không phải việc sinh viên biểu tình. Trước đây các sinh viên đại học Hà Nội đã từng biểu tình phản kháng ban giám đốc về những vấn đề chỗ ăn ở trong trường. Hiện tượng lạ là phản ứng của giới lãnh đạo trường. Ngay sau khi một trăm sinh viên họp nhau trương biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản kháng việc tăng tiền học ngày 18 Tháng Ba thì ban giám đốc trường này chịu thua ngay. Họ rút lại quyết định tăng học phí và trả lại tiền số tiền dư cho những sinh viên đã đóng rồi. Hoan hô tinh thần tranh đấu của các bạn sinh viên. Ở đời, không tự mình đứng lên thì người ta cứ coi thường mình mãi!
Nhưng xưa nay những người nắm quyền hành ở Việt Nam chưa bao giờ lại nhượng bộ lẹ như thế! Tại sao ông hiệu trưởng đại học này nhanh chóng nhượng bộ các sinh viên biểu tình, những sinh viên mà chính ông chủ tịch trung tâm hỗ trợ sinh viên của nhà trường công khai bêu xấu! Cái ông trùm “hỗ trợ sinh viên” đã tố các người biểu tình chỉ là những sinh viên “học yếu kém” và “chỉ ham tụ tập và đi chơi,” “điểm chỉ có 4 phẩy” (gọi là “dưới trung bình”). Tóm lại, theo ông ta đó là những sinh viên vừa dốt vừa lười, mà những đại học đứng đắn thường không ai thèm thu nhận, trừ khi chỉ nhận vào để thu tiền học phí!
Nhưng tại sao ông hiệu trưởng lại chịu lùi bước “một cách khẩn trương” trước những sinh viên vừa dốt vừa lười mà lại thiếu tiền đóng học phí như vậy? Bình thường, giới lãnh đạo ở Việt Nam sẽ tìm cách xoa vuốt những người biểu tình, tìm cách cho họ thỏa mãn một phần nào, vừa nhu cầu thực tế, vừa tự ái của họ. Rồi sau đó công an sẽ “làm việc” tiếp với những người khởi xướng. Nhưng lần này, ông hiệu trưởng đã chịu thua tức khắc!
Cho nên đây là một dấu hiệu cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam đang run. Họ rất lo sợ trước cảnh các bạn trẻ biểu tình phản kháng, dù phản kháng về bất cứ vấn đề lớn hay nhỏ nào, có lý do đúng hay không. Vì Ðảng Cộng Sản chỉ muốn các thanh niên này chấm dứt ngay, không kéo dài việc biểu tình. Cứ biểu tình mãi, sẽ tập thành thói quen nguy hiểm.
Cuối năm 2007 có những cuộc biểu tình “chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa,” công an đã phải dùng đủ mọi thủ đoạn từ mềm đến cứng mới tạm yên được. Hiện giờ giới trẻ trong nước lại đang sôi máu lên vì những biến động mới ngoài biển Ðông. Ðảng Cộng Sản phải ngăn ngừa trước không cho ngọn lửa yêu nước đó bùng lên trở lại.
Ðảng có thể ra lệnh cho đại học này hay không? Ðại học Hồng Bàng tuy được lập nên với tính cách một trường tư, nhưng đã được biến thành một trường của đảng. Cho nên, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, trường đại học này đã khoe thành tích tổ chức thi hoa hậu sinh viên vào năm ngoái. Trong mạng lưới của trường còn có cả mục “Tìm hiểu tử vi” quan trọng không kém gì các phân khoa; quý vị cứ gửi ngày sinh tháng đẻ vô đó, có các vị “giáo sư tiến sĩ” xem bói cho. Cũng trong mạng lưới đó có phần khoa học huyền bí, mở ra thấy chuyện một vị đi tìm mộ người em đã chết nhờ khoa học huyền bí. Ngoài ra, trường cũng quảng cáo cả chương trình MBA, cộng tác với các đại học Mỹ và Âu Châu nữa.
Nhưng nếu quý vị nhìn vào cơ cấu tổ chức trong địa chỉ mạng lưới của trường này thì thấy Ðảng Bộ nhà trường ngồi trên đầu tất cả các bộ phận, các chức trưởng. Dưới đó, hai cơ quan của đảng đứng ngang hàng hiệu trưởng, là công đoàn trưởng và đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Tất cả các hiệu phó, các trưởng phòng, các khoa nằm bên dưới. Trong các phân khoa một đầu thấy Khoa Tin học, đầu kia thấy Khoa Mác Lênin. Ở giữa có một khoa tên là Nhật-Trung-Hàn. Không có khoa nào học về Việt Nam. Nhưng rõ ràng là tất cả phải răm rắp nghe lệnh đảng. Cho nên, nếu đảng cảm thấy “bức xúc” trước vấn đề sinh viên biểu tình, nhà trường phải chịu thua ngay. Tức là chuyển cuộc tranh đấu của sinh viên sang bên công an giải quyết theo phương pháp của công an!
Tuy nhiên, cuộc biểu tình của sinh viên thành công nhanh chóng cũng là một hiện tượng tốt. Nó khuyến khích những người khác, trẻ cũng như già, nhìn thấy rằng khi muốn những kẻ cầm quyền phải lắng nghe nguyện vọng của mình thì chính mình phải đứng dậy và lên tiếng. Những người bị ép bán nhà, bán đất, những người phải đút lót quan chức để chạy chọt giấy tờ, những người bị đuổi đường, đuổi chợ, tất cả, ai có nỗi oan khuất nào, thì phải lên tiếng tập thể. Các sinh viên đã mở đầu một cuộc phản kháng, họ không hát nhưng ai cũng nghe thấy: Dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi!
Trong một nước Việt Nam có hàng triệu người bị oan khuất, hàng ngàn vấn đề dân đang tranh đấu với nhà nước. Trong số đó chỉ có một số người, một số vấn đề đủ nóng để gây nên những cuộc biểu tình. Ðảng Cộng Sản có thể theo lối cũ, làm thỏa mãn hoặc mua chuộc từng nhóm một, có khi từng người một, để dẹp yên, rồi đâu lại vào đó, kéo dài năm này sang năm khác.
Nếu người dân một nước muốn cải thiện đời sống chung, của tất cả mọi người, về lâu về dài, thì không thể chỉ theo phương pháp “van xin” như vậy. Dù cứ biểu tình và “làm đơn khiếu nại” mãi, rồi mai mốt lại tiếp tục khiếu nại và biểu tình, cũng không bao giờ thay đổi được quy chế “xin, cho” mà người Việt Nam đã chán ngán. Làm như vậy là theo lối sống thời quân chủ, phong kiến. Vào thế kỷ 19 ở nước ta, một người dân thường như bà Bùi Hữu Nghĩa dám đi từ Nam ra Huế, tới tận cửa triều đình gõ trống khiếu nại, vì chồng bà bị kết tội oan. Bà đã thành công, nhưng không vì thế mà giảm được những cảnh oan khuất cho những người dân khác; mà không phải ai cũng can đảm như bà.
Ðiều phân biệt giữa lối sống văn minh trên thế giới bây giờ, khác với chế độ quân chủ chuyên chế ngày xưa cũng như chế độ độc đảng chuyên chế ở Việt Nam, là các công dân một nước tự do dân chủ có quyền tham dự vào việc nước, trước khi nhà nước quyết định, chứ không phải chờ các vua quan quyết định rồi bị oan thì khiếu nại!
Cho nên người Việt chúng ta cần làm thế nào để mọi người dân Việt được “tham dự” vào những quyết định chung, trước khi những người cầm quyền quyết định. Một phương pháp tham dự giản dị là chính người dân được tự do chọn những người quyết định việc chung. Phải có bầu cử tự do. Việc góp ý kiến phải diễn ra một cách tự nhiên, giống như một công việc bình thường ai cũng phải làm, chứ không cần phải tổ chức biểu tình hoặc vác đơn đi khiếu oan. Muốn vậy thì phải có tự do phát biểu, tự do báo chí. Và việc tham dự phải thực hiện từ dưới lên trên, một cách cụ thể. Dân một xã phải được góp ý kiến về công việc xây dựng đường sá trong xã mình. Dân một nước phải được góp ý kiến vào việc quản trị tài nguyên nước mình, co nên cho người ngoài vào khai thác khoáng sản như bô xít hay không. Phải có những “kênh” cho các ý kiến khác nhau được cơ hội bầy tỏ. Ðó là những hội đoàn tự do và tự nguyện, các sinh hoạt của xã hội công dân, những mạng lưới và báo chí, truyền thanh truyền hình độc lập. Tất cả tạo ra lối sống tự do dân chủ.
Cho nên sau khi đã thành công trong việc đòi ngưng tăng học phí, các bạn sinh viên Ðại học Hồng Bàng có cơ hội nhìn xa hơn các quyền lợi thiết thực của mình, nhìn tới những nhu cầu của cả dân tộc. Các sinh viên học là để đi làm. Tại sao nước Việt Nam chậm tiến so với các nước Á Ðông khác? Quốc nạn tham nhũng vì chế độ độc tài là một chướng ngại ngăn cản phát triển kinh tế, có ai không biết? Tại sao những năm thời 1970 sinh viên Hàn Quốc và Ðài Loan phải biểu tình liên tiếp năm này sang năm khác để đòi tự do dân chủ? Cơ cấu chính trị độc đảng ở Việt Nam hiện nay có giải phóng cho các lực lượng sản xuất trong nước được tự do phát triển để tạo thêm công việc làm hay không?
Chúng ta cần đào tạo những chuyên viên giỏi để xây dựng nước Việt Nam. Ðây là một vấn đề các sinh viên phải quan tâm. Cơ cấu giáo dục do một đảng độc quyền cai trị hiện nay có nâng cao được trình độ học vấn của các thanh thiếu niên theo nhu cầu phát triển kinh tế hay không? Ông Barck Obama ở Mỹ đang tìm cách buộc những người giầu nhất nước Mỹ phải đóng thêm thuế để cải tổ y tế và nâng cao giáo dục. Nước Mỹ mà nó còn lo cải tổ như vậy. Còn ở nước ta, các đại gia giầu nhất nước có biết nhiều người Việt không bao giờ biết đến nhà thương bao giờ hay không? Một đại gia ở Việt Nam mới cho nhật báo Wall Street biết mỗi năm ông ta tiêu tốn 400,000 đô la Mỹ riêng trong việc sử dụng chiếc máy bay của ông ta mà thôi. Số tiền 400 ngàn Mỹ kim sẽ nuôi, dạy và chích ngừa bệnh được bao nhiêu học sinh tiểu học ở thôn quê? Người có tiền thì được phép tự do tiêu tiền, không ai cấm. Nhưng ông ta hiện đóng bao nhiêu thuế cho công quỹ, và phải góp bao nhiêu tiền hối lộ bỏ vào túi riêng của các quan chức? Nếu những người Việt khá giả như ông muốn làm việc thiện như ông Bill Gates ở Mỹ thì họ có quyền tự do lập hội thiện độc lập với đảng Cộng Sản hay không?
Cuối cùng, các bạn sinh viên nên nhớ: Nhu cầu chung lớn nhất của nước ta là thay đổi cơ cấu tổ chức cả xã hội cho hợp lý và công bằng. Trước hết là phân bố lại quyền chính trị. Không thể tập trung quyền hành vào tay một nhóm người, nhất là những người đã nổi tiếng là bất lực và tham nhũng!
Nhưng xưa nay những người nắm quyền hành ở Việt Nam chưa bao giờ lại nhượng bộ lẹ như thế! Tại sao ông hiệu trưởng đại học này nhanh chóng nhượng bộ các sinh viên biểu tình, những sinh viên mà chính ông chủ tịch trung tâm hỗ trợ sinh viên của nhà trường công khai bêu xấu! Cái ông trùm “hỗ trợ sinh viên” đã tố các người biểu tình chỉ là những sinh viên “học yếu kém” và “chỉ ham tụ tập và đi chơi,” “điểm chỉ có 4 phẩy” (gọi là “dưới trung bình”). Tóm lại, theo ông ta đó là những sinh viên vừa dốt vừa lười, mà những đại học đứng đắn thường không ai thèm thu nhận, trừ khi chỉ nhận vào để thu tiền học phí!
Nhưng tại sao ông hiệu trưởng lại chịu lùi bước “một cách khẩn trương” trước những sinh viên vừa dốt vừa lười mà lại thiếu tiền đóng học phí như vậy? Bình thường, giới lãnh đạo ở Việt Nam sẽ tìm cách xoa vuốt những người biểu tình, tìm cách cho họ thỏa mãn một phần nào, vừa nhu cầu thực tế, vừa tự ái của họ. Rồi sau đó công an sẽ “làm việc” tiếp với những người khởi xướng. Nhưng lần này, ông hiệu trưởng đã chịu thua tức khắc!
Cho nên đây là một dấu hiệu cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam đang run. Họ rất lo sợ trước cảnh các bạn trẻ biểu tình phản kháng, dù phản kháng về bất cứ vấn đề lớn hay nhỏ nào, có lý do đúng hay không. Vì Ðảng Cộng Sản chỉ muốn các thanh niên này chấm dứt ngay, không kéo dài việc biểu tình. Cứ biểu tình mãi, sẽ tập thành thói quen nguy hiểm.
Cuối năm 2007 có những cuộc biểu tình “chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa,” công an đã phải dùng đủ mọi thủ đoạn từ mềm đến cứng mới tạm yên được. Hiện giờ giới trẻ trong nước lại đang sôi máu lên vì những biến động mới ngoài biển Ðông. Ðảng Cộng Sản phải ngăn ngừa trước không cho ngọn lửa yêu nước đó bùng lên trở lại.
Ðảng có thể ra lệnh cho đại học này hay không? Ðại học Hồng Bàng tuy được lập nên với tính cách một trường tư, nhưng đã được biến thành một trường của đảng. Cho nên, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, trường đại học này đã khoe thành tích tổ chức thi hoa hậu sinh viên vào năm ngoái. Trong mạng lưới của trường còn có cả mục “Tìm hiểu tử vi” quan trọng không kém gì các phân khoa; quý vị cứ gửi ngày sinh tháng đẻ vô đó, có các vị “giáo sư tiến sĩ” xem bói cho. Cũng trong mạng lưới đó có phần khoa học huyền bí, mở ra thấy chuyện một vị đi tìm mộ người em đã chết nhờ khoa học huyền bí. Ngoài ra, trường cũng quảng cáo cả chương trình MBA, cộng tác với các đại học Mỹ và Âu Châu nữa.
Nhưng nếu quý vị nhìn vào cơ cấu tổ chức trong địa chỉ mạng lưới của trường này thì thấy Ðảng Bộ nhà trường ngồi trên đầu tất cả các bộ phận, các chức trưởng. Dưới đó, hai cơ quan của đảng đứng ngang hàng hiệu trưởng, là công đoàn trưởng và đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Tất cả các hiệu phó, các trưởng phòng, các khoa nằm bên dưới. Trong các phân khoa một đầu thấy Khoa Tin học, đầu kia thấy Khoa Mác Lênin. Ở giữa có một khoa tên là Nhật-Trung-Hàn. Không có khoa nào học về Việt Nam. Nhưng rõ ràng là tất cả phải răm rắp nghe lệnh đảng. Cho nên, nếu đảng cảm thấy “bức xúc” trước vấn đề sinh viên biểu tình, nhà trường phải chịu thua ngay. Tức là chuyển cuộc tranh đấu của sinh viên sang bên công an giải quyết theo phương pháp của công an!
Tuy nhiên, cuộc biểu tình của sinh viên thành công nhanh chóng cũng là một hiện tượng tốt. Nó khuyến khích những người khác, trẻ cũng như già, nhìn thấy rằng khi muốn những kẻ cầm quyền phải lắng nghe nguyện vọng của mình thì chính mình phải đứng dậy và lên tiếng. Những người bị ép bán nhà, bán đất, những người phải đút lót quan chức để chạy chọt giấy tờ, những người bị đuổi đường, đuổi chợ, tất cả, ai có nỗi oan khuất nào, thì phải lên tiếng tập thể. Các sinh viên đã mở đầu một cuộc phản kháng, họ không hát nhưng ai cũng nghe thấy: Dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi!
Trong một nước Việt Nam có hàng triệu người bị oan khuất, hàng ngàn vấn đề dân đang tranh đấu với nhà nước. Trong số đó chỉ có một số người, một số vấn đề đủ nóng để gây nên những cuộc biểu tình. Ðảng Cộng Sản có thể theo lối cũ, làm thỏa mãn hoặc mua chuộc từng nhóm một, có khi từng người một, để dẹp yên, rồi đâu lại vào đó, kéo dài năm này sang năm khác.
Nếu người dân một nước muốn cải thiện đời sống chung, của tất cả mọi người, về lâu về dài, thì không thể chỉ theo phương pháp “van xin” như vậy. Dù cứ biểu tình và “làm đơn khiếu nại” mãi, rồi mai mốt lại tiếp tục khiếu nại và biểu tình, cũng không bao giờ thay đổi được quy chế “xin, cho” mà người Việt Nam đã chán ngán. Làm như vậy là theo lối sống thời quân chủ, phong kiến. Vào thế kỷ 19 ở nước ta, một người dân thường như bà Bùi Hữu Nghĩa dám đi từ Nam ra Huế, tới tận cửa triều đình gõ trống khiếu nại, vì chồng bà bị kết tội oan. Bà đã thành công, nhưng không vì thế mà giảm được những cảnh oan khuất cho những người dân khác; mà không phải ai cũng can đảm như bà.
Ðiều phân biệt giữa lối sống văn minh trên thế giới bây giờ, khác với chế độ quân chủ chuyên chế ngày xưa cũng như chế độ độc đảng chuyên chế ở Việt Nam, là các công dân một nước tự do dân chủ có quyền tham dự vào việc nước, trước khi nhà nước quyết định, chứ không phải chờ các vua quan quyết định rồi bị oan thì khiếu nại!
Cho nên người Việt chúng ta cần làm thế nào để mọi người dân Việt được “tham dự” vào những quyết định chung, trước khi những người cầm quyền quyết định. Một phương pháp tham dự giản dị là chính người dân được tự do chọn những người quyết định việc chung. Phải có bầu cử tự do. Việc góp ý kiến phải diễn ra một cách tự nhiên, giống như một công việc bình thường ai cũng phải làm, chứ không cần phải tổ chức biểu tình hoặc vác đơn đi khiếu oan. Muốn vậy thì phải có tự do phát biểu, tự do báo chí. Và việc tham dự phải thực hiện từ dưới lên trên, một cách cụ thể. Dân một xã phải được góp ý kiến về công việc xây dựng đường sá trong xã mình. Dân một nước phải được góp ý kiến vào việc quản trị tài nguyên nước mình, co nên cho người ngoài vào khai thác khoáng sản như bô xít hay không. Phải có những “kênh” cho các ý kiến khác nhau được cơ hội bầy tỏ. Ðó là những hội đoàn tự do và tự nguyện, các sinh hoạt của xã hội công dân, những mạng lưới và báo chí, truyền thanh truyền hình độc lập. Tất cả tạo ra lối sống tự do dân chủ.
Cho nên sau khi đã thành công trong việc đòi ngưng tăng học phí, các bạn sinh viên Ðại học Hồng Bàng có cơ hội nhìn xa hơn các quyền lợi thiết thực của mình, nhìn tới những nhu cầu của cả dân tộc. Các sinh viên học là để đi làm. Tại sao nước Việt Nam chậm tiến so với các nước Á Ðông khác? Quốc nạn tham nhũng vì chế độ độc tài là một chướng ngại ngăn cản phát triển kinh tế, có ai không biết? Tại sao những năm thời 1970 sinh viên Hàn Quốc và Ðài Loan phải biểu tình liên tiếp năm này sang năm khác để đòi tự do dân chủ? Cơ cấu chính trị độc đảng ở Việt Nam hiện nay có giải phóng cho các lực lượng sản xuất trong nước được tự do phát triển để tạo thêm công việc làm hay không?
Chúng ta cần đào tạo những chuyên viên giỏi để xây dựng nước Việt Nam. Ðây là một vấn đề các sinh viên phải quan tâm. Cơ cấu giáo dục do một đảng độc quyền cai trị hiện nay có nâng cao được trình độ học vấn của các thanh thiếu niên theo nhu cầu phát triển kinh tế hay không? Ông Barck Obama ở Mỹ đang tìm cách buộc những người giầu nhất nước Mỹ phải đóng thêm thuế để cải tổ y tế và nâng cao giáo dục. Nước Mỹ mà nó còn lo cải tổ như vậy. Còn ở nước ta, các đại gia giầu nhất nước có biết nhiều người Việt không bao giờ biết đến nhà thương bao giờ hay không? Một đại gia ở Việt Nam mới cho nhật báo Wall Street biết mỗi năm ông ta tiêu tốn 400,000 đô la Mỹ riêng trong việc sử dụng chiếc máy bay của ông ta mà thôi. Số tiền 400 ngàn Mỹ kim sẽ nuôi, dạy và chích ngừa bệnh được bao nhiêu học sinh tiểu học ở thôn quê? Người có tiền thì được phép tự do tiêu tiền, không ai cấm. Nhưng ông ta hiện đóng bao nhiêu thuế cho công quỹ, và phải góp bao nhiêu tiền hối lộ bỏ vào túi riêng của các quan chức? Nếu những người Việt khá giả như ông muốn làm việc thiện như ông Bill Gates ở Mỹ thì họ có quyền tự do lập hội thiện độc lập với đảng Cộng Sản hay không?
Cuối cùng, các bạn sinh viên nên nhớ: Nhu cầu chung lớn nhất của nước ta là thay đổi cơ cấu tổ chức cả xã hội cho hợp lý và công bằng. Trước hết là phân bố lại quyền chính trị. Không thể tập trung quyền hành vào tay một nhóm người, nhất là những người đã nổi tiếng là bất lực và tham nhũng!
วันอังคารที่ 17 มีนาคม พ.ศ. 2552
No 364: Bài học Lê Chiêu Thống
Nhân sự kiện hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới Việt‒Trung, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã phỏng vấn Tôn Quốc Tường, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) tại Hà Nội.
Ngay phần mở đầu, họ Tôn đánh giá quan hệ ngoại giao giữa hai nước cộng sản Việt‒Trung như sau:
Trung Quốc và Việt Nam ‒ hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”; văn hoá, tư tưởng có nhiều nét tương đồng, quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước có truyền thống lâu đời. Trong cuộc chiến giành độc lập chủ quyền và giải phóng dân tộc, nhân dân hai nước đã ủng hộ lẫn nhau, sát cánh kề vai cùng chiến đấu, thể hiện sâu sắc tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Trong công cuộc cải cách, đổi mới và xây dựng đất nước thời kỳ mới, hai nước tiếp tục cùng nhau học hỏi, không ngừng phát triển và làm phong phú thêm những lý luận và thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi đất nước.
Đặc biệt, bước vào thế kỷ 21, lãnh đạo hai Nhà nước đã khẳng định sự phát triển của hai bên thông qua phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tháng 5/2008, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa đã khẳng định chiến lược phát triển toàn diện trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn mới.
Đường ra trận...
Nguồn: japanfocus.org
“Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa đã khẳng định chiến lược phát triển toàn diện trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn mới.” Có phải đây là nguyên nhân của loạt bài bốc thơm Mao Chủ tịch và tướng Hứa Thế Hữu (许世友, Xu Shiyou) trên báo chí Việt Nam?
Báo Hà Nội Mới có vẻ ngưỡng mộ tướng Hứa Thế Hữu của Tàu! Báo này có biết rằng Hứa Thế Hữu là một trong hai người cầm quân đánh ta năm 1979 (người kia là Dương Đắc Chí)? Ông ta cũng là người chỉ huy trận “Tự vệ Tây Sa” tức trận chiếm Hoàng Sa năm 1974. Có lẽ báo Việt Nam sẽ tôn vinh Tôn Sĩ Nghị làm anh hùng dân tộc?
(Trích, Trần Hữu Dũng, Viet-studies:http://www.viet-studies.info/).
Sau Trần Hữu Dũng, bloggers trong và ngoài nước cũng như một số trang báo điện tử khác cũng đặt những câu hỏi tương tự.
Trần Trung Thực (sinh viên Sử, nhóm Trần Hiền Thảo) viết:
...Sắp tới dịp kỷ niệm 30 năm cuộc xâm lăng của giặc Tầu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, Báo Hà Nội Mới, cơ quan của đảng bộ CS thành phố Hà Nôi, đã có bài rất kịp thời ca ngợi Hứa Thế Hữu, tên tướng giặc chỉ huy mũi xâm nhập chính: 3 tỉnh Cao-Bắc-Lạng. Chiến thuật “biến người của Hứa Thế Hữu thất bại, do vậy ông ta phải nhường quyền chỉ huy cho Dương Đắc Chí và chỉ còn vai trò “pháo tướng”.
Người theo dõi ở blog Bách khoa Hàng hải và Đóng tàu ghi:
Trong quá trình làm Bách khoa Hàng Hải và Đóng Tàu,chúng tôi phải nói tới nhân vật Hứa Thế Hữu, người chỉ huy quân Trung Quốc đánh Hoàng Sa và chiến tranh biên giới 1979.
…
Bản đồ Chiến tranh Biên giới 1979
Nguồn: wikimedia.org
Điều kỳ lạ là trong năm 2008, vào tháng Hai và tháng Chín ‒ (những) tháng mà chúng ta có bao chiến sĩ hy sinh vì Hoàng Sa và Trường Sa ‒ không phải chỉ có báo Hà Nội Mới có bài ca tụng Mao đã có đôi mắt thần biết “thu phục tướng tài”, thay vì đưa đi xử bắn đã tha tội cho sư trưởng họ Hứa để sau này có thể “dạy cho VN một bài học” mà các báo Người Lao Động, Tin Tức, trang “Tứ Hải Huynh Đệ”, trang Võ Lâm..., tất cả có đuôi .vn đều đồng loạt có bài ca ngợi thượng tướng họ Hứa!
Là một người thời trẻ thường bị phê bình “mất lập trường” tôi không thể hiểu nổi, các ông đang vạch “lề bên phải” định dạy cho lớp trẻ ngày nay cái gì?
Ở một trang khác, blogger Osin Huy Đức viết:
Theo link được GS Trần Hữu Dũng đưa lên Viet-studies.info, tôi vào xem lại bài Thu Phục Tướng Tài, thấy, đây là một bài phỏng dịch được Hà Nội Mới đưa lên từ 19-9-2008 và nó vẫn tồn tại trên bản online cho đến hôm nay (16/02). Hà Nội Mới là tờ báo của Thành ủy Hà Nội, không biết ca ngợi Hứa Thế Hữu có nằm trong định hướng thắt chặt tình hữu nghị giữa hai đảng. Tổng biên tập báo Hà Nội Mới vốn là một đại tá quân đội, không biết có phải ông cũng thành tâm ngưỡng mộ một vị tướng, theo Hà Nội Mới, là có tài. Nhưng, cho dù ý định của tờ báo thế nào thì tôi nghĩ, người đọc cũng rất cần biết thêm chi tiết tướng Hứa Thế Hữu là người trực tiếp chỉ huy đội quân Trung Quốc đánh chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng hồi 17/02/1979.
Đúng như blogger Người theo dõi ghi, không phải chỉ có trang Báo Hà Nội Mới đơn độc trong cuộc xiển dương trí tuệ của Mao và tôn vinh tướng giặc Hứa Thế Hữu. Bài trên trang Hà Nội Mới đã bị rút xuống nhưng nguyên bản đã được đăng lại ở nhiều trang báo điện tử khác nhau ở hải ngoại. Những trang báo điện tử khác như http://docbao.vn, www.tuhai.com.vn vẫn tiếp tục “vô tư” đánh bóng giặc xâm lăng là hảo hán, tửu lượng cao, võ giỏi, đả lôi đài đánh bại và được đối thủ gả con gái cho. Những bài ở trang “Đọc báo” và “Tứ hải hải huynh đệ” cho người đọc có ấn tượng Hứa tướng quân thật ra thuộc loại dân chơi cầu ba cẳng, cỡ anh chị bến xe miền Tây hay anh hùng bến cảng Hải Phòng.
Tóm tắt, kịp thời kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979, Khánh Linh của Báo Hà Nội Mới khen Hứa Thế Hữu
‒ can đảm, “... gan to bằng trời, dám thách thức cả Chủ tịch Mao Trạch Đông...”
‒ là tướng giỏi, “nổi danh trên chiến trường, ...Hứa Thế Hữu cùng đội quân của ông đã lập nhiều chiến công và ông được phong hàm Thượng tướng đợt đầu.”
Thật ra, tờ báo của Thành ủy Hà Nội khen tướng giặc một nhưng lại ca ngợi “hoàng đế” Bắc triều đến mười. Mao là người đảm lược thu phục được tướng tài. Mao dám để cho họ Hứa đem súng đã nạp đạn vào gặp trước giờ bị xử tử, “Mao Trạch Ðông không những không giết, mà còn cho phép mang súng có đạn lên gặp, Hứa Thế Hữu cảm động khôn cùng.” Đọc đoạn cuối bài ca nâng bi của tờ báo Đảng chẳng khác gì văn chương võ hiệp kỳ tình, tuy phần lô gíc vẫn còn thua nhiều bậc. Mao Zedong có gan cóc tía cũng không thể cho La Thụy Khanh lắp đạn (nhiều phần là đạ mã tử nếu là chuyện thật), đưa súng cho tử tội đi gặp đao phủ thủ. Chuyện năm 2008 mà các “nhà báo” Đảng viết như hồi thập niên 1940-1950, “Mắt Bác Hồ có 4 con ngươi.”
Cộng sản Việt Nam cho cán bộ viết bài chùi can nâng bi đàn anh Trung Quốc là chuyện riêng không phiền hà gì nhân dân Việt Nam sất. Tiếc rằng tờ Hà Nội Mới đã không ghi rõ chi tiết, thành tích, chiến công của tướng giặc xâm lăng Hứa Thế Hữu hay ít nhất cũng cho người đọc biết họ Hứa là tướng tư lệnh trận chiến biên giới 1979 và chỉ huy trận hải chiến xâm lược Hoàng Sa 1974 như ông Trần Hữu Dũng đặt vấn đề.
Chắc chắn, người viết không có tham vọng “dạy đĩ vén váy” nhưng nghĩ rằng ít ra Khánh Linh của Hà Nội Mới nên đưa những chiến tích của Hứa tướng quân và đàn anh Trung Quốc thì bài viết sẽ nhiều phần thuyết phục hơn lên.
Thí dụ,
Công hàm 1958
Nguồn: Đảng Lao Động Việt Nam
‒ Trung Quốc, nước “xã hội chủ nghĩa anh em” (từ tháng Tư năm 1956) đã cử Thượng tướng Hứa Thế Hữu ngày 19 tháng 01, 1974 chỉ huy trận hải chiến đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, giết gần 60 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
‒ Trung Quốc, vẫn là nước “xã hội chủ nghĩa anh em”, ngày 14 tháng Ba, 1988 lại tấn công quần đảo Trường Sa của Việt Nam giết hại gần 80 lính Hải quân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu nước “xã hội chủ nghĩa anh em” Trung Quốc xỏ lá, đem trình làng Công hàm 1958, nhiều khả năng sẽ làm giảm phần hoành tráng chiến công của Hứa tướng quân thì Báo Hà Nội Mới có thể ghi thêm,
Trong trận chiến biên giới 16 ngày dạy quân Nam man một bài học, Thượng tướng Hứa Thế Hữu đã anh dũng tiêu diệt 3 vạn lính, gây thương tích cho 32.000 quân địch, bắt 1.638 tên làm tù binh, hủy 185 tăng, xe bọc sắt, 200 súng cối, 6 dàn phóng tên tửa và vô số thường dân Nam man dọc biên giới. (Nguồn: FBIS, May 3, 1979, p. E1; NYT, March 5, 27, 28, April 9, May 3, 1979 và nhiều nguồn khác.)
Những con số hay hình ảnh sau đây của blogger Osin ghi lại (trong bài Biên giới tháng Hai (1979-2009) chỉ nhẹ tựa lông hồng cạnh chiến tích nặng như thái sơn của Tướng Hứa Thế Hữu.
“Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, Xã hưng Đạo, Huyện Hòa An, quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước.”
Chiến tích của Hứa tướng quân
Nguồn: Blog Osin
Ở mặt khác, người viết tin rằng đây là một cơ hội tốt cho toàn dân Việt nam, già trẻ, trong hay ngoài nước không phân biệt, có dịp ôn cố tri tân, đọc lại những bài học lịch sử cận đại và không cận đại.
Nhờ bài bốc thơm Trung Quốc của báo Hà Nội Mới dân Việt Nam, ít nhất là cộng đồng trên mạng, có dịp tìm hiểu thêm về Hứa Thế Hữu.
Hứa Thế Hữu là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng CSTQ từ năm 1956, thành viên Bộ chính trị đảng CSTQ ở Đại hội 9, 10 và 11 (1969-1982), Thứ trưởng Quốc phòng (1959-1970). Chính Hứa và Vi Quốc Thanh là người che đỡ cho Deng Xiaoping khi Đặng bị nhóm Tứ Nhân Bang (Jiang Qing [Giang Thanh], Zhang Chunqiao [Trương Xuân Kiều], Yao Wenyuan [Diêu Văn Nguyên] và Wang Hongwen [Vương Hồng Văn]) đuổi ra khỏi bộ máy quyền lực sau khi Zhou Enlai chết năm 1976. Hứa là Thượng tướng Bí thư và Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, giữ chức Tổng tư lệnh mặt trận phía Nam trong cuộc chiến biên giới 1979.
Hứa Thế Hữu cùng với Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying ‒ 叶剑英) trong phe Đặng Tiểu Bình đã lật đổ nhóm Tứ nhân bang và nắm quyền cai trị Trung Quốc, 10/1976.
Trong phiên họp Bộ chính trị mở rộng của Đảng CSTQ từ 15/11 đến 15/12 1978, một câu hỏi chính là can thiệp hay không vào tình hình ở Đông Dương. Phe quân sự trong BTC đều có chủ trương diều hâu: Wang Dongxing muốn đưa quân vào Kampuchea, Su Zhenhua, Chính ủy đầu tiên của Hải quân TQ muốn đưa Hạm đội Biển Đông đến bờ biển Kampuchea. Và Hứa Thế Hữu là người đưa ý kiến tấn công Việt Nam từ Quảng Tây. Kết quả phiên họp BCT đó nghiêng theo ý của Hứa Thế Hữu.
Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình ‒ 邓小平 ) được giao trách nhiệm tổng tư lệnh cuộc chiến biên giới. Hai phó tư lệnh là Nguyên soái Xu Xiangqian (Từ Hướng Tiền ‒ 徐向前), bộ trưởng Quốc phòng và Nguyên soái Nie Rongzhen (Nhiếp Vinh Trăn ‒ 聂荣臻), cùng phó Thủ tướng đặc trách ngoại giao, Geng Biao (Cảnh Biểu ‒ 耿飚), trong vai trò Tham mưu trưởng.
(từ trái) Tướng Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh, Hứa Thế Hữu
Nguồn: english.chinamil.com.cnm
Ở mặt trận miền Nam, Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, được giao trách nhiệm chỉ huy, điều động cánh quân miền Đông và phó tư lệnh là Tư lệnh Quân Khu Côn Minh, Dương Đắc Chí (Yang Dezhi ‒ 杨得志) phụ trách cánh quân miền Tây, cùng Tư lệnh Không quân Dương Đình Phát (Zhang Tingfa ‒ 张廷发) làm Tham mưu trưởng.
Kết quả cuộc chiến ở cánh Tây thành công hơn nên đến sau cuộc chiến, tháng 3, 1980, Dương Đắc Chí được thăng làm Tổng Tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân (PLA) và Hứa Thế Hữu bị giải nhiệm không còn là Tư lệnh Quân khu Quảng Châu (1/1980). (Trích King C. Chen, China's War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications, Hoover Press, 1987, pp. 80, 86, 90, 91, 101, 113, 115.)
Đó là vài dữ kiện lịch sử cận đại liên hệ đến cuộc chiến biên giới 1979. Như nói trên, cộng đồng người Việt trên mạng đã quan tâm nhiều đến sự kiện báo Đảng ca ngợi tướng giặc xâm lăng. Mối quan tâm này đã thúc đẩy một blogger tân biên một giai đoạn lịch sử, hay ít ra cũng có thể xem là một kịch bản lịch sử, ít nhiều liên hệ đến tòa soạn Báo Hà Nội Mới, và đến Nguyên soái Hứa Thế Hữu.
Trang sử lật lại tới năm 1789.
Những ngày đầu Xuân năm Kỷ Dậu, Phó tướng Hứa Thế Hanh phải dẫn tàn quân chận hậu để Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị (孫士毅) vứt bỏ cả cờ, ấn, sắc, thư dẫn Lê Chiêu Thống chạy thoát thân.
Ngày 29 tháng 1, sau khi phi báo cho thủ trưởng việc Hà Hồi thất thủ và Ngọc Hồi bi vây, bên bờ Nam sông Hồng, Hứa Thế Hanh, giáp trụ tả ơi ôm đầu tự thán, “Ta đánh Đông dẹp Bắc, bắt sống bao nhiêu phản tặc ở Đài Loan, thân làm đến Đề đốc Quảng Tây mà phải kết thúc thế này ru? Ta hận!”
Chưa dứt tiếng thở dài, Hanh đã giật mình vì tiếng reo hò nổi lên khắp nơi; Đâu đâu cũng thấy bóng quân Tây Sơn, sau lưng đã là sông, Hanh nghiến răng thúc quân ứng chiến. Tiếng thúc quân của Hanh chìm trong tiếng reo hò của lính Tây Sơn, “Tướng giặc kia rồi, cắt lấy thủ cấp mà dâng lên chủ tướng.” Hanh đưa mắt nhìn quanh, chỉ còn chưa đến trăm tên lính rã rời, máu me lấm lem. Chẳng còn đường lui, Hanh vung gươm xông lên phía trước...
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đích thân bước đến đón lấy thủ cấp của Hứa Thế Hanh còn rỏ máu tươi, cặp mắt trợn trừng như muốn hỏi tại sao lại nghe lời Càn Long xâm lăng nước Việt để đến nỗi này.
…
Nguyễn Huệ nhìn chiếc thủ cấp thêm lần nữa rồi ngửa mặt lên trời cười vang trong chiến thắng ‒ đánh tan 28 vạn quân Thanh, giết gần 14 vạn, Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín mà dẫn đám tàn binh chưa đến 50 người chạy trối chết. (Tác giả đoạn sử tân biên này chưa được đọc “Tổ quốc ăn năn” của Nguyễn Gia Kiếng, trong đó tác giả cho rằng Tôn Sĩ Nghị chỉ mang 6000 quân sang Việt Nam – TM).
Bọn bán nước Lê Duy Kỳ (aka Lê Chiêu Thống, tên trên giấy khai sinh là Lê Duy Khiêm) chạy theo Nghị sang bên kia biên giới, bị bắt gọt tóc, ăn mặc như người Mãn Thanh. Tháng Năm năm Nhâm Tý, Thanh Càn Long thứ 57 (1793), con trai chết, Duy Kỳ thất vọng và chán nản, lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10 (âm lịch) tại Yên Kinh.
Thủ cấp của Hứa Thế Hanh được Nguyễn Huệ cho đem chôn cất tử tế. Chỗ chôn đầu tướng giặc, cách gò Đống Đa, nơi Sầm Nghi Đống tự treo cổ, không bao xa; Theo tương truyền của dân thành Thăng Long thì nơi đó tương ứng với dữ liệu hệ thống định vị (GPS) ngày nay ở số 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, cơ sở 1 của Báo Hà Nội Mới.
190 năm sau ở vùng biên giới Việt-Trung...
Tháng Giêng 1980, Thượng tướng Hứa Thế Hữu nhìn trân trân tờ điện khẩn vừa chuyển đến từ Trung Nam Hải. Bộ Chính trị Trung Quốc đã quyết định giải nhiệm Tư lệnh Quân khu Quảng Châu và cho Hứa về Bắc Kinh làm thành viên của Ủy ban Quân vụ (Military Affairs Commission), làm tướng “không quân”.
Nhớ lại trước khi lên đường đi chiến dịch, khi nốc cạn ba vò rượu mao đài, chỉ trăng thề trả cái hận quân Việt Nam đã chém đầu tổ phụ Thế Hanh, Thượng tướng bật khóc rưng rức, như đứa trẻ con.
Trong trận chiến biên giới, để trả hận, Hữu ra lệnh cho binh lính dưới quyền thả sức tàn sát, phá nát tất cả trên bước tiến của mình. Tấm bia ở Tổng Chúp, Xã hưng Đạo, Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng chỉ là 1 dấu tích rất nhỏ của lịch sử chiến tranh chống quân xâm lăng phương bắc Việt Nam.
29 năm sau chiến tranh biên giới, một ngày mùa thu Hà Nội...
Hồn ma Hứa Thế Hanh chọn đúng lúc vận khí nước Việt đang hồi u ám để tác quái. Hắn xui cho Báo Hà Nội Mới đăng bài ca ngợi hậu duệ Hứa Thế Hữu, giống dòng bại tướng. Dù sau đó bài viết sặc mùi “cõng rắn cắn gà nhà” của Khánh Linh bị rút khỏi trang báo điện tử nhưng bài trên báo giấy và trong bộ nhớ của Google vẫn còn.
30 năm sau chiến tranh biên giới, sáng sớm mùa xuân ở Hà Nội...
Tổng biên tập Hồ Quang Lợi, ngồi bên hồ Hoàn Kiếm tóc rối bù, ôm đầu than rằng, “Giời ạ, ông Mác ông Lê đã sinh ra Đảng sao thằng đế quốc Mỹ lại đẻ ra Gú gồ cát (google cache) làm gì hả giời!”
Quần hùng chí sĩ nước Việt nhận ra ngay đây chính con ma nhà họ Hứa giở quẻ chứ tờ báo của Cơ quan Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội, Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô thì lẽ nào... lại giở trò Lê Chiêu Thống thế này!
Và ở Đà Lạt...
Có thằng uống quá nhiều rượu nên mất ngủ để rồi ngồi viết lảm nhảm những dòng này...
(Theo T.B., Con ma nhà họ Hứa, Blog Ginola. TM hiệu đính và bổ sung.)
Lịch sử là những bài học mọi người nên ghi nhớ.
Và hơn ai hết, những người cần thuộc lòng bài học về hệ quả của việc bán nước, bán biển, bán đảo, mãi quốc cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà của người xưa, chính là các ông “kỹ sư” kiểm lâm người vùng biên giới, ông “cử nhân luật” Đại học U Minh Hạ và ông “cử nhân toán” Đại học Dương Minh Châu.
Những người không thuộc lịch sử hẳn sẽ bước vào vết xe đã đổ.
Phải thực hiện đúng đắn tinh thần bốn tốt và ứng xử theo phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” khi
‒ “Láng giềng tốt” là những kẻ ngang nhiên lấn đất, xẻ thác, chiếm đảo của nước ta;
‒ “Đồng chí tốt” là những kẻ đem tàu chiến sang giết ngư dân đi biển, giết lính giữ đảo của nước ta;
‒ “Bạn bè tốt” là những kẻ dùng áp lực chiếm thị trường, đuổi đối tác tìm dầu với nước ta;
‒ “Đối tác tốt” là những kẻ khệnh khạng khoan thềm lục địa, hút dầu ngoài biển của nước ta.
quả thật không phải là chuyện dễ... trừ khi các ông thực sự là hậu duệ của Lê Chiêu Thống, dòng bán nước, hạng cõng rắn cắn gà nhà.
Ngay phần mở đầu, họ Tôn đánh giá quan hệ ngoại giao giữa hai nước cộng sản Việt‒Trung như sau:
Trung Quốc và Việt Nam ‒ hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”; văn hoá, tư tưởng có nhiều nét tương đồng, quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước có truyền thống lâu đời. Trong cuộc chiến giành độc lập chủ quyền và giải phóng dân tộc, nhân dân hai nước đã ủng hộ lẫn nhau, sát cánh kề vai cùng chiến đấu, thể hiện sâu sắc tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Trong công cuộc cải cách, đổi mới và xây dựng đất nước thời kỳ mới, hai nước tiếp tục cùng nhau học hỏi, không ngừng phát triển và làm phong phú thêm những lý luận và thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi đất nước.
Đặc biệt, bước vào thế kỷ 21, lãnh đạo hai Nhà nước đã khẳng định sự phát triển của hai bên thông qua phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tháng 5/2008, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa đã khẳng định chiến lược phát triển toàn diện trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn mới.
Đường ra trận...
Nguồn: japanfocus.org
“Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa đã khẳng định chiến lược phát triển toàn diện trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn mới.” Có phải đây là nguyên nhân của loạt bài bốc thơm Mao Chủ tịch và tướng Hứa Thế Hữu (许世友, Xu Shiyou) trên báo chí Việt Nam?
Báo Hà Nội Mới có vẻ ngưỡng mộ tướng Hứa Thế Hữu của Tàu! Báo này có biết rằng Hứa Thế Hữu là một trong hai người cầm quân đánh ta năm 1979 (người kia là Dương Đắc Chí)? Ông ta cũng là người chỉ huy trận “Tự vệ Tây Sa” tức trận chiếm Hoàng Sa năm 1974. Có lẽ báo Việt Nam sẽ tôn vinh Tôn Sĩ Nghị làm anh hùng dân tộc?
(Trích, Trần Hữu Dũng, Viet-studies:http://www.viet-studies.info/).
Sau Trần Hữu Dũng, bloggers trong và ngoài nước cũng như một số trang báo điện tử khác cũng đặt những câu hỏi tương tự.
Trần Trung Thực (sinh viên Sử, nhóm Trần Hiền Thảo) viết:
...Sắp tới dịp kỷ niệm 30 năm cuộc xâm lăng của giặc Tầu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, Báo Hà Nội Mới, cơ quan của đảng bộ CS thành phố Hà Nôi, đã có bài rất kịp thời ca ngợi Hứa Thế Hữu, tên tướng giặc chỉ huy mũi xâm nhập chính: 3 tỉnh Cao-Bắc-Lạng. Chiến thuật “biến người của Hứa Thế Hữu thất bại, do vậy ông ta phải nhường quyền chỉ huy cho Dương Đắc Chí và chỉ còn vai trò “pháo tướng”.
Người theo dõi ở blog Bách khoa Hàng hải và Đóng tàu ghi:
Trong quá trình làm Bách khoa Hàng Hải và Đóng Tàu,chúng tôi phải nói tới nhân vật Hứa Thế Hữu, người chỉ huy quân Trung Quốc đánh Hoàng Sa và chiến tranh biên giới 1979.
…
Bản đồ Chiến tranh Biên giới 1979
Nguồn: wikimedia.org
Điều kỳ lạ là trong năm 2008, vào tháng Hai và tháng Chín ‒ (những) tháng mà chúng ta có bao chiến sĩ hy sinh vì Hoàng Sa và Trường Sa ‒ không phải chỉ có báo Hà Nội Mới có bài ca tụng Mao đã có đôi mắt thần biết “thu phục tướng tài”, thay vì đưa đi xử bắn đã tha tội cho sư trưởng họ Hứa để sau này có thể “dạy cho VN một bài học” mà các báo Người Lao Động, Tin Tức, trang “Tứ Hải Huynh Đệ”, trang Võ Lâm..., tất cả có đuôi .vn đều đồng loạt có bài ca ngợi thượng tướng họ Hứa!
Là một người thời trẻ thường bị phê bình “mất lập trường” tôi không thể hiểu nổi, các ông đang vạch “lề bên phải” định dạy cho lớp trẻ ngày nay cái gì?
Ở một trang khác, blogger Osin Huy Đức viết:
Theo link được GS Trần Hữu Dũng đưa lên Viet-studies.info, tôi vào xem lại bài Thu Phục Tướng Tài, thấy, đây là một bài phỏng dịch được Hà Nội Mới đưa lên từ 19-9-2008 và nó vẫn tồn tại trên bản online cho đến hôm nay (16/02). Hà Nội Mới là tờ báo của Thành ủy Hà Nội, không biết ca ngợi Hứa Thế Hữu có nằm trong định hướng thắt chặt tình hữu nghị giữa hai đảng. Tổng biên tập báo Hà Nội Mới vốn là một đại tá quân đội, không biết có phải ông cũng thành tâm ngưỡng mộ một vị tướng, theo Hà Nội Mới, là có tài. Nhưng, cho dù ý định của tờ báo thế nào thì tôi nghĩ, người đọc cũng rất cần biết thêm chi tiết tướng Hứa Thế Hữu là người trực tiếp chỉ huy đội quân Trung Quốc đánh chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng hồi 17/02/1979.
Đúng như blogger Người theo dõi ghi, không phải chỉ có trang Báo Hà Nội Mới đơn độc trong cuộc xiển dương trí tuệ của Mao và tôn vinh tướng giặc Hứa Thế Hữu. Bài trên trang Hà Nội Mới đã bị rút xuống nhưng nguyên bản đã được đăng lại ở nhiều trang báo điện tử khác nhau ở hải ngoại. Những trang báo điện tử khác như http://docbao.vn, www.tuhai.com.vn vẫn tiếp tục “vô tư” đánh bóng giặc xâm lăng là hảo hán, tửu lượng cao, võ giỏi, đả lôi đài đánh bại và được đối thủ gả con gái cho. Những bài ở trang “Đọc báo” và “Tứ hải hải huynh đệ” cho người đọc có ấn tượng Hứa tướng quân thật ra thuộc loại dân chơi cầu ba cẳng, cỡ anh chị bến xe miền Tây hay anh hùng bến cảng Hải Phòng.
Tóm tắt, kịp thời kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979, Khánh Linh của Báo Hà Nội Mới khen Hứa Thế Hữu
‒ can đảm, “... gan to bằng trời, dám thách thức cả Chủ tịch Mao Trạch Đông...”
‒ là tướng giỏi, “nổi danh trên chiến trường, ...Hứa Thế Hữu cùng đội quân của ông đã lập nhiều chiến công và ông được phong hàm Thượng tướng đợt đầu.”
Thật ra, tờ báo của Thành ủy Hà Nội khen tướng giặc một nhưng lại ca ngợi “hoàng đế” Bắc triều đến mười. Mao là người đảm lược thu phục được tướng tài. Mao dám để cho họ Hứa đem súng đã nạp đạn vào gặp trước giờ bị xử tử, “Mao Trạch Ðông không những không giết, mà còn cho phép mang súng có đạn lên gặp, Hứa Thế Hữu cảm động khôn cùng.” Đọc đoạn cuối bài ca nâng bi của tờ báo Đảng chẳng khác gì văn chương võ hiệp kỳ tình, tuy phần lô gíc vẫn còn thua nhiều bậc. Mao Zedong có gan cóc tía cũng không thể cho La Thụy Khanh lắp đạn (nhiều phần là đạ mã tử nếu là chuyện thật), đưa súng cho tử tội đi gặp đao phủ thủ. Chuyện năm 2008 mà các “nhà báo” Đảng viết như hồi thập niên 1940-1950, “Mắt Bác Hồ có 4 con ngươi.”
Cộng sản Việt Nam cho cán bộ viết bài chùi can nâng bi đàn anh Trung Quốc là chuyện riêng không phiền hà gì nhân dân Việt Nam sất. Tiếc rằng tờ Hà Nội Mới đã không ghi rõ chi tiết, thành tích, chiến công của tướng giặc xâm lăng Hứa Thế Hữu hay ít nhất cũng cho người đọc biết họ Hứa là tướng tư lệnh trận chiến biên giới 1979 và chỉ huy trận hải chiến xâm lược Hoàng Sa 1974 như ông Trần Hữu Dũng đặt vấn đề.
Chắc chắn, người viết không có tham vọng “dạy đĩ vén váy” nhưng nghĩ rằng ít ra Khánh Linh của Hà Nội Mới nên đưa những chiến tích của Hứa tướng quân và đàn anh Trung Quốc thì bài viết sẽ nhiều phần thuyết phục hơn lên.
Thí dụ,
Công hàm 1958
Nguồn: Đảng Lao Động Việt Nam
‒ Trung Quốc, nước “xã hội chủ nghĩa anh em” (từ tháng Tư năm 1956) đã cử Thượng tướng Hứa Thế Hữu ngày 19 tháng 01, 1974 chỉ huy trận hải chiến đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, giết gần 60 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
‒ Trung Quốc, vẫn là nước “xã hội chủ nghĩa anh em”, ngày 14 tháng Ba, 1988 lại tấn công quần đảo Trường Sa của Việt Nam giết hại gần 80 lính Hải quân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu nước “xã hội chủ nghĩa anh em” Trung Quốc xỏ lá, đem trình làng Công hàm 1958, nhiều khả năng sẽ làm giảm phần hoành tráng chiến công của Hứa tướng quân thì Báo Hà Nội Mới có thể ghi thêm,
Trong trận chiến biên giới 16 ngày dạy quân Nam man một bài học, Thượng tướng Hứa Thế Hữu đã anh dũng tiêu diệt 3 vạn lính, gây thương tích cho 32.000 quân địch, bắt 1.638 tên làm tù binh, hủy 185 tăng, xe bọc sắt, 200 súng cối, 6 dàn phóng tên tửa và vô số thường dân Nam man dọc biên giới. (Nguồn: FBIS, May 3, 1979, p. E1; NYT, March 5, 27, 28, April 9, May 3, 1979 và nhiều nguồn khác.)
Những con số hay hình ảnh sau đây của blogger Osin ghi lại (trong bài Biên giới tháng Hai (1979-2009) chỉ nhẹ tựa lông hồng cạnh chiến tích nặng như thái sơn của Tướng Hứa Thế Hữu.
“Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, Xã hưng Đạo, Huyện Hòa An, quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước.”
Chiến tích của Hứa tướng quân
Nguồn: Blog Osin
Ở mặt khác, người viết tin rằng đây là một cơ hội tốt cho toàn dân Việt nam, già trẻ, trong hay ngoài nước không phân biệt, có dịp ôn cố tri tân, đọc lại những bài học lịch sử cận đại và không cận đại.
Nhờ bài bốc thơm Trung Quốc của báo Hà Nội Mới dân Việt Nam, ít nhất là cộng đồng trên mạng, có dịp tìm hiểu thêm về Hứa Thế Hữu.
Hứa Thế Hữu là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng CSTQ từ năm 1956, thành viên Bộ chính trị đảng CSTQ ở Đại hội 9, 10 và 11 (1969-1982), Thứ trưởng Quốc phòng (1959-1970). Chính Hứa và Vi Quốc Thanh là người che đỡ cho Deng Xiaoping khi Đặng bị nhóm Tứ Nhân Bang (Jiang Qing [Giang Thanh], Zhang Chunqiao [Trương Xuân Kiều], Yao Wenyuan [Diêu Văn Nguyên] và Wang Hongwen [Vương Hồng Văn]) đuổi ra khỏi bộ máy quyền lực sau khi Zhou Enlai chết năm 1976. Hứa là Thượng tướng Bí thư và Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, giữ chức Tổng tư lệnh mặt trận phía Nam trong cuộc chiến biên giới 1979.
Hứa Thế Hữu cùng với Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying ‒ 叶剑英) trong phe Đặng Tiểu Bình đã lật đổ nhóm Tứ nhân bang và nắm quyền cai trị Trung Quốc, 10/1976.
Trong phiên họp Bộ chính trị mở rộng của Đảng CSTQ từ 15/11 đến 15/12 1978, một câu hỏi chính là can thiệp hay không vào tình hình ở Đông Dương. Phe quân sự trong BTC đều có chủ trương diều hâu: Wang Dongxing muốn đưa quân vào Kampuchea, Su Zhenhua, Chính ủy đầu tiên của Hải quân TQ muốn đưa Hạm đội Biển Đông đến bờ biển Kampuchea. Và Hứa Thế Hữu là người đưa ý kiến tấn công Việt Nam từ Quảng Tây. Kết quả phiên họp BCT đó nghiêng theo ý của Hứa Thế Hữu.
Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình ‒ 邓小平 ) được giao trách nhiệm tổng tư lệnh cuộc chiến biên giới. Hai phó tư lệnh là Nguyên soái Xu Xiangqian (Từ Hướng Tiền ‒ 徐向前), bộ trưởng Quốc phòng và Nguyên soái Nie Rongzhen (Nhiếp Vinh Trăn ‒ 聂荣臻), cùng phó Thủ tướng đặc trách ngoại giao, Geng Biao (Cảnh Biểu ‒ 耿飚), trong vai trò Tham mưu trưởng.
(từ trái) Tướng Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh, Hứa Thế Hữu
Nguồn: english.chinamil.com.cnm
Ở mặt trận miền Nam, Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, được giao trách nhiệm chỉ huy, điều động cánh quân miền Đông và phó tư lệnh là Tư lệnh Quân Khu Côn Minh, Dương Đắc Chí (Yang Dezhi ‒ 杨得志) phụ trách cánh quân miền Tây, cùng Tư lệnh Không quân Dương Đình Phát (Zhang Tingfa ‒ 张廷发) làm Tham mưu trưởng.
Kết quả cuộc chiến ở cánh Tây thành công hơn nên đến sau cuộc chiến, tháng 3, 1980, Dương Đắc Chí được thăng làm Tổng Tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân (PLA) và Hứa Thế Hữu bị giải nhiệm không còn là Tư lệnh Quân khu Quảng Châu (1/1980). (Trích King C. Chen, China's War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications, Hoover Press, 1987, pp. 80, 86, 90, 91, 101, 113, 115.)
Đó là vài dữ kiện lịch sử cận đại liên hệ đến cuộc chiến biên giới 1979. Như nói trên, cộng đồng người Việt trên mạng đã quan tâm nhiều đến sự kiện báo Đảng ca ngợi tướng giặc xâm lăng. Mối quan tâm này đã thúc đẩy một blogger tân biên một giai đoạn lịch sử, hay ít ra cũng có thể xem là một kịch bản lịch sử, ít nhiều liên hệ đến tòa soạn Báo Hà Nội Mới, và đến Nguyên soái Hứa Thế Hữu.
Trang sử lật lại tới năm 1789.
Những ngày đầu Xuân năm Kỷ Dậu, Phó tướng Hứa Thế Hanh phải dẫn tàn quân chận hậu để Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị (孫士毅) vứt bỏ cả cờ, ấn, sắc, thư dẫn Lê Chiêu Thống chạy thoát thân.
Ngày 29 tháng 1, sau khi phi báo cho thủ trưởng việc Hà Hồi thất thủ và Ngọc Hồi bi vây, bên bờ Nam sông Hồng, Hứa Thế Hanh, giáp trụ tả ơi ôm đầu tự thán, “Ta đánh Đông dẹp Bắc, bắt sống bao nhiêu phản tặc ở Đài Loan, thân làm đến Đề đốc Quảng Tây mà phải kết thúc thế này ru? Ta hận!”
Chưa dứt tiếng thở dài, Hanh đã giật mình vì tiếng reo hò nổi lên khắp nơi; Đâu đâu cũng thấy bóng quân Tây Sơn, sau lưng đã là sông, Hanh nghiến răng thúc quân ứng chiến. Tiếng thúc quân của Hanh chìm trong tiếng reo hò của lính Tây Sơn, “Tướng giặc kia rồi, cắt lấy thủ cấp mà dâng lên chủ tướng.” Hanh đưa mắt nhìn quanh, chỉ còn chưa đến trăm tên lính rã rời, máu me lấm lem. Chẳng còn đường lui, Hanh vung gươm xông lên phía trước...
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đích thân bước đến đón lấy thủ cấp của Hứa Thế Hanh còn rỏ máu tươi, cặp mắt trợn trừng như muốn hỏi tại sao lại nghe lời Càn Long xâm lăng nước Việt để đến nỗi này.
…
Nguyễn Huệ nhìn chiếc thủ cấp thêm lần nữa rồi ngửa mặt lên trời cười vang trong chiến thắng ‒ đánh tan 28 vạn quân Thanh, giết gần 14 vạn, Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín mà dẫn đám tàn binh chưa đến 50 người chạy trối chết. (Tác giả đoạn sử tân biên này chưa được đọc “Tổ quốc ăn năn” của Nguyễn Gia Kiếng, trong đó tác giả cho rằng Tôn Sĩ Nghị chỉ mang 6000 quân sang Việt Nam – TM).
Bọn bán nước Lê Duy Kỳ (aka Lê Chiêu Thống, tên trên giấy khai sinh là Lê Duy Khiêm) chạy theo Nghị sang bên kia biên giới, bị bắt gọt tóc, ăn mặc như người Mãn Thanh. Tháng Năm năm Nhâm Tý, Thanh Càn Long thứ 57 (1793), con trai chết, Duy Kỳ thất vọng và chán nản, lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10 (âm lịch) tại Yên Kinh.
Thủ cấp của Hứa Thế Hanh được Nguyễn Huệ cho đem chôn cất tử tế. Chỗ chôn đầu tướng giặc, cách gò Đống Đa, nơi Sầm Nghi Đống tự treo cổ, không bao xa; Theo tương truyền của dân thành Thăng Long thì nơi đó tương ứng với dữ liệu hệ thống định vị (GPS) ngày nay ở số 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, cơ sở 1 của Báo Hà Nội Mới.
190 năm sau ở vùng biên giới Việt-Trung...
Tháng Giêng 1980, Thượng tướng Hứa Thế Hữu nhìn trân trân tờ điện khẩn vừa chuyển đến từ Trung Nam Hải. Bộ Chính trị Trung Quốc đã quyết định giải nhiệm Tư lệnh Quân khu Quảng Châu và cho Hứa về Bắc Kinh làm thành viên của Ủy ban Quân vụ (Military Affairs Commission), làm tướng “không quân”.
Nhớ lại trước khi lên đường đi chiến dịch, khi nốc cạn ba vò rượu mao đài, chỉ trăng thề trả cái hận quân Việt Nam đã chém đầu tổ phụ Thế Hanh, Thượng tướng bật khóc rưng rức, như đứa trẻ con.
Trong trận chiến biên giới, để trả hận, Hữu ra lệnh cho binh lính dưới quyền thả sức tàn sát, phá nát tất cả trên bước tiến của mình. Tấm bia ở Tổng Chúp, Xã hưng Đạo, Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng chỉ là 1 dấu tích rất nhỏ của lịch sử chiến tranh chống quân xâm lăng phương bắc Việt Nam.
29 năm sau chiến tranh biên giới, một ngày mùa thu Hà Nội...
Hồn ma Hứa Thế Hanh chọn đúng lúc vận khí nước Việt đang hồi u ám để tác quái. Hắn xui cho Báo Hà Nội Mới đăng bài ca ngợi hậu duệ Hứa Thế Hữu, giống dòng bại tướng. Dù sau đó bài viết sặc mùi “cõng rắn cắn gà nhà” của Khánh Linh bị rút khỏi trang báo điện tử nhưng bài trên báo giấy và trong bộ nhớ của Google vẫn còn.
30 năm sau chiến tranh biên giới, sáng sớm mùa xuân ở Hà Nội...
Tổng biên tập Hồ Quang Lợi, ngồi bên hồ Hoàn Kiếm tóc rối bù, ôm đầu than rằng, “Giời ạ, ông Mác ông Lê đã sinh ra Đảng sao thằng đế quốc Mỹ lại đẻ ra Gú gồ cát (google cache) làm gì hả giời!”
Quần hùng chí sĩ nước Việt nhận ra ngay đây chính con ma nhà họ Hứa giở quẻ chứ tờ báo của Cơ quan Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội, Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô thì lẽ nào... lại giở trò Lê Chiêu Thống thế này!
Và ở Đà Lạt...
Có thằng uống quá nhiều rượu nên mất ngủ để rồi ngồi viết lảm nhảm những dòng này...
(Theo T.B., Con ma nhà họ Hứa, Blog Ginola. TM hiệu đính và bổ sung.)
Lịch sử là những bài học mọi người nên ghi nhớ.
Và hơn ai hết, những người cần thuộc lòng bài học về hệ quả của việc bán nước, bán biển, bán đảo, mãi quốc cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà của người xưa, chính là các ông “kỹ sư” kiểm lâm người vùng biên giới, ông “cử nhân luật” Đại học U Minh Hạ và ông “cử nhân toán” Đại học Dương Minh Châu.
Những người không thuộc lịch sử hẳn sẽ bước vào vết xe đã đổ.
Phải thực hiện đúng đắn tinh thần bốn tốt và ứng xử theo phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” khi
‒ “Láng giềng tốt” là những kẻ ngang nhiên lấn đất, xẻ thác, chiếm đảo của nước ta;
‒ “Đồng chí tốt” là những kẻ đem tàu chiến sang giết ngư dân đi biển, giết lính giữ đảo của nước ta;
‒ “Bạn bè tốt” là những kẻ dùng áp lực chiếm thị trường, đuổi đối tác tìm dầu với nước ta;
‒ “Đối tác tốt” là những kẻ khệnh khạng khoan thềm lục địa, hút dầu ngoài biển của nước ta.
quả thật không phải là chuyện dễ... trừ khi các ông thực sự là hậu duệ của Lê Chiêu Thống, dòng bán nước, hạng cõng rắn cắn gà nhà.
วันจันทร์ที่ 16 มีนาคม พ.ศ. 2552
No363: Dựa vào ai?
Hãy giả định mấy tình huống sau đây:
TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT
Quần chúng Việt Nam căm phẫn vụ Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thảm sát người Việt ngày 17.02.1979, ép buộc Việt Nam phải ký một hiệp định về biên giới nhằm hợp thức hóa những vùng đất mà chúng đã chiếm của Việt Nam … Quần chúng biểu tình và được nhà nước ủng hộ nên bùng nổ thành phong trào chống Trung Quốc rộng khắp đất nước. Đoàn biểu tình bao vây tòa đại sứ Trung Quốc, đòi Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa, Trường Sa, trả lại những phần đất đã bị cướp v.v…
TÌNH HUỐNG THỨ HAI
Đoàn biểu tình tập hợp được vài ba trăm người vừa rục rịch xuống đường chống Trung Quốc là đã bị công an cảnh sát Việt Nam cô lập, rượt bắt, còng tay, đưa về đồn công an nhốt, bạt tai, đá đít, chửi rủa, lăng mạ, ghép cho cái tội gây rối trật tự công cộng, có ý đồ lật đổ chính phủ v.v
…
PHÂN TÍCH CÁC TÌNH HUỐNG
Tình huống thứ nhất: bang giao giữa hai nước Việt Trung sẽ rất căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh.
Bạn nghĩ gì về tương quan lực lượng hai bên? Nếu chúng ta đánh nhau với Trung Quốc trên biển để giành lại hai hòn đảo thì chẳng những chúng ta không thắng nổi mà e rằng hải quân Việt Nam với tàu chiến cũ kỹ, vũ khí rỉ sét lạc hậu, bộ đội ngán ngẩm vì một xã hội thối nát… liệu chúng ta có cầm cự nổi “một canh giờ” trước lực lượng hải quân hùng hậu và hiện đại như Trung Quốc không?
Nếu đánh nhau trên bộ, chiến sự có thể giằng co, nhưng vì nhà nước đã mất chỗ dựa vào dân nên chiến thắng chỉ là ảo tưởng. Và mất thêm đất, thêm nhiều thành phố là điều chắc chắn.
Hiện nay tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc chẳng khác nào giữa Palestine và Israel. Một nhà nước Palestine bất lực đến nỗi để cho kẻ thù hành quân đến bắt nhốt hàng tá bộ trưởng dễ dàng như lấy đồ vật trong túi thì còn đánh đấm cái gì!
Vài bạn trẻ đi học nước ngoài về nói với tôi: ”Chú ơi, tụi Tây nó phục Việt Nam mình lắm. Nó nói kinh tế Việt Nam phát triển thần kỳ.” Bạn trẻ ấy không hề biết rằng đó chỉ là những câu “xã giao làm quà”.
Thực ra Việt Nam đã làm được gì?
Viêt Nam có đóng tàu thủy nhưng chỉ đóng được cái vỏ tàu còn những bộ phận quan trọng là máy tàu và các hệ thống trang thiết bị hiện đại trên tàu thì đều của nước ngoài. Việt Nam có sản xuất ô-tô đủ loại, xe máy, ti-vi, tủ lạnh, máy móc điện tử, computer… nhưng chỉ là lắp ráp theo dây chuyền công nghệ của người ta. Việt Nam có vệ tinh viễn thông Vinasat-1 nhưng đó là mua của công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems (Hoa Kỳ) với giá 300 triệu USD và 80 % số tiền này là mượn nợ. Một chi tiết thú vị là tiền bảo hiểm cho vệ tinh này là 170 triệu USD!
Vậy nền công nghiệp Việt Nam thực chất làm được gì? Xin thưa: đó là chiếc xe đạp. Chúng ta có đủ trình độ chế tạo một chiếc xe đạp hoàn chỉnh từ A đến Z.
Với một nền kinh tế èo uột như vậy, một nền công nghiệp “lắp ráp theo kiểu học sinh mẫu giáo ghép hình” như vậy mà chúng ta có tham vọng đánh thắng Trung Quốc sao?
Tình huống thứ hai: Tại sao Trung Quốc ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ngày 17.02.1979 và áp đặt một hiệp định về biên giới trên biển và trên bộ rất bất lợi cho Việt Nam như vậy mà nhà nước Việt Nam cũng ký?
Tại sao nhân dân phản đối sự bạo ngược và xự xâm lăng của Trung Quốc bằng các cuộc biểu tình mà nhà nước Việt Nam lại cấm đoán, bắt giam, phỉ báng và đàn áp?
Cho dù chúng ta yếu kém về mọi mặt nhưng lẽ ra nhà nước phải để cho dân bày tỏ lòng yêu nước, bày tỏ ý chí bất khuất trước kẻ xâm lược để ngăn chặn những tham vọng kế tiếp của chúng.
Sự đàn áp thẳng tay và lộ liễu của nhà nước Việt Nam đối với đoàn biểu tình chống Trung Quốc, chứng tỏ họ là tay sai của Trung Quốc, đang âm thầm thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” như nhà văn Bùi Minh Quốc từng viết.
Nhân dân sẽ tự hỏi: tại sao nhà nước Việt Nam lại bênh vực kẻ thù và chống lại nhân dân?
Trừ một số tư sản mại bản, tư sản đỏ… thì đại đa số nhân dân Việt Nam đều căm ghét chế độ hiện nay ở Việt Nam. Vì thế mà chính quyền không có chỗ dựa. Không có chỗ dựa mà lại muốn “thiên thu trường trị, nhất thống giang hồ” như kiểu Đông Phương Bất Bại nên họ phải dựa vào ngoại bang, đó là Trung Quốc.
Trung Quốc biết rõ nhược điểm đó nên tha hồ áp đặt vấn đề biên giới và lãnh thổ. Rồi kế tiếp sẽ là vấn đề chính trị, văn hóa, kinh tế (mà cụ thể là việc Trung Quốc “xuất khẩu thảm họa môi trường sang Việt Nam” bằng việc đưa hàng ngàn người Trung Quốc vào Tây Nguyên để khai thác quặng bauxite.)
Chính vì thế mà hơn ai hết, hiện nay Trung Quốc rất cần một nhà nước Việt Nam bị nhân dân căm ghét. Và nhà nước Việt Nam cũng “vô tư thoải mái” trước sự căm ghét ấy vì dân càng ghét thì Trung Quốc càng ủng hộ và vỗ béo (theo cái kiểu mà Mỹ vỗ béo các ông hoàng xứ Saudi Arabia. Rồi đây các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ có những cái cầu tiêu bằng vàng cho mà xem!)
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tôi không phải là một chính trị gia. Tôi cũng không có tham vọng chính trị. Nhưng bằng tình tự dân tộc, tôi nghĩ tình thế hiện nay có thể giải quyết mà chưa cần một cuộc lật đổ đẫm máu:
CHÍNH QUYỀN HÃY DỰA VÀO DÂN. Có chỗ dựa ở dân thì ngoại bang dù hùng mạnh và gian ác đến đâu cũng không dám lộng hành như hiện nay.
Muốn dựa vào dân thì hãy dẹp bỏ cái quốc hội bù nhìn đi. Hãy can đảm chấp nhận một quốc hội có đối lập, và quốc hội đó sẽ soạn thảo một bản hiến pháp mới, trong đó không có điều 4, vì điều 4 chủ trương độc tài đảng trị, hủy diệt nhân quyền và dân chủ.
Điều 4 của hiến pháp Việt Nam viết:
”Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là một tập đoàn tư sản đỏ đang bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, đang vơ vét tài nguyên quốc gia và mồ hội nước mắt của dân tộc, đang làm tay sai cho Trung Quốc để đổi lấy sự “bảo kê” lâu dài của ngoại bang… thế thì làm sao có đủ tư cách và có độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội”?
Tôi có thể đoan chắc rằng không một đảng viên cộng sản nào, khi đọc lại điều 4 hiến pháp, mà không khỏi đỏ mặt vì ngượng. Và các anh sẽ phải xấu hổ đến nỗi không dám đọc nó lần thứ hai.
Các anh thường nói: “Chúng ta đã đổ biết bao nhiều xương máu để giành độc lập, chẳng lẽ bây giờ để đất nước rơi vào tay kẻ khác sao?”. Vậy xin hỏi: Trong cuộc chiến vừa qua ai đã đổ xương máu? Xin thưa, đó là xương máu của hàng triệu những người lính trẻ đã chết trong trận Mậu Thân, trong chiến dịch Campuchia, trên dòng sông Thạch Hãn, trong cổ thành Quảng Trị… nào phải là xương máu của các anh!
Vậy xin hỏi: Các anh sợ nước mất vào tay ai? Các anh không biết rằng đất nước này đã mất từ lâu rồi sao? Hiện nay nhân dân không còn gì để mất. Nhân dân còn sợ mất cái gì? Chỉ có các anh là có quá nhiều thứ để sợ mất.
Sự thể đã đến nước này mà các anh còn đủ can đảm để khư khư ôm lấy cái điểu 4 quá bẽ bàng và quá vong ân bội nghĩa ấy sao?
Các anh đừng sợ dân chủ, đừng sợ mất của. Dân Việt Nam rất hiền lành và độ lượng. Thằng Mỹ ngày xưa gieo rắc bom đạn khủng khiếp như thế mà Bill Clinton qua Việt Nam còn được nhân dân Việt Nam chào đón niềm nở, huống chi là Đảng CSVN, cùng chung nòi giống Lạc Hồng!
Hiện nay các anh có 2 con đường để chọn lựa: hoặc là mãi quốc cầu vinh, hoặc là DÂN CHỦ (tức là đứng về phía nhân dân) để có chỗ dựa vững chắc, để phục hồi tư thế và sức mạnh dân tộc.
Quay đầu là bờ. Nếu không các anh sẽ chết chìm trong ô nhục!
Ngọn bút lịch sử không bao giờ ráo mực. Nó đang chờ để ghi chép những việc làm kế tiếp của các anh.
ĐÀO HIẾU (Ngày 14.03.2009)
(Nguồn Talawas blog)
TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT
Quần chúng Việt Nam căm phẫn vụ Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thảm sát người Việt ngày 17.02.1979, ép buộc Việt Nam phải ký một hiệp định về biên giới nhằm hợp thức hóa những vùng đất mà chúng đã chiếm của Việt Nam … Quần chúng biểu tình và được nhà nước ủng hộ nên bùng nổ thành phong trào chống Trung Quốc rộng khắp đất nước. Đoàn biểu tình bao vây tòa đại sứ Trung Quốc, đòi Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa, Trường Sa, trả lại những phần đất đã bị cướp v.v…
TÌNH HUỐNG THỨ HAI
Đoàn biểu tình tập hợp được vài ba trăm người vừa rục rịch xuống đường chống Trung Quốc là đã bị công an cảnh sát Việt Nam cô lập, rượt bắt, còng tay, đưa về đồn công an nhốt, bạt tai, đá đít, chửi rủa, lăng mạ, ghép cho cái tội gây rối trật tự công cộng, có ý đồ lật đổ chính phủ v.v
…
PHÂN TÍCH CÁC TÌNH HUỐNG
Tình huống thứ nhất: bang giao giữa hai nước Việt Trung sẽ rất căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh.
Bạn nghĩ gì về tương quan lực lượng hai bên? Nếu chúng ta đánh nhau với Trung Quốc trên biển để giành lại hai hòn đảo thì chẳng những chúng ta không thắng nổi mà e rằng hải quân Việt Nam với tàu chiến cũ kỹ, vũ khí rỉ sét lạc hậu, bộ đội ngán ngẩm vì một xã hội thối nát… liệu chúng ta có cầm cự nổi “một canh giờ” trước lực lượng hải quân hùng hậu và hiện đại như Trung Quốc không?
Nếu đánh nhau trên bộ, chiến sự có thể giằng co, nhưng vì nhà nước đã mất chỗ dựa vào dân nên chiến thắng chỉ là ảo tưởng. Và mất thêm đất, thêm nhiều thành phố là điều chắc chắn.
Hiện nay tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc chẳng khác nào giữa Palestine và Israel. Một nhà nước Palestine bất lực đến nỗi để cho kẻ thù hành quân đến bắt nhốt hàng tá bộ trưởng dễ dàng như lấy đồ vật trong túi thì còn đánh đấm cái gì!
Vài bạn trẻ đi học nước ngoài về nói với tôi: ”Chú ơi, tụi Tây nó phục Việt Nam mình lắm. Nó nói kinh tế Việt Nam phát triển thần kỳ.” Bạn trẻ ấy không hề biết rằng đó chỉ là những câu “xã giao làm quà”.
Thực ra Việt Nam đã làm được gì?
Viêt Nam có đóng tàu thủy nhưng chỉ đóng được cái vỏ tàu còn những bộ phận quan trọng là máy tàu và các hệ thống trang thiết bị hiện đại trên tàu thì đều của nước ngoài. Việt Nam có sản xuất ô-tô đủ loại, xe máy, ti-vi, tủ lạnh, máy móc điện tử, computer… nhưng chỉ là lắp ráp theo dây chuyền công nghệ của người ta. Việt Nam có vệ tinh viễn thông Vinasat-1 nhưng đó là mua của công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems (Hoa Kỳ) với giá 300 triệu USD và 80 % số tiền này là mượn nợ. Một chi tiết thú vị là tiền bảo hiểm cho vệ tinh này là 170 triệu USD!
Vậy nền công nghiệp Việt Nam thực chất làm được gì? Xin thưa: đó là chiếc xe đạp. Chúng ta có đủ trình độ chế tạo một chiếc xe đạp hoàn chỉnh từ A đến Z.
Với một nền kinh tế èo uột như vậy, một nền công nghiệp “lắp ráp theo kiểu học sinh mẫu giáo ghép hình” như vậy mà chúng ta có tham vọng đánh thắng Trung Quốc sao?
Tình huống thứ hai: Tại sao Trung Quốc ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ngày 17.02.1979 và áp đặt một hiệp định về biên giới trên biển và trên bộ rất bất lợi cho Việt Nam như vậy mà nhà nước Việt Nam cũng ký?
Tại sao nhân dân phản đối sự bạo ngược và xự xâm lăng của Trung Quốc bằng các cuộc biểu tình mà nhà nước Việt Nam lại cấm đoán, bắt giam, phỉ báng và đàn áp?
Cho dù chúng ta yếu kém về mọi mặt nhưng lẽ ra nhà nước phải để cho dân bày tỏ lòng yêu nước, bày tỏ ý chí bất khuất trước kẻ xâm lược để ngăn chặn những tham vọng kế tiếp của chúng.
Sự đàn áp thẳng tay và lộ liễu của nhà nước Việt Nam đối với đoàn biểu tình chống Trung Quốc, chứng tỏ họ là tay sai của Trung Quốc, đang âm thầm thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” như nhà văn Bùi Minh Quốc từng viết.
Nhân dân sẽ tự hỏi: tại sao nhà nước Việt Nam lại bênh vực kẻ thù và chống lại nhân dân?
Trừ một số tư sản mại bản, tư sản đỏ… thì đại đa số nhân dân Việt Nam đều căm ghét chế độ hiện nay ở Việt Nam. Vì thế mà chính quyền không có chỗ dựa. Không có chỗ dựa mà lại muốn “thiên thu trường trị, nhất thống giang hồ” như kiểu Đông Phương Bất Bại nên họ phải dựa vào ngoại bang, đó là Trung Quốc.
Trung Quốc biết rõ nhược điểm đó nên tha hồ áp đặt vấn đề biên giới và lãnh thổ. Rồi kế tiếp sẽ là vấn đề chính trị, văn hóa, kinh tế (mà cụ thể là việc Trung Quốc “xuất khẩu thảm họa môi trường sang Việt Nam” bằng việc đưa hàng ngàn người Trung Quốc vào Tây Nguyên để khai thác quặng bauxite.)
Chính vì thế mà hơn ai hết, hiện nay Trung Quốc rất cần một nhà nước Việt Nam bị nhân dân căm ghét. Và nhà nước Việt Nam cũng “vô tư thoải mái” trước sự căm ghét ấy vì dân càng ghét thì Trung Quốc càng ủng hộ và vỗ béo (theo cái kiểu mà Mỹ vỗ béo các ông hoàng xứ Saudi Arabia. Rồi đây các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ có những cái cầu tiêu bằng vàng cho mà xem!)
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tôi không phải là một chính trị gia. Tôi cũng không có tham vọng chính trị. Nhưng bằng tình tự dân tộc, tôi nghĩ tình thế hiện nay có thể giải quyết mà chưa cần một cuộc lật đổ đẫm máu:
CHÍNH QUYỀN HÃY DỰA VÀO DÂN. Có chỗ dựa ở dân thì ngoại bang dù hùng mạnh và gian ác đến đâu cũng không dám lộng hành như hiện nay.
Muốn dựa vào dân thì hãy dẹp bỏ cái quốc hội bù nhìn đi. Hãy can đảm chấp nhận một quốc hội có đối lập, và quốc hội đó sẽ soạn thảo một bản hiến pháp mới, trong đó không có điều 4, vì điều 4 chủ trương độc tài đảng trị, hủy diệt nhân quyền và dân chủ.
Điều 4 của hiến pháp Việt Nam viết:
”Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là một tập đoàn tư sản đỏ đang bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, đang vơ vét tài nguyên quốc gia và mồ hội nước mắt của dân tộc, đang làm tay sai cho Trung Quốc để đổi lấy sự “bảo kê” lâu dài của ngoại bang… thế thì làm sao có đủ tư cách và có độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội”?
Tôi có thể đoan chắc rằng không một đảng viên cộng sản nào, khi đọc lại điều 4 hiến pháp, mà không khỏi đỏ mặt vì ngượng. Và các anh sẽ phải xấu hổ đến nỗi không dám đọc nó lần thứ hai.
Các anh thường nói: “Chúng ta đã đổ biết bao nhiều xương máu để giành độc lập, chẳng lẽ bây giờ để đất nước rơi vào tay kẻ khác sao?”. Vậy xin hỏi: Trong cuộc chiến vừa qua ai đã đổ xương máu? Xin thưa, đó là xương máu của hàng triệu những người lính trẻ đã chết trong trận Mậu Thân, trong chiến dịch Campuchia, trên dòng sông Thạch Hãn, trong cổ thành Quảng Trị… nào phải là xương máu của các anh!
Vậy xin hỏi: Các anh sợ nước mất vào tay ai? Các anh không biết rằng đất nước này đã mất từ lâu rồi sao? Hiện nay nhân dân không còn gì để mất. Nhân dân còn sợ mất cái gì? Chỉ có các anh là có quá nhiều thứ để sợ mất.
Sự thể đã đến nước này mà các anh còn đủ can đảm để khư khư ôm lấy cái điểu 4 quá bẽ bàng và quá vong ân bội nghĩa ấy sao?
Các anh đừng sợ dân chủ, đừng sợ mất của. Dân Việt Nam rất hiền lành và độ lượng. Thằng Mỹ ngày xưa gieo rắc bom đạn khủng khiếp như thế mà Bill Clinton qua Việt Nam còn được nhân dân Việt Nam chào đón niềm nở, huống chi là Đảng CSVN, cùng chung nòi giống Lạc Hồng!
Hiện nay các anh có 2 con đường để chọn lựa: hoặc là mãi quốc cầu vinh, hoặc là DÂN CHỦ (tức là đứng về phía nhân dân) để có chỗ dựa vững chắc, để phục hồi tư thế và sức mạnh dân tộc.
Quay đầu là bờ. Nếu không các anh sẽ chết chìm trong ô nhục!
Ngọn bút lịch sử không bao giờ ráo mực. Nó đang chờ để ghi chép những việc làm kế tiếp của các anh.
ĐÀO HIẾU (Ngày 14.03.2009)
(Nguồn Talawas blog)
No362: Bức màn bauxite, âm mưu Tây nguyên !!!
Khi thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vào ngày 01-11-2007, ký quyết định số 167 cho phép các nhà thầu Trung Quốc khai thác quặng bauxite và sản xuất nhôm tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông), trong một dự án kéo dài từ 2007 đến 2015, nhiều nhân vật trong bộ máy cai trị của CSVN đã hết sức thắc mắc. Thắc mắc vì lẽ họ nghe biết ông ta trước đó không ủng hộ chuyện này. Ý tưởng của dự án có từ thời người tiền nhiệm Phan Văn Khải, nhưng Phan Văn Khải cũng đã chẳng thúc đẩy cho nó thực hiện. Cả hai vẫn nhớ lời cảnh báo của Khối COMECON (Khối Tương trợ kinh tế giữa các nước CS) vào thập niên 1980. Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, Khối này đã khuyến nghị nhà cầm quyền CSVN chớ nên khai thác bauxite trên Tây Nguyên do những tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được, chẳng những đối với cư dân địa phương mà còn với cả cư dân vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Thành ra khi ấy, CSVN đã quyết định không khai thác thứ quặng bẩn này, trái lại gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.
Vậy mà đùng một cái, Nguyễn Tấn Dũng đã xoay một góc 180 độ, khiến cho nhiều người ưu tư về đất nước đã nhảy vào cuộc để nghiên cứu cặn kẽ vấn đề. Gần một năm sau, qua báo cáo của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn “Những sai lầm chiến lược và những rủi ro hiện hữu trong việc phát triển các dự án bauxite trên Tây Nguyên của Việt Nam”, qua tham luận của nhà văn kiêm nhà văn hóa Nguyên Ngọc và nhiều tham luận khác tại hội thảo Gia Nghĩa - Đắc Nông ngày 22 và 23-10-2008, rồi qua Kiến nghị ngày 05-11-2008 của một số khoa học gia và nghiên cứu gia gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN đề nghị tạm dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, người ta thấy rõ công luận đã lên tiếng cảnh báo về những hiểm họa có thể xảy đến cho vùng Tây Nguyên và cho cả nước. Thế nhưng, bất chấp những tiếng nói có uy tín trong lãnh vực khoa học, môi trường, văn hóa, xã hội… bất chấp tiếng nói đòi quyền sống của nhân dân, đặc biệt các Dân tộc thiểu số bản địa, trong cuộc họp báo đầu năm nay vào ngày 04-02-2009, thủ tướng CSVN vẫn tuyên bố rằng việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”! Ông ta còn hứa hẹn rằng “chính phủ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về các phương án khai thác nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái…”. Thế rồi, các công việc nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng đã nhanh chóng được hoàn thành một cách sơ sài với đa số ý kiến đồng thuận. Chính phủ trình ngay dự án lên cho Bộ chính trị và nó được biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối. Ủy ban Thường vụ Quốc hội CS cũng cho ý kiến ủng hộ mà chẳng thông qua Quốc hội chút nào. Rồi những tay chân trong bộ máy cai trị lại phụ họa theo: Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường đã trả lời khi bị chất vấn: “Trước đây ta nhìn nhận tài nguyên bauxite không như hiện nay, ít quan tâm từ khai thác đến nhập khẩu. Gần đây do bauxite có giá trị cao nên các nước, nhất là doanh nghiệp trong nước mới quan tâm như vậy”. Lãnh đạo tỉnh Đắc Nông thì cho rằng nguy cơ môi trường trong các dự án bauxite là có thật nhưng không lớn lắm. Đổi lại, bauxite sẽ đem đến tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người dân địa phương: "Mình không làm thì bauxite vẫn chỉ là đất thôi". Những kẻ hỗ trợ kế hoạch khai thác quặng này còn cho rằng nó sẽ giúp phát triển kinh tế trong khu vực và công tác khai thác sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tối đa những hậu quả đối với môi sinh !?!
Thế nhưng tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng, thuộc Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV) vốn là chủ đầu tư, đã cùng với Tiến sĩ Nguyễn Đông Hải và nhà văn Nguyên Ngọc, đã chứng minh qua bài viết “10 lý do đề nghị tạm dừng dự án bauxite Tây Nguyên” ngày 13-01-2009 rằng (1) việc triển khai các dự án bauxite là không cần thiết, (2) không làm tăng ngân sách địa phương, (3) không hề có hiệu quả kinh tế, (4) phải đầu tư xây dựng một hệ thống đường sắt và cảng biển lãng phí, (5) không an toàn về môi sinh, (6) không phù hợp với năng lực của Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, (7) không đảm bảo sinh kế cho các đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, (8) không phát triển bền vững Tây Nguyên, (9) không mang tính công khai minh bạch, (10) không tuân thủ Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường. Tóm lại là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chẳng có lời mà chỉ có lỗ, lỗ lớn về mặt kinh tế, môi sinh, văn hóa, xã hội, chính trị cho toàn vùng và toàn nước.
Thế nhưng, qui hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên mới được nhà cầm quyền CSVN phê duyệt, luận chứng kinh tế kỹ thuật vẫn đang soạn thảo, các nhà khoa học còn đang tranh luận nên hay không nên khai thác bauxite ở đó, vậy mà công dân Trung Quốc, người cầm bản đồ, người mang cưa máy, người cuốc, người xẻng đã sục sạo ở Tây Nguyên... “Chủ trương lớn của đảng và nhà nước” mà “Quốc hội của dân” chưa được phép bàn định thì Hoa dân đã xắn tay áo thực hiện nó rồi! Thư của tướng CS Võ Nguyên Giáp ngày 05-01-2009 đã báo động: “Trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến Tây Nguyên để bắt tay vào việc khai thác bauxite. Mỗi công trường bauxite sẽ có tới hàng ngàn công nhân như vậy”. Và nay thì họ đã đặt tổng hành dinh điều hành khai thác bauxite ở Lâm Đồng. Cả một vùng trên 100 mẫu đã được san bằng nằm giữa 3 khu vực: Thị trấn Lộc Thắng - xã Lộc Phú và xã B’Lá. Hai xã này đều thuộc huyện Bảo Lâm. 500 người Trung Quốc gồm chuyên gia và công nhân đang phục vụ mỏ và họ cho biết khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có hơn 6000 con cháu Đại Hán làm việc tại đây. Các chuyên gia Trung Quốc cư trú ngoài thị trấn Lộc Thắng, trong khu cao cấp biệt lập nằm bên một hồ nước thơ mộng. Họ đi lại bằng xe biển số xanh 49B do tỉnh Lâm Đồng cung cấp. Còn công nhân Trung Quốc thì sống trong những khu nhà tập thể mà người Việt chẳng được phép vào. Họ làm gì trong đó thì chỉ có trời biết!
Sự xuất hiện ồ ạt của người Trung Quốc tại một nơi từng được các nhà địa lý, chính trị và chiến lược mệnh danh “nóc nhà Đông dương” là một điều hết sức đáng lo ngại, nhất là khi người ta nhớ lại rằng Thống chế Pháp de Lattre de Tassigny (cao ủy và tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông dương 1950-1952) từng nói về nó như sau: “Ai làm chủ được vùng cao nguyên Trung Phần (tức Tây Nguyên) và Hạ Lào thì sẽ làm chủ được chiến trường Đông Dương”. Chính nhờ khống chế được Tây Nguyên dễ dàng vào đầu năm 1975 mà chiến dịch mùa xuân của CSVN sau đó đã kết thúc nhanh chóng vào cuối tháng Tư đen năm ấy.
Thành thử chẳng lạ gì mà thiếu tướng hồi hưu CS Nguyễn trọng Vĩnh, cựu đại sứ tại Bắc Kinh (1974 -1989), trong thư gởi bộ Chính Trị khoảng tháng 02-2009, sau khi nhắc lại những tai hại về môi trường, văn hóa, xã hội không những cho đồng bào dân tộc người Thượng, mà còn cho cư dân Nam Bộ sống dọc hai bờ sông Đồng Nai, đã nghiêm trọng cảnh báo: “Điều đáng lo hơn cả là an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết Trung Quốc đã xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam… không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là để đe dọa Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển, (TQ) có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta (TQ) có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ, thì độc lập chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!”. Ngoài viên tướng này, còn nhiều sĩ quan trong Quân đội nhân dân còn lòng yêu nước cũng hết sức băn khoăn, hãi sợ.
Rõ ràng vấn đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên hiện nay chỉ là “diện”, là cái cớ bên ngoài, còn việc Trung Cộng chiếm hữu vùng đất đó làm căn cứ để thanh toán Việt Nam trong tương lai gần là “điểm”, là thực chất bên trong. Các nhà nghiên cứu chiến lược Trung Cộng cũng từng nói đến điều đó. Trôi nổi trên các trang mạng Trung Quốc đã có người viết: việc dập gẫy xương sống Việt Nam có thể dễ dàng chia cắt và thôn tính Việt Nam, mà làm chủ được Tây Nguyên chính là thực hiện được điều đó. Kinh nghiệm đau thương của VNCH đã chứng minh như vậy.
Vậy là ta có thể nói như blogger Người Buôn Gió trong một bài viết hôm 11-03: “Cuối cùng người Trung Quốc thông qua Tây Nguyên đã rửa sạch những món nợ tích lũy qua bao nhiêu thế kỷ từ Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Muôn vàn những trận đánh oai hùng của quân dân Việt Nam từ xưa đến nay đều bị lu mờ bởi một trận đánh cực lớn trên Tây Nguyên mà người Trung Quốc dùng bauxite làm chủ công. Chiến thắng này của người Trung Quốc trên đất Việt là một chiến thắng vĩ đại để rửa hờn cho bao thế hệ đi trước của họ đã bị thất bại ở Việt Nam. Bởi vì đám con cháu của Mã Viện ngày nay ngồi ở Bắc Kinh muốn dứt điểm cái dân tộc suốt mấy nghìn năm ngo ngoe chống đối Thiên triều… Trung ương Bắc Kinh thấy thời cơ để rửa các món nhục đã chín muồi. Khi phần đông lãnh đạo Việt Nam đã không còn nghĩ đến lợi ích dân tộc, đất nước, lúc mà chủ nghĩa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đang phổ biến thành tư tưởng hàng đầu ưa thích ở Việt Nam, thì chỉ cần chút mồi, hứa hẹn cuộc sống sau này cho vài cá nhân và gia đình họ là người Trung Quốc dễ dàng thực hiện mọi kế sách như đã định”.
Hỡi dân tộc Việt Nam, đứng trước bọn ngoại xâm Tàu cộng hung hãn và bọn nội gián Việt cộng đê hèn này, chúng ta còn đợi gì mà không đứng lên quét sạch chúng??
Vậy mà đùng một cái, Nguyễn Tấn Dũng đã xoay một góc 180 độ, khiến cho nhiều người ưu tư về đất nước đã nhảy vào cuộc để nghiên cứu cặn kẽ vấn đề. Gần một năm sau, qua báo cáo của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn “Những sai lầm chiến lược và những rủi ro hiện hữu trong việc phát triển các dự án bauxite trên Tây Nguyên của Việt Nam”, qua tham luận của nhà văn kiêm nhà văn hóa Nguyên Ngọc và nhiều tham luận khác tại hội thảo Gia Nghĩa - Đắc Nông ngày 22 và 23-10-2008, rồi qua Kiến nghị ngày 05-11-2008 của một số khoa học gia và nghiên cứu gia gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN đề nghị tạm dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, người ta thấy rõ công luận đã lên tiếng cảnh báo về những hiểm họa có thể xảy đến cho vùng Tây Nguyên và cho cả nước. Thế nhưng, bất chấp những tiếng nói có uy tín trong lãnh vực khoa học, môi trường, văn hóa, xã hội… bất chấp tiếng nói đòi quyền sống của nhân dân, đặc biệt các Dân tộc thiểu số bản địa, trong cuộc họp báo đầu năm nay vào ngày 04-02-2009, thủ tướng CSVN vẫn tuyên bố rằng việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”! Ông ta còn hứa hẹn rằng “chính phủ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về các phương án khai thác nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái…”. Thế rồi, các công việc nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng đã nhanh chóng được hoàn thành một cách sơ sài với đa số ý kiến đồng thuận. Chính phủ trình ngay dự án lên cho Bộ chính trị và nó được biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối. Ủy ban Thường vụ Quốc hội CS cũng cho ý kiến ủng hộ mà chẳng thông qua Quốc hội chút nào. Rồi những tay chân trong bộ máy cai trị lại phụ họa theo: Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường đã trả lời khi bị chất vấn: “Trước đây ta nhìn nhận tài nguyên bauxite không như hiện nay, ít quan tâm từ khai thác đến nhập khẩu. Gần đây do bauxite có giá trị cao nên các nước, nhất là doanh nghiệp trong nước mới quan tâm như vậy”. Lãnh đạo tỉnh Đắc Nông thì cho rằng nguy cơ môi trường trong các dự án bauxite là có thật nhưng không lớn lắm. Đổi lại, bauxite sẽ đem đến tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người dân địa phương: "Mình không làm thì bauxite vẫn chỉ là đất thôi". Những kẻ hỗ trợ kế hoạch khai thác quặng này còn cho rằng nó sẽ giúp phát triển kinh tế trong khu vực và công tác khai thác sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tối đa những hậu quả đối với môi sinh !?!
Thế nhưng tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng, thuộc Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV) vốn là chủ đầu tư, đã cùng với Tiến sĩ Nguyễn Đông Hải và nhà văn Nguyên Ngọc, đã chứng minh qua bài viết “10 lý do đề nghị tạm dừng dự án bauxite Tây Nguyên” ngày 13-01-2009 rằng (1) việc triển khai các dự án bauxite là không cần thiết, (2) không làm tăng ngân sách địa phương, (3) không hề có hiệu quả kinh tế, (4) phải đầu tư xây dựng một hệ thống đường sắt và cảng biển lãng phí, (5) không an toàn về môi sinh, (6) không phù hợp với năng lực của Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, (7) không đảm bảo sinh kế cho các đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, (8) không phát triển bền vững Tây Nguyên, (9) không mang tính công khai minh bạch, (10) không tuân thủ Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường. Tóm lại là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chẳng có lời mà chỉ có lỗ, lỗ lớn về mặt kinh tế, môi sinh, văn hóa, xã hội, chính trị cho toàn vùng và toàn nước.
Thế nhưng, qui hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên mới được nhà cầm quyền CSVN phê duyệt, luận chứng kinh tế kỹ thuật vẫn đang soạn thảo, các nhà khoa học còn đang tranh luận nên hay không nên khai thác bauxite ở đó, vậy mà công dân Trung Quốc, người cầm bản đồ, người mang cưa máy, người cuốc, người xẻng đã sục sạo ở Tây Nguyên... “Chủ trương lớn của đảng và nhà nước” mà “Quốc hội của dân” chưa được phép bàn định thì Hoa dân đã xắn tay áo thực hiện nó rồi! Thư của tướng CS Võ Nguyên Giáp ngày 05-01-2009 đã báo động: “Trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến Tây Nguyên để bắt tay vào việc khai thác bauxite. Mỗi công trường bauxite sẽ có tới hàng ngàn công nhân như vậy”. Và nay thì họ đã đặt tổng hành dinh điều hành khai thác bauxite ở Lâm Đồng. Cả một vùng trên 100 mẫu đã được san bằng nằm giữa 3 khu vực: Thị trấn Lộc Thắng - xã Lộc Phú và xã B’Lá. Hai xã này đều thuộc huyện Bảo Lâm. 500 người Trung Quốc gồm chuyên gia và công nhân đang phục vụ mỏ và họ cho biết khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có hơn 6000 con cháu Đại Hán làm việc tại đây. Các chuyên gia Trung Quốc cư trú ngoài thị trấn Lộc Thắng, trong khu cao cấp biệt lập nằm bên một hồ nước thơ mộng. Họ đi lại bằng xe biển số xanh 49B do tỉnh Lâm Đồng cung cấp. Còn công nhân Trung Quốc thì sống trong những khu nhà tập thể mà người Việt chẳng được phép vào. Họ làm gì trong đó thì chỉ có trời biết!
Sự xuất hiện ồ ạt của người Trung Quốc tại một nơi từng được các nhà địa lý, chính trị và chiến lược mệnh danh “nóc nhà Đông dương” là một điều hết sức đáng lo ngại, nhất là khi người ta nhớ lại rằng Thống chế Pháp de Lattre de Tassigny (cao ủy và tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông dương 1950-1952) từng nói về nó như sau: “Ai làm chủ được vùng cao nguyên Trung Phần (tức Tây Nguyên) và Hạ Lào thì sẽ làm chủ được chiến trường Đông Dương”. Chính nhờ khống chế được Tây Nguyên dễ dàng vào đầu năm 1975 mà chiến dịch mùa xuân của CSVN sau đó đã kết thúc nhanh chóng vào cuối tháng Tư đen năm ấy.
Thành thử chẳng lạ gì mà thiếu tướng hồi hưu CS Nguyễn trọng Vĩnh, cựu đại sứ tại Bắc Kinh (1974 -1989), trong thư gởi bộ Chính Trị khoảng tháng 02-2009, sau khi nhắc lại những tai hại về môi trường, văn hóa, xã hội không những cho đồng bào dân tộc người Thượng, mà còn cho cư dân Nam Bộ sống dọc hai bờ sông Đồng Nai, đã nghiêm trọng cảnh báo: “Điều đáng lo hơn cả là an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết Trung Quốc đã xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam… không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là để đe dọa Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển, (TQ) có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta (TQ) có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ, thì độc lập chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào?!”. Ngoài viên tướng này, còn nhiều sĩ quan trong Quân đội nhân dân còn lòng yêu nước cũng hết sức băn khoăn, hãi sợ.
Rõ ràng vấn đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên hiện nay chỉ là “diện”, là cái cớ bên ngoài, còn việc Trung Cộng chiếm hữu vùng đất đó làm căn cứ để thanh toán Việt Nam trong tương lai gần là “điểm”, là thực chất bên trong. Các nhà nghiên cứu chiến lược Trung Cộng cũng từng nói đến điều đó. Trôi nổi trên các trang mạng Trung Quốc đã có người viết: việc dập gẫy xương sống Việt Nam có thể dễ dàng chia cắt và thôn tính Việt Nam, mà làm chủ được Tây Nguyên chính là thực hiện được điều đó. Kinh nghiệm đau thương của VNCH đã chứng minh như vậy.
Vậy là ta có thể nói như blogger Người Buôn Gió trong một bài viết hôm 11-03: “Cuối cùng người Trung Quốc thông qua Tây Nguyên đã rửa sạch những món nợ tích lũy qua bao nhiêu thế kỷ từ Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Muôn vàn những trận đánh oai hùng của quân dân Việt Nam từ xưa đến nay đều bị lu mờ bởi một trận đánh cực lớn trên Tây Nguyên mà người Trung Quốc dùng bauxite làm chủ công. Chiến thắng này của người Trung Quốc trên đất Việt là một chiến thắng vĩ đại để rửa hờn cho bao thế hệ đi trước của họ đã bị thất bại ở Việt Nam. Bởi vì đám con cháu của Mã Viện ngày nay ngồi ở Bắc Kinh muốn dứt điểm cái dân tộc suốt mấy nghìn năm ngo ngoe chống đối Thiên triều… Trung ương Bắc Kinh thấy thời cơ để rửa các món nhục đã chín muồi. Khi phần đông lãnh đạo Việt Nam đã không còn nghĩ đến lợi ích dân tộc, đất nước, lúc mà chủ nghĩa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đang phổ biến thành tư tưởng hàng đầu ưa thích ở Việt Nam, thì chỉ cần chút mồi, hứa hẹn cuộc sống sau này cho vài cá nhân và gia đình họ là người Trung Quốc dễ dàng thực hiện mọi kế sách như đã định”.
Hỡi dân tộc Việt Nam, đứng trước bọn ngoại xâm Tàu cộng hung hãn và bọn nội gián Việt cộng đê hèn này, chúng ta còn đợi gì mà không đứng lên quét sạch chúng??
No361: Nhận diện sự thật
Ngày 27.2.2009, bà Katia Bennett, Tham Tá Chính Trị tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến vấn an và trao đổi về tình hình Việt Nam và Phật Giáo với Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống GHPGVNTN, tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn. Sau đó, bà Ỷ Lan, đại diện đài Á Châu Tự Do (RFA) đã phỏng vấn Hoà Thượng về cuộc gặp gỡ này. Cuộc phỏng vấn đã được đài RFA phát đi trong cùng ngày.
Hòa Thượng Quảng Độ cho biết ngài đã nói với bà Katia Bennett hai điều quan trọng: Điều thứ nhất là không hài lòng với lời tuyên bố vừa qua của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Bắc Kinh. Lời tuyên bố này đã xem nhẹ vấn đề nhân quyền trong quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ. Điều thứ hai là quá trình thất bại của nhà cầm quyền Hà Nội trong 6 bước tấn công nhằm tiêu diệt GHPGVNTN qua các năm 1977, 2000, 2005, 2006, 2007 và 2008. Hoà Thượng nhấn mạnh rằng Hà Nội đã sử dụng lá bài Sư Ông Nhất Hạnh và hai năm qua dùng chiêu bài “Về Nguồn” của nhóm các Sư ở Úc Châu, Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ nhưng tất cả đều thất bại.
Điều đáng chú ý là qua cuộc nói chuyện với bà Katia Bennett, Hoà Thượng đã công khai nói lên mặt trái của lá bài dân chủ và nhân quyền mà Hoa Kỳ thường đưa cao. Hy vọng tiếng nói của Hoà Thượng sẽ làm cho nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại nhìn rõ vấn đề hơn.
Mặc dầu một số website đã đăng toàn văn bài phỏng vấn nói trên, trước khi góp một vài ý kiến vào những vấn đề mà Hoà Thượng Quảng Độ đã nêu ra, chúng tôi xin mời độc giả đọc kỹ lại một lần nữa phần Hoà Thượng Quảng Độ chỉ trích Hoa Kỳ về vấn đề dân chủ và nhân quyền.
TRÍCH BÀI PHỎNG VẤN
Ỷ Lan: Kính chào Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Được biết bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tại tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ vừa đến vấn an Hòa thượng tại Thanh Minh Thiền viện, Sài Gòn. Kính xin Hòa thượng hoan hỉ cho thính giả được biết sự kiện này và Hòa thượng đã nói gì khi gặp gỡ?
HT Quảng Độ: Chào cô Ỷ Lan, lúc 9 giờ ngày hôm qua tức ngày 26.2.2009, bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tại tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn có đến thăm tôi ở Thanh Minh Thiền viện. Sau khi chào hỏi và trao đổi mấy câu có tính cách xã giao thường lệ, tôi bắt đầu ngay vào vấn đề chính mà tôi muốn trình bày trong cuộc gặp gỡ đúng lúc này.
Đó là vấn đề lời tuyên bố của bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Bắc Kinh ngày 21.2.2009, rằng Hoa Kỳ sẽ không để vấn đề Dân chủ, Nhân quyền gây ảnh hưởng và cản trở bước phát triển trong mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tôi nói với bà Bennett rằng, khi tôi nghe lời tuyên bố ấy tôi có cảm tưởng như người Việt Nam thường nói, bị dội gáo nước lạnh lên đầu. Như vậy tôi hiểu từ nay Hoa Kỳ sẽ coi vấn đề Dân chủ, Nhân quyền là thứ yếu trong chính sách ngoại giao, và vấn đề kinh tế, thương mại tức vấn đề làm ăn được đặt lên hàng đầu. Điều chúng tôi quan ngại là lời tuyên bố trên đây của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton không những rất bất lợi đối với những nhà đang tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Trung Quốc mà còn rất tai hại cho những người đang cố gắng hết sức mình bất chấp khó khăn, tù ngục, đoạ đày, ngay cả mạng sống, đấu tranh để vứt bỏ gông cùm xiềng xích của các chế độ độc tài toàn trị, độc tài quân phiệt ở Việt Nam, Tây Tạng và Miến Điện. Bởi vì bản chất các chế độ độc tài ở đâu cũng giống nhau. Rồi đây các chính quyền phi pháp, tàn bạo ở các nước nói trên sẽ thẳng tay đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những người đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người, tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Vì chẳng còn chướng ngại nào trên con đường áp bức của họ.
Ỷ Lan: Bạch Hòa Thượng, bà Katia Benneth phản ứng ra sao trước lời phê bình của Hòa thượng?
HT Quảng Độ: Sau đó thì bà Bennet cũng có cố gắng biện minh. Bà nói rằng là ở Bắc Kinh bà ấy cũng có nói như thế, tuyên bố như thế. Nhưng mà trong các cuộc họp riêng tư, các cuộc phỏng vấn, bà vẫn cứ đặt vấn đề dân chủ, nhân quyền hàng đầu. Đó là chính sách của Hoa Kỳ, chính sách truyền thống của Hoa Kỳ. Và nhất là bà đưa bản Tường trình về Nhân quyền trên toàn thế giới, trong ấy có Việt Nam của Bộ Ngoại giao mới phát hành hôm qua hôm kia gì đó. Bà có nói để chứng minh rằng trước sau như một, Hoa Kỳ vẫn lấy vấn đề dân chủ và nhân quyền làm căn bản.
Trong chính sách ngoại giao thì tôi cũng hiểu bà cố nói để biện minh vậy thôi. Chứ còn không thể nào làm hơn. Nhưng tôi có nói với bà, tôi thưa thật tôi thấy vấn đề ấy nó hơi quan trọng liên quan đến người Việt Nam chúng tôi, cho nên tôi nói thế thôi. Chứ thực ra tôi cũng ý thức rằng, vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự người Việt Nam chúng tôi phải lo lấy. Còn sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, của Liên Âu, bất cứ gì ở bên ngoài, đó chỉ là phụ thôi. Theo nhà Phật cái nhân là chính, cái duyên là phụ. Tuy nhiên cái phụ cần phải có thì cái chính, cái nhân mới phát triển được. Chẳng hạn hạt thóc mà vứt xuống ruộng thì cũng phải nhờ gió, nhờ nước, nhờ đất tốt thì nó phát triển. Thì chúng tôi cũng vậy, nhân quyền thì chúng tôi tranh đấu, đòi hỏi. Nhưng dưới chế độ độc tài toàn trị thế này rất là khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ truyền thông bên ngoài thì không ai biết đến. Do đó chúng tôi hy vọng ở Hoa Kỳ nói riêng, và các nước dân chủ tiên tiến nói chung trên thế giới, nhất là Liên Âu, hỗ trợ chúng tôi. Tôi có nói an ủi bà như thế, chứ bà cũng tỏ ra buồn, vì bà Ngoại Trưởng đã phát biểu rồi. Người Việt Nam thì nói sẩy chân còn đỡ được, sẩy miệng khó đỡ lắm! Cổ nhân Việt Nam hay là Trung Quốc ngày xưa cũng thế, trước khi nói phải uốn lưỡi ba lần mới nói là vì thế.
TUYÊN BỐ CỦA BÀ HILLARY CLINTON
Trước khi lên máy bay từ Seoul đi Bắc Kinh hôm 20.2.2009, Bà Hillary Clinton nói:
''Các chính quyền Mỹ liên tiếp cũng như các chính phủ Trung Quốc đều bị vấn đề nhân quyền khuấy động. Chúng ta cần phải tiếp tục gây áp lực. Thế nhưng không nên để điều này chi phối các cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, về biến đổi khí hậu và về an ninh".
Đài RFI của Pháp ngày 23.2.2009 có phổ biến một bài dưới đầu đề “Ưu tiên cho kinh tế, ngoại trưởng Mỹ quên hồ sơ nhân quyền”, tường thuật lại một bài báo trên tờ Libération của Pháp dưới hàng tựa «Bà Clinton tán tỉnh Bắc Kinh», nhấn mạnh rằng Washington mải lo cho món nợ của mình đã «quên mất» hồ sơ nhân quyền. Tờ Le Figaro cũng nói đến một bà Hallary Clinton ra sức quyến rũ Trung Quốc và đã gạt qua một bên vấn đề nhân quyền để có thể đẩy mạnh, một cách hữu hiệu hơn, sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.
Trong bài “Hoa Kỳ chỉ trích TQ về nhân quyền” phổ biến ngày 26.2.2009, đài BBC tường thuật rằng trong chuyến thăm của bà Clinton tới Trung Quốc, một số nhân vật hoạt động cho nhân quyền đã chỉ trích bà khi người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ không nêu “vấn đề nhân quyền” với giới chức Trung Quốc.
Tuy nhiên nữ Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ nói rằng bà có các buổi trao đổi ý kiến thẳng thắn với người đương nhiệm phía Trung Quốc. Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói năm 2008 giới chức Trung Quốc đã thực hiện các vụ “giết người không nêu lý do, tra tấn, ép cung tù nhân, và dùng lao động cưỡng bức”. Đàn áp về văn hóa và tôn giáo trở nên tồi tệ hơn, xảy ra chủ yếu tại vùng Tân Cương có đông người Hồi giáo sinh sống. Và vùng Tây Tạng.
Bài tường thuật nói rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục chính sách ngoại giao mạnh mẽ, vừa lên tiếng trước các vụ vi phạm nhân quyền, vừa yêu cầu hành động.
ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT
Vấn đề liên hệ giữa GHPGVNTN và Đảng CSVN và sau đó “cuộc chiến” kéo dài giữa hai bên, chúng tôi đã viết khá nhiều và đầy đủ. Hôm nay chúng tôi chỉ đề cập đến chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền.
Thật ra, việc tố cáo chính sách của Hoa Kỳ về dân chủ và nhân quyền không phải là một chuyện mới mẻ gì. Trong gần 20 năm qua, kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt và Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chiến thuật “diễn biến hoà bình”, các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, các nhà phân tích, các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ... đã nhiều lần nêu lên vấn đề mà Hoà Thượng Quảng Độ đã đề cập đến.
Chúng tôi cũng đã nhiều lần nói rõ về vấn đề này, nhất là trong các bài “Đừng quên Anh Hai”, “Lại chuyện Anh Hai”, “Anh Hai Cán Bộ”, v.v. Nhưng đa số người Việt chống cộng ở hải ngoại vẫn tưởng rằng Hoa Kỳ đang ở trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sẽ dùng dân chủ và nhân quyền để đánh sập chế độ cộng sản Việt Nam hiện tại, lời phê phán của Hoà Thượng Quảng Độ một lần nữa đòi hỏi chúng ta phải đối diện với sự thật. Đây là một vấn đề không đơn giản.
1.- Sự thật phũ phàng
Chúng ta nhớ lại, sau khi Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Eric G. John thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Việt Nam hôm 12.4.2007, thông tín viên Matt Steinglass của đài VOA đã tường thuật lại lời tuyên bố của ông ta như sau:
“Tôi không bị hạn chế dưới bất cứ hình thức nào khi đi gặp ông Thích Quảng Độ. Cơ bản là chúng tôi đã lái xe thẳng vào khuôn viên thiền viện”.
“Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đồng ý rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam không hoàn chỉnh. Theo luật, mọi tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước. Nhưng đối với đa số người Việt, Việt Nam đang được tự do tôn giáo nhiều hơn...”
Ông nói tiếp: "Chúng ta đã thấy các biến chuyển đáng kể. Tôi nghĩ rằng là có tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam".
Ông cho biết: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khuyến cáo Việt Nam cho phép có tự do tôn giáo nhiều hơn. Nhưng, Hoa Kỳ sẽ không quan tâm đến lời kêu gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ đề nghị dùng thương mại như một cái cần để thúc đẩy Cộng sản Việt Nam cởi mở hơn về các vấn đề nhân quyền”.
Sau đó, thông tín viên Matt Steinglass còn đá giò lái GHPGVNTN: “Giáo hội được thành lập ở Nam Việt Nam vào năm 1964. Khi đó, giáo hội phản đối Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn chống Mỹ”.
Tuy nhiên, bảo rằng Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề thương mại hơn vấn đề dân chủ và nhân quyền cũng không hoàn toàn đúng vì hai vấn đề thường đi song song với nhau. Thỉnh thoảng Hoa Kỳ đã dùng chiêu bài dân chủ và nhân quyền để làm áp lực về thương mại đối với nước đối tác, nhưng Hoa Kỳ cũng chủ trương xây dựng dần dần dân chủ và nhân quyền ở quốc gia đối tác để hổ trợ cho việc phát triển kinh doanh.
2.- Chấp nhận “mô thức xám xập”
Tưởng cần nhắc lại: Bà cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice đã từng thúc giục cả Miền Điện lẫn Bắc Hàn noi gương Việt Nam (The American Secretary of State, Condoleezza Rice urged Burma and North Korea to follow the example set by Vietnam). Hôm 27.11.2007, ông Ibrahim Gambari, Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền của Liên Hiệp Quốc lại thúc giục Việt Nam tiếp tay trong các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Miến Điện! Sau đó, trong cuộc viếng thăm Hà Nội ngày 3.3.2008, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Christopher Hill lại tuyên bố Bắc Hàn và nhiều nước khác có thể học nhiều bài học quý giá từ Việt Nam. Ông nói:
"Tôi không rõ Bắc Triều Tiên có hỏi kinh nghiệm của Việt Nam hay không, nhất là kinh nghiệm phát triển kinh tế. Thế nhưng tôi rất mong họ hỏi câu hỏi đó vì trong 5 năm gần đây Việt Nam đã có những tiến triển thần kỳ."
Như chúng tôi đã nói, sở dĩ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thúc giục Miến Điện và Bắc Hàn nói gương (example) của Việt Nam vì theo họ Việt Nam đã hội đủ ba yếu tố sau đây để có thể giao thương bền vững: (1) đoạn tuyệt với quá khứ, (2) ổn định tình hình và (3) phát triển kinh tế.
Khi muốn lập quan hệ thương mại với bất cứ nước nào, Hoa Kỳ thường làm áp lực đòi nước đó phải nới rộng dân chủ và nhân quyền đến mức nào đó để việc giao thương có thể phát triển được.
Các nhà phân tích cho rằng trong một nước chậm tiến, trình độ dân trí còn thấp, một chế độ độc tài theo “mô thức xám xập”, tức 30% dân chủ và 70% độc tài, chế độc đó có thể tồn tại được. Trái lại, nếu tiến tới “mô thức ứng xập”, tức 50% độc tài và 50% dân chủ, tình trạng bất ồn rất dễ xẩy ra và chế độ đó sớm muộn gì rồi cũng sụp đổ. Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam biết rất rõ điều đó, nên để bảo vệ chế độ, họ không bao giờ cho phép vượt qua “mô thức xám xập”, dù bị áp lực.
Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy nhà cầm quyền CSVN tìm mọi cách để phân hoá hay ngăn chận không cho GHPGVNTH hoạt động ở trong nước vì sợ giáo hội này sẽ gây bất ổn cho chế độ như dưới thời VNCH.
Hôm 9.3.2009, trong bài diễn văn đọc tại phiên họp của Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc, ông Ngô Bang Quốc, Chủ Tịch Quốc Hội, tuyên bố:
"Chúng ta phải học hỏi từ thành công của tất cả các nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ đơn giản chỉ đi sao chép hệ thống của các nước phương Tây hay đưa ra một hệ thống đa đảng luân phiên nắm quyền".
Chắc chắn các nhà đầu tư sẽ không bao giờ đầu tư vào một quốc gia sáng đình công, chiều biểu tình, ngày hôm sau đảo chánh... như tình trạng của miền Nam Việt Nam sau năm 1963. Các nhà kinh tế nói rằng đầu tư vào một tình trạng như thế chẳng khác chi “chùm hai chân nhảy vào bóng tối”.
Trong thực tế rõ ràng là Hoa Kỳ đã đồng ý “mô thức xám xập” có thể giúp cho việc phát triển kinh doanh ổn định, nên đã biện hộ cho cả Đảng Cộng Sản Trung Quốc lẫn Việt Nam, và kêu gọi Bắc Hàn và Miến Điện noi gương Việt Nam.
Cũng vì chấp nhận “mô thức xám xập”, các cường quốc đang đổ khá nhiều tiền của vào Việt Nam với hy vọng biến Việt Nam thành một đầu cầu phát triển kinh doanh ở Đông Nam Á. Họ tiếp tục tăng viện trợ ODA (Official Development Assistance), tức viện trợ phát triển cho Việt Nam, và đẩy mạnh các chương trình xây dựng hạ tầng.
Vốn ODA dành cho Việt Nam liên tục tăng lên, từ 4,45 tỉ USD cam kết cho năm 2007 lên 5,426 tỉ USD cho 2008. Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) đứng đầu danh sách các tổ chức tài trợ cho Việt Nam, với 1,35 tỉ USD, chiếm 25% tổng số cam kết năm 2008. Chiều 5.12.2008 mức cam kết ODA được nhóm các nhà tài trợ quốc tế quyết định dành cho Việt Nam trong năm 2009 là 5,014 tỉ USD, thấp hơn mức cam kết năm 2008 là 8%, vì tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái, nhưng như thế cũng là quá nhiều.
Với Nhật Bản, mặc đầu có vụ PCI, Nhật đã cam kết dành 83 tỉ 200 triệu Yen, tương đương với 900 triệu USD, cho chương trình trợ giúp Việt Nam phát triển. Sự kiện này đã làm Nhật trở thành nước cấp viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam.
Hoa Kỳ và các cường quốc cũng đang thúc đẩy và giúp Việt Nam hoàn tất đường xe lửa cao tốc xuyên Việt và xuyên Á để có thể mở rộng kinh doanh. Chỉ riêng tuyến đường sắt cao tốc nối Hà Nội với Sài Gòn dài 1600km đã tốn đến 40 tỉ USD, tương đương GDP của Việt Nam trong một năm.
Phương án thiết kế đoạn đường sắt từ ga Sài Gòn đến Lộc Ninh, biên giới Cambodia, dài 140 km trong tuyến đường sắt xuyên Á với phí tổn được dự trù là 438 triệu USD. Tuyến đường sắt xuyên Á này dài 5.500km, bắt đầu từ Côn Minh, Trung Quốc, chạy qua Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai Á và ga cuối cùng ở Singapore. Tuyến đường này do Mã Lai Á khởi xướng vào năm 1995 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Nhìn những công trình mà Hoa Kỳ và các cường quốc đang thực hiện ở Việt Nam, chúng ta có thể tin rằng họ đang tính chuyện làm ăn lâu dài với Việt Nam. Nhật Bổn đã viện trợ cho Việt Nam nhiều nhất nhằm ưu tiên chiếm lãnh thị trường tại đây trong tương lai.
DÂN CHỦ PHỤC VỤ KINH DOANH
Khi tạm thời chấp nhận một “mô thức xám xập” như đã nói trên, không có nghĩa là Hoa Kỳ và các cường quốc muốn duy trì mãi tình trạng đó. Họ sẽ dùng “diễn biến hoà bình” để làm thăng tiến chế độ, giúp cho việc kinh doanh ngày càng mở rộng. Muốn thăng tiến chế độ, công việc đầu tiên là nâng cao dần cuộc sống và dân trí của người dân trong nước lên. Nếu mức sống và dân trí như hiện nay còn được tiếp tục duy trì, rất khó thoát ra khỏi “mô thức xám xập”.
Trong vụ nhà cầm quyền Việt Nam định khai thác mỏ bauxite ở Cao Nguyên, đài BBC đã phỏng vấn thầy giáo Y Long, một thầy giáo dạy cấp ba duy nhất người M'Nong ở tỉnh Đắk Nông, nơi dự án bauxite sẽ được thực hiện. Theo thầy Y Long người M'Nong chiếm gần 40% dân số Đắk Nông (tổng số dân trong tỉnh khoảng 500.000 người) và sống trên 90% diện tích đất đai của tỉnh. Người M'Nong không mặn mà lắm đối với những cái lợi do việc khai thác bauxite sẽ đem lại. Hiện nay việc đào tạo kỹ sư rồi đào tạo nhân lực chuẩn bị cho việc khai thác quặng bauxite thì người địa phương bản địa không hề biết gì hết. Người địa phương cũng khó có thể cạnh tranh trong việc kinh doanh thương mại phục vụ cho công trình khai thác vì họ quá nghèo và kinh tế thị trường vẫn còn là điều xa lạ đối với họ. Có hộ thu nhập hàng tháng chỉ tính bằng vài chục đô, có hộ không đủ gạo để ăn. Với họ, tốt nhất là không nên làm.
Tại Hà Nội, người ta mới khám phá ra xứ Quèn Gianh - Gò Mu thuộc huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 50 km về phía tây nam, chỉ có 2 học sinh lớp 6 là cao nhất, 3 học sinh lớp 5, 4 học sinh lớp 3 và lớp 1!
Với mức sống và trình độ dân trí như thế, dân chủ và nhân quyền đối với họ chẳng có một ý nghĩa gì cả.
Các cường quốc tin rằng khi cuộc sống và dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, nền dân chủ sẽ được phát triển từ từ trong ổn định, và sự kiện này sẽ giúp cho việc phát triển kinh doanh của họ ngày càng tốt đẹp hơn.
Liên Hiệp Quốc và các cường quốc đã thiết lập kế hoạch kiến tạo “xã hội dân sự” ở Việt Nam qua từng giai đoạn. Họ tính cả việc sử dụng các đoàn thể quần chúng do Đảng CSVN lập ra.
Biết được điều này, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy nhân dịp lễ Vesak Nhà Nước được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2008, ngày 28.5.2008, ông Judd Birdsall – Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã tới thăm và làm việc tại Văn Phòng I Trung Ương GHPGVN, tức Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước. Tại cuộc gặp gỡ, ông Judd Birdsall đã bày tỏ sự cảm kích và ngưỡng mộ đối với GHPGVN qua việc tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 trong thời gian qua. Ông mong muốn GHPGVN ngày càng phát triển hưng thịnh, giúp xã hội được thịnh vượng và hạnh phúc.
Mới nhìn qua, chúng ta cho rằng Hoa Kỳ đang chơi trò bắt cá hai tay, nhưng nhìn vào chương trình phát triển “xã hội dân sự” ở Việt Nam, chúng ta thấy Hoa Kỳ và các cường quốc đang thực hiện chiến dịch “diễn biến hoà bình”.
Đại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đã từng nói: “Hai mươi năm sau, chúng ta sẽ không nói Mỹ đã vào Việt Nam để kiếm tiền, mà chúng ta sẽ nói rằng hơn 75% thành phần Nội Các Việt Nam là những người đã du học Mỹ". Còn ông Aloisi, Phó Đại Sứ Hoa Kỳ tiên đoán: “Việt Nam có thể ở trong lộ trình của chế độ dân chủ đa đảng trong 15 hay 20 năm tới”!
Các nhà phân tích cho rằng sự ước tính của ông Aloisi hơi quá lạc quan.
Trước đây, Đại Hàn và Đài Loan là hai nước chống cộng hàng đầu ở Á Châu, luôn sát cánh với VNCH. Nhưng khi Hoa Kỳ từ bỏ chiến tranh lạnh và thay thế bằng chiến dịch “diễn biến hoà bình”, cả hai nước này đã đi theo, và có khi còn qua mặt Hoa Kỳ, nhờ vậy hai nước này đã biến thành hai con rồng Á Châu.
Các nhà phân tích lưu ý rằng cái gạch nối giữa phát triển kinh tế và dân chủ không phải luôn luôn là điều tất yếu. Nhiều chế độ độc tài trên cho thấy rằng họ có thể làm cho đất nước phát triển kinh tế nhưng vẫn dìm được dân chủ. Trường hợp của Trung Quốc là một thí dụ điển hình. Nhưng các chuyên gia Mỹ tin tưởng rằng thế hệ tới do họ đào tạo sẽ làm thay đổi.
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
Trong bất cứ chế độ nào, kể cả tại Hoa Kỳ, lúc nào cũng cần có những ý kiến khác biệt được đưa ra để thúc đẩy chế độ phải xét lại các chủ trương và hành động của mình, nhận ra những sai lầm và sửa chữa. Khi tiếng nói ở trong nước bị giới hạn, tiếng nói từ bên ngoài rất cần thiết.
Nhưng điều quan trọng là phải nghiên cứu tường tận những vấn đề muốn chỉ trích hay góp ý để có thể điểm trúng “huyệt” mới có tác dụng. Nếu chỉ đánh khơi khơi, đánh dựa trên hư cấu, lập luận một chiều hay chỉ đánh để thỏa mãn lòng thù hận..., chắc chắn sẽ không có tác dụng gì.
Hiện nay có ba cơ quan truyền thông Việt ngữ quốc tế đã đóng góp rất nhiều vào việc làm thay đổi lối suy tư và hành động của người dân trong nước, kể cả các đảng viên và viên chức chính quyền, đó là đài BBC, đài RFI và đài RFA. Những cơ quan này đã dùng những tin tức chính xác và những quan điểm khác nhau của những người trong cuộc, các chuyên gia... để giúp người dân cũng như chính quyền trong nước suy nghĩ về những gì đã hay đang xẩy ra. Chúng tôi tin rằng đây là một phương cách tốt để nâng cao dân trí và đổi mới đất nước.
Lữ Giang
(10.3.2009)
Hòa Thượng Quảng Độ cho biết ngài đã nói với bà Katia Bennett hai điều quan trọng: Điều thứ nhất là không hài lòng với lời tuyên bố vừa qua của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Bắc Kinh. Lời tuyên bố này đã xem nhẹ vấn đề nhân quyền trong quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ. Điều thứ hai là quá trình thất bại của nhà cầm quyền Hà Nội trong 6 bước tấn công nhằm tiêu diệt GHPGVNTN qua các năm 1977, 2000, 2005, 2006, 2007 và 2008. Hoà Thượng nhấn mạnh rằng Hà Nội đã sử dụng lá bài Sư Ông Nhất Hạnh và hai năm qua dùng chiêu bài “Về Nguồn” của nhóm các Sư ở Úc Châu, Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ nhưng tất cả đều thất bại.
Điều đáng chú ý là qua cuộc nói chuyện với bà Katia Bennett, Hoà Thượng đã công khai nói lên mặt trái của lá bài dân chủ và nhân quyền mà Hoa Kỳ thường đưa cao. Hy vọng tiếng nói của Hoà Thượng sẽ làm cho nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại nhìn rõ vấn đề hơn.
Mặc dầu một số website đã đăng toàn văn bài phỏng vấn nói trên, trước khi góp một vài ý kiến vào những vấn đề mà Hoà Thượng Quảng Độ đã nêu ra, chúng tôi xin mời độc giả đọc kỹ lại một lần nữa phần Hoà Thượng Quảng Độ chỉ trích Hoa Kỳ về vấn đề dân chủ và nhân quyền.
TRÍCH BÀI PHỎNG VẤN
Ỷ Lan: Kính chào Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Được biết bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tại tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ vừa đến vấn an Hòa thượng tại Thanh Minh Thiền viện, Sài Gòn. Kính xin Hòa thượng hoan hỉ cho thính giả được biết sự kiện này và Hòa thượng đã nói gì khi gặp gỡ?
HT Quảng Độ: Chào cô Ỷ Lan, lúc 9 giờ ngày hôm qua tức ngày 26.2.2009, bà Katia Bennett, Tham tán Chính trị tại tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn có đến thăm tôi ở Thanh Minh Thiền viện. Sau khi chào hỏi và trao đổi mấy câu có tính cách xã giao thường lệ, tôi bắt đầu ngay vào vấn đề chính mà tôi muốn trình bày trong cuộc gặp gỡ đúng lúc này.
Đó là vấn đề lời tuyên bố của bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Bắc Kinh ngày 21.2.2009, rằng Hoa Kỳ sẽ không để vấn đề Dân chủ, Nhân quyền gây ảnh hưởng và cản trở bước phát triển trong mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tôi nói với bà Bennett rằng, khi tôi nghe lời tuyên bố ấy tôi có cảm tưởng như người Việt Nam thường nói, bị dội gáo nước lạnh lên đầu. Như vậy tôi hiểu từ nay Hoa Kỳ sẽ coi vấn đề Dân chủ, Nhân quyền là thứ yếu trong chính sách ngoại giao, và vấn đề kinh tế, thương mại tức vấn đề làm ăn được đặt lên hàng đầu. Điều chúng tôi quan ngại là lời tuyên bố trên đây của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton không những rất bất lợi đối với những nhà đang tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Trung Quốc mà còn rất tai hại cho những người đang cố gắng hết sức mình bất chấp khó khăn, tù ngục, đoạ đày, ngay cả mạng sống, đấu tranh để vứt bỏ gông cùm xiềng xích của các chế độ độc tài toàn trị, độc tài quân phiệt ở Việt Nam, Tây Tạng và Miến Điện. Bởi vì bản chất các chế độ độc tài ở đâu cũng giống nhau. Rồi đây các chính quyền phi pháp, tàn bạo ở các nước nói trên sẽ thẳng tay đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những người đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người, tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Vì chẳng còn chướng ngại nào trên con đường áp bức của họ.
Ỷ Lan: Bạch Hòa Thượng, bà Katia Benneth phản ứng ra sao trước lời phê bình của Hòa thượng?
HT Quảng Độ: Sau đó thì bà Bennet cũng có cố gắng biện minh. Bà nói rằng là ở Bắc Kinh bà ấy cũng có nói như thế, tuyên bố như thế. Nhưng mà trong các cuộc họp riêng tư, các cuộc phỏng vấn, bà vẫn cứ đặt vấn đề dân chủ, nhân quyền hàng đầu. Đó là chính sách của Hoa Kỳ, chính sách truyền thống của Hoa Kỳ. Và nhất là bà đưa bản Tường trình về Nhân quyền trên toàn thế giới, trong ấy có Việt Nam của Bộ Ngoại giao mới phát hành hôm qua hôm kia gì đó. Bà có nói để chứng minh rằng trước sau như một, Hoa Kỳ vẫn lấy vấn đề dân chủ và nhân quyền làm căn bản.
Trong chính sách ngoại giao thì tôi cũng hiểu bà cố nói để biện minh vậy thôi. Chứ còn không thể nào làm hơn. Nhưng tôi có nói với bà, tôi thưa thật tôi thấy vấn đề ấy nó hơi quan trọng liên quan đến người Việt Nam chúng tôi, cho nên tôi nói thế thôi. Chứ thực ra tôi cũng ý thức rằng, vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự người Việt Nam chúng tôi phải lo lấy. Còn sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, của Liên Âu, bất cứ gì ở bên ngoài, đó chỉ là phụ thôi. Theo nhà Phật cái nhân là chính, cái duyên là phụ. Tuy nhiên cái phụ cần phải có thì cái chính, cái nhân mới phát triển được. Chẳng hạn hạt thóc mà vứt xuống ruộng thì cũng phải nhờ gió, nhờ nước, nhờ đất tốt thì nó phát triển. Thì chúng tôi cũng vậy, nhân quyền thì chúng tôi tranh đấu, đòi hỏi. Nhưng dưới chế độ độc tài toàn trị thế này rất là khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ truyền thông bên ngoài thì không ai biết đến. Do đó chúng tôi hy vọng ở Hoa Kỳ nói riêng, và các nước dân chủ tiên tiến nói chung trên thế giới, nhất là Liên Âu, hỗ trợ chúng tôi. Tôi có nói an ủi bà như thế, chứ bà cũng tỏ ra buồn, vì bà Ngoại Trưởng đã phát biểu rồi. Người Việt Nam thì nói sẩy chân còn đỡ được, sẩy miệng khó đỡ lắm! Cổ nhân Việt Nam hay là Trung Quốc ngày xưa cũng thế, trước khi nói phải uốn lưỡi ba lần mới nói là vì thế.
TUYÊN BỐ CỦA BÀ HILLARY CLINTON
Trước khi lên máy bay từ Seoul đi Bắc Kinh hôm 20.2.2009, Bà Hillary Clinton nói:
''Các chính quyền Mỹ liên tiếp cũng như các chính phủ Trung Quốc đều bị vấn đề nhân quyền khuấy động. Chúng ta cần phải tiếp tục gây áp lực. Thế nhưng không nên để điều này chi phối các cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, về biến đổi khí hậu và về an ninh".
Đài RFI của Pháp ngày 23.2.2009 có phổ biến một bài dưới đầu đề “Ưu tiên cho kinh tế, ngoại trưởng Mỹ quên hồ sơ nhân quyền”, tường thuật lại một bài báo trên tờ Libération của Pháp dưới hàng tựa «Bà Clinton tán tỉnh Bắc Kinh», nhấn mạnh rằng Washington mải lo cho món nợ của mình đã «quên mất» hồ sơ nhân quyền. Tờ Le Figaro cũng nói đến một bà Hallary Clinton ra sức quyến rũ Trung Quốc và đã gạt qua một bên vấn đề nhân quyền để có thể đẩy mạnh, một cách hữu hiệu hơn, sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.
Trong bài “Hoa Kỳ chỉ trích TQ về nhân quyền” phổ biến ngày 26.2.2009, đài BBC tường thuật rằng trong chuyến thăm của bà Clinton tới Trung Quốc, một số nhân vật hoạt động cho nhân quyền đã chỉ trích bà khi người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ không nêu “vấn đề nhân quyền” với giới chức Trung Quốc.
Tuy nhiên nữ Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ nói rằng bà có các buổi trao đổi ý kiến thẳng thắn với người đương nhiệm phía Trung Quốc. Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói năm 2008 giới chức Trung Quốc đã thực hiện các vụ “giết người không nêu lý do, tra tấn, ép cung tù nhân, và dùng lao động cưỡng bức”. Đàn áp về văn hóa và tôn giáo trở nên tồi tệ hơn, xảy ra chủ yếu tại vùng Tân Cương có đông người Hồi giáo sinh sống. Và vùng Tây Tạng.
Bài tường thuật nói rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục chính sách ngoại giao mạnh mẽ, vừa lên tiếng trước các vụ vi phạm nhân quyền, vừa yêu cầu hành động.
ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT
Vấn đề liên hệ giữa GHPGVNTN và Đảng CSVN và sau đó “cuộc chiến” kéo dài giữa hai bên, chúng tôi đã viết khá nhiều và đầy đủ. Hôm nay chúng tôi chỉ đề cập đến chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền.
Thật ra, việc tố cáo chính sách của Hoa Kỳ về dân chủ và nhân quyền không phải là một chuyện mới mẻ gì. Trong gần 20 năm qua, kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt và Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chiến thuật “diễn biến hoà bình”, các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, các nhà phân tích, các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ... đã nhiều lần nêu lên vấn đề mà Hoà Thượng Quảng Độ đã đề cập đến.
Chúng tôi cũng đã nhiều lần nói rõ về vấn đề này, nhất là trong các bài “Đừng quên Anh Hai”, “Lại chuyện Anh Hai”, “Anh Hai Cán Bộ”, v.v. Nhưng đa số người Việt chống cộng ở hải ngoại vẫn tưởng rằng Hoa Kỳ đang ở trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sẽ dùng dân chủ và nhân quyền để đánh sập chế độ cộng sản Việt Nam hiện tại, lời phê phán của Hoà Thượng Quảng Độ một lần nữa đòi hỏi chúng ta phải đối diện với sự thật. Đây là một vấn đề không đơn giản.
1.- Sự thật phũ phàng
Chúng ta nhớ lại, sau khi Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Eric G. John thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Việt Nam hôm 12.4.2007, thông tín viên Matt Steinglass của đài VOA đã tường thuật lại lời tuyên bố của ông ta như sau:
“Tôi không bị hạn chế dưới bất cứ hình thức nào khi đi gặp ông Thích Quảng Độ. Cơ bản là chúng tôi đã lái xe thẳng vào khuôn viên thiền viện”.
“Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đồng ý rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam không hoàn chỉnh. Theo luật, mọi tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước. Nhưng đối với đa số người Việt, Việt Nam đang được tự do tôn giáo nhiều hơn...”
Ông nói tiếp: "Chúng ta đã thấy các biến chuyển đáng kể. Tôi nghĩ rằng là có tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam".
Ông cho biết: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khuyến cáo Việt Nam cho phép có tự do tôn giáo nhiều hơn. Nhưng, Hoa Kỳ sẽ không quan tâm đến lời kêu gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ đề nghị dùng thương mại như một cái cần để thúc đẩy Cộng sản Việt Nam cởi mở hơn về các vấn đề nhân quyền”.
Sau đó, thông tín viên Matt Steinglass còn đá giò lái GHPGVNTN: “Giáo hội được thành lập ở Nam Việt Nam vào năm 1964. Khi đó, giáo hội phản đối Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn chống Mỹ”.
Tuy nhiên, bảo rằng Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề thương mại hơn vấn đề dân chủ và nhân quyền cũng không hoàn toàn đúng vì hai vấn đề thường đi song song với nhau. Thỉnh thoảng Hoa Kỳ đã dùng chiêu bài dân chủ và nhân quyền để làm áp lực về thương mại đối với nước đối tác, nhưng Hoa Kỳ cũng chủ trương xây dựng dần dần dân chủ và nhân quyền ở quốc gia đối tác để hổ trợ cho việc phát triển kinh doanh.
2.- Chấp nhận “mô thức xám xập”
Tưởng cần nhắc lại: Bà cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice đã từng thúc giục cả Miền Điện lẫn Bắc Hàn noi gương Việt Nam (The American Secretary of State, Condoleezza Rice urged Burma and North Korea to follow the example set by Vietnam). Hôm 27.11.2007, ông Ibrahim Gambari, Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền của Liên Hiệp Quốc lại thúc giục Việt Nam tiếp tay trong các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Miến Điện! Sau đó, trong cuộc viếng thăm Hà Nội ngày 3.3.2008, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Christopher Hill lại tuyên bố Bắc Hàn và nhiều nước khác có thể học nhiều bài học quý giá từ Việt Nam. Ông nói:
"Tôi không rõ Bắc Triều Tiên có hỏi kinh nghiệm của Việt Nam hay không, nhất là kinh nghiệm phát triển kinh tế. Thế nhưng tôi rất mong họ hỏi câu hỏi đó vì trong 5 năm gần đây Việt Nam đã có những tiến triển thần kỳ."
Như chúng tôi đã nói, sở dĩ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thúc giục Miến Điện và Bắc Hàn nói gương (example) của Việt Nam vì theo họ Việt Nam đã hội đủ ba yếu tố sau đây để có thể giao thương bền vững: (1) đoạn tuyệt với quá khứ, (2) ổn định tình hình và (3) phát triển kinh tế.
Khi muốn lập quan hệ thương mại với bất cứ nước nào, Hoa Kỳ thường làm áp lực đòi nước đó phải nới rộng dân chủ và nhân quyền đến mức nào đó để việc giao thương có thể phát triển được.
Các nhà phân tích cho rằng trong một nước chậm tiến, trình độ dân trí còn thấp, một chế độ độc tài theo “mô thức xám xập”, tức 30% dân chủ và 70% độc tài, chế độc đó có thể tồn tại được. Trái lại, nếu tiến tới “mô thức ứng xập”, tức 50% độc tài và 50% dân chủ, tình trạng bất ồn rất dễ xẩy ra và chế độ đó sớm muộn gì rồi cũng sụp đổ. Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam biết rất rõ điều đó, nên để bảo vệ chế độ, họ không bao giờ cho phép vượt qua “mô thức xám xập”, dù bị áp lực.
Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy nhà cầm quyền CSVN tìm mọi cách để phân hoá hay ngăn chận không cho GHPGVNTH hoạt động ở trong nước vì sợ giáo hội này sẽ gây bất ổn cho chế độ như dưới thời VNCH.
Hôm 9.3.2009, trong bài diễn văn đọc tại phiên họp của Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc, ông Ngô Bang Quốc, Chủ Tịch Quốc Hội, tuyên bố:
"Chúng ta phải học hỏi từ thành công của tất cả các nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ đơn giản chỉ đi sao chép hệ thống của các nước phương Tây hay đưa ra một hệ thống đa đảng luân phiên nắm quyền".
Chắc chắn các nhà đầu tư sẽ không bao giờ đầu tư vào một quốc gia sáng đình công, chiều biểu tình, ngày hôm sau đảo chánh... như tình trạng của miền Nam Việt Nam sau năm 1963. Các nhà kinh tế nói rằng đầu tư vào một tình trạng như thế chẳng khác chi “chùm hai chân nhảy vào bóng tối”.
Trong thực tế rõ ràng là Hoa Kỳ đã đồng ý “mô thức xám xập” có thể giúp cho việc phát triển kinh doanh ổn định, nên đã biện hộ cho cả Đảng Cộng Sản Trung Quốc lẫn Việt Nam, và kêu gọi Bắc Hàn và Miến Điện noi gương Việt Nam.
Cũng vì chấp nhận “mô thức xám xập”, các cường quốc đang đổ khá nhiều tiền của vào Việt Nam với hy vọng biến Việt Nam thành một đầu cầu phát triển kinh doanh ở Đông Nam Á. Họ tiếp tục tăng viện trợ ODA (Official Development Assistance), tức viện trợ phát triển cho Việt Nam, và đẩy mạnh các chương trình xây dựng hạ tầng.
Vốn ODA dành cho Việt Nam liên tục tăng lên, từ 4,45 tỉ USD cam kết cho năm 2007 lên 5,426 tỉ USD cho 2008. Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) đứng đầu danh sách các tổ chức tài trợ cho Việt Nam, với 1,35 tỉ USD, chiếm 25% tổng số cam kết năm 2008. Chiều 5.12.2008 mức cam kết ODA được nhóm các nhà tài trợ quốc tế quyết định dành cho Việt Nam trong năm 2009 là 5,014 tỉ USD, thấp hơn mức cam kết năm 2008 là 8%, vì tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái, nhưng như thế cũng là quá nhiều.
Với Nhật Bản, mặc đầu có vụ PCI, Nhật đã cam kết dành 83 tỉ 200 triệu Yen, tương đương với 900 triệu USD, cho chương trình trợ giúp Việt Nam phát triển. Sự kiện này đã làm Nhật trở thành nước cấp viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam.
Hoa Kỳ và các cường quốc cũng đang thúc đẩy và giúp Việt Nam hoàn tất đường xe lửa cao tốc xuyên Việt và xuyên Á để có thể mở rộng kinh doanh. Chỉ riêng tuyến đường sắt cao tốc nối Hà Nội với Sài Gòn dài 1600km đã tốn đến 40 tỉ USD, tương đương GDP của Việt Nam trong một năm.
Phương án thiết kế đoạn đường sắt từ ga Sài Gòn đến Lộc Ninh, biên giới Cambodia, dài 140 km trong tuyến đường sắt xuyên Á với phí tổn được dự trù là 438 triệu USD. Tuyến đường sắt xuyên Á này dài 5.500km, bắt đầu từ Côn Minh, Trung Quốc, chạy qua Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai Á và ga cuối cùng ở Singapore. Tuyến đường này do Mã Lai Á khởi xướng vào năm 1995 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Nhìn những công trình mà Hoa Kỳ và các cường quốc đang thực hiện ở Việt Nam, chúng ta có thể tin rằng họ đang tính chuyện làm ăn lâu dài với Việt Nam. Nhật Bổn đã viện trợ cho Việt Nam nhiều nhất nhằm ưu tiên chiếm lãnh thị trường tại đây trong tương lai.
DÂN CHỦ PHỤC VỤ KINH DOANH
Khi tạm thời chấp nhận một “mô thức xám xập” như đã nói trên, không có nghĩa là Hoa Kỳ và các cường quốc muốn duy trì mãi tình trạng đó. Họ sẽ dùng “diễn biến hoà bình” để làm thăng tiến chế độ, giúp cho việc kinh doanh ngày càng mở rộng. Muốn thăng tiến chế độ, công việc đầu tiên là nâng cao dần cuộc sống và dân trí của người dân trong nước lên. Nếu mức sống và dân trí như hiện nay còn được tiếp tục duy trì, rất khó thoát ra khỏi “mô thức xám xập”.
Trong vụ nhà cầm quyền Việt Nam định khai thác mỏ bauxite ở Cao Nguyên, đài BBC đã phỏng vấn thầy giáo Y Long, một thầy giáo dạy cấp ba duy nhất người M'Nong ở tỉnh Đắk Nông, nơi dự án bauxite sẽ được thực hiện. Theo thầy Y Long người M'Nong chiếm gần 40% dân số Đắk Nông (tổng số dân trong tỉnh khoảng 500.000 người) và sống trên 90% diện tích đất đai của tỉnh. Người M'Nong không mặn mà lắm đối với những cái lợi do việc khai thác bauxite sẽ đem lại. Hiện nay việc đào tạo kỹ sư rồi đào tạo nhân lực chuẩn bị cho việc khai thác quặng bauxite thì người địa phương bản địa không hề biết gì hết. Người địa phương cũng khó có thể cạnh tranh trong việc kinh doanh thương mại phục vụ cho công trình khai thác vì họ quá nghèo và kinh tế thị trường vẫn còn là điều xa lạ đối với họ. Có hộ thu nhập hàng tháng chỉ tính bằng vài chục đô, có hộ không đủ gạo để ăn. Với họ, tốt nhất là không nên làm.
Tại Hà Nội, người ta mới khám phá ra xứ Quèn Gianh - Gò Mu thuộc huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 50 km về phía tây nam, chỉ có 2 học sinh lớp 6 là cao nhất, 3 học sinh lớp 5, 4 học sinh lớp 3 và lớp 1!
Với mức sống và trình độ dân trí như thế, dân chủ và nhân quyền đối với họ chẳng có một ý nghĩa gì cả.
Các cường quốc tin rằng khi cuộc sống và dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, nền dân chủ sẽ được phát triển từ từ trong ổn định, và sự kiện này sẽ giúp cho việc phát triển kinh doanh của họ ngày càng tốt đẹp hơn.
Liên Hiệp Quốc và các cường quốc đã thiết lập kế hoạch kiến tạo “xã hội dân sự” ở Việt Nam qua từng giai đoạn. Họ tính cả việc sử dụng các đoàn thể quần chúng do Đảng CSVN lập ra.
Biết được điều này, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy nhân dịp lễ Vesak Nhà Nước được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2008, ngày 28.5.2008, ông Judd Birdsall – Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đã tới thăm và làm việc tại Văn Phòng I Trung Ương GHPGVN, tức Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước. Tại cuộc gặp gỡ, ông Judd Birdsall đã bày tỏ sự cảm kích và ngưỡng mộ đối với GHPGVN qua việc tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 trong thời gian qua. Ông mong muốn GHPGVN ngày càng phát triển hưng thịnh, giúp xã hội được thịnh vượng và hạnh phúc.
Mới nhìn qua, chúng ta cho rằng Hoa Kỳ đang chơi trò bắt cá hai tay, nhưng nhìn vào chương trình phát triển “xã hội dân sự” ở Việt Nam, chúng ta thấy Hoa Kỳ và các cường quốc đang thực hiện chiến dịch “diễn biến hoà bình”.
Đại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đã từng nói: “Hai mươi năm sau, chúng ta sẽ không nói Mỹ đã vào Việt Nam để kiếm tiền, mà chúng ta sẽ nói rằng hơn 75% thành phần Nội Các Việt Nam là những người đã du học Mỹ". Còn ông Aloisi, Phó Đại Sứ Hoa Kỳ tiên đoán: “Việt Nam có thể ở trong lộ trình của chế độ dân chủ đa đảng trong 15 hay 20 năm tới”!
Các nhà phân tích cho rằng sự ước tính của ông Aloisi hơi quá lạc quan.
Trước đây, Đại Hàn và Đài Loan là hai nước chống cộng hàng đầu ở Á Châu, luôn sát cánh với VNCH. Nhưng khi Hoa Kỳ từ bỏ chiến tranh lạnh và thay thế bằng chiến dịch “diễn biến hoà bình”, cả hai nước này đã đi theo, và có khi còn qua mặt Hoa Kỳ, nhờ vậy hai nước này đã biến thành hai con rồng Á Châu.
Các nhà phân tích lưu ý rằng cái gạch nối giữa phát triển kinh tế và dân chủ không phải luôn luôn là điều tất yếu. Nhiều chế độ độc tài trên cho thấy rằng họ có thể làm cho đất nước phát triển kinh tế nhưng vẫn dìm được dân chủ. Trường hợp của Trung Quốc là một thí dụ điển hình. Nhưng các chuyên gia Mỹ tin tưởng rằng thế hệ tới do họ đào tạo sẽ làm thay đổi.
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
Trong bất cứ chế độ nào, kể cả tại Hoa Kỳ, lúc nào cũng cần có những ý kiến khác biệt được đưa ra để thúc đẩy chế độ phải xét lại các chủ trương và hành động của mình, nhận ra những sai lầm và sửa chữa. Khi tiếng nói ở trong nước bị giới hạn, tiếng nói từ bên ngoài rất cần thiết.
Nhưng điều quan trọng là phải nghiên cứu tường tận những vấn đề muốn chỉ trích hay góp ý để có thể điểm trúng “huyệt” mới có tác dụng. Nếu chỉ đánh khơi khơi, đánh dựa trên hư cấu, lập luận một chiều hay chỉ đánh để thỏa mãn lòng thù hận..., chắc chắn sẽ không có tác dụng gì.
Hiện nay có ba cơ quan truyền thông Việt ngữ quốc tế đã đóng góp rất nhiều vào việc làm thay đổi lối suy tư và hành động của người dân trong nước, kể cả các đảng viên và viên chức chính quyền, đó là đài BBC, đài RFI và đài RFA. Những cơ quan này đã dùng những tin tức chính xác và những quan điểm khác nhau của những người trong cuộc, các chuyên gia... để giúp người dân cũng như chính quyền trong nước suy nghĩ về những gì đã hay đang xẩy ra. Chúng tôi tin rằng đây là một phương cách tốt để nâng cao dân trí và đổi mới đất nước.
Lữ Giang
(10.3.2009)
วันอาทิตย์ที่ 15 มีนาคม พ.ศ. 2552
No360: Bao giờ nguồn ODA Nhật bản trở lại ?
Nguồn hỗ trợ ODA Nhật bản - chi viện chính thức của chính phủ Nhật bản cho nhân dân ta dưới hình thức cho vay dài hạn với lãi xuất ưu đãi, đã bị cắt từ đầu tháng 12-2008.
Trên thực tế, nguồn chi viện ấy đã bị chính phủ Nhật treo lại ngay từ giữa tháng 8-2008, khi vụ ăn hối lộ của quan chức Việt nam do công ty Nhật PCI (Pacific Consultant Institute) đưa, lên đến hơn 2 triệu đôla, bị tiết lộ.
Chính phủ Nhật tỏ ra rất hào phóng trong viện trợ cho Việt nam. Đã 2 năm nay, ODA Nhật bản lên đến mức trên 1 tỷ đôla / năm,luôn dẫn đầu, vượt rất xa mọi nước khác, bao gồm một loạt dự án lớn nhất đất nước về đường xá, cầu cống, hải cảng và khu công nghiệp mũi nhọn, đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao.
Như các nước khác, hỗ trợ Việt nam qui mô lớn, Nhật bản cũng mong các công ty, nhà thầu của Nhật sẽ nhận được những gói thầu lớn, theo đúng pháp luật, có lợi chính đáng cho cả 2 bên. Nhiều lần quốc hội Nhật, báo chí Nhật tỏ ra lo ngại, giận dữ khi một số hỗ trợ ODA lấy từ tiền thuế dân Nhật đóng, giúp vài nước châu Phi bị cắt xén do tệ quan liêu và tham nhũng, làm tha hoá bộ máy cai trị.
Bộ kế hoạch và đầu tư và ngành giao thông vận tải Việt nam hiểu rất rõ vụ hối lộ của PCI cho các quan chức Việt nam gây nên tổn thất và trở ngại to lớn ra sao. Các công trình trọng điểm lớn nhất bị dở dang, đình trệ, vốn bị cạn, công nhân không việc.
Có thể nói từ thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, ngành giao thông, giới làm kinh tế cho đến người dân trong nước đều trông mong - mỗi người do động cơ khác nhau - vốn ODA Nhật bản (dự tính 900 triệu đôla cho năm 2009 này), được nối lại rất sớm.
Đã có nhiều thông tin lạc quan theo hướng ấy.
Nào là từ tháng 1-2009, cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fucuda thăm Hànội đã ủng hộ việc sớm nối lại nguồn ODA.
Nào là Hoàng Thái tử Nhật Naruhito mới thăm Việt nam tháng trước cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy việc này. Rồi cũng trong dịp này, tài tử trứ danh Sugi Ryotaro với danh nghĩa "đại sứ hữu nghị đặc biệt", cũng chung một ý định, sớm nối ODA Nhật.
Mới đây hãng tin Nhật Kyodo và Việt nam thông tấn xã cùng đưa tin là văn bản về nối lại ODA sẽ có thể ký giữa 2 bên cuối tháng 3, nghĩa là chỉ trong một, hai tuần lễ.
Vậy bà con ta đã có thể trông chờ điều tốt đẹp sắp tới trong quan hệ Nhật - Việt ?
Nên thận trọng, kẻo lại bị bất ngờ.
Một số nhà báo Nhật bản bạn cũ của tôi, từ Tokyo và Bangkok, cho biết ý nghĩ của họ trong việc này. Thông tin điều này có thể là có ích.
Họ cho rằng " quả bóng vẫn ở phía chân Việt nam "; "rằng hồ sơ vẫn còn trên bàn của bộ chính trị cộng sản Việt nam "; "rằng mọi sự còn phụ thuộc ở Việt nam có thái độ ra sao đối với bị cáo ăn hối lộ "; "rằng nhiều công ty, nhà thầu Nhật bản lô-by (vận động hành lang) mạnh để sớm nối lại ODA, nhưng ngành ngoại giao và lập pháp ở Nhật vẫn rất nghiêm, họ còn cân nhắc kỹ ".
Một anh bạn Nhật chân thật : " đáng tiếc, thủ tướng của Việt nam hình như ít am hiểu tập quán ngoại giao và tâm lý ngoại giao, ít hiểu văn hoá Nhật chúng tôi trong vụ này".
Trao đổi một hồi trên điện thoại viễn liên, tôi mới vỡ lẽ các bạn Nhật muốn nói gì.
Các bạn Nhật muốn nhắn rằng, với nước Nhật, cần gõ cửa cho đúng. Vì xã hội Nhật phân công rạch ròi, không ai đạp lên chân ai, dễ ngã cả loạt.
Cái kiểu Hànội tranh thủ cựu Thủ tướng Fucuda, rồi tranh thủ Hoàng thái tử Naruhito, săn đón đại sứ hữu nghị đặc biệt Sugi Ryotaro là rất ít hiệu quả. Bởi lẽ, theo tập quán Nhật, thủ tướng đã ra đi sẽ không can thiệp vào việc của thủ tướng kế nhiệm; mọi việc đã bàn giao xong. Hoàng thái tử chỉ lo chuyện lễ nghi và từ thiện, không được, không dám làm gì khác, kỵ nhất là chuyện kinh tế, đấu thầu, tiền bạc, tòa án. Còn Đại sứ "hữu nghị loại đặc biệt", ông ta chỉ có nhiệm vụ cười, cười rộng rãi và dễ dãi, cúi đầu gật gật xã giao cho thật dẻo, và tối kỵ lấn sân sang vị đại sứ toàn quyền chuyên nghiệp. Cứ yên chí cả tin ở các vị này, khéo mà lầm cửa.
Cái "không hay" của thủ tướng Dũng, có thể nói cái "hớ hênh không nên có" của ông Dũng còn là làm mất lòng một nhân vật Nhật bản trực tiếp tham gia quyết định cắt và nối nguồn ODA Nhật cho Việt nam.
Đó là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật bản ở Hànội Mitsuo Sakaba.
Ông M.Sakaba là một nhân vật nhiều triển vọng của ngành ngoại giao Nhật bản. Ông được đào tạo rất bài bản, thành thạo Anh, Pháp, Hoa ngữ... Ông từng là đại sứ Nhật ở UNESCO - Paris trong 2 năm, rồi về Tokyo làm người phát ngôn Bộ ngoại giao Nhật. Các nhà báo Anh, Pháp, Đức, Mỹ ... hồi ấy rất "mê" những buổi họp báo của ông Sakaba, bởi ông bao giờ cũng nắm được thực chất câu hỏi của các nhà báo quốc tế để trả lời ngay thật, pha chút hóm hỉnh, thông hiểu, trái ngược với những lưỡi gỗ trơ tráo, tẻ nhạt, nói lấy được của đồng nghiệp ở Bắc kinh và Hànội."
Ông mới đến Hànội tháng 3-2008, đã nổi lên trong giới ngoại giao như một đại sứ năng động, thích văn hoá, ưa thể thao, mê nghiên cứu ẩm thực, đặc biệt rất ham đi những vùng sâu, vùng xa, nặng lòng cứu giúp những vùng nghèo, dân nghèo.
Mới đây, khi ODA lớn bị ngừng, ông chuyển hướng, đích thân xông xáo đôn đốc hơn 30 dự án nhỏ bé, cò con, như dự án xây trường tiểu học xã Mường Khên tỉnh Hoà bình, như dự án giao thông nông thôn cho xã Hương Lâm tỉnh Bắc Giang, mỗi nơi gần 100 ngàn đôla, hoàn thành nhanh, gọn, cùng chính quyền sở tại kiểm soát kỹ, không bị xà xẻo ...
Ấy vậy mà ông Dũng không những không tranh thủ ông đại sứ Nhật, lại còn trách móc, đến độ như xúc phạm ông một cách công khai, trước mặt các quan chức và nhà báo quốc tế, trước mặt cả các quan chức Nhật, khi ông vắng mặt.
Theo gợi ý của các bạn Nhật, tôi tìm lại bản tin VN Thông tấn xã ngày 10-2-2009, như sau :
"Chiều 9-2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ hữu nghị đặc biệt Nhật bản-Việt nam Sugi Ryotaro. Đại sứ Sugi vui mừng thông báo với thủ tướng việc Nhật bản sẽ sớm khôi phục lại vốn ODA dành cho Việt nam ". Ở đoạn cuối : " Thủ tướng cho rằng nếu chỉ vì nghi vấn (!) một cá nhân của Việt nam trong vụ án tham nhũng liên quan đến vốn ODA mà Nhật bản đơn phương chấm dứt viện trợ ODA cho Việt nam là đáng tiếc (!)".
Với Hoàng Thái tử Naruhito, ông Dũng còn đi xa hơn, mà mách rằng : "việc phía Nhật đơn phương cắt ODA không bàn bạc trước, ngay giữa cuộc họp quốc tế lớn về đầu tư đầu tháng 12-2008 đã làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị Nhật - Việt ".
Ông Dũng hẳn biết rõ - như ông đại sứ Sakaba nói với các báo ở Hànội từ đầu tháng 12- rằng việc ngừng ODA là theo lệnh trực tiếp từ thủ tướng Nhật đương nhiệm Taro Aso, đại sứ rất tán thành, vì nhiều nghị sỹ Nhật và dân đóng thuế Nhật bất bình sâu sắc về sự việc xảy ra.
Tốt nhất là thủ tướng Việt nam tỏ lời chân thành xin lỗi vì rõ ràng chính phủ Việt nam có trách nhiệm trong quản lý vốn ODA. Không xin lỗi, lại còn trách cứ ngược lại thủ tướng và đại sứ Nhật, và đi nói riêng với với Hoàng thái tử Nhật và với đại sứ hữu nghị Nhật bản, đổ lỗi cho phía Nhật đã gây nên ảnh hưởng xấu trong quan hệ Nhật - Việt! Thật quá đáng. Người đứng đầu chính phủ mà làm công tác đối ngoại kỳ cục, dại dột, không biết điều như vậy.
Với các nhà báo Nhật, ông Dũng còn đi xa hơn, phàn nàn rằng: "đến nay Nhật bản vẫn chưa cung cấp cho phía Việt nam những chứng cứ của vụ việc..."(!)
Các nhà báo Nhật chỉ mỉm cười.
Vì họ biết rõ, chính phía Nhật đã 6 lần gửi từng tập tài liệu hàng nghìn trang gồm: khẩu cung của cơ quan điều tra, lời khai viết của 4 bị cáo Nhật, băng ghi âm trước toà án, lời tả chi tiết về 4 lần giao tiền cho quan chức Việt nam, lên đến 2 triệu 6 đôla, lại còn cử cán bộ điều tra, toà án và bộ tư pháp Nhật sang tận Việt nam để trình bày thêm.
Họ biết rất rõ, bộ tư pháp Nhật đã yêu cầu phía Việt nam trả lời cho 23 câu hỏi, chủ yếu nhất là : - cho đến tháng 12-2008, các bị cáo Việt nam đã nhận hay không nhận có ăn hối lộ của PCI, nếu nhận là bao nhiêu lần, lên đến bao nhiêu? Họ tẩu tán đi đâu? có những ai dính đến vụ án ? họ khai và thú nhận những gì rồi ?
- số tiền ấy được thương lượng ra sao, giữa 2 bên, do ai thương lượng, ngả ngũ ra sao? thủ đoạn giao nhận ?
- số tiền ấy đã chia cho bao nhiêu người, những ai, chức vụ khi ấy làm gì? thu hồi lại được bao nhiêu?
- phía Việt nam bao giờ xử kẻ bị cáo, và cần phía Nhật hợp tác thêm những gì ? các ông đánh giá ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra sao trong vụ ăn hối lộ này ?
Hàng loạt câu hỏi ấy đặt ra gần 4 tháng nay, và vẫn còn chờ trả lời.
Các bạn nhà báo Nhật cho rằng phía Việt nam đã có những việc làm tuy chậm nhưng đáng hoan nghênh. Đó là lập Uỷ ban hỗn hợp Nhật - Việt cùng nhau thảo thể lệ quản lý nghiêm vốn ODA, thanh tra chất lượng công trình, kiểm tra việc chi tiêu, lập thêm một cơ quan giám sát đấu thầu; bắt tạm giam 2 ông Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Qủa và hứa hẹn sẽ xét xử nghiêm minh vụ án này.
Báo Nhật cũng ghi nhận bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc sang Nhật tháng 2-2009 đã thông báo chính phủ Việt nam đã xếp vụ án ăn hối lộ của PCI là một vụ án trọng điểm, có nghĩa là sẽ được uu tiên xét xử một cách công khai, minh bạch, đúng luật. Phía Nhật chờ từng ngày. Bao giờ ?
Báo chí Việt nam vẫn còn bị cấm ngặt không được nói đến vụ án PCI, không được tìm hiểu và đưa tin gì về vụ án đã thành trọng điểm này, cũng như phải quên vụ án PMU18 đi, dù nó đã kéo lê thê hơn 3 năm. Nhà báo chỉ được phép đưa những tin lạc quan, một chiều, rằng cuối tháng 3, hai chính phủ sẽ ký nghị định thư nối lại ODA đang mong chờ; rằng tháng 4, ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh sẽ sang Tokyo giải quyết mọi vướng mắc cho thông suốt ở mức cao nhất với thủ tướng Taro Asô; khi ấy dòng chảy ODA có thể chảy vào thông suốt và dồi dào.
Nhưng vẫn còn một trở ngại. Một trở ngại, không nhỏ chút nào. Hãy nghe ông Đại sứ Mitsuo Sakaba nói với phóng viên VietnamNet chiều ngày 10-3 ": Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ sự kiện xử lý vụ án ăn hối lộ của công ty Nhật PCI ". Ông nói thêm, vẫn với giọng rất nghiêm nghị :"Tôi đang chờ xem hành động xử lý cụ thể vụ án hối lộ này của phía Việt Nam".
Ai nấy đều biết chính quyền Việt nam đã đánh tráo, từ vụ án "ăn hối lộ của công ty PCI" Nhật thành ra một vụ án hoàn toàn khác là : "lấy nhà công cho công ty Nhật PCI thuê rồi chia tiền cho viên chức cơ quan". Về tư pháp, đây là xét xử án "không đúng vụ việc", "không đúng người", "không đúng tội danh". Đánh tráo vụ án ăn hối lộ lên đến 2 triệu 6 đôla bằng một vụ án hoàn toàn khác, với giá trị 1.200 triệu đồng, bằng 70.000 đôla , chỉ bằng 1 phần 37 vụ án trước.
Một chính phủ, có luật pháp hẳn hoi, có toà án, có viện kiểm sát, có thanh tra chính phủ, còn có cả một ủy ban đặc trách chống tham nhũng, trong một vụ án lớn có quốc tế tham gia theo dõi chặt chẽ, lại giở trò gian lận một cách trắng trợn và lộ liễu đến vậy. Mà vẫn cứ tỉnh bơ !
Phía Nhật đang mong chờ xử vụ án PCI đúng người, đúng tội, đúng luật. Họ sẽ rất chăm chũ theo dõi kỹ càng, chặt chẽ, như họ nói.
Nếu như Việt nam lờ đi, chưa xử, mua thời gian,để sau 4 tháng sẽ cho 2 bị cáo về nhà (họ chỉ bị "tạm giam" 4 tháng), hoặc xử qua loa chiếu lệ một vụ án nhỏ thay thế để làm phép, thì chắc hẳn vốn ODA sẽ vẫn còn bị treo lơ lửng. Ông Nông Đức Mạnh không thiếu lý do để nằm nhà.
Nghĩ cho cùng, nước thiếu vốn, xã hội thiếu đường, thiếu cầu, công nhân thiếu việc, nhưng các ông lớn còn có thiếu gì.
Nhưng riêng ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đang rất cần niềm tin, cần uy tín trong vụ này. Ông phải sữa chữa những vụng về hớ hênh của một người đứng đầu chính phủ. Uy tín ông đang xuống thấp.
Năm ngoái ông Dũng đã sai lầm phát lệnh "không được xuất khẩu lúa gạo để làm dự trữ quốc gia, cân bằng lương thực", làm nông dân Nam bộ thiệt 1 tỷ đôla. Ông lại đang lao vào vụ Đác Nông nguy khốn, tiến lui đều khó. Ông lại vừa liều tiên đoán "sang tháng 5 kinh tế Việt nam sẽ khởi sắc", làm cho báo The Economist Anh ngày 5-3 mới rồi kêu lên rằng thủ tướng Việt nam bắt mạch kinh tế như một ông lang băm, rao bán dầu cù là !(nguyên văn : the prime minister Nguyên Tân Dung has predicted that the economy will start to pick up as early as May ! As weeks go by, that makes him sound more like a seller of snake-oil than of snake-blood !" .
Trên cương vị Trưởng ban chống tham nhũng của chính phủ, ông Dũng hãy sắn tay áo đôn đốc việc xét xử vụ án trọng điểm PCI này, để từ trong ra ngoài nước đều thấy rõ ông là người "thật sự kiên quyết hành động chống tham nhũng", như ông cam kết.
Nguồn ODA của Nhật có sớm được chắp nối lại hay không là tuỳ thuộc ở hành động của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ở ý chí của bộ chính trị đảng CS trong chống tham nhũng, qua sự xét đoán tỉnh táo, công bằng sau đó của chính phủ Nhật, người giữ hầu bao ODA, luôn ưu ái đến sự chậm tiến và thiệt thòi của dân Việt nam, luôn lo lắng đến một loạt dự án trọng điểm đang dở dang, lâm đại nạn.
Bùi Tín
Paris 16-3-2009
Trên thực tế, nguồn chi viện ấy đã bị chính phủ Nhật treo lại ngay từ giữa tháng 8-2008, khi vụ ăn hối lộ của quan chức Việt nam do công ty Nhật PCI (Pacific Consultant Institute) đưa, lên đến hơn 2 triệu đôla, bị tiết lộ.
Chính phủ Nhật tỏ ra rất hào phóng trong viện trợ cho Việt nam. Đã 2 năm nay, ODA Nhật bản lên đến mức trên 1 tỷ đôla / năm,luôn dẫn đầu, vượt rất xa mọi nước khác, bao gồm một loạt dự án lớn nhất đất nước về đường xá, cầu cống, hải cảng và khu công nghiệp mũi nhọn, đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao.
Như các nước khác, hỗ trợ Việt nam qui mô lớn, Nhật bản cũng mong các công ty, nhà thầu của Nhật sẽ nhận được những gói thầu lớn, theo đúng pháp luật, có lợi chính đáng cho cả 2 bên. Nhiều lần quốc hội Nhật, báo chí Nhật tỏ ra lo ngại, giận dữ khi một số hỗ trợ ODA lấy từ tiền thuế dân Nhật đóng, giúp vài nước châu Phi bị cắt xén do tệ quan liêu và tham nhũng, làm tha hoá bộ máy cai trị.
Bộ kế hoạch và đầu tư và ngành giao thông vận tải Việt nam hiểu rất rõ vụ hối lộ của PCI cho các quan chức Việt nam gây nên tổn thất và trở ngại to lớn ra sao. Các công trình trọng điểm lớn nhất bị dở dang, đình trệ, vốn bị cạn, công nhân không việc.
Có thể nói từ thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, ngành giao thông, giới làm kinh tế cho đến người dân trong nước đều trông mong - mỗi người do động cơ khác nhau - vốn ODA Nhật bản (dự tính 900 triệu đôla cho năm 2009 này), được nối lại rất sớm.
Đã có nhiều thông tin lạc quan theo hướng ấy.
Nào là từ tháng 1-2009, cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fucuda thăm Hànội đã ủng hộ việc sớm nối lại nguồn ODA.
Nào là Hoàng Thái tử Nhật Naruhito mới thăm Việt nam tháng trước cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy việc này. Rồi cũng trong dịp này, tài tử trứ danh Sugi Ryotaro với danh nghĩa "đại sứ hữu nghị đặc biệt", cũng chung một ý định, sớm nối ODA Nhật.
Mới đây hãng tin Nhật Kyodo và Việt nam thông tấn xã cùng đưa tin là văn bản về nối lại ODA sẽ có thể ký giữa 2 bên cuối tháng 3, nghĩa là chỉ trong một, hai tuần lễ.
Vậy bà con ta đã có thể trông chờ điều tốt đẹp sắp tới trong quan hệ Nhật - Việt ?
Nên thận trọng, kẻo lại bị bất ngờ.
Một số nhà báo Nhật bản bạn cũ của tôi, từ Tokyo và Bangkok, cho biết ý nghĩ của họ trong việc này. Thông tin điều này có thể là có ích.
Họ cho rằng " quả bóng vẫn ở phía chân Việt nam "; "rằng hồ sơ vẫn còn trên bàn của bộ chính trị cộng sản Việt nam "; "rằng mọi sự còn phụ thuộc ở Việt nam có thái độ ra sao đối với bị cáo ăn hối lộ "; "rằng nhiều công ty, nhà thầu Nhật bản lô-by (vận động hành lang) mạnh để sớm nối lại ODA, nhưng ngành ngoại giao và lập pháp ở Nhật vẫn rất nghiêm, họ còn cân nhắc kỹ ".
Một anh bạn Nhật chân thật : " đáng tiếc, thủ tướng của Việt nam hình như ít am hiểu tập quán ngoại giao và tâm lý ngoại giao, ít hiểu văn hoá Nhật chúng tôi trong vụ này".
Trao đổi một hồi trên điện thoại viễn liên, tôi mới vỡ lẽ các bạn Nhật muốn nói gì.
Các bạn Nhật muốn nhắn rằng, với nước Nhật, cần gõ cửa cho đúng. Vì xã hội Nhật phân công rạch ròi, không ai đạp lên chân ai, dễ ngã cả loạt.
Cái kiểu Hànội tranh thủ cựu Thủ tướng Fucuda, rồi tranh thủ Hoàng thái tử Naruhito, săn đón đại sứ hữu nghị đặc biệt Sugi Ryotaro là rất ít hiệu quả. Bởi lẽ, theo tập quán Nhật, thủ tướng đã ra đi sẽ không can thiệp vào việc của thủ tướng kế nhiệm; mọi việc đã bàn giao xong. Hoàng thái tử chỉ lo chuyện lễ nghi và từ thiện, không được, không dám làm gì khác, kỵ nhất là chuyện kinh tế, đấu thầu, tiền bạc, tòa án. Còn Đại sứ "hữu nghị loại đặc biệt", ông ta chỉ có nhiệm vụ cười, cười rộng rãi và dễ dãi, cúi đầu gật gật xã giao cho thật dẻo, và tối kỵ lấn sân sang vị đại sứ toàn quyền chuyên nghiệp. Cứ yên chí cả tin ở các vị này, khéo mà lầm cửa.
Cái "không hay" của thủ tướng Dũng, có thể nói cái "hớ hênh không nên có" của ông Dũng còn là làm mất lòng một nhân vật Nhật bản trực tiếp tham gia quyết định cắt và nối nguồn ODA Nhật cho Việt nam.
Đó là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật bản ở Hànội Mitsuo Sakaba.
Ông M.Sakaba là một nhân vật nhiều triển vọng của ngành ngoại giao Nhật bản. Ông được đào tạo rất bài bản, thành thạo Anh, Pháp, Hoa ngữ... Ông từng là đại sứ Nhật ở UNESCO - Paris trong 2 năm, rồi về Tokyo làm người phát ngôn Bộ ngoại giao Nhật. Các nhà báo Anh, Pháp, Đức, Mỹ ... hồi ấy rất "mê" những buổi họp báo của ông Sakaba, bởi ông bao giờ cũng nắm được thực chất câu hỏi của các nhà báo quốc tế để trả lời ngay thật, pha chút hóm hỉnh, thông hiểu, trái ngược với những lưỡi gỗ trơ tráo, tẻ nhạt, nói lấy được của đồng nghiệp ở Bắc kinh và Hànội."
Ông mới đến Hànội tháng 3-2008, đã nổi lên trong giới ngoại giao như một đại sứ năng động, thích văn hoá, ưa thể thao, mê nghiên cứu ẩm thực, đặc biệt rất ham đi những vùng sâu, vùng xa, nặng lòng cứu giúp những vùng nghèo, dân nghèo.
Mới đây, khi ODA lớn bị ngừng, ông chuyển hướng, đích thân xông xáo đôn đốc hơn 30 dự án nhỏ bé, cò con, như dự án xây trường tiểu học xã Mường Khên tỉnh Hoà bình, như dự án giao thông nông thôn cho xã Hương Lâm tỉnh Bắc Giang, mỗi nơi gần 100 ngàn đôla, hoàn thành nhanh, gọn, cùng chính quyền sở tại kiểm soát kỹ, không bị xà xẻo ...
Ấy vậy mà ông Dũng không những không tranh thủ ông đại sứ Nhật, lại còn trách móc, đến độ như xúc phạm ông một cách công khai, trước mặt các quan chức và nhà báo quốc tế, trước mặt cả các quan chức Nhật, khi ông vắng mặt.
Theo gợi ý của các bạn Nhật, tôi tìm lại bản tin VN Thông tấn xã ngày 10-2-2009, như sau :
"Chiều 9-2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ hữu nghị đặc biệt Nhật bản-Việt nam Sugi Ryotaro. Đại sứ Sugi vui mừng thông báo với thủ tướng việc Nhật bản sẽ sớm khôi phục lại vốn ODA dành cho Việt nam ". Ở đoạn cuối : " Thủ tướng cho rằng nếu chỉ vì nghi vấn (!) một cá nhân của Việt nam trong vụ án tham nhũng liên quan đến vốn ODA mà Nhật bản đơn phương chấm dứt viện trợ ODA cho Việt nam là đáng tiếc (!)".
Với Hoàng Thái tử Naruhito, ông Dũng còn đi xa hơn, mà mách rằng : "việc phía Nhật đơn phương cắt ODA không bàn bạc trước, ngay giữa cuộc họp quốc tế lớn về đầu tư đầu tháng 12-2008 đã làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị Nhật - Việt ".
Ông Dũng hẳn biết rõ - như ông đại sứ Sakaba nói với các báo ở Hànội từ đầu tháng 12- rằng việc ngừng ODA là theo lệnh trực tiếp từ thủ tướng Nhật đương nhiệm Taro Aso, đại sứ rất tán thành, vì nhiều nghị sỹ Nhật và dân đóng thuế Nhật bất bình sâu sắc về sự việc xảy ra.
Tốt nhất là thủ tướng Việt nam tỏ lời chân thành xin lỗi vì rõ ràng chính phủ Việt nam có trách nhiệm trong quản lý vốn ODA. Không xin lỗi, lại còn trách cứ ngược lại thủ tướng và đại sứ Nhật, và đi nói riêng với với Hoàng thái tử Nhật và với đại sứ hữu nghị Nhật bản, đổ lỗi cho phía Nhật đã gây nên ảnh hưởng xấu trong quan hệ Nhật - Việt! Thật quá đáng. Người đứng đầu chính phủ mà làm công tác đối ngoại kỳ cục, dại dột, không biết điều như vậy.
Với các nhà báo Nhật, ông Dũng còn đi xa hơn, phàn nàn rằng: "đến nay Nhật bản vẫn chưa cung cấp cho phía Việt nam những chứng cứ của vụ việc..."(!)
Các nhà báo Nhật chỉ mỉm cười.
Vì họ biết rõ, chính phía Nhật đã 6 lần gửi từng tập tài liệu hàng nghìn trang gồm: khẩu cung của cơ quan điều tra, lời khai viết của 4 bị cáo Nhật, băng ghi âm trước toà án, lời tả chi tiết về 4 lần giao tiền cho quan chức Việt nam, lên đến 2 triệu 6 đôla, lại còn cử cán bộ điều tra, toà án và bộ tư pháp Nhật sang tận Việt nam để trình bày thêm.
Họ biết rất rõ, bộ tư pháp Nhật đã yêu cầu phía Việt nam trả lời cho 23 câu hỏi, chủ yếu nhất là : - cho đến tháng 12-2008, các bị cáo Việt nam đã nhận hay không nhận có ăn hối lộ của PCI, nếu nhận là bao nhiêu lần, lên đến bao nhiêu? Họ tẩu tán đi đâu? có những ai dính đến vụ án ? họ khai và thú nhận những gì rồi ?
- số tiền ấy được thương lượng ra sao, giữa 2 bên, do ai thương lượng, ngả ngũ ra sao? thủ đoạn giao nhận ?
- số tiền ấy đã chia cho bao nhiêu người, những ai, chức vụ khi ấy làm gì? thu hồi lại được bao nhiêu?
- phía Việt nam bao giờ xử kẻ bị cáo, và cần phía Nhật hợp tác thêm những gì ? các ông đánh giá ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra sao trong vụ ăn hối lộ này ?
Hàng loạt câu hỏi ấy đặt ra gần 4 tháng nay, và vẫn còn chờ trả lời.
Các bạn nhà báo Nhật cho rằng phía Việt nam đã có những việc làm tuy chậm nhưng đáng hoan nghênh. Đó là lập Uỷ ban hỗn hợp Nhật - Việt cùng nhau thảo thể lệ quản lý nghiêm vốn ODA, thanh tra chất lượng công trình, kiểm tra việc chi tiêu, lập thêm một cơ quan giám sát đấu thầu; bắt tạm giam 2 ông Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Qủa và hứa hẹn sẽ xét xử nghiêm minh vụ án này.
Báo Nhật cũng ghi nhận bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc sang Nhật tháng 2-2009 đã thông báo chính phủ Việt nam đã xếp vụ án ăn hối lộ của PCI là một vụ án trọng điểm, có nghĩa là sẽ được uu tiên xét xử một cách công khai, minh bạch, đúng luật. Phía Nhật chờ từng ngày. Bao giờ ?
Báo chí Việt nam vẫn còn bị cấm ngặt không được nói đến vụ án PCI, không được tìm hiểu và đưa tin gì về vụ án đã thành trọng điểm này, cũng như phải quên vụ án PMU18 đi, dù nó đã kéo lê thê hơn 3 năm. Nhà báo chỉ được phép đưa những tin lạc quan, một chiều, rằng cuối tháng 3, hai chính phủ sẽ ký nghị định thư nối lại ODA đang mong chờ; rằng tháng 4, ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh sẽ sang Tokyo giải quyết mọi vướng mắc cho thông suốt ở mức cao nhất với thủ tướng Taro Asô; khi ấy dòng chảy ODA có thể chảy vào thông suốt và dồi dào.
Nhưng vẫn còn một trở ngại. Một trở ngại, không nhỏ chút nào. Hãy nghe ông Đại sứ Mitsuo Sakaba nói với phóng viên VietnamNet chiều ngày 10-3 ": Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ sự kiện xử lý vụ án ăn hối lộ của công ty Nhật PCI ". Ông nói thêm, vẫn với giọng rất nghiêm nghị :"Tôi đang chờ xem hành động xử lý cụ thể vụ án hối lộ này của phía Việt Nam".
Ai nấy đều biết chính quyền Việt nam đã đánh tráo, từ vụ án "ăn hối lộ của công ty PCI" Nhật thành ra một vụ án hoàn toàn khác là : "lấy nhà công cho công ty Nhật PCI thuê rồi chia tiền cho viên chức cơ quan". Về tư pháp, đây là xét xử án "không đúng vụ việc", "không đúng người", "không đúng tội danh". Đánh tráo vụ án ăn hối lộ lên đến 2 triệu 6 đôla bằng một vụ án hoàn toàn khác, với giá trị 1.200 triệu đồng, bằng 70.000 đôla , chỉ bằng 1 phần 37 vụ án trước.
Một chính phủ, có luật pháp hẳn hoi, có toà án, có viện kiểm sát, có thanh tra chính phủ, còn có cả một ủy ban đặc trách chống tham nhũng, trong một vụ án lớn có quốc tế tham gia theo dõi chặt chẽ, lại giở trò gian lận một cách trắng trợn và lộ liễu đến vậy. Mà vẫn cứ tỉnh bơ !
Phía Nhật đang mong chờ xử vụ án PCI đúng người, đúng tội, đúng luật. Họ sẽ rất chăm chũ theo dõi kỹ càng, chặt chẽ, như họ nói.
Nếu như Việt nam lờ đi, chưa xử, mua thời gian,để sau 4 tháng sẽ cho 2 bị cáo về nhà (họ chỉ bị "tạm giam" 4 tháng), hoặc xử qua loa chiếu lệ một vụ án nhỏ thay thế để làm phép, thì chắc hẳn vốn ODA sẽ vẫn còn bị treo lơ lửng. Ông Nông Đức Mạnh không thiếu lý do để nằm nhà.
Nghĩ cho cùng, nước thiếu vốn, xã hội thiếu đường, thiếu cầu, công nhân thiếu việc, nhưng các ông lớn còn có thiếu gì.
Nhưng riêng ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đang rất cần niềm tin, cần uy tín trong vụ này. Ông phải sữa chữa những vụng về hớ hênh của một người đứng đầu chính phủ. Uy tín ông đang xuống thấp.
Năm ngoái ông Dũng đã sai lầm phát lệnh "không được xuất khẩu lúa gạo để làm dự trữ quốc gia, cân bằng lương thực", làm nông dân Nam bộ thiệt 1 tỷ đôla. Ông lại đang lao vào vụ Đác Nông nguy khốn, tiến lui đều khó. Ông lại vừa liều tiên đoán "sang tháng 5 kinh tế Việt nam sẽ khởi sắc", làm cho báo The Economist Anh ngày 5-3 mới rồi kêu lên rằng thủ tướng Việt nam bắt mạch kinh tế như một ông lang băm, rao bán dầu cù là !(nguyên văn : the prime minister Nguyên Tân Dung has predicted that the economy will start to pick up as early as May ! As weeks go by, that makes him sound more like a seller of snake-oil than of snake-blood !" .
Trên cương vị Trưởng ban chống tham nhũng của chính phủ, ông Dũng hãy sắn tay áo đôn đốc việc xét xử vụ án trọng điểm PCI này, để từ trong ra ngoài nước đều thấy rõ ông là người "thật sự kiên quyết hành động chống tham nhũng", như ông cam kết.
Nguồn ODA của Nhật có sớm được chắp nối lại hay không là tuỳ thuộc ở hành động của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ở ý chí của bộ chính trị đảng CS trong chống tham nhũng, qua sự xét đoán tỉnh táo, công bằng sau đó của chính phủ Nhật, người giữ hầu bao ODA, luôn ưu ái đến sự chậm tiến và thiệt thòi của dân Việt nam, luôn lo lắng đến một loạt dự án trọng điểm đang dở dang, lâm đại nạn.
Bùi Tín
Paris 16-3-2009
วันศุกร์ที่ 13 มีนาคม พ.ศ. 2552
No359: Khi đạo đức được đem đi đấu giá
Cụ Phan Châu Trinh sau 18 năm bôn ba hải ngoại, trở về nước, ngay trong bài diễn thuyết đầu tiên, đêm 19.11.1925 tại nhà hội Việt Nam ở Sài gòn, cụ đã nói ngay đến vấn đề đạo đức và luân lý, một vấn đề ảnh hưởng đền sự tồn vong của dân tộc:
“...Thưa anh em đồng bào, nay tôi đã được gặp anh em đông đủ ở đây, tôi xin anh em cho phép tôi được giải bày đôi chút ý kiến về "Đạo đức luân lý Đông Tây" mà mong rằng anh em để ý hiểu cho. Đáng lẽ theo thời nay, không thiếu chi vấn đề rất quan trọng làm rung động các dân tộc trên toàn cầu, tôi có thể nói chuyện cùng anh em được, thế mà tôi lại không lựa đến mấy vấn đề mới mẻ ấy, chỉ chọn lấy cái vấn đề "Đạo đức và luân lý" rất tầm thường mà rất cũ kỹ thế này.
Tôi chọn lấy vấn đề này, là vì tôi tưởng rằng từ xưa đến nay bất cứ dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng, dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh, đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốc nữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị người đè lên trên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình...”
Và cụ khẳng định:
“...Đạo đức lớn ta không có đã đành, nay xin hỏi đạo đức nhỏ, tư đức của mỗi người, ta có hay không? Thưa rằng: Không! Một xứ đã bị chuyên chế thì tính chất gì thuộc về đạo đức cũng không thể nào sinh sản được...” [1]
Thượng bất chính, hạ tất loạn
Quả thật đúng như vậy, nhìn vào hiện tình xã hội của các chế độ độc tài toàn trị cầm quyền bởi chính quyền cộng sản: vấn đề khủng hoảng đạo đức xã hội và chính trị là điều không thể chối cãi. Điều này được nói đến nhiều và đã từ lâu, và lại vừa được đề cập trong một vài bài viết gần đây trên Thông Luận:
”...Đảng cộng sản đã không chừa một lãnh vực đạo đức nào của xã hội. Họ muốn thay đổi hết những căn bản đạo đức bằng tư tưởng của Mác-Lê. Nhưng lịch sử đã chứng minh với sự sụp đổ toàn diện của Cộng Hoà Liên Bang Xô Viết, chủ nghĩa cộng sản chỉ làm cho con người thoái hoá và xã hội vữa nát. Tinh thần liên đới hoàn toàn vắng bóng dưới chế độ chủ nghĩa xã hội. Con người chỉ còn biết luồn lách mà sống, giành giựt địa vị để có uy quyền, và không có một cơ chế nào để ngăn chặn lòng tham và ham muốn quyền lực của con người. Với lời khẳng định ghi trong hiến pháp đảng cộng sản là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước, nước Việt Nam không thể nào có cơ hội vươn lên. Kẻ ở chức vị cao luôn có khuynh hướng muốn ở địa vị càng lâu càng tốt, nhu cầu bành trướng thế lực của mình mỗi lúc một nhiều hơn. Điển hình là tư gia của Lê Khả Phiêu với nhà cửa trang hoàng những quý vật, những đồ cổ vô giá, và chân dung của chính bản thân để tự vinh danh. Lại thêm ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng từ đường nguy nga để tôn vinh gia tộc của mình. Bản thân những việc này không có gì đáng trách, vì mọi người đều có quyền tự tôn vinh bản thân, tôn vinh dòng họ. Nhưng chỉ có phiền là những gì chủ nghĩa cộng sản chủ trương đã không được thi hành, việc phân chia đồng đều chẳng thấy đâu mà chỉ thấy các cán bộ cao cấp của đảng vinh thân phì gia, nhà cửa sang trọng trong khi đó người nông dân vẫn nghèo, người công nhân vẫn bị bóc lột. Xét cho cùng, chủ nghĩa cộng sản chẳng qua là một nguỵ thuyết cho phép kẻ không có của cướp kẻ có của một cách hợp pháp và sau đó kẻ cướp trở thành chủ nhân ông và tiếp tục lo sợ bị kẻ khác cướp lại...” [2]
“... Với cuộc di cư của trên 1 triệu người từ Bắc vào Nam (1954-1956), 20 năm nội chiến, và làn sóng vượt biển tìm tự do sau biến cố 30 tháng 4…, khó có thể cho rằng XHCN tượng trưng cho một sự thay đổi tư tưởng có tính chất nhân hoà. Thêm vào đó, với phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ chưa bao giờ tàn 30 năm sau khi chủ nghĩa CS toàn thắng, nền giáo dục XHCN thật ra đã không thành công ở mức đáng để gọi là một Paradigm Shift. Có hay chăng đó chỉ là một Paradigm Shift ngược chiều văn hoá dẫn đến các tệ nạn khó tin nhưng có thật như tranh giành gà vịt có lệnh tiêu huỷ, cướp giật lương thực sau tai nạn xe cộ thay vì cứu người, phá huỷ hội hoa Xuân, chính quyền tranh giành địa bàn với ông đồ trong dịp Xuân, bịt miệng trước toà án, Công An tát dân, Cảnh Sát Giao Thông hành hung người đi đường, “vô tình” rút kiếm tấn công nhân viên an ninh sân bay, ngăn chặn SV biểu tình chống Bắc phương xâm chiếm lãnh thổ, hỏi cung một học sinh 10 tuổi đến điên loạn, quan chức đánh bạc đến cả triệu USD, ngang nhiên đòi tiền hối lộ công trình với CT nước ngoài, cấm tự ý làm từ thiện, cấm ngực lép lái xe, bột đá trộn trong kẹo, v.v. Kể cả một cường quốc như Trung Quốc cũng phải đối diện với sự suy đồi văn hoá trong việc huỷ hại môi sinh, coi thường sinh mạng (ô nhiễm thực phẩm). Cho dù có biện bạch như thế nào đi nữa, thì sự thật vẫn là sự thật, hệ thuyết XHCN tượng trưng cho sự thoái trào trong tư tưởng văn hoá con người...” [3]
Với chính quyền cộng sản Trung Quốc, vấn đề khủng hoảng đạo đức càng được thể hiện rõ nét qua mọi sự kiện xã hội: từ chuyện dàn dựng bắn pháo bông giả tạo đến chuyện bắt buộc một em bé hát nhép trong lễ khai mạc Olympic 2008; từ chuyện nhiễm độc thực phẩm nuôi chó mèo, kem đánh răng, đồ chơi trẻ em đến câu chuyện bột sữa trộn hóa chất melamin giết chết và tổn thương không biết bao nhiêu trẻ em.
Đối với thế giới bên ngoài, hành động vô đạo đức tạo nên những khủng hoảng chính trị của chính quyền cộng sản Trung Quốc được phơi bày khá rõ nét: những trò tráo trở, lật lọng trong các chính sách chèn ép, bóp nghẹt tiếng nói phản kháng đòi tự trị của Tây Tạng [4]; những thủ đoạn đê hèn đốn mạt từ cuộc chiến tranh Việt Nam – Cambodia 1978 [5], đến cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 [6], cho đến việc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; những thủ đoạn hiếp đáp chính quyền cộng sản Việt Nam để cướp đất, cướp biển trong Hiệp định Biên giới Việt – Trung; và gần đây nhất là vấn đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên đang rất nóng bỏng [7]. Còn hơn thế nữa, chỉ mới cách nay vài ngày, ngày 08/03/2009, năm chiếc tàu chiến Trung Quốc, với tham vọng chứng tỏ chủ nghĩa bá quyền, đã cố tình khiêu khích và quấy nhiễu tàu USNS Impeccable của Hoa Kỳ không trang bị vũ khí đang thi hành công vụ tại biển Đông, và sau đó lại lớn tiếng xảo trá tố cáo tàu Hoa Kỳ vi phạm luật pháp quốc tế. Vụ việc này xảy ra ngay trong thời gian tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đô đốc hải quân Robert Willard, đang viếng thăm Hà Nội. Điều này chứng tỏ tham vọng bành trướng và thách đố ngạo mạn của chính quyền Cộng sản Trung Quốc đối với chính quyền Việt Nam ngày ngày càng căng thẳng.[8]
Xin kể thêm câu chuyện nhỏ để khẳng định sự bất chính và lưu manh của chế độ độc tài toàn trị cộng sản Trung Quốc: một trò cười trên thương trường quốc tế, một hành xử không thể chấp nhận trong thời đại văn minh. Nhưng thực tế một điều đáng buồn, bản chất lưu manh đó vẫn đang được một phần đội ngũ lãnh đạo của chính quyền cộng sản Việt Nam (phe thân Trung Cộng) ngưỡng mộ và cố gắng đi bằng hai đầu gối bước theo. (Điều này đúng hay sai, xin nhờ các nhà lãnh đạo chính quyền cộng sản Việt Nam trả lời giúp).
Câu chuyện bịp bợm để phá hoại cuộc bán đấu giá cổ vật ở Paris mới vừa xảy ra, chính quyền Trung Quốc tưởng rằng họ đã thành công như tất cả bao nhiêu lần khác, nhưng không, cũng như những sự kiện xảo trá trước đây, hậu quả của nó là những bài học rất đắt giá.
Ngày 25/02/2009, nhà bán đấu giá nổi tiếng Christie’s đem ra bán đấu giá ở Paris hai cổ vật bằng đồng: đầu thỏ và đầu chuột. Hai cổ vật này là tài sản của nhà thiết kế thời trang Yves Saint Laurent và người cộng sự, ông Pierre Bergé.
Đầu thỏ và đầu chuột này thuộc bô sưu tập 12 đầu thú, tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo của người Hoa. Bộ sưu tập này đã bị thất lạc khỏi Hạ Cung ở Bắc Kinh vào năm 1860. Thierry Portier, một chuyên gia nghiên cứu nghệ thuật Phương Đông ở Paris, cho rằng: những nghi vấn về bộ sưu tập bị đánh cắp và việc Hạ Cung bị thiêu rụi vẫn còn là dấu hỏi lớn, do đó có khả năng xảy ra việc Trung Quốc bán đi những cổ vật này để mua nha phiến của người Anh trong suốt cuộc Chiến tranh Nha Phiến lần thứ II vào thập niên 1850~1860.
Hiện nay, 5 trong số 12 đầu thú của bộ sưu tập này đã trở về Trung Quốc. Gần đây nhất là vào năm 2007, nhà bán đấu giá Sotheby's đã bán lại cho một doanh nhân Trung Quốc một đầu ngựa với giá $8.84 triệu usd.
Trước khi có cuộc bán đấu giá đầu thỏ và đầu chuột, các luật sư Trung Quốc được sự ủng hộ của chính quyền cố gắng ngăn cản cuộc bán đấu giá này nhưng bất thành. Nhà bán đấu giá Christie’s vẫn cương quyết mở cuộc bán đấu giá vì theo toà án Pháp quốc, cuộc bán đấu giá này hoàn toàn hợp pháp.
Cuối cùng, một người đàn ông Trung Quốc đã thắng cuộc với mức giá đỉnh điểm là $39.63 triệu usd ($31.49 triệu euros) cho cả hai đầu thỏ và chuột. [9]
Sau đó, danh tính người thắng thầu đấu giá được xác nhận, đó là ông Thái Minh Triều (Cai Mingchao 彩 明 朝), một chuyên viên của Quỹ Ngân khố Quốc gia Trung Quốc (China's National Treasures Fund). Trả lời trong cuộc họp báo ngày 02/03/2009 tại Bắc Kinh, ông Thái Minh Triều nói ông ta không có ý định mua các cổ vật này vì ông ta không có tiền, thế nhưng ông ta đã trả giá thật cao để phá bĩnh cuộc bán đấu giá này.
Một điều chắc chắn hành động của ông Thái Minh Triều không phải là hành động cá nhân mà hành động này được chỉ thị và thúc ép từ ý đồ của chính quyền cộng sản Trung Quốc, một ý đồ phải thực hiện bằng mọi thủ đoạn. Thế nhưng ngay sau đó, ngày 03/03/2009, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng từ chối tất cả mọi sự liên quan đến cú phá bĩnh của ông Thái Minh Triều.
Với thói quen một của chính quyền độc tài toàn trị chuyên áp đặt mọi hành động bất chấp luật lệ, cho dù hành động đó rất trơ trẽn và vô đạo đức, có lẽ chính quyền Trung Quốc đã thực hiện được điều họ mong muốn: phá hoại cuộc bán đấu giá cổ vật, kích thích tinh thần dân tộc một cách quá khích và mù quáng khi ca ngợi hành động của ông Thái Minh Triều là hành động của một người yêu nước.
Thế nhưng, cái giá chính quyền Trung Quốc phải trả cũng quá đắt: họ đã đánh mất chữ tín trên thương trường quốc tế; việc trở về cố quốc của hai cổ vật này trở nên vô vọng khi ông Pierre Bergé tuyên bố sẽ giữ hai cổ vật này cho đến khi nào ông Thái Minh Triều (thực chất là chính quyền Trung Quốc) trả giá cao hơn; bang giao giữa Paris và Bắc Kinh trở nên tồi tệ không đáng có.
Ông Triệu Ấu (Zhao Yu 趙嫗), một chuyên viên cao cấp của Bộ Văn Hóa Trung Quốc đã thốt lên với phóng viên tờ Nhật báo Bắc Kinh rằng: ông Thái Minh Triều đã làm cho giới thương nhân Trung Quốc mất hết sự tín nhiệm trên thương trường đấu giá quốc tế.
Chính quyền Trung Quốc đã đem bán đấu giá nền văn hóa đạo đức của dân tộc Hán với giá quá rẻ mạt: “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.
Căn bệnh cần thuốc chữa.
Trước những vấn nạn đạo đức đó, với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ đang rất cần một nhận thức đúng đắn rõ ràng hơn cho việc chỉnh sửa lại tư tưởng (đạo đức) sau một thời gian dài bị huỷ hoại bởi đống hổ lốn những triết lý Marx-Lenin và những học thuyết của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Khi những người trẻ bị mất phương hướng, thì những cách hành xử vô đạo đức vẫn cứ xảy ra hàng ngày, cứ tiếp diễn, trở thành thói quen, trở thành một căn bệnh trầm kha không thuốc chữa. Căn bệnh “vô đạo đức” đang đục khoét phá vỡ tất cả, từ gia đình cho đến xã hội, mà mọi người cứ thản nhiên như không hề biết, vì đã “quen sống với lũ”. Và dần dà căn bệnh này khoác lên mình tấm áo màu mè sặc sỡ với những sắc màu giả tạo, che chắn hết “ánh sáng thật”, làm mọi người không còn ý nghĩ và nhu cầu của sự đổi mới, làm cho mọi người không còn khả năng vươn tới. Lúc đó con người trở nên những người vô cảm với nhau, thờ ơ với xã hội và sợ hãi sự thay đổi, cho dù sự thay đổi đó mang lại sự thật và công lý.
Hiện trạng đau lòng này bắt buộc mỗi người chúng ta phải suy xét và can đảm mổ xẻ để tìm thuốc chữa cho chính chúng ta, cho chính đất nước của chúng ta.
Hoàng Vũ
(Edmonton)
[1] Phan Châu Trinh, “Đạo đức và luân lý Đông Tây”. Học viện Công Dân.
[2] Nguyễn Gia Thưởng, “Đạo đức suy đồi” Thông Luận, ngày 07/03/2009.
[3] Khuyết Danh, “Dân chủ cho VN: Chuyển đổi Hệ Thuyết và sự chuyển tiếp Thế Hệ” Thông Luận, ngày 28/02/2009.
[4] “Bắc Kinh bị tố cáo có hành động khiêu khích trên hồ sơ Tây Tạng”. Đài RFI, ngày 03/03/2009; “Đức Đạt Lai Lạt Ma tố cáo Trung Quốc đã biến Tây Tạng thành ''địa ngục trần gian''”. Đài RFI, ngày 10/03/2009.
[5] “Bắc Kinh, tòng phạm vắng mặt trong phiên xử tội ác Khờ me đỏ”. Đài RFI, ngày 23/02/2009.
[6] Xem: “30 năm cuộc chiến biên giới”. BBC Tiếng Việt 11/02/2009 ; “30 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, hai chính quyền muốn xòa nhòa quá khứ”. Đài RFI, ngày 16/02/2009.
[7] Xem: Một công dân Việt Nam, “Bô-xít Tây Nguyên - ông Mạnh, ông Dũng và Tướng Giáp” Thông Luận, ngày 09/03/2009; Nguyên Ngọc, “Tây Nguyên trước nguy cơ bị tàn phá vì dự án khai thác bauxit” Thông Luận, ngày 05/03/2009.
[8] Xem : “Tàu Trung Quốc Gây Hấn Tàu Hoa Kỳ Tại Biển Đông” Đài RFA, ngày 09/03/2009 ; “GS Carl Thayer: Trung Quốc đang tìm cách chứng tỏ chủ nghĩa bá quyền” Đài RFA, ngày 08/03/2009 ; “Mỹ, TQ tố cáo lẫn nhau về vụ đối đầu trong vùng biển Nam Trung Quốc” Đài VOA, ngày 10/03/2009.;
[9] “Chinese 'Patriot' Sabotages Paris Auction” Radio Free Europe, ngày 03/03/2009.
“...Thưa anh em đồng bào, nay tôi đã được gặp anh em đông đủ ở đây, tôi xin anh em cho phép tôi được giải bày đôi chút ý kiến về "Đạo đức luân lý Đông Tây" mà mong rằng anh em để ý hiểu cho. Đáng lẽ theo thời nay, không thiếu chi vấn đề rất quan trọng làm rung động các dân tộc trên toàn cầu, tôi có thể nói chuyện cùng anh em được, thế mà tôi lại không lựa đến mấy vấn đề mới mẻ ấy, chỉ chọn lấy cái vấn đề "Đạo đức và luân lý" rất tầm thường mà rất cũ kỹ thế này.
Tôi chọn lấy vấn đề này, là vì tôi tưởng rằng từ xưa đến nay bất cứ dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng, dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh, đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốc nữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị người đè lên trên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình...”
Và cụ khẳng định:
“...Đạo đức lớn ta không có đã đành, nay xin hỏi đạo đức nhỏ, tư đức của mỗi người, ta có hay không? Thưa rằng: Không! Một xứ đã bị chuyên chế thì tính chất gì thuộc về đạo đức cũng không thể nào sinh sản được...” [1]
Thượng bất chính, hạ tất loạn
Quả thật đúng như vậy, nhìn vào hiện tình xã hội của các chế độ độc tài toàn trị cầm quyền bởi chính quyền cộng sản: vấn đề khủng hoảng đạo đức xã hội và chính trị là điều không thể chối cãi. Điều này được nói đến nhiều và đã từ lâu, và lại vừa được đề cập trong một vài bài viết gần đây trên Thông Luận:
”...Đảng cộng sản đã không chừa một lãnh vực đạo đức nào của xã hội. Họ muốn thay đổi hết những căn bản đạo đức bằng tư tưởng của Mác-Lê. Nhưng lịch sử đã chứng minh với sự sụp đổ toàn diện của Cộng Hoà Liên Bang Xô Viết, chủ nghĩa cộng sản chỉ làm cho con người thoái hoá và xã hội vữa nát. Tinh thần liên đới hoàn toàn vắng bóng dưới chế độ chủ nghĩa xã hội. Con người chỉ còn biết luồn lách mà sống, giành giựt địa vị để có uy quyền, và không có một cơ chế nào để ngăn chặn lòng tham và ham muốn quyền lực của con người. Với lời khẳng định ghi trong hiến pháp đảng cộng sản là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước, nước Việt Nam không thể nào có cơ hội vươn lên. Kẻ ở chức vị cao luôn có khuynh hướng muốn ở địa vị càng lâu càng tốt, nhu cầu bành trướng thế lực của mình mỗi lúc một nhiều hơn. Điển hình là tư gia của Lê Khả Phiêu với nhà cửa trang hoàng những quý vật, những đồ cổ vô giá, và chân dung của chính bản thân để tự vinh danh. Lại thêm ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng từ đường nguy nga để tôn vinh gia tộc của mình. Bản thân những việc này không có gì đáng trách, vì mọi người đều có quyền tự tôn vinh bản thân, tôn vinh dòng họ. Nhưng chỉ có phiền là những gì chủ nghĩa cộng sản chủ trương đã không được thi hành, việc phân chia đồng đều chẳng thấy đâu mà chỉ thấy các cán bộ cao cấp của đảng vinh thân phì gia, nhà cửa sang trọng trong khi đó người nông dân vẫn nghèo, người công nhân vẫn bị bóc lột. Xét cho cùng, chủ nghĩa cộng sản chẳng qua là một nguỵ thuyết cho phép kẻ không có của cướp kẻ có của một cách hợp pháp và sau đó kẻ cướp trở thành chủ nhân ông và tiếp tục lo sợ bị kẻ khác cướp lại...” [2]
“... Với cuộc di cư của trên 1 triệu người từ Bắc vào Nam (1954-1956), 20 năm nội chiến, và làn sóng vượt biển tìm tự do sau biến cố 30 tháng 4…, khó có thể cho rằng XHCN tượng trưng cho một sự thay đổi tư tưởng có tính chất nhân hoà. Thêm vào đó, với phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ chưa bao giờ tàn 30 năm sau khi chủ nghĩa CS toàn thắng, nền giáo dục XHCN thật ra đã không thành công ở mức đáng để gọi là một Paradigm Shift. Có hay chăng đó chỉ là một Paradigm Shift ngược chiều văn hoá dẫn đến các tệ nạn khó tin nhưng có thật như tranh giành gà vịt có lệnh tiêu huỷ, cướp giật lương thực sau tai nạn xe cộ thay vì cứu người, phá huỷ hội hoa Xuân, chính quyền tranh giành địa bàn với ông đồ trong dịp Xuân, bịt miệng trước toà án, Công An tát dân, Cảnh Sát Giao Thông hành hung người đi đường, “vô tình” rút kiếm tấn công nhân viên an ninh sân bay, ngăn chặn SV biểu tình chống Bắc phương xâm chiếm lãnh thổ, hỏi cung một học sinh 10 tuổi đến điên loạn, quan chức đánh bạc đến cả triệu USD, ngang nhiên đòi tiền hối lộ công trình với CT nước ngoài, cấm tự ý làm từ thiện, cấm ngực lép lái xe, bột đá trộn trong kẹo, v.v. Kể cả một cường quốc như Trung Quốc cũng phải đối diện với sự suy đồi văn hoá trong việc huỷ hại môi sinh, coi thường sinh mạng (ô nhiễm thực phẩm). Cho dù có biện bạch như thế nào đi nữa, thì sự thật vẫn là sự thật, hệ thuyết XHCN tượng trưng cho sự thoái trào trong tư tưởng văn hoá con người...” [3]
Với chính quyền cộng sản Trung Quốc, vấn đề khủng hoảng đạo đức càng được thể hiện rõ nét qua mọi sự kiện xã hội: từ chuyện dàn dựng bắn pháo bông giả tạo đến chuyện bắt buộc một em bé hát nhép trong lễ khai mạc Olympic 2008; từ chuyện nhiễm độc thực phẩm nuôi chó mèo, kem đánh răng, đồ chơi trẻ em đến câu chuyện bột sữa trộn hóa chất melamin giết chết và tổn thương không biết bao nhiêu trẻ em.
Đối với thế giới bên ngoài, hành động vô đạo đức tạo nên những khủng hoảng chính trị của chính quyền cộng sản Trung Quốc được phơi bày khá rõ nét: những trò tráo trở, lật lọng trong các chính sách chèn ép, bóp nghẹt tiếng nói phản kháng đòi tự trị của Tây Tạng [4]; những thủ đoạn đê hèn đốn mạt từ cuộc chiến tranh Việt Nam – Cambodia 1978 [5], đến cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 [6], cho đến việc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; những thủ đoạn hiếp đáp chính quyền cộng sản Việt Nam để cướp đất, cướp biển trong Hiệp định Biên giới Việt – Trung; và gần đây nhất là vấn đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên đang rất nóng bỏng [7]. Còn hơn thế nữa, chỉ mới cách nay vài ngày, ngày 08/03/2009, năm chiếc tàu chiến Trung Quốc, với tham vọng chứng tỏ chủ nghĩa bá quyền, đã cố tình khiêu khích và quấy nhiễu tàu USNS Impeccable của Hoa Kỳ không trang bị vũ khí đang thi hành công vụ tại biển Đông, và sau đó lại lớn tiếng xảo trá tố cáo tàu Hoa Kỳ vi phạm luật pháp quốc tế. Vụ việc này xảy ra ngay trong thời gian tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đô đốc hải quân Robert Willard, đang viếng thăm Hà Nội. Điều này chứng tỏ tham vọng bành trướng và thách đố ngạo mạn của chính quyền Cộng sản Trung Quốc đối với chính quyền Việt Nam ngày ngày càng căng thẳng.[8]
Xin kể thêm câu chuyện nhỏ để khẳng định sự bất chính và lưu manh của chế độ độc tài toàn trị cộng sản Trung Quốc: một trò cười trên thương trường quốc tế, một hành xử không thể chấp nhận trong thời đại văn minh. Nhưng thực tế một điều đáng buồn, bản chất lưu manh đó vẫn đang được một phần đội ngũ lãnh đạo của chính quyền cộng sản Việt Nam (phe thân Trung Cộng) ngưỡng mộ và cố gắng đi bằng hai đầu gối bước theo. (Điều này đúng hay sai, xin nhờ các nhà lãnh đạo chính quyền cộng sản Việt Nam trả lời giúp).
Câu chuyện bịp bợm để phá hoại cuộc bán đấu giá cổ vật ở Paris mới vừa xảy ra, chính quyền Trung Quốc tưởng rằng họ đã thành công như tất cả bao nhiêu lần khác, nhưng không, cũng như những sự kiện xảo trá trước đây, hậu quả của nó là những bài học rất đắt giá.
Ngày 25/02/2009, nhà bán đấu giá nổi tiếng Christie’s đem ra bán đấu giá ở Paris hai cổ vật bằng đồng: đầu thỏ và đầu chuột. Hai cổ vật này là tài sản của nhà thiết kế thời trang Yves Saint Laurent và người cộng sự, ông Pierre Bergé.
Đầu thỏ và đầu chuột này thuộc bô sưu tập 12 đầu thú, tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo của người Hoa. Bộ sưu tập này đã bị thất lạc khỏi Hạ Cung ở Bắc Kinh vào năm 1860. Thierry Portier, một chuyên gia nghiên cứu nghệ thuật Phương Đông ở Paris, cho rằng: những nghi vấn về bộ sưu tập bị đánh cắp và việc Hạ Cung bị thiêu rụi vẫn còn là dấu hỏi lớn, do đó có khả năng xảy ra việc Trung Quốc bán đi những cổ vật này để mua nha phiến của người Anh trong suốt cuộc Chiến tranh Nha Phiến lần thứ II vào thập niên 1850~1860.
Hiện nay, 5 trong số 12 đầu thú của bộ sưu tập này đã trở về Trung Quốc. Gần đây nhất là vào năm 2007, nhà bán đấu giá Sotheby's đã bán lại cho một doanh nhân Trung Quốc một đầu ngựa với giá $8.84 triệu usd.
Trước khi có cuộc bán đấu giá đầu thỏ và đầu chuột, các luật sư Trung Quốc được sự ủng hộ của chính quyền cố gắng ngăn cản cuộc bán đấu giá này nhưng bất thành. Nhà bán đấu giá Christie’s vẫn cương quyết mở cuộc bán đấu giá vì theo toà án Pháp quốc, cuộc bán đấu giá này hoàn toàn hợp pháp.
Cuối cùng, một người đàn ông Trung Quốc đã thắng cuộc với mức giá đỉnh điểm là $39.63 triệu usd ($31.49 triệu euros) cho cả hai đầu thỏ và chuột. [9]
Sau đó, danh tính người thắng thầu đấu giá được xác nhận, đó là ông Thái Minh Triều (Cai Mingchao 彩 明 朝), một chuyên viên của Quỹ Ngân khố Quốc gia Trung Quốc (China's National Treasures Fund). Trả lời trong cuộc họp báo ngày 02/03/2009 tại Bắc Kinh, ông Thái Minh Triều nói ông ta không có ý định mua các cổ vật này vì ông ta không có tiền, thế nhưng ông ta đã trả giá thật cao để phá bĩnh cuộc bán đấu giá này.
Một điều chắc chắn hành động của ông Thái Minh Triều không phải là hành động cá nhân mà hành động này được chỉ thị và thúc ép từ ý đồ của chính quyền cộng sản Trung Quốc, một ý đồ phải thực hiện bằng mọi thủ đoạn. Thế nhưng ngay sau đó, ngày 03/03/2009, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng từ chối tất cả mọi sự liên quan đến cú phá bĩnh của ông Thái Minh Triều.
Với thói quen một của chính quyền độc tài toàn trị chuyên áp đặt mọi hành động bất chấp luật lệ, cho dù hành động đó rất trơ trẽn và vô đạo đức, có lẽ chính quyền Trung Quốc đã thực hiện được điều họ mong muốn: phá hoại cuộc bán đấu giá cổ vật, kích thích tinh thần dân tộc một cách quá khích và mù quáng khi ca ngợi hành động của ông Thái Minh Triều là hành động của một người yêu nước.
Thế nhưng, cái giá chính quyền Trung Quốc phải trả cũng quá đắt: họ đã đánh mất chữ tín trên thương trường quốc tế; việc trở về cố quốc của hai cổ vật này trở nên vô vọng khi ông Pierre Bergé tuyên bố sẽ giữ hai cổ vật này cho đến khi nào ông Thái Minh Triều (thực chất là chính quyền Trung Quốc) trả giá cao hơn; bang giao giữa Paris và Bắc Kinh trở nên tồi tệ không đáng có.
Ông Triệu Ấu (Zhao Yu 趙嫗), một chuyên viên cao cấp của Bộ Văn Hóa Trung Quốc đã thốt lên với phóng viên tờ Nhật báo Bắc Kinh rằng: ông Thái Minh Triều đã làm cho giới thương nhân Trung Quốc mất hết sự tín nhiệm trên thương trường đấu giá quốc tế.
Chính quyền Trung Quốc đã đem bán đấu giá nền văn hóa đạo đức của dân tộc Hán với giá quá rẻ mạt: “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.
Căn bệnh cần thuốc chữa.
Trước những vấn nạn đạo đức đó, với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ đang rất cần một nhận thức đúng đắn rõ ràng hơn cho việc chỉnh sửa lại tư tưởng (đạo đức) sau một thời gian dài bị huỷ hoại bởi đống hổ lốn những triết lý Marx-Lenin và những học thuyết của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Khi những người trẻ bị mất phương hướng, thì những cách hành xử vô đạo đức vẫn cứ xảy ra hàng ngày, cứ tiếp diễn, trở thành thói quen, trở thành một căn bệnh trầm kha không thuốc chữa. Căn bệnh “vô đạo đức” đang đục khoét phá vỡ tất cả, từ gia đình cho đến xã hội, mà mọi người cứ thản nhiên như không hề biết, vì đã “quen sống với lũ”. Và dần dà căn bệnh này khoác lên mình tấm áo màu mè sặc sỡ với những sắc màu giả tạo, che chắn hết “ánh sáng thật”, làm mọi người không còn ý nghĩ và nhu cầu của sự đổi mới, làm cho mọi người không còn khả năng vươn tới. Lúc đó con người trở nên những người vô cảm với nhau, thờ ơ với xã hội và sợ hãi sự thay đổi, cho dù sự thay đổi đó mang lại sự thật và công lý.
Hiện trạng đau lòng này bắt buộc mỗi người chúng ta phải suy xét và can đảm mổ xẻ để tìm thuốc chữa cho chính chúng ta, cho chính đất nước của chúng ta.
Hoàng Vũ
(Edmonton)
[1] Phan Châu Trinh, “Đạo đức và luân lý Đông Tây”. Học viện Công Dân.
[2] Nguyễn Gia Thưởng, “Đạo đức suy đồi” Thông Luận, ngày 07/03/2009.
[3] Khuyết Danh, “Dân chủ cho VN: Chuyển đổi Hệ Thuyết và sự chuyển tiếp Thế Hệ” Thông Luận, ngày 28/02/2009.
[4] “Bắc Kinh bị tố cáo có hành động khiêu khích trên hồ sơ Tây Tạng”. Đài RFI, ngày 03/03/2009; “Đức Đạt Lai Lạt Ma tố cáo Trung Quốc đã biến Tây Tạng thành ''địa ngục trần gian''”. Đài RFI, ngày 10/03/2009.
[5] “Bắc Kinh, tòng phạm vắng mặt trong phiên xử tội ác Khờ me đỏ”. Đài RFI, ngày 23/02/2009.
[6] Xem: “30 năm cuộc chiến biên giới”. BBC Tiếng Việt 11/02/2009 ; “30 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, hai chính quyền muốn xòa nhòa quá khứ”. Đài RFI, ngày 16/02/2009.
[7] Xem: Một công dân Việt Nam, “Bô-xít Tây Nguyên - ông Mạnh, ông Dũng và Tướng Giáp” Thông Luận, ngày 09/03/2009; Nguyên Ngọc, “Tây Nguyên trước nguy cơ bị tàn phá vì dự án khai thác bauxit” Thông Luận, ngày 05/03/2009.
[8] Xem : “Tàu Trung Quốc Gây Hấn Tàu Hoa Kỳ Tại Biển Đông” Đài RFA, ngày 09/03/2009 ; “GS Carl Thayer: Trung Quốc đang tìm cách chứng tỏ chủ nghĩa bá quyền” Đài RFA, ngày 08/03/2009 ; “Mỹ, TQ tố cáo lẫn nhau về vụ đối đầu trong vùng biển Nam Trung Quốc” Đài VOA, ngày 10/03/2009.;
[9] “Chinese 'Patriot' Sabotages Paris Auction” Radio Free Europe, ngày 03/03/2009.
สมัครสมาชิก:
บทความ (Atom)